intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Vận dụng các tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư trong thực tiễn

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

267
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Vận dụng các tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư trong thực tiễn nhằm trình bày các tiêu chuẩn đánh giá dự án. Vận dụng các tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Vận dụng các tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư trong thực tiễn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO T RƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA ĐÀO T ẠO SAU ĐẠI HỌC -------------------- TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG THỰC TIỄN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Lớp: Ngân hàng Đêm 5 Khóa 18 Nhóm thực hiện: Nhóm 7 TP.HỒ CHÍ MINH – 11/2009 1
  2. CHƯƠNG 1. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 1.1. Tiêu chuẩn hiện giá thuần (NPV) 1.1.1. Khái niệm: Hiện giá thuần (NPV) của một dự án là giá trị của dòng tiền dự kiến trong tương lai được quy về hiện giá trừ đi vốn đầu tư dự kiến ban đầu của dự án. 1.1.2. Công thức: CF1 CF2 CFn NPV= - I + + +….. 1  r  1  r  1 2 1  r n Hoặc n CFt NPV= - I +  1  r  t t 1 Trong đó: I : Vốn đầu tư của dự án n: thời gian sống của dự án CFt : dòng tiền thu được của dự án năm t r: lãi suất chiết khấu của dự án Lãi suất chiết khấu được sử dụng để đánh giá NPV phải tương xứng với mức độ rủi ro của dự án. Vì vậy, khi sử dụng lãi suất chiết khấu, chúng ta phải tính thêm một phần rủi ro thích hợp. Khi rủi ro của 1 dự án bằng với độ rủi ro của 1 công ty thì lãi suất chiết khấu phù hợp cũng chính là chi phí sử dụng nguồn vốn trung bình (WACC) của công ty. 2
  3. VD : Hãy xem xét dòng tiền của 1 dự án A Năm 0 1 2 3 4 5 Dòng tiền ròng +5.000 + 1.100 + 1.300 + 1.600 + 1.900 + 2.500 Với giả định lãi suất chiết khấu là 15% 1.100 1.300 1.600 1.900 2.500 NPV= - 5.000 + + + + + = +321 1  15%  1  15% 1  15% 1  15% 1  15%5 1 2 3 4 Từ ví dụ trên chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa NPV và r, khi r tăng thì NPV giảm đi. 1.1.3. Ứng dụng tiêu chuẩn NPV trong thẩm định dự án: Đối với dự án độc lập: - NPV > 0 : chấp nhận dự án - NPV < 0: loại bỏ dự án Đối với dự án loại trừ nhau: - Chọn dự án nào có NPV > = 0 và lớn nhất. 1.1.4. Ưu và nhược điểm của tiêu chuẩn NPV: Ưu điểm:  Tiêu chuẩn NPV ghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời g ian, 01 đồng ngày hôm nay có giá trị hơn 01 đồng ngày mai bởi vì 01 đồng ngày hôm nay có thể được đầu tư trực tiếp tạo ra thu nhập tăng thêm.  NPV chỉ dựa trên duy nhất 2 dữ kiện đó là dòng t iền được dự đoán từ dự án và chi phí cơ hội của đồng vốn. 3
  4.  Vì các giá trị hiện tại đều được đo lường bởi một đồng ngày hôm nay nên ta có thể cộng dồn nó lại. Ví dụ: Công ty X có 2 dự án A và B thì NPV ( A+B) = NPV(A) + NPV(B). Nhược điểm:  NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu (r) hay phụ thuộc vào chi phí sử dụng nguồn vốn trung bình của dự án, chỉ tiêu này thường rất khó xác định chính xác.  NPV phụ thuộc vào tuổi thọ của dự án: tức là chúng ta không thể dùng chỉ tiêu NPV để đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian.  Ví dụ: Dự án B có NPV lớn hơn, nhưng tuổi thọ của dự án B lại dài hơn dự án A. 1.2. Tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) 1.2.1. Khái niệm: 4
  5. Tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) của một dự án là lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng 0. Đây cũng chính là đ iểm hoà vốn về lãi suất của dự án, là ranh giới để nhà đầu tư quyết định lựa chọn dự án. 1.2.2 . Công thức: Cách 1: Dùng phương pháp thử (thế) ta tính được giá trị r = IRR n CF NPV= - I +  1 r = 0 t1 t t Trong đó: I : Vốn đầu tư của dự án n: thời gian sống của dự án CFt : dòng tiền thu được của dự án năm t r: lãi suất chiết khấu của dự án Cách 2: Dùng công thức nội suy để tính r = IRR NPV IRR = r1 + (r 2 - r1 ) * NPV1   NPV2 Với r 2 > r 1 >0  Ví dụ: Năm 0 1 2 3 Dòng tiền ròng - 6.000 + 2.500 + 1.640 + 4.800 2.500 1.640 4.800 NPV= -6.000 + + + =0 1 r 1 1  r 2 1  r 3 5
  6.  Dùng phương pháp thử ta tính được r = 20%, đó cũng chính là IRR.  Ý nghĩa: Dòng tiền 2.500$ ở năm thứ nhất , 1.640$ ở năm thứ hai, 4.800$ ở năm thứ ba sẽ tạo ra một tỷ suất sinh lời IRR là 20% đủ để bù đắp một khoản vay 6.000$ với lãi suất 20%.  Đối với nhà đầu tư, khoản vốn ban đầu 6.000$ tạo ra một khoản thu nhập 20%. 1.2.3. Ứng dụng tiêu chuẩn IRR trong thẩm định dự án đầu tư: Đối với dự án độc lập:  IRR > r : chấp nhận dự án  IRR < r: loại bỏ dự án Đối với dự án loại trừ nhau:  IRR > r và chọn IRR lớn nhất 1.2.4. Ưu và nhược điểm của tiêu chuẩn IRR: Ưu điểm: - Nhà đầu tư biết được chênh lệch giữa tỷ suất thu nhập (IRR) của một dự án đầu tư với chi phí sử dụng vốn (r). - Đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn và mức độ rủi ro của dự án đầu tư.  Ví dụ: • IRR là 20% • Chi phí sử dụng vốn 12% 6
  7. • Chênh lệch: 20% - 12% = 8% phần chênh lệch này lớn, cho phép sửa sai dự án. Nhược điểm: - Nhược điểm 1: Cạm bẩy vay hay cho vay  Ví dụ: Dự án CF0 CF1 IRR NPV NPV (10%) (20 %) A (cho vay) - 1.000 + 1.500 50% + 364 + 250 B (đi vay ) + 1.000 - 1.500 50% - 364 - 250 Ở dự án B, khi gia tăng lãi suất chiết khấu thì NPV sẽ tăng, do đó không thể dùng tiêu chuẩn IRR để đánh giá dự án - Nhược điểm 2: IRR đa trị  Ví dụ: Một dự án có dòng tiền sau Dùng công thức tính IRR ta tính được: - IRR1 = - 50% 7
  8. - IRR2 = 15,2% - Nhược điểm 3: không có giá trị IRR  Ví dụ: Một dự án có dòng tiền sau Dự án CF0 CF1 CF2 IRR NPV (10%) A (cho vay) + 1.000 - 3.000 + 2.500 # N/A + 339 Dự án này có NPV dương với bất kỳ mức lãi suất chiết khấu - Nhược điểm 4: Cùng một IRR nhưng quy mô của dự án khác nhau thì số tuyệt đối sẽ khác nhau.  Ví dụ: + Tỷ suất sinh lời 50% của 100$ là 50$. + Nhưng tỷ suất sinh lời 50% của 1.000$ là 500$.  Chênh lệch gấp chục lần - Nhược điểm 5: Nếu tính yếu tố lãi suất dài hạn khác lãi suất ngắn hạn, thì công thức tính NPV sẽ là CF1 CF2 CFn NPV= - I + + +….. 1  r  1  r  1 2 1  r n r1, r2, rn khác nhau 1.3. Tiêu chuẩn chỉ số sinh lời (PI) 1.3.1. Khái niệm: Chỉ số sinh lợi (PI) được định nghĩa như là giá trị hiện tại của dòng tiền của dự án đầu tư so với đầu tư ban đầu. 8
  9. 1.3.2. Công thức: PI = PV I Trong đó: PV : giá trị hiện tại của dòng tiền I : đầu tư ban đầu VD: Giả sử cho phí sử dụng vốn là 10% và dòng tiền của dự án như sau:  Chỉ số này được hiểu là việc đầu tư sẽ thu hồi lại đầu tư ban đầu cộng thêm với NP V tương đương 32% của đầu tư ban đầu. 1.3.3 Ứng dụng tiêu chuẩn PI trong thẩm định dự án đầu tư: Đối với dự án độc lập:  PI > 1: Chấp thuận dự án.  PI < 1: Loại bỏ dự án. Đối với dự án loại trừ nhau:  PI > 1 và chọn PI lớn nhất 9
  10. 1.3.4. Ưu và nhược điểm của tiêu chuẩn PI Ưu điểm:  Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, chúng ta không thể xếp hạng ưu tiên các dự án theo tiêu chuẩn NPV của nó. Thay vào đó, chúng ta sẽ xếp hạng ưu tiên theo tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi PI. Dòng tiền NPV Dự án PI CF0 CF1 CF2 (12%) 1 -20 70 10 3.52 50,5 2 -10 15 40 4.53 35.3 3 -10 -5 60 4.34 33,4 Nhược điểm:  Tiêu chuẩn PI cũng không hoàn toàn có tác dụng trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn tại bất kỳ một năm nào đó trong suốt khoảng thời gian hoạt động của dự án. Trong ví dụ này nếu nguồn vốn đồng thời cũng b ị giới hạn trong năm thứ 1 thì dự án 3 sẽ bị loại.  Phương pháp chỉ số sinh lợi (PI) vẫn có nhược điểm so với NPV khi thẩm định dự án đầu tư. Bởi vì g iống như IRR, t iêu chuẩn PI không g iải thích được một cách trực tiếp khác nhau về quy mô của dự án.  Ví dụ: có 03 dự án K, L, M dưới đây: 10
  11.  Nếu xét theo IRR, dự án K có IRR cao nhất.  Nếu xét theo NPV, dự án L có NPV cao nhất.  Nếu xét theo PI, dự án M có PI cao nhất. 1.4. Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn (PP) 1.4.1. Khái niệm Thời gian thu hồi vốn của dự án là khoảng thời gian thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu. 1.4.2. Ứng dụng tiêu chuẩn PP trong thẩm định dự án đầu tư  Xét theo tiêu chuẩn đánh giá thu hồi vốn, thời gian thu hồi vốn càng ngắn dự án đầu tư càng tốt.  Trong thực tế, tiêu chuẩn này được tiến hành như sau, trước hết phải thiết lập trước thời gian thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận được (thời g ian thu hồi vốn chuẩn). Dự án mà thời gian thu hồi vốn dài hơn thời gian thu hồi vốn chuẩn sẽ bị từ chối và dự án nào có thời gian thu hồi vốn ngắn hơn sẽ được chấp nhận.  Ví dụ: Năm 0 1 2 3 4 CF - 8.000 $ + 3.000$ 4.000 $ 5.000 $ 5.000 $ 11
  12. (1). Vốn đầu tư ban đầu : 8.000$ (2). Dòng tiền tích lũy đến cuối năm thứ hai : 7.000$ (3). Số lượng còn tiếp tục được bù đắp : 1.000$ (4). Dòng tiền đến cuối năm thứ ba : 5.000$ (5). Dòng (3) chia cho dòng (4) (1.000$/5.000$) : 0,2 năm (6). Thời gian thu hồi vốn (2 năm + 0,2 năm) : 2,2 năm 1.4.3 Ưu và nhược điểm tiêu chuẩn PP Ưu điểm:  Thứ nhất, nếu chúng ta không chú ý đến thời gian thu hồi vốn của dự án, nghĩa là chúng ta đã bỏ qua yếu tố rủi ro khi thẩm định dự án. Một dự án có thời gian thu hồi vốn nhanh sẽ hạn chế được rủi ro và ngược lại.  Thứ hai, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn do những thiếu sót của nó nên được kết hợp với các tiêu chuẩn khác như NPV hoặc IRR.  Thứ ba, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn đơn giản, dễ sử dụng. Nhược điểm:  Tất cả các dòng tiền phát sinh sau thời gian thu hồi vốn đã bị bỏ qua hoàn toàn.  Nó bỏ qua kết cấu của dòng tiền theo thời gian trong thời kỳ hoàn vốn 1.5. Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn – có chiết khấu (DPP) 1.5.1 Khái niệm: 12
  13. Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu là khoảng thời gian cần thiết để tổng hiện g iá tất cả dòng thu nhập trong tương lai của dự án vừa đủ bù đ ắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Tiêu chuẩn PP: có nhược điểm là bỏ qua tính chất giá trị tiền tệ theo thời gian. Tiêu chuẩn DPP sẽ khắc phục.  Nhìn vào bảng, ta thấy, tiêu chuẩn PP cho thời g ian thu hồi vốn là 3 năm, trong khi đó DPP là 4 năm.  DPP cho thấy chúng ta cần 4 năm để thu hồi lại vốn đầu tư và đã có tính đến cơ hội phí của việc sử dụng vốn đầu tư – khoản sinh lợi mà số vốn này có thể kiếm được từ những dự án khác.  Cách k hác: đưa vốn đầu tư ban đầu v à dòng thu nhập về một giá tr ị tương đương trong tương lai và tìm mốc thời điểm mà 2 giá trị này bằng nhau, thời điểm này chính là thời gian thu hồi vốn có chiết khấu cần thiết của dự án. 13
  14. 1.5.2 Ưu và Nhược điểm của phương pháp DPP: Ưu điểm: Áp dụng tốt trong trường hợp: cần xác định khoảng thời gian cần thiết theo yêu cầu của dự án để thu hồi lại số vốn đầu tư đã bỏ ra. Nhược điểm:  Khi giới hạn thời gian thu hồi vốn thích hợp đã được xác định thì dòng tiền phát sinh phía sau nó sẽ bị bỏ qua và như vậy một dự án có NPV dương có thể không được chấp nhận bởi vì có có điểm giới hạn thời g ian thu hồi vốn không phù hợp.  Một dự án có thời gian thu hồi vốn có chiết khấu ngắn hơn của một dự án khác không có nghĩa là dự án này có NPV lớn hơn. 14
  15. CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG THỰC TIỄN 2.1. Đánh giá dự án đầu tư trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn 2.1.1. Nguồn vốn bị giới hạn trong một thời kỳ Các công ty thường không có khả năng hoặc không muốn gia tăng tài trợ đến mức độ yêu cầu của dự án do nguồn cung cấp bị hạn chế gọi là giới hạn nguồn vốn cứng (hard capital rationing). Khi công ty cảm thấy rằng không đủ khả năng quản lý nếu mở rộng đến một mức nào đó gọi là giới hạn nguồn vốn mềm (soft capital rationing). Trong thực tế hạn chế nguồn vốn cứng tương đối ít xảy ra. Hầu hết những trường hợp giới hạn nguồn vốn thường là giới hạn nguồn vốn mềm. Trong cả hai trường hợp trên, nếu áp dụng qui luật căn bản của NPV chúng ta sẽ không thể đánh giá được việc nên đầu tư vào dự án nào mà cần phải có những điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên, nền tảng của quyết định đầu tư vẫn là dựa trên NPV. Quyết định đầu tư phải tối đa hóa NPV đạt được (tức là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp). Giả định trong giải quyết nguồn vốn giới hạn là dự án có thể thực hiện một phần. Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn trong một thời kỳ, các dự án nên được xếp hạng theo giá trị NPV tính trên một đồng vốn đầu tư ban đầu hay nói cách khác đó là chỉ số PI  Ví dụ: Một công ty không có khả năng đủ vốn đầu tư nhiều hơn 500 triệu đồng trong năm hiện hành, tuy nhiên, hiện nay công ty có các dự án với số liệu như sau: 15
  16. Dự án Vốn đầu tư ban đầu (tr.đ) NPV (tr.đ) A 100.000 15.000 B 150.000 29.000 C 140.000 31.000 D 210.000 22.000 E 180.000 36.000 Để lựa chọn thứ tự thực hiện các dự án, công ty xếp hạng các dự án theo chỉ số PI như sau: Dự án PI Xếp hạng A 1,15 4 B 1,19 3 C 1,22 1 D 1,10 5 E 1,20 2 Công ty sẽ chọn thực hiện các dự án theo thứ tự xếp hạng PI cho đến khi nào sử dụng hết nguồn vốn: Dự án Vốn đầu tư (triệu đồng) C 140.000 E 180.000 16
  17. Dự án Vốn đầu tư (triệu đồng) B 150.000 3/10A 30.000 500.000 2.1.2. Nguồn vốn bị giới hạn trong nhiều thời kỳ: Trong trường hợp nguồn vốn bị giới h ạn trong nhiều thời kỳ, chúng ta sử dụng phương pháp quy hoạch tuyến tính (LP): Dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 NPV (r=10%) W -70 -20 60 60 6,44 X ---- -90 60 50 5,30 Y -80 10 60 30 1,18 Z --- -50 30 30 1,86 Lưu ý: Các giá trị NPV được tính tại năm 0 ở thời điểm hiện tại và dự án W đòi hỏi dòng tiền chi ra cả năm 0 và năm 1 Chúng ta sẽ tìm một danh mục đầu tư trong đó kết hợp bốn dự án sao cho tổng NPV là cao nhất với nguồn vốn bị giới hạn ở năm 0 và năm 1. Gọi w, x, y và z là tỷ trọng vốn đầu tư lần lượt vào bốn dự án W, X,Y và Z, chúng ta sẽ tìm giá trị cực đại của NPV. NPV = 6,44w + 5,30x + 1,18y + 1,86z tiến tới max 17
  18. Với các điều kiện ràng buộc sau: - 70w + 80y ≤ 100 (nghĩa là tổng vốn đ ầu tư vào dự án W, Y ở năm 0 phải bé hơn hoặc bằng 100) - 20w + 90x – 10y + 50z ≤ 100 (nghĩa là tổng vốn đầu tư vào các dự án ở năm 1 phải bé hơn hoặc bằng 100 - 0 ≤ w,x,y,z ≤ 1 Xét về phương diện toán học thì không có một lý do thuộc về toán học nào giải thích tại sao giải pháp tối ưu không loại bỏ hoàn toàn một dự án nào trong số các dự án trên nhưng lại làm cho NPV của các kết hợp cực đại. Lưu ý rằng công thức trên giả định rằng bất kỳ một nguồn vốn nào không được đầu tư thì không thể đem đầu tư vào năm kế tiếp, nhưng lại giả định là dòng tiền từ những dự án hiện tại có thể được tái đầu tư. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn chưa cần thiết phải sử dụng đến các giả định này. Cách giải quyết tối ưu có thể thực hiện bằng kỹ thuật quy hoạch tuyến tính, tìm giá trị tối đa của hàm số mục tiêu cho những giới hạn khác nhau. Các kết quả của phương pháp quy hoạch tuyến tính sẽ cung cấp những thông tin sau: • Giá trị NPV tối đa • Phải chi cho vốn đầu tư tăng thêm bao nhiêu để gia tăng NPV • Cần bao nhiêu nguồn vốn mỗi năm trước khi sự thiếu hụt vốn đầu tư không còn là một giới hạn về nguồn vốn 2.2. Thời điểm tối ưu để đầu tư dự án Trong thực tế, khi một dự án có NPV dương không có nghĩa là thực hiện dự án ngay bây giờ là tốt nhất. Dự án này có thể có giá trị hơn nếu được thực hiện trong tương lai. 18
  19. Tương tự như thế, một dự án có NPV âm có thể trở thành cơ hội đáng giá nếu chúng ta chờ đợi trong một thời gian. Bất kỳ dự án nào đều có hai lựa chọn loại trừ nhau, đó là thực hiện b ây giờ hoặc đầu tư sau này. Đầu tiên, xác định thời điểm lựa chọn (t) để thực hiện đầu tư và tính giá trị tương lai thuần tại mỗi thời điểm. Sau đó, tìm lựa chọn nào sẽ làm tăng nhiều nhất giá trị hiện tại của công ty bằng 2 bước: Đưa giá trị tương lai thuần tại từng thời điềm (t) về hiện giá (chia cho t (1+r) ). Chọn giá trị t nào đem đến NPV tối đa. Đó chính là thời điểm tối ưu để đầu tư. Có thể chọn thời điểm tối ưu để đầu tư thông qua tốc độ tăng của giá trị tương lai thuần và so sánh với lãi suất chiết khấu.  Thí dụ, bạn sở hữu một khu rừng trồng cây lấy gỗ. Để khai thác gỗ, bạn phải đầu tư làm đường và các phương tiện khác để vận chuyển gỗ. Càng đợi lâu thì bạn phải đầu tư càng nhiều nhưng giá gỗ và số lượng gỗ khai thác được sẽ tăng theo thời gian. Giá trị thuần của gỗ khai thác được ở các thời điểm khác nhau như sau: Năm khai thác 0 1 2 3 4 5 Giá trị tương lai thuần (ngàn đôla) 50 64,4 77,5 89,4 100 109,4 Thay đổi trong giá trị năm trước (%) +28,8 +20,3 +15,4 +11,9 +9,4 Như vậy, có thể thấy là nếu trì hoãn việc đốn gỗ càng lâu thì bạn sẽ kiếm được càng nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, chúng ta quan tâm đến việc năm nào đầu tư 19
  20. sẽ tối đa hóa NPV của khoản đầu tư. Do đó, chúng ta cần chiết khấu g iá tr ị tương lai thuần về hiện tại. Giả sử với lãi suất chiết khấu thích hợp là 10%. NPV nếu khai thác trong năm 1 là 58.500 đô la. Giá tr ị hiện tại thuần (tại t=0) với lãi suất chiết khấu 10% cho các thời điểm khác nhau như sau: 0 1 2 3 4 5 NPV (ngàn đôla) 50 58,5 64,0 67,2 68,3 67,9 Thời điểm tối ưu nhất để khai thác gỗ là 4 năm vì lúc này NPVcao nhất. Trước năm 4, tốc độ tăng trưởng của giá trị tương lai thuần hơn10% (lãi suất chiết khấu) vì thế việc chờ đợi sẽ đem lại g iá trị tăng thêm. Sau năm thứ 4, giá trị tương lai thuần vẫn tăng nhưng dưới 10% nên việc trì hoãn không hiệu quả. Khi các dự án là độc lập với nhau, sự không đồng nhất về mặt thời gian không quan trọng. Nhưng khi các dự án là loại trừ lẫn nhau, sự không đồng nhất về mặt thời gian của các dự án phải được xem xét. Nếu xem xét NPV là giá trị tăng thêm mà dự án tạo ra, chúng ta phải gắn NPV vào yếu tố vòng đời dự án. Chúng ta chỉ có thể so sánh NPV của 2 dự án có vòng đời bằng nhau. Trong trường hợp các dự án có vòng đời khác nhau, có thể sử dụng 2 phương pháp sau: • Phương pháp dòng tiền thay thế • Phương pháp chuỗi tiền tệ đều thay thế hàng năm – EA 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2