intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA

Chia sẻ: Pham Nguyen Bao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

1.302
lượt xem
562
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vốn ODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này. Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại và vay ưu đãi; trong đó phần viện trợ không hoàn lại và các yếu tố ưu đãi khác chiếm ít nhất 25% vốn cung ứng. Nhiều quốc gia đã thu hút, vận động và sử dụng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA

  1. Tiểu luận Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 1
  2. Mục lục CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ............................................................................... 5 NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ........................................ 5 1.1. NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) ..................... 5 1.1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 5 1.1.2. Định nghĩa ODA ............................................................................................... 5 1.1.3. Các hình thức cung cấp ODA bao gồm: ......................................................... 5 1.1.4. Các phương thức cơ bản cung cấp ODA gồm có: .......................................... 6 1.1.5. Các nguồn cung cấp ODA................................................................................ 6 1.2 VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.......................... 6 1.2.1 Những mặt tích cực ........................................................................................... 6 1.2.1.1 Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế ............................................ 6 1.2.1.2 ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. .................................................................................... 7 1.2.1.3 ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế ..................... 8 1.2.1.4 ODA giúp các nước đang phát triển xây dựng và hoàn thiện khung thể chế pháp lý ......................................................................................................................... 8 1.2.1.5 ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển. ............................................................................................................... 8 1.2.2 Những mặt hạn chế ........................................................................................... 9 CHƯƠNG II ..............................................................................................................11 THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN VỐN ODA ................................................................11 2.1 Hành lang pháp lý ...............................................................................................11 Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 2
  3. Quản lý trực tiếp .......................................................................................................13 Quản lý trực tiếp .......................................................................................................13 2.2 Tình hình huy động và giải ngân nguồn vốn ODA ............................................13 CƠ CẤU VỐN ODA KÝ K ẾT THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC .........................14 Bảng thống kê tình hình cam kết và giải ngân ODA ...............................................15 2.3 Thành tựu từ nguồn tài trợ vốn ODA ................................................................16 2.4 Hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA .............................................19 2.4.1 Công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế ................................................19 2.4.2 Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá các dự án ODA còn yếu ....................20 2.4.3 Năng lực Cán Bộ quản lý và tình trạng thất thoát ...........................................21 2.4.4. Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm ....................22 CHƯƠNG III ............................................................................................................23 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ...................23 3.1 Định hướng sử dụng trong tương lai .................................................................23 3.2. Dự báo tình hình thu hút, vận động và sử dụng vốn ODA năm 2010 .............24 3.3. Giải pháp ............................................................................................................25 3.3.1. Về cơ chế chính sách .......................................................................................25 3.3.2. Giải pháp trong việc huy động, sử dụng và giải ngân nguồn vốn ODA ..........27 3.3.2.1 Giải pháp trong huy động vốn ODA. .............................................................27 3.3.2.2 Giải pháp trong việc sử dụng ODA. ...............................................................28 3.3.2.3. Giải pháp tăng tốc độ giải ngân vốn ODA. ...................................................30 Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 3
  4. KẾT LUẬN ...............................................................................................................34 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................35 Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn ......................................................................35 Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM: http://hids.hochiminhcity.gov.vn ..............35 Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 4
  5. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC 1.1. NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) 1.1.1 Đặt vấn đề Vốn ODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này. Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại và vay ưu đãi; trong đó phần viện trợ không hoàn lại và các yếu tố ưu đãi khác chiếm ít nhất 25% vốn cung ứng. Nhiều quốc gia đã thu hút, vận động và sử dụng vốn ODA khá hiệu quả. Song không ít quốc gia lại là bài học không thành công về quản lý vốn ODA. Hơn 15 năm qua, Việt Nam đã có được những thành công đáng kể trong lĩnh vực này, nhưng đồng thời cũng nổi lên nhiều bất cập đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội phải quan tâm đúng mức. 1.1.2. Định nghĩa ODA ODA, là chữ viết tắt của cụm từ “Official Development Assistance”, được OECD coi là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa phương) của một nước viện trợ cho các nước đang phát triển và các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước. Điều 1 trong nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của chính phủ có nêu rõ: Hỗ trợ phát triển chính thức là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ. 1.1.3. Các hình thức cung cấp ODA bao gồm:  ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ. Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng như hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật…;  ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 5
  6. lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc;  ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. 1.1.4. Các phương thức cơ bản cung cấp ODA gồm có:  Hỗ trợ dự án;  Hỗ trợ ngành;  Hỗ trợ chương trình;  Hỗ trợ ngân sách. 1.1.5. Các nguồn cung cấp ODA - ODA song phương : là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ. - ODA đa phương : là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB,…) hay tổ chức khu vực (ADB, EU,…) hoặc của một chính phủ của một nước dành cho chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc), … * Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu : - Ngân hàng thế giới (WB) - Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) 1.2 VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.2.1 Những mặt tích cực Tầm quan trọng của ODA đối với các nước đang và kém phát triển là điều không thể phủ nhận. Điều này được thể hiện rõ qua những thành công mà các nước tiếp nhận ODA đã đạt được. Cụ thể như sau: 1.2.1.1 Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 6
  7. Trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA. ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng quy mô doanh nghiệp. Ngoài ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các nước phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA, nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này. 1.2.1.2 ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng việc phát triển của một quốc gia quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực. ODA được cấp cho các nước nhận tài trợ thông qua các hoạt động như: Hợp tác kỹ thuật, huấn luyện, đào tạo nhằm đào tạo cán bộ chuyên môn để đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước có người được huấn luyện, đào tạo, cử chuyên gia để chuyển giao hiểu biết, công nghệ cho các nước đang phát triển thông qua định hướng, điều tra và nghiên cứu, góp ý, cung cấp thiết bị và vật liệu độc lập cũng là một bộ phận của chương trình hợp tác kỹ thuật, hợp tác kỹ thuật theo thể loại từng dự án. Nguồn vốn ODA có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo hàng vạn cán bộ cho nước tiếp nhận trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội, thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai,... Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 7
  8. 1.2.1.3 ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. Bên cạnh đó còn có một số dự án giúp Việt Nam thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước 1.2.1.4 ODA giúp các nước đang phát triển xây dựng và hoàn thiện khung thể chế pháp lý ODA có vai trò quan trọng hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện các Luật, các văn bản dưới Luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối cảnh các nước đang phát triển chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 1.2.1.5 ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển. Việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận. ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước đang và chậm phát triển, nó còn có tác dụng làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược hướng ngoại. Tất cả các nước theo đuổi chiến lược hướng ngoại đều có nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh và biến đổi cơ cấu kinh tế trong nước mạnh mẽ trong một thời gian ngắn để chuyển từ nước Nông - Công nghiệp thành những nước Công - Nông nghiệp hiện đại, có mức thu nhập bình quân đầu người cao. Như vậy, đầu tư của chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây mới các cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết nhằm làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn và nếu chỉ dựa vào vốn đầu tư trong nước thì không thể tiến hành được do đó ODA sẽ là nguồn vốn bổ sung hết sức quan trọng cho ngân sách nhà nước. Một khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI. Mặt khác, việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 8
  9. tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận. 1.2.2 Những mặt hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, ODA cũng có không ít những mặt hạn chế. Hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nước nếu muốn nhận được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều. Các yêu cầu này đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). Ví dụ: - Nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao - Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới). - Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. - Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 9
  10. Ngòai ra, ngay ở trong một nước, tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọng điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế xã hội của quốc gia đó, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt. Bên cạnh đó, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần. Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 10
  11. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN VỐN ODA 2.1 Hành lang pháp lý Nhận thức được rằng ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng từ bên ngoài, chính phủ Việt Nam luôn luôn coi trọng và quan tâm đến việc huy động các nguồn vốn ODA. Trước hết, để duy trì lòng tin đối với các nhà tài trợ nhằm duy trì các nguồn cung cấp ODA, chính phủ Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho việc khai thác và sử dụng nguồn vốn ODA thông qua việc ban hành các chính sách và các văn bản pháp lý điều tiết các hoạt động liên quan đến ODA, cụ thể: Từ năm 1993 đến nay, tùy theo yêu cầu của thực tế mà Chính phủ từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý thông qua các Nghị định nhằm điều chỉnh công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả, cụ thể :  Năm 1993 Chính phủ ban hành nghị định số 58/NĐ-CP về quản lý và trả nợ nước ngoài.  Năm 1994 nghị định số 20/NĐ-CP quản lý nguồn vốn về hỗ trợ phát triển chính thức.  Năm 1997 – 1999, dựa trên thực tiễn và yêu cầu đổi mới, Chính phủ ban hành nghị định 87/1997/NĐ-CP thay thế nghị định 20/NĐ-CP và nghị định 90/1998/NĐ-CP thay thế nghị định 58/NĐ-CP.  Năm 2001, nghị định 17/2001/NĐ-CP được ban hành thay thế nghị định 87/NĐ-CP nhằm hoàn thiện hơn nửa về quy chế vay và trả nợ nước ngoài.  Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành ngày 9/11/2006, về việc “Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức” và thay thế Nghị định 17/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng ODA. Ngoài ra, các Bộ hoặc liên Bộ tùy theo chức năng của mình, ban hành những thông tư hướng dẫn cụ thể. Hơn thế nữa, để thu hút nguồn nhân lực cao cấp thực hiện các chương trình, dự án ODA, mới đây thủ tướng đã ký ban hành “Quy chế Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA” trong đó có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút các chuyên gia tham gia công tác tại Việt Nam. Hiện nay, việc quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được quy định bởi nghị định 131/2006/NĐ-CP có những điểm đáng chú ý có thể liệt kê như:  Thứ nhất, tính đồng bộ của Nghị định về quản lý và sử dụng ODA với các văn bản pháp luật chi phối khác trong các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng công trình, thuế, đền Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 11
  12. bù, giải phóng mặt bằng, ký kết và tham gia các điều ước quốc tế khung và cụ thể về ODA. Sự hài hòa với các quy định của nhà tài trợ cũng được thể hiện rõ trong Nghị định này, đặc biệt là khâu theo dõi và đánh giá các chương trình và dự án ODA.  Thứ hai, Nghị định đã thể hiện sự phân cấp trong quản lý và sử dụng vốn ODA tương tự như đối với đầu tư công. Theo Nghị định, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ; các chương trình, dự án ODA quan trọng quốc gia; các chương trình, dự án kèm theo khung chính sách và trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Việc quyết định đầu tư và phê duyệt các chương trình và dự án ODA khác đều phân cấp cho Thủ trưởng các cơ quan chủ quản. Sự phân cấp mạnh mẽ này một mặt tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò làm chủ, trách nhiệm của các ngành, các cấp, song mặt khác cũng đặt ra thách thức về năng lực quản lý và tổ chức thực hiện đối với các bộ, ngành và địa phương.  Thứ ba, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng ODA thông qua việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ công bố rộng rãi thông tin về nguồn ODA, các chính sách và điều kiện tài trợ để các đơn vị đề xuất có điều kiện để chuẩn bị và đề xuất các chương trình, dự án ODA.  Thứ tư, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA được quy định cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế. Nghị định 131/2006/NĐ-CP nhằm đồng bộ với các văn bản pháp quy khác có liên quan như Nghị định 12/2000/NĐ-CP về quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định 111/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đấu thầu và xét thầu v.v... Nước ta có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA, bao gồm:  Thủ tướng Chính phủ.  Các bộ tổng hợp, gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ; trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối.  Các Bộ, UBND các địa phương.  Các chủ dự án, Ban quản lý dự án. Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 12
  13. Quản lý trực tiếp Quản lý trực tiếp 2.2 Tình hình huy động và giải ngân nguồn vốn ODA Kể từ khi các nhà tài trợ quốc tế nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam vào tháng 11/1993, Việt Nam đã tiếp nhận nguồn vốn ODA với tổng giá trị vốn cam kết của các nhà tài trợ đạt hơn 48,4 tỷ USD; tổng vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt 22,12 tỷ USD ( tính đến năm 2008 ). Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 13
  14. Gần đây nhất, từ năm 2001 - 2008, số vốn ODA cam kết đạt 29,77 tỷ USD; số vốn đã ký kết đạt hơn 22 tỷ USD; giải ngân theo kế hoạch đạt 15,51 tỷ USD; thực hiện đạt 14,33 tỷ USD. Với nguồn vốn này, số tiền giải ngân hàng năm đều tăng nhưng tỷ lệ giải ngân/cam kết thì còn khiêm tốn ở mức dưới 50 %. Riêng năm 2009, trong tổng số vốn ODA cam kết là 5,914 tỷ USD, kế hoạch giải ngân vốn ODA năm 2009 là 1,9 tỷ USD. Nhưng 10 tháng đầu năm, chúng ta giải ngân ước đạt 1,86 tỷ USD. Theo tính toán của Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ KHĐT), mức giải ngân vốn ODA cả năm 2009 sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD, cao nhất kể từ khi Việt Nam tiếp nhận viện trợ ODA. CƠ CẤU VỐN ODA KÝ K ẾT THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC (Từ đầu năm đến ngày 31/10/2009) ODA KÝ CƠ CẤU NGÀNH, LĨNH VỰC KẾT (TRIỆU (%) USD) Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp với nông 748,86 19,44 nghiệp và nông thôn xóa đói giảm nghèo Giao thông vận tải 744,14 19,31 Cấp thoát nước và phát triển đô thị 618,53 16,05 Năng lượng 555,30 14,41 Y tế giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ 1186,35 30,79 TỔNG 3853,18 100 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư. Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 14
  15. Bảng thống kê tình hình cam kết và giải ngân ODA ( từ 2000 -> 2009, 2009 dự kiến ) Năm Cam kết Giải ngân Tỉ lệ Giải ngân ( Triệu USD ) ( Triệu USD ) (%) 2000 2,400 1,650 68.75% 2001 2,399 1,500 62.53% 2002 2,462 1,530 62.14% 2003 2,838 1,420 50.04% 2004 3,440 1,650 47.97% 2005 3,748 1,780 47.49% 2006 4,445 1,790 40.27% 2007 5,250 2,000 38.10% 2008 5,500 2,136 38.84% 2009 5,914 3,000 50.73% Tổng 38,396 18,456 48.07% Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư. Số liệu trên đây cho thấy mức độ giải ngân nguồn vốn ODA trong các năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, nhưng tính ra thì vẫn còn chậm. Cũng đã có những nỗ lực trong việc sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi và dài hạn này, thể hiện ở tỷ lệ giải ngân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn 1 số rào cản cần phải khắc phục để tăng số vốn giải ngân trong những năm tiếp theo. Việc giải ngân tốt không chỉ góp phần thực hiện phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa là một thông điệp quan trọng đối với các nhà tài trợ về năng lực quản lý và thực hiện vốn ODA của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để vận động và thu hút nguồn vốn này. Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 15
  16. Mới đây, vào ngày 04/12/2009 tại Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG), tổng số vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam trong năm 2010 đến từ 9 quốc gia tài trợ trực tiếp, 15 quốc gia thuộc Cộng đồng chung Châu Âu (EU), và 5 tổ chức phát triển đạt con số kỷ lục, trên 8,06 tỷ USD. 2.3 Thành tựu từ nguồn tài trợ vốn ODA Trong vòng 17 năm trở lại đây, nguồn vốn ODA đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trọng chiến lược phát triển kinh tế; thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn xóa đói giảm nghèo; và đóng góp trong một số lĩnh vực xã hội của Việt Nam. 2.3.1 Đóng góp cho phát triển kinh tế: ODA góp phần rất lớn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Ở Việt Nam, mô hình kinh tế công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đã tạo cho nước ta cơ hội phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình này ban đầu gặp không ít khó khăn do sự yếu kém về cơ sở hạ tầng kinh tế, trong khi Việt Nam còn là một đất nước nghèo, nhu cầu về xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối lập với khả năng đáp ứng nội tại của nền kinh tế. Nguồn vốn ODA tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng và công nghiệp – những lĩnh vực đòi hỏi vốn và kỹ thuật hết sức tiên tiến, nhưng ngân sách Việt Nam còn hạn chế; khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong thời gian đầu phát Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 16
  17. triển hầu như không mặn mà bởi vốn cao mà thời gian thu hồi vốn thì chậm, chưa kể đây là những lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng nên gặp phải rào cản rất lớn từ phía Nhà Nước. Những dự án lớn, những công trình trong lĩnh vực giao thông và điện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng tái sản xuất, tạo môi trường thuận lợi thu hút nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đó cũng là động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam trong những năm gần đây. Nhờ sự hỗ trợ này, thời gian qua, hệ thống đường bộ ở miền Bắc đã được cải thiện đáng kể như quốc lộ 1, 5, 10, 18; nhiều cảng biển lớn đã và đang được hoàn thiện như Hải Phòng, Cái Lân, Tiên Sa (Đà Nẵng); nhiều công trình có ý nghĩa quan trọng được xây dựng như đại lộ Đông-Tây (TP. Hồ Chí Minh), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cầu Thuận Kiều (Hải Phòng), cầu Thanh Trì (Hà Nội), đường hầm xuyên đèo Hải Vân; các bệnh viện lớn được khôi phục và nâng cấp như Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh), Bệnh viện Bạch Mai; các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện quy mô lớn như Phả Lại 2, Phú Mỹ 1, Hàm Thuận-Đa Mi, Đa Nhim, Đại Ninh, thuỷ điện Đại Thi ở Tuyên Quang(360 triệu ), nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả(272 triệu), nhà máy thuỷ điện thượng Kon tum(100triệu USD). Bên cạnh việc cung ứng về vốn, các dự án ODA còn mang lại công nghệ, kỹ thuật hiện đại, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các chương trình hợp tác kỹ thuật do các chính phủ các nước tài trợ thực hiện tiến hành ở Việt Nam với rất nhiều hình thức đa dạng đã góp phần chuyển giao, cải tiến trình độ công nghệ cũng như tiếp thu công nghệ ở nước ta. Các dự án hợp tác kỹ thuật đã góp phần chuyển giao công nghệ cho các kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên y tế… của nước ta bằng cách cho họ tham gia vào các dự án phát triển thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá, y tế, nghiên cứu về dân số và kế hoạch hóa gia đình, dạy nghề và các hoạt động nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực đó… Ngoài ra, các khảo sát về phát triển được tiến hành nhằm kiểm tra lại khả năng thành công của các dự án từ khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, tài chính – cũng góp phần vào việc cải tiến trình độ công nghệ của nước ta. Nhìn chung, các dự án ODA vào Việt Nam đều có trình độ công nghệ cao. Lĩnh vực khoa học - công nghệ - môi trường trong đó tiêu biểu nhất là khu công nghệ cao Hoà Lạc( 480 triệu USD). Trong Bưu chính viễn thông có dự án cáp quang biển trục Bắc Nam( 200 triệu USD). Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 17
  18. 2.3.2 Đóng góp đối với việc thúc đẩy nông nghiệp nông thôn và kết hợp với công tác xóa đói giảm nghèo Thông qua các dự án lớn trong lĩnh vực này, ODA giúp cho nông dân nghèo tiếp cận với các nguồn vốn để tạo ra các ngành nghề phụ, phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, phát triển hạ tầng nông thôn như: giao thông, điện, nước sạch... Qua đó, đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục. Số liệu điểu tra mức sống của người dân trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% vào năm 1993 xuống còn 37% vào năm 1998, 18,1% vào năm 2004 và 14,8% năm 2007. Kết quả này cho thấy Việt Nam đã vượt được mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDGs) đã cam kết với thế giới. Việt Nam được coi là một trong những nước thành công nhất trong việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Và để đạt được điều đó thì không thể không kể đến những đóng góp to lớn của các nước tài trợ. Các dự án tài trợ lớn thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn: Dự Án Quy mô Chương trình di dân và kinh tế mới 300 triệu USD Phát triển dâu tằm tơ 120 triệu USD Thuỷ lợi Cửa Đạt ở Thanh Hoá 200 triệu USD Thuỷ lợi Tả Trạch ở Thừa Thiên Huế 170 triệu USD Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư. 2.3.3 Đóng góp đối với một số lĩnh vực xã hội Nhờ lượng vốn lớn và hợp tác kỹ thuật đa dạng, ODA đã góp phần vào sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo Việt Nam từ cấp trung ương đến địa phương, từ giáo dục tiểu học đến đào tạo sau đại học. Nguồn vốn này đã giúp chúng ta, trước hết là khắc phục được những khó khăn về cơ sở hạ tầng giáo dục, đồng thời tạo điều kiện cho ngành giáo dục Việt Nam theo kịp và hòa nhập vào nền giáo dục của khu vực và thế giới. Ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta đã đưa ra được định hướng đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào một số lĩnh vực chủ chốt như: khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, nông lâm nghiệp, điện tử viễn thông, Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 18
  19. tự động hóa, dược, môi trường… Bên cạnh đó, một lượng lớn nguồn vốn ODA được đầu tư vào lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa đã góp phần trang bị lại cơ sở vật chất cho rất nhiều bệnh viện tuyến từ trung ương đến địa phương, giải quyết những khó khăn trong việc chăm sóc, chữa trị, đặc biệt là các bệnh xã hội và nâng cao sức khỏe cộng đồng, dân số kế hoạch hóa gia đình. C h í n h phủ Nhật đã thực hiện nhiều dự án viện trợ xây hàng chục trường học, nâng cấp thiết bị y tế cho các bệnh viện vùng sâu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề với tổng vốn 213 triệu Yên. Hàng năm thông qua nguồn ODA từ nhiều quỹ tài chính khác nhau, Nhật Bản đã cung cấp một số lượng học bổng đáng kể đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ Việt Nam. Năm 2007, Chính phủ Nhật cũng đã viện trợ 3 dự án, trong đó có 1 dự án cung cấp máy in chữ nổi cho người mù,... Ngoài ra, việc hỗ trợ Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường cải cách cơ cấu hành chính, pháp luật khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn. 2.4 Hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA 2.4.1 Công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế Quản lý nhà nước là nguyên nhân bao trùm của những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng ODA. Bất cập trong công tác quản lý nhà nước thể hiện ở việc phân cấp, phân định chức năng , nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước; hệ thống chính sách và những văn bản pháp luật liên quan đến vốn ODA ... Công tác quản lý nhà nước về vốn ODA về cơ bản đã tập trung vào một đầu mối, ở Trung ương là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở các Bộ là các Vụ Kế hoạch đầu tư hoặc Vụ Hợp tác quốc tế, ở các tỉnh là các Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, việc phân định chức năng của các cơ quan quản lý ODA còn mang tính dàn trải, có những nơi chưa tập trung vào một đầu mối. Một số địa phương vẫn còn duy trì hai đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Ngoại vụ thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh. Hoặc việc ký kết các Hiệp định vay được giao cho hai cơ quan quản lý là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, nhưng sau đó toàn bộ việc quản lý Hiệp định lại do Bộ Tài chính quản lý. Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 19
  20. Một tồn tại khá phổ biến khác là trong một bộ (một địa phương) thì chủ đầu tư là một cơ quan thuộc bộ (địa phương), đồng thời PMU, nhà thầu cũng là của bộ (địa phương) đó. Vì vậy, khi có vấn đề gì trong thực hiện triển khai xảy ra, thì các đơn vị này thông đồng, dàn xếp với nhau. Sự phối kết hợp giữa các bên liên quan của Việt Nam mà chủ yếu giữa Bộ chủ quản, PMU, chủ đầu tư với chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng còn thiếu chặt chẽ, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng. Ví dụ, dự án cải tạo quốc lộ 1 do vốn ODA của WB và ADB tài trợ liên quan đến hầu hết các tỉnh thành phố trên trục quốc lộ 1. Do sự phối hợp không tốt giữa các địa phương nên thống nhất quan điểm đền bù giải phóng mặt bằng rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Địa phương giải phóng mặt bằng nhanh phải chờ địa phương làm chậm, gây chậm trễ cho tiến độ dự án. 2.4.2 Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá các dự án ODA còn yếu Hiện nay, công tác giám sát và theo dõi dự án được triển khai ở mọi cấp từ Trung ương, các bộ, địa phương chủ quản cho đến các Ban quản lý dự án. Ngoài ra còn được thực hiện bởi chính các nhà tài trợ hoặc phối hợp thực hiện giữa các nhà tài trợ với các cơ quan liên quan của phía Việt Nam. Theo quy định hiện hành, các Ban quản lý dự án phải lập báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án theo tháng, quý, năm và báo cáo kết thúc dự án cho các cơ quan cấp trên. Báo cáo này bao gồm các thông tin về các công việc đã được triển khai thực hiện hoặc hoàn thành, các khoản viện trợ đã được giải ngân... Các Bộ, địa phương chủ quản có trách nhiệm thực hiện các báo cáo quý về tiến độ triển khai các dự án ODA thuộc phạm vi quản lý của Bộ và địa phương mình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm lập báo cáo nửa năm và hàng năm về tình hình triển khai thực hiện các dự án ODA. Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá các dự án ODA trong thời gian qua có một số điểm đáng lưu ý như sau: - Thứ nhất, công tác theo dõi và đánh giá dự án bị buông lỏng. Thể hiện chỉ có khoảng 15% các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt công tác theo dõi và báo cáo đúng thời hạn quy định. Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản lý được các dự án của mình. Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc. Công tác đánh giá sau khi dự án kết thúc hiện chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay chỉ có nhà tài trợ thực hiện việc đánh giá dự án sau khi kết thúc trong khi các cơ quan liên quan của phía Việt Nam không có đầy đủ kinh phí thực hiện công tác này. Việc nhà tài trợ thực hiện công tác đánh giá hiệu quả của dự án Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2