intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

254
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, thế giới đang bước vào một thời đại mới với xu thế chủ đạo là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay

  1. Tiểu luận Vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay
  2. LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, thế giới đang bước vào một thời đại mới với xu thế chủ đạo là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giữa các chế độ xã hội đối lập nhau vẫn diễn ra hằng ngày, với hình thức đấu tranh phổ biến nhất là đấu tranh về nhân quyền. Chiến lược “ diễn biến hòa bình” mà biện pháp chủ yếu là “ ngoại giao nhân quyền” đang được Hoa Kỳ sử dụng nhằm cố gắng thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới đồng thời làm suy yếu các thế lực có thể vươn lên cạnh tranh, cản trở mưu đồ bá chủ thế giới. Việt Nam được coi là một trọng điểm mà Hoa Kỳ cần “chuyển hóa”. Mặc dù trải qua hơn 10 năm bình thường hóa quan hệ và đã đạt được nhiều chuyển biến, cải thiện rõ rệt nhưng chính quyền Hoa Kỳ mà đặc biệt là lực lượng hiếu chiến, bảo thủ, cực đoan luôn tìm cách sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam để thực hiện âm mưu đó. Chính vì vậy, vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ rất cần được quan tâm trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Bài tập lớn của em sẽ trình bày kiến thức đã thu nhận được về “ Vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ từ khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay”
  3. I. TỔNG QUAN VỀ NHÂN QUYỀN: 1. Khái niệm: Nhân quyền ( human rights) là một phạm trù lịch sử gắn liền với sự tồn tại và lịch sử phát triển của nhân loại. Đó là thành quả đấu tranh chung, là kết tinh của nền văn minh nhân loại và cũng đồng thời là lý tưởng đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Nhân quyền hay quyền con người thường được sử dụng để mô tả các loại quyền của con người và chỉ con người mới có được. Quyền con người được xác định trên hai đặc trưng cơ bản của con người đó là đặc trưng tự nhiên mà chỉ con người mới có như là nhu cầu về ăn, mặc… và đặc trưng xã hội, tức là đặt con người trong mối tương quan với xã hội và là một thực thể của xã hội. Nhân quyền vừa mang tính phổ quát, nghĩa là nó là quyền thiêng liêng của toàn bộ nhân loại, vừa mang tính đặc thù, tức là nó còn chịu ảnh hưởng từ những đặc điểm riêng biệt về lịch sử, truyền thống, văn hóa, kinh tế, chính trị- xã hội… của mỗi quốc gia, dân tộc. Do nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau với các mục tiêu, tư tưởng khác nhau, hiện nay trên thế giới vấn đề nhân quyền vẫn đang được nghiên cứu một cách sâu rộng chính vì vậy dẫn đến một số quan niệm khác nhau về nhân quyền. 2. Quá trình phát triển của vấn đề nhân quyền: Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền là một quá trình lịch sử lâu dài gắn với lịch sử phát triển của loài người và giải phóng con người qua các hình thái kinh tế-xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp qua đó quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại. Khái niệm nhân quyền có nguồn gốc từ thời Hy lạp cổ dưới dạng các quyền tự nhiên của con người như quyền được sống... Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không được coi là con người, không có và không được thừa nhận các quyền con người. Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bước tiến trong việc giành lại quyền tự do và giải phóng con người. Giai cấp tư sản là người đầu tiên nêu ngọn cờ nhân quyền, biết lợi dụng các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, công lý, vốn là yêu cầu bức thiết của nhân dân lao động, tuyệt đối hoá tự do cá nhân, nhấn mạnh yếu tố cá nhân trong khái niệm quyền con người, “quyền tư hữu thiêng liêng”. Lần đầu tiên các quyền con người được chính thức ghi trong các văn kiện quan trọng như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của Pháp
  4. 1789, Tuyên ngôn cộng sản 1848... Tuy vậy giai cấp tư sản chỉ tập trung nhấn mạnh quyền dân sự, chính trị, coi nhẹ quyền kinh tế, văn hoá, xã hội là cơ sở và điều kiện quan trọng để người lao động thoát khỏi đói nghèo và bị bóc lột. Cách mạng tháng 10 Nga đã tạo nên một phạm trù mới về quyền con người: đó là các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Từ sau chiến tranh thế giới 2, các nước XHCN đã đi đầu trong việc nêu bật các quyền dân tộc cơ bản như bộ phận thiết yếu của các quyền tập thể, đưa ra cách đề cập toàn diện và biện chứng hơn về nhân quyền. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của loài người, nội dung các quyền con người tiếp tục phát triển. Theo phương pháp tiếp cận lịch sử, các quyền con người có thể được chia thành ba thế hệ, thể hiện sự phát triển của khái niệm quyền con người qua các giai đoạn lịch sử, như sau: Thế hệ 1: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực dân sự, chính trị, các quyền bình đẳng và tự do cá nhân. Thế hệ 2: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực kinh tế-xã hội-văn hoá. Thế hệ 3: Các quyền tập thể như quyền dân tộc cơ bản, tự quyết, bình đẳng giữa các dân tộc và quốc gia; quyền phát triển, quyền thông tin, quyền được sống trong hoà bình, trong môi trường lành mạnh... Những tiến bộ trong việc thực hiện nhân quyền là thành quả đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống đế quốc, thực dân và của nhân dân lao động chống sự bóc lột của phong kiến, tư bản. 3. “Ngoại giao nhân quyền” trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: Thuật ngữ “ ngoại giao nhân quyền” được sử dụng để chỉ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ lấy vấn đề nhân quyền làm nguyên tắc cơ bản trong quan hệ đối ngoại. Chính sách “ ngoại giao nhân quyền’ bắt đầu được áp dụng từ thời tổng thống Jimmy Carter và được điều chỉnh và hoàn thiện qua các thời kì, đặc biệt kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay. Xuất phát từ chiến lược “ cam kết và mở rộng”, chính sách này đã được nâng lên một bước nữa, linh hoạt và tinh vi và bao quát hơn, trở thành một trong ba nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Bước sang những năm đầu của thế kỉ XXI, chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ vẫn hướng đến mục tiêu duy trì vị trí siêu cường số 1. Vấn đề nhân quyền được chính quyền Hoa Kỳ đề cập mạnh mẽ hơn trong các chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại vì “ người
  5. Mỹ tự cho mình có nhiệm vụ dẫn đường những dân tộc vẫn đang ở trong bóng tối”. Tuy nhiên, chính sách “ngoại giao nhân quyền” được hoạch định và triển khai như thế nào, với đối tượng nào lại phụ thuộc vào từng chính phủ Hoa Kỳ. Mỗi tổng thống khi lên cầm quyền lại đưa ra một học thuyết khác nhau dẫn đến việc áp dụng chính sách một cách khác nhau. Chính sách này ngày càng được hoàn thiện hơn thông qua các biện pháp tinh vi hơn, nội dung bao quát hơn phù hợp với sự thay đổi của tình hình thế giới cũng như lợi ích mà Hoa Kỳ hướng đến. II. VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN TRONG QUAN HỆ VIỆT-MỸ KỂ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ (1995) ĐẾN NAY: A. Thực trạng quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ sau hơn 10 năm bình thường hóa: Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ được bình thường hóa vào tháng 7 năm 1995. Từ đó trở đi, mối quan hệ này từng bước được cải thiện và đi vào ổn định, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau. Hai nước kí hiệp định thương mại vào tháng 7 năm 2000, Hoa Kỳ đã trao cho Việt Nam Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn(PNTR) vào tháng 12 năm 2006, Tổng thống Bill Clintơn thăm Việt Nam vào tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức tháng 6 năm 2005… Khi George W. Bush lên làm Tổng thống Hoa Kỳ, mối quan hệ giữa hai nước vẫn tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, quá trình có nhiều khó khăn hơn và thậm chí chững lại . Hoa Kỳ tỏ ra quan tâm hơn đến vấn đề tôn giáo, nhất là vấn đề Tin lành, Tây Nguyên và dân tộc thiểu số hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Với việc các chức vụ chủ chốt trong chính quyền mới ở Mỹ lần lượt được bổ nhiệm trong hơn một tháng qua, căn cứ vào nguyên tắc liên tục trong nền chính trị Mỹ, giới quan sát cho rằng về mặt cơ bản chính sách của Mỹ thời Obama đối với Việt Nam sẽ không thay đổi, tức là sẽ tiếp tục được cải thiện như dưới thời Tổng thống Bush. Nhìn chung, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã có những bước phát triển khá tích cực. Điều đó xuất phát từ nhu cầu và là kết quả của quá trình nỗ lực của cả hai bên.
  6. B. Triển khai chính sách “ ngoại giao nhân quyền” của Mỹ đối với Việt Nam từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay: 1. Trên bình diện song phương: - Cho đến tháng 5/1998, đã diễn ra 6 cuộc đối thoại Việt Nam – Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền. Trong quá trình này, Hoa Kỳ thường xuyên nêu vấn đề “ phóng thích các tù nhân chính trị và tôn giáo” đã bị Việt Nam bắt giam “ trái với nhân quyền” như: Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Đỗ Trung Hiếu, Thích Huyền Quang,… Mối quan tâm về nhân quyền của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam luôn được thúc đẩy với sự vận động của một nhóm bảo thủ trong quốc hội Mỹ. Tháng 11/1997, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật 231 do một số nghị sĩ thuộc nhóm bảo thủ đề xuất đòi Việt Nam thả tù chính trị, yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ tăng cường sức ép với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. - Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua “ Dự luật nhân quyền Việt Nam” vào các năm 2001, 2004. Mới đây nhất là dự luật Nhân quyền Việt Nam 2007 ( H.R. 3096) do một số nghị sĩ Mỹ như Chris Smith, Loretta Sanchez, Tom Davis… soạn thảo với mục đích được nêu rõ là “để thúc đẩy tự do và dân chủ ở Việt Nam” trong đó chuẩn chi khoản tiền là 2 triệu USD trong năm tài chính 2008 – 2009 để thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. - Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thậm chí còn xếp Việt Nam trong danh sách “ Các nước cần đặc biệt quan tâm” về tôn giáo (CPC). Hoa Kỳ mới chỉ rút Việt Nam ra khỏi danh sách này ngày 14/11/2006 trước thềm của Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 tổ chức tại Hà Nội. - Năm 2003, Hoa Kỳ đơn phương ngừng các vòng đối thoại về nhân quyền với lý do Việt Nam không có “ tiến bộ thực chất về nhân quyền”. - Trong năm 2001 và 2004, trong khi thông qua các “ Dự luật nhân quyền Việt Nam” Hoa Kỳ dung túng cho các lực lượng phản động người Việt tại Mỹ kích động người thiểu số Tây Nguyên tiến hành biểu tình, bạo loạn. Khi Việt Nam tiến hành giải quyết vấn đề này thì Hoa Kỳ lên án Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số, vi phạm nhân quyền.
  7. 2. Trên bình diện đa phương: - Mỹ khuyến khích các cơ chế đa phương ( các hội nghị Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền ( OHCHR), các tổ chức nhân quyền quốc tế như tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), tổ chức Ân xá Quốc tế (IA) và các tổ chức phi chính phủ) để thực hiện ý đồ gây sức ép đối với Việt Nam trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền. - Một biện pháp mà Hoa Kỳ thường sử dụng là viện trợ có điều kiện, bao gồm cả viện trợ nhân đạo, viện trợ kinh tế và viện trợ kĩ thuật qua các tổ chức phi chính phủ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã khẳng định các nước xã hội chủ nghĩa muốn nhận được viện trợ của Hoa Kỳ phải đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc hướng tới chủ nghĩa đa nguyên chính trị, chấm dứt độc quyền của Đảng cộng sản; phải đạt được tiến bộ trong các cải cách kinh tế dựa trên sự xuất hiện một nền kinh tế hướng ra thị trường với một khu vực tư nhân quan trọng và lớn mạnh; phải tôn trọng quyền con người, kể cả quyền tự do đi lại và cuối cùng là phải xây dựng mối quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ. - Viện trợ Hoa Kỳ còn dành cho các tổ chức của người Việt lưu vong chống Việt Nam với danh nghĩa “ bảo vệ dân chủ, nhân quyền”. Điển hình nhất là các tổ chức “ Liên minh các phong trào vì tự do, dân chủ cho Việt Nam”, “Ủy ban bảo vệ quyền làm người ở Việt Nam”, “Đảng Cấp tiến Việt Nam”,… - Gần đây, tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại New York lên tiếng chỉ trích Việt Nam “ bắt bớ và đàn áp” một cách thô bạo đối lập. Hằng năm, tổ chức này đều có các bản báo cáo nhân quyền dưới áp lực Hoa Kỳ nhằm vào Việt Nam, lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tự do, dân chủ… 3. Trên bình diện tôn giáo: - Tháng 10/1998, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật “ tự do tín ngưỡng quốc tế” (H.R. 2431) tập trung vào 3 đối tượng là Trung Quốc, Việt Nam và Sudan. Đạo luật này đã đưa vấn đề chống đàn áp tôn giáo thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Điều này cũng thể hiện qua việc hơn 10 năm nay nhiều đoàn quan chức Chính phủ Hoa Kỳ sang Việt Nam đều nêu vấn đề tự do tôn giáo. Họ đã tiếp xúc rất nhiều với các giáo sĩ, chức sắc trong tôn giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo,
  8. Cao Đài và Công giáo để tìm hiểu thông tin chứng minh cho sự vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam nhằm tạo cớ chống Việt Nam. 4. Đánh giá kết quả thực hiện: Trên thực tế, tồn tại cả những điều kiện khách quan cũng như chủ quan khiến cho việc triển khai “ chính sách nhân quyền” của Hoa Kỳ đối với Việt Nam không đạt mục tiêu đề ra. - Thứ nhất phải nói rằng trải qua hơn 20 năm tiến hành đổi mới, thực lực của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Thay đổi tư duy đã giúp cho Việt Nam đề ra được những chính sách hiệu quả, vừa đảm bảo được an ninh quốc phòng, vừa phát triển được nền kinh tế đất nước lại có điều kiện nâng cao vai trò của mình trong đời sống quốc tế. Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị APEC 14 tại Hà Nội năm 2006, gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới năm 2007 và trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc từ ngày 01/01/2008. Nền kinh tế phát triển giúp cho đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao, an ninh quốc phòng được đảm bảo cộng với việc uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao khiến cho việc triển khai “ ngoại giao nhân quyền” của Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn hơn mục tiêu chính sách đề ra. - Thứ hai, ngay trong nội bộ nước Mỹ cũng đã có những luồng tư tưởng khác nhau về “ chính sách nhân quyền”. Cuộc đấu tranh giữa lực lượng bảo thủ thâm thù với Việt Nam bị ám ảnh bởi “ hội chứng Việt Nam” và lực lượng tiến bộ muốn thực sự hợp tác với Việt Nam vì lợi ích của đôi bên vẫn tiếp diễn. Hiện nay, nhân tố mà Hoa Kỳ lo ngại nhất trong khu vực là Trung Quốc chứ không phải Việt Nam. Chính vì vậy, trong chính quyền Hoa Kỳ có một lượng khá đông đảo ý kiến cho rằng cần chĩa mũi dùi “ nhân quyền” vào Trung Quốc nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của quốc gia này và việc thực hiện “chính sách nhân quyền” với Việt Nam sẽ giúp cho việc này trở nên thuận lợi hơn. Như vậy, về cơ bản, “ngoại giao nhân quyền” vẫn giữ một vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Việt Nam. C. Tác động của chính sách nhân quyền của Hoa Kỳ lên quan hệ hai nước: Có thể nói, tác động của chính sách “ngoại giao nhân quyền” đến quan hệ hai nước là khá lớn. Mặc dù hai nước đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực kể từ khi
  9. Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ nhưng chính sách nhân quyền của chính phủ Hoa Kỳ đã phần nào làm cản trở tốc độ của quá trình mở rộng quan hệ trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chính vì vậy, để xây dựng một mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ổn định và thân thiện, Việt Nam cần đấu tranh giải quyết vấn đề nhân quyền một cách khéo léo, vừa kiên định với lý tưởng Cộng sản lại vừa không tạo cớ cho Hoa Kỳ can thiệp… - Kể từ khi quan hệ hai nước được bình thường hóa vào năm 1995 thì quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã có nhiều bước tiến song vẫn còn rất khiêm tốn thậm chí bị cản trở rất lớn, tạo nên sự nghi kị lẫn nhau và sự thận trọng từ các nhà đầu tư kinh doanh Mỹ. Điều này hiển nhiên không có lợi cho cả hai phía. - Trên bình diện rộng hơn, một hậu quả của chính sách “ngoại giao nhân quyền” đối với Việt Nam đó là Việt Nam đã bị quốc tế coi là một trong những điểm nóng về nhân quyền. Việt Nam bị lên án là vi phạm tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Đảng Cộng Sản Việt Nam bị lên án là độc tài, chuyên quyền, vi phạm nhân quyền… ở một số hội nghị, hội thảo quốc tế về nhân quyền và bởi không ít tổ chức quốc tế và phi chính phủ. Điều này bất lợi cho Việt Nam trong thời điểm Việt Nam đang nỗ lực mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm vốn đầu tư, viện trợ, hợp tác phát triển kinh tế… D. Phản ứng của Việt Nam với chính sách nhân quyền của Hoa Kỳ: 1. Cách ứng xử của Việt Nam với vấn đề Nhân quyền nói chung: Trên lĩnh vực nhân quyền, Việt Nam quán triệt phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh để thực hiện và bảo vệ nhân quyền của mình ở mức độ cao nhất. Phương châm này xuất phát từ quan điểm cho rằng nhân quyền vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù. Vì vậy, Việt Nam cần hợp tác quốc tế để thể hiện quyết tâm thực hiện và bảo vệ nhân quyền, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì sự tiến bộ của quyền con người, đồng thời phải đấu tranh để bảo vệ bản sắc, nhân quyền và chủ quyền quốc gia của Việt Nam. 2.Với Hoa Kỳ: Trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ kể từ khi bình thường hóa, Việt Nam không còn coi Hoa Kỳ là kẻ thù lâu dài và cơ bản. Một mặt, Việt Nam vẫn cảnh giác với âm mưu của “ ngoại giao nhân quyền” nhưng mặt khác cũng thấy rõ tầm quan trọng của Hoa Kỳ đối với hòa bình và phát triển của Việt Nam.
  10. - Ngày 18/9/2007, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua cái gọi là” Dự luật Nhân quyền Việt Nam”(H.R. 3096). Phản ứng trước các quyết định của Hạ viện Mỹ, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Dũng nêu rõ: “ Việt Nam mạnh mẽ phản đối cái gọi là Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2007. Dự luật này đã đưa ra những thông tin hoàn toàn sai trái về tình hình Việt Nam, ảnh hưởng tới chiều hướng phát triển tích cực hiện nay của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nhân dân Việt Nam đã kiên trì đấu tranh trong nhiều thập kỉ vừa qua để giành lại các quyền độc lập, tự do và dân chủ. Hiến pháp Việt Nam quy định rõ Nhà nước tôn trọng và đảm bảo tất cả các quyền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dân sự của nhân dân, trong đó các quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, báo chí, thông tin, hội họp, lập hội. Sau 20 năm đổi mới, với sự hưởng ứng và đóng góp tích cực của mọi người dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, phát huy dân chủ, nâng cao mức sống và đảm bảo các quyền và tự do của nhân dân, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam đã và luôn sẵn sàng đối thoại với Hoa Kỳ về các vấn đề quan tâm, trong đó có vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Chúng tôi đề nghị phía Hoa Kỳ nhìn nhận vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam một cách toàn diện, khách quan trong bối cảnh lịch sử, tôn trọng các đặc thù kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam trên tinh thần hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, không để các vấn đề này cản trở quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp. Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là quan hệ giữa hai quốc gia có chủ quyền, chỉ có thể phát triển được trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Trên tinh thần đó, chúng tôi yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ có các biện pháp thích hợp ngăn chặn xu hướng xấu nói trên và kêu gọi Hạ viện Hoa Kỳ không thông qua Dự luật sai trái này” * Tựu chung lại, trong quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam luôn coi trọng và thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với những ảnh hưởng tiêu cực mà chính sách “ ngoại giao nhân quyền” của Hoa Kỳ đã và đang tác động trực tiếp đến Việt Nam, Việt Nam kiên quyết đấu tranh chống lại những tiêu cực đó trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi nhằm thúc đẩy mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp.
  11. KẾT LUẬN Phải thừa nhận rằng, ngoại giao nhân quyền của Hoa Kỳ đã gây không ít khó khăn cho Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế cũng như gây ra một số tác động tiêu cực đối với Việt Nam. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì chính sách “ngoại giao nhân quyền” của Hoa Kỳ áp dụng đối với Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay chưa mang lại kết quả mong muốn cho chính phủ Hoa Kỳ. Trong thời gian tới, Hoa Kỳ chắc vẫn chưa từ bỏ ý đồ triển khai chính sách này đối với Việt Nam. Vì vậy, vấn đề dân chủ, nhân quyền phải được nhận thức là đấu tranh lâu dài và phức tạp trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Song song với việc khai thác triệt để những mặt tích cực trong quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam cần chủ động và linh hoạt thực hiện các biện pháp đấu tranh chống “ ngoại giao nhân quyền” của Hoa Kỳ dựa trên những cơ sở nội lực và sự nâng cao vai trò, ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. “ Vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt - Mỹ “ thể hiện qua chính sách “ ngoại giao nhân quyền” của Hoa Kỳ thực sự rất khó, cần nhiều thời gian nghiên cúu. Bài tập lớn của em không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn./.
  12. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Nam Tiến(2004), “ Vấn đề nhân quyền trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (10), 28-36 2. Hoàng Chí Trung(2005), Về vấn đề dân chủ, nhân quyền trong quan hệ Việt- Mỹ, Học viện Quan Hệ Quốc Tế (lưu hành nội bộ), Hà Nội. 3. http://www.mofa.gov.vn 4. Vũ Khương Duy(2000), về “ Chính sách ngoại giao nhân quỳên của Mỹ”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (33), 49-58 5. Và nhiều tài liệu khác…
  13. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1 I. TỔNG QUAN VỀ NHÂN QUYỀN: ................................................................... 3 1. Khái niệm: ...................................................................................................... 3 2. Quá trình phát triển của vấn đề nhân quyền: .................................................... 3 3. “Ngoại giao nhân quyền” trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: ........................ 4 II. VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN TRONG QUAN HỆ VIỆT-MỸ KỂ TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ (1995) ĐẾN NAY: .................................................... 5 A. Thực trạng quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ sau hơn 10 năm bình thường hóa: ..... 5 B. Triển khai chính sách “ ngoại giao nhân quyền” của Mỹ đối với Việt Nam từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay: ........................................................... 6 1. Trên bình diện song phương: ....................................................................... 6 2. Trên bình diện đa phương:........................................................................... 7 3. Trên bình diện tôn giáo:............................................................................... 7 4. Đánh giá kết quả thực hiện: ......................................................................... 8 C. Tác động của chính sách nhân quyền của Hoa Kỳ lên quan hệ hai nước: ........ 8 D. Phản ứng của Việt Nam với chính sách nhân quyền của Hoa Kỳ: ................... 9 1. Cách ứng xử của Việt Nam với vấn đề Nhân quyền nói chung: ................... 9 2.Với Hoa Kỳ: ................................................................................................. 9 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0