intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: " Xác định và hạch toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp”

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

332
lượt xem
108
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế đang phát triển và diễn ra sôi động như hiện nay, việc sử dụng quản lý có hiệu quả tài sản là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến lới nhuận của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp giá trị tài sản luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên ngoài. Sự giảm giá của tài sản có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong tương lai mà hậu quả của chúng là không chắc chăn. Doanh nghiệp phải đứng trước nguy cơ rủi ro và chi phí khổng lồ để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: " Xác định và hạch toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp”

  1. TR ƯỜNG.............................. KHOA…………………….. Tiểu luận Đề tài: Xác định và hạch toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp
  2. lời mở đầu Trong nền kinh tế đang phát triển và diễn ra sôi động như hiện nay, việc sử dụng quản lý có hiệu quả tài sản là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến lới nhuận của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp giá trị t ài sản luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên ngoài. Sự giảm giá của tài sản có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong tương lai mà hậu quả của chúng là không chắc chăn. Doanh nghiệp phải đứng trước nguy cơ rủi ro và chi phí khổng lồ để bù đắp cho rủi ro đó, để hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra trong kinh doanh, doanh nghiệp phải lập dự phòng. Việc lập dự phòng có ý nghĩa về phương diện kinh tế tài chính. Dự phòng làm tăng số tổng chi phí, điều đó có nghĩa làm giảm doanh thu thuần của niên độ lập dự phòng. Hay nói cách khác lập dự phòng là chuyển chi phí phát sinh các năm sau vào năm này. Từ đó các doanh nghiệp trích luỹ được một số vốn để bù đắp cho các khoản chi phí thiệt hại khi chúng phát sinh. Xuất phát từ lý do đó n ên em chọn đề tài “ Xác định và hạch toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp”. Sinh viên thực hiện Lê Thị Thanh Thuỷ
  3. I./ Sự cần thiết phải lập dự phòng trong doanh nghiệp: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là nền kinh tế ngày càng phát triển đa dạng, phức tạp, các doanh nghiệp không thể nào tránh khỏi một số rủi ro vì lý do khách quan không thể dự kiến nhưng khi phát sinh thực tế thì mức thiệt hại lớn hơn mức dự kiến. Nguyên tắc của kế toán là phải thận trọng, thà chấp nhận lỗ trước lãi sau còn hơn là lãi trước lỗ sau. Nên chế độ chế toán cho phép các doanh nghiệp lập dự phòng giảm giá tài sản, khoản dự phòng này phải là một sự đánh giá chi phí tốt nhất cần có để thanh toán nghĩa vụ hiện tại vào ngày lập bảng tổng kết tài sản. II/ Các loại dự phòng:  Dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc phản ảnh toàn bộ giá trị bị giảm sút so với giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhằm ghi nhận các khoản lỗ hay phí tổn có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn và phản ảnh giá trị thực hiện thuần của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.  Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán là bộ phận giá trị dự tính bị giảm giá của chứng khoán đầu tư nhằm ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn. Đồng thời qua đó phản ảnh được giá trị thực của các khoản đầu t ư chứng khoán.  Dự phòng phải thu khó đòi. Dự phòng phải thu khó đòi là số tiền dự kiến và các khoản khó đòi vào chi phí trong kỳ. III/ Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
  4. 1/ Mục đích và sự cần thiết phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:  Mục đích: Xuất phát từ thực tế giá cả của hàng hoá tồn kho thường xuyên biến động tăng (giảm) do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như giảm giá, lỗi thời ...... Để hạn chế bớt những thiệt hại xảy ra trong kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho. Cuối kỳ kế toán nếu nhận thấy có bằng chứng chác chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ kế toán thì tiến hành lập dự phòng. Việc lập dự phòng hàng tồn kho đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thực tế thuần tuý hàng tồn kho của doanh nghiệp nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về hình ảnh của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Giá trị thuần của hàng tồn kho thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp là giá trị điều chỉnh giữa giá trị hàng tồn kho thực tế trên sổ kế toán và trị giá dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ hạch toán.  Sự cần thiết phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: . Theo chế độ kế toán hiện hành, hàng tồn kho được ghi chép trên sổ kế toán theo giá thực tế. Nhưng trên thực tế giá mua hàng tồn kho trên thị trường có thể bị giảm so với giá gốc. Để thực hiện nguyên tắc thận trọng của kế toán thì cần phải lập dự phòng cho phần giá trị hàng tồn kho bị giảm sút. Qua đó, phản ánh giá trị thực hiện thuần của hàng tồn kho, giá trị thực hiện thuần của hàng tồn kho là giá có thể bán được trên thị trường 2/ Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: Theo qui định (Thông tư số 107/2001TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 31/12/2001 việc trích lập dự phòng hàng tồn kho phải có hoá đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo qui định của Bộ Tài chính. là những vật tư, hàng hoá thuộc
  5. quyền sở hữu của doanh nghiệp, tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán. Các loại vật liệu chính dùng cho sản xuất, các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán mà giá thị trường thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ kế toán. Vật tư hàng hoá tồn kho có giá trị bị giảm so với giá ghi trên sổ kế toán nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ vật tư, hàng hoá ngày không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 3/ Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình giảm giá số lượng hàng tồn kho thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá để xác định mức lập dự phòng theo công thức sau: Mức lập dự phòng Lượng vật tư, hàng Giá hạch Giá thực tế giảm giá vật tư, hàng = hoá tồn giảm giá x toán trên trên thị - trường hoá cho năm kế hoạch tại thời điểm lập sổ kế toán tại thời điểm BCTC năm lập BCTC năm 4/ Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: - Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản “TK 139” Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. - Kết cấu tài khoản: + Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Bên Có: + Số dư Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có.
  6. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.  Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (chi tiết giảm giá hàng tồn kho) Có TK: 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.  Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi : Nợ TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632 : Giá vón hàng bán (chi tiết giảm giá hàng tồn kho).  Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu hàng tồn kho không bị giảm giá đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh đã bán, ngoài bút toán ghi phản ảnh giá trị hàng tồn kho đã dùng hay đã bán, kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của các loại hàng tồn kho này, ghi: Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632: Giá vốn hàng bán. 5/ Xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Căn cứ vào biến động thực tế và giá hàng tồn kho doanh nghiệp chủ động xác định mức trích lập, sử dụng và xử lý các khoản dự phòng theo đúng qui định. Cuối năm, doanh nghiệp có vật tư, hàng hoá tồn kho bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ kế toán, thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo qui định.
  7. - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư khoản dự phòng năm trước, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho vào chi phí quản lý doanh nghiệp. - Nếu số dự phòng giảm giá trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho để trích lập năm trước thì doanh nghiệp tính thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp p hần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm kế hoạch vưới số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước. - Ngược lại, nếu số dự phòng phải tính cho năm kế hoạch thấp hơn số số dư khoản dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp phải hoàn nhập khác phần chênh lệch giữa số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước với số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch. IV/ Hạch toán dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư: 1/ Mục đích và sự cần thiết lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán:  Mục đích: Theo nguyên tắc “Thận trọng” đòi hỏi kế toán phải lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, chứng khoán d ài hạn khi cần thiết nhằm ghi nhận trước vào chi phí của niên độ này những khoản thiệt hại có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan trong niên độ kế tiếp, từ đó xác định giá trị thực tế của các chứng khoán đang đầu tư khi lập Bảng cân đối kế toán  Sự cần thiết lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán Trong nền kinh tế thị trường, các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đầu tư kể cả chứng khoán ngắn hạn và chứng khoán dài hạn đều có thể bị thiệt hại do giảm giá. Theo nguyên tắc “Thận trọng” đòi hỏi kế toán phải lập dự phòng giảm giá cho các loại chứng khoán đàu tư khi cần thiết nhằm ghi nhận trước khoản tổn thất có thể xảy ra, giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp khoản tổn thất khi phát sinh. 2/ Đối tượng và điều kiện lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán:
  8. Là toán bộ chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng qui định của pháp luật, được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên kể kế toán (giá gốc ghi sổ) được pháp trích lập dự phòng. Những chứng khoán không được phép mua bán trên thị trường thì không được lập dự phòng giảm giá. 3/ Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán: Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động, giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm của năm báo cáo theo công thức sau: Mức lập dự phòng Số lượng chứng Giá chứng Giá chứng giảm giá đầu tư = khoán bị giảm giá x khoán hạch - khoán thực tế chứng khoán cho tại thời điểm lập toán trên số trên thị trường năm kế hoạch BCTC năm kế toán. Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ để hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 4/ Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư: - Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, kế toán sử dụng tài khoản TK 229 “ Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”, TK 129 “ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn”. Kết cấu tài khoản:
  9. - Bên Nợ: Số dự phòng bù đắp thiệt hại thực tế do giảm giá chứng khoán. Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán. - Bên Có: Số trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Số dư Có: Số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán hiện còn cuối kỳ. Cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư ngăn han, đầu tư dài hạn của các loại chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn hiện có tính đến 31/12 tính toán phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn này. So sánh với số đã lập dự phngf giảm giá năm trước (nếu có) xác định số chênh lệch phải lập tăng thêm hoặc giảm đi (nếu có).  Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư chứng khoán dài hạn phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, thì số chênh lệch lớn hơn, ghi: Nợ TK 635 : Chi phí tài chính. Có TK 129 : Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. Có TK 229 : Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.  Trường hợp số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch phải được hoàn nhập, ghi: Nợ TK 129: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Nợ TK 229: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn. Có TK 635: Chi phí tài chính. Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi các chứng khoán đầu tư ngắn hạn, thu hồi hay đã chuyển nhượng, ngoài bút toán phản ánh giá chuyển nhượng hay thu hồi của những chứng khoán đã lập dự phòng giảm giá, kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của các chứng khoán này. Nợ TK 129, 229: Hoàn nhập số dự phòng giảm giá của những chứng khoán đã chuyển nhượng hay thu hồi. Có TK 635: Chi phí tài chính.
  10. Cuối niên độ kế toán năm sau, kế toán hạch toán hoàn nhập toàn bộ số dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập hoạt động tài chính Cuối niên độ kế toán tiếp theo, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán tới, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới. Kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn vào ghi chi phí tài chính. Ngược lại nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành trích lập số chênh lệch nhỏ hơn vào chi phí hoạt động tài chính giống như với niên độ kế toán trước. 5/ Xử lý khoản giảm giá chứng khoán đầu tư: Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư khoản dự phòng năm trước đã trích thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư. Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí hoạt động tài chính. Giá trị khoản dự phòng được hoàn nhập vào thu nhập hoạt động tài chíh. V/ Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi: 1/ Mục đích và sự cần thiết phải lập dự phòng phải thu khó đòi.  Mục đích: Dự phòng phải thu khó đòi nhăm mục đích: - Đề phòng nợ phải thu không thu hồi được khi khách hàng không có khả năng trả nợ. - Xác định giá trị thực của các khoản tiền tồn trong thanh toán khi lập báo cáo kế toán.  Sự cần thiết phải lập dự phòng phải thu khó đòi. Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh có những khoản phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ hoặc vì lý do nào đó mà không xác
  11. định được người nợ. Các khoản nợ của những khách hàng này gọi là nợ phải thu khó đòi. Để đề phòng rủi ro, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán đảm bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Vào cuối mỗi niên độ kế toán phải tính số dư nợ phải thu khó đòi do người nợ không còn khả năng thanh toán có thể xảy ra trong năm kế hoạch để tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh. 2/ Đối tượng và điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi - Phải có tên, địa chỉ nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng đơn vị hoặc người nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. - Để có căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận của đơn vị nợ hoặc người nợ về só tiền còn nợ chưa trả, bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ. - Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi là: + Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ hai năm trở lên, nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có các dấu hiệu như bỏ trón, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử ..... thì cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi. 3/ Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch của các khoản nợ và tiến hành hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi. mức lập dự phòng phải thu khó đòi không được vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ. Mức dự phòng cần lập có thể tính theo phương pháp: Cách 1: Phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu (được xác định trên cơ sở kinh nghiệm thực tế của nhiều năm hoạt động từ sự phân tích tính chất các khoản phải thu).
  12. Mức lập dự phòng Tổng doanh số Tỷ lệ phải thu phải thu khó đòi bán chịu x khó đòi ước tính = - Cách 2: Doanh nghiệp dựa trên các tài liệu hạch toán chi tiết để phân loại các khoản nợ phải thu theo thời hạn thu hồi nợ. Các khoản nợ quá hạn đ ược xem là có khả năng không đòi được nợ, nợ quá hạn càng lâu thì khả năng không đòi được nợ càng lớn. Kế toán xác định mức lập dự ph òng cần lập cho từng khoản phải thu khó đòi theo công thức: Số dự phòng Tỷ lệ không đòi Nợ phải thu cần lập = được ước tính x quá hạn. - Cách này khá sát với thực tế nợ không đòi được nhưng tốn nhiều công thức. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. 4/ Phương pháp hạch toán dự phòng phải thu khó đòi: - Tài khoản sử dụng: Để phản ánh việc lập dự phòng về các khoản nợ phải thu khó đòi có khả năng không đòi được vào cuối niên độ, kế toán sử dụng TK 139” Dự phòng phải thu khó đòi” Kết cấu tài khoản: - Bên Nợ: Hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi. - Bên Có: Trích lập số dự phòng phải thu khó đòi. - Số dư Có: Số dự phòng phải thu khó đòi hiện còn cuối kỳ.  Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán xác định số dự phòng phải thu
  13. khó đòi cần trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở cuối niên đọ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi: Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi.  Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi: Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi. Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).  Trong niên độ kế toán, các khoản nợ phải thu khó đòi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ các khoản nợ, việc xó nợ các khoản phải thu khó đòi theo chế độ tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ, ghi: Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã trích lập) Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 131: Phải thu khách hàng. Có TK 138: Phải thu khác. Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004” Nợ khó đòi khó xử lý”  Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:: Nợ TK 111.112
  14. Có TK 711: Thu nhập khác. Đồng thời ghi vào bên Có TK 004” Nợ khó đòi đã xử lý” 5/ Xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi Giá trị tổn thất thực tế của các khoản nợ không thu hồi được (là phần còn lại sau khi lấy số dư nợ phải thu ghi trên sổ kế toán trừ đi số nợ đã thu hồi được) cho phép xoá nợ doanh nghiệp hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Sau khi đã có quyết định xoá nợ, doanh nghiệp cần phải theo dõi các khoản nợ trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nừu thu hồi được thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập bất thường. VI/ Một vài ý kiến về việc xác định và lập các khoản dự phòng trong doanh nghiệp. Nhìn chung, việc xác định và lập các khoản dự phòng ở nước ta là chặt chẽ, phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của kế toán trong công việc hạch toán kế toán tại doanh nghiệp, nhưng bên cạnh đoa vẫn còn một số hạn chế. Dưới đây là một vài ý kiến nhằm giúp hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán các khoản dự phòng nói riêng. 1/ Về việc xác định và lập các khoản dự phòng đầu tư tài chính:  Sử dung các tài khoản và phương pháp hạch toán: Trong hệ thống kế toán Việt Nam, kế toán các khoản đầu tư tài chính được phản ảnh trên hai nhóm tài khoản đầu tư ngắn hạn trên tài khoản loại nhóm 1, nhóm 2 bao gồm TK 121, 129, 128, đầu tư tài chính dài hạn trên các tài khoản loại 2, nhóm 2 bao gồm các tài khoản: 221, 222, 228, 229. Việc xây dựng các tài khoản theo hai nhóm này rất thuận tiện cho việc ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên do chúng ta chỉ sử dụng một cách đánh giá duy nhất để kế toán các khoản đầu tư là giá phí đầu tư ban đầu, nên để thuận lợi cho việc ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế, ngoài các tài khoản hiện hành có thể xây dựng riêng
  15. một tài khoản để phân biệt giữa đầu tư góp vốn liên doanh và đầu tư liên kết. Ngoài những tài khoản 129, 229 còn mở rộng phạm vi hạch toán không những dự phòng cho các khoản đầu tư chứng khoán mà còn phải lập dự phòng cho cả các khoản đầu tư khác như kinh doanh bất động sản. 2/ Về việc xác định và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chế độ kế toán hiện hành chưa có qui định cụ thể hàng hoá tồn kho là hàng hoá như thế nào, do vậy trong thực tế giá trị hàng tồn kho được báo cáo tại các doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ giá trị hàng hoá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp lúc cuối kỳ. Đối với doanh nghiệp th ương mại có thể có hàng tồn kho ứ đọng trong kho do không bán được do hư hỏng, lỗi thời ...... Nếu phản ảnh cả bộ phận tồn kho này thì sẽ làm sai lệch thông tin đối với các nhà quản lý. Đối chiếu với IAS2 và kế toán hàng tồn kho của Mỹ ta thấy phạm vi của chỉ tiêu hàng tồn kho cần bổ sung thêm như: Hàng tồn kho bị hư hỏng, mất giá, lỗi thời không được tính vào giá của hàng tồn kho nếu chúng không thể bán được. Nếu số hàng này có thể bán được với giá bị giảm thì chúng sẽ được tính vào giá trị hàng tồn kho theo giá trị ròng có thể thực hiện được (giá bán ước tính - chi phí bổ sung dể hoàn thiện hàng hoá) Với qui định bổ sung này, chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính mới phản ảnh thực chất toán bộ giá trị hàng hoá của doanh nghiệp để sản sàng cho bán ra. Phần chênh lệch giữa giá gốc và giá trị ròng có thể thực hiện được sẽ được xử lý thông qua lập dự phòng. Do đó, các qui định về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của nước ta còn thiếu do trong khái niệm hàng tồn kho chúng ta không tính đến tổn thất do hàng hoá bị hư hỏng, lỗi thời không tiêu thụ được hoặc phải bỏ thêm vào chi phí để hoàn thiện hàng hoá và bán. Xác định số dự phòng cần lập: Theo chuẩn mực 03 thì việc lập dư phòng hàng tồn kho được lập khi: - Giá bán của hàng tồn kho giảm xuống.
  16. - Có tính đến tổn thất của bộ phận hàng tồn kho bị hư, lỗi thời, chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên. - Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao h ơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuóng bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Do đó, khi xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập phụ thuộc vào giá trị thuần có thể thực hiện được ước tính của từng mặt hàng tồn kho dựa trên các bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính (cuối kỳ kế toán năm). Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Ta có: Số dự phòng giảm giá Giá gốc của Giá trị thuần có thể thực Hàng tồn kho cần lập = hàng i hiện được của hàng i - i: là mặt hàng bị giảm giá (mặt hàng có giá trị thuần có thể thực hiện đ ược nhỏ hơn giá gốc). n: số mặt hàng giảm giá. Tuy nhiên, việc xác định số dự ph òng giảm giá hàng tồn kho chỉ căn cứ vào giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thôi chưa đủ, mà còn phải căn cứ vò giá thị trường của hàng tồn kho (giá thị trường là giá hiện tại mà doanh nghiệp phải trả để mua hàng, không phải là giá bán, giá này còn được gọi là giá để
  17. thay thế hàng tồn kho, trong những điều kiện mua bán bình thường), khi đó, giá trị thuần có thể thực hiện được trừ mức lãi gộp tương ứng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị hàng tồn kho được báo cáo nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thuần có thể thực hiện được. Việc xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập căn cứ vào giá trị thuần có thể thực hiện được và giá thị trường của hàng tồn kho đảm bảo một cách nhìn đúng đắn hơn về chi phí và thu nhập của doanh nghiệp tránh sự biến động lớn về chi phí và thu nhập giữa các kỳ (do trích lập và hoàn nhập dự phòng).  Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Về bản chất nội dung nghiệp vụ trích lập dự phòng, hoàn nhập dự phòng là các nghiệp vụ chỉ được phát sinh vào cuối năm khi đủ điều kiện được phép trích lập ( hàng tồn kho được quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo có giá thị trường thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) thì nghiệp vụ này về bản chất là những nghiệp vụ bất thường. Khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ thì rất có thể nguyên tăvs “ Thận trọng” trong kế toán không được đáp ứng bởi vì nếu tháng cuối năm doanhnghiệp không có sản phẩm tiêu thụ (hoặc tiêu thụ với khối lượng ít ....) thì khi đó chi phí sản xuất kinh doanh không được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả, có nghĩa là chi phí dự phòng không được thực hiện vào cuối năm. Như vậy, nếu đứng góc độ quản lý vĩ mô, cơ quan thuế khi đánh giá thành tích của doanh nghiệp, xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp th ì không ảnh hưởng (vì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động bất thường đều bằng 32%. Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ phân tích hoạt động kinh tế của từng hoạt động trong doanh nghiệp th ì đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phân tích kinh tế, ảnh hưởng đến việc tính đánh giá từng mặt hoạt động của doanh nghiệp mà nhân tố ảnh hưởng đó lại do “ qui trình hạch toán” chứ không phải do “ qui trình quản lý của doanh nghiệp”
  18. Từ sự phân tích trên, tôi nghĩ rằng phải quán triệt hơn nữ nguyên tắc “ phù hợp” và nguyên tắc “ nhất quán” trong kế toán từ đó để vừa phát huy công tác quản lý của cơ quan quản lý chức năng vừa đáp ứng được yêu cầu hạch toán và phân tích kinh tế vi mô trong các doanh nghiệp, vừa tạo điều kiện “ cần và đủ” cho nguyên tắc “ thận trọng” được thức hiện. Theo em, kế toán trích lập dự phòng, hoàn nhập dự phòng cần sử dụng TK 821 “ Chi phí bất thường” thay cho tài khoản 632” Giá vốn hàng bán” Cuối năm N, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi: Nợ TK 821: Chi phí bất thường. Có TK 159 Cuối năm N+1, hoàn nhập chênh lệch dự phòng đã trích lập từ năm trước lớn hơn mức dự phòng cần lập cho năm kế hoạch, kế toấn ghi: Nợ TK 159 Có TK 721: Thu nhập bất thường. Hoặc trích thêm số chênh lệch dự phòng đã trích lập năm trước nhỏ hơn mức dự phòng cần trích lập cho năm kế hoạch, kế toán ghi: Nợ TK 821 : Chi phí bất thường. Có TK 159 3./ Về việc xác định và lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi: Theo thông tư số 107 qui định “ Tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm”. Nhưng chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác không qui định tỷ lệ trích lập đối với những khoản nợ phải thu khó đòi và sẽ không có chuẩn mực nào khác qui định khống chế về mức lập dự phòng cho khoản nợ khó đòi. Với mục đích kiểm soát chế độ tài chính có thể có lý do để khống chế mức lập dự phòng đổi với các khoản nợ phải thu khó đòi ở một mức độ nhất định nào đó trong phạm vi tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp.
  19. Về hạch toán dự phòng phải thu khó đòi thì theo chuẩn mực kế toán số 14 và thông tư 107/BTC của Bộ tài chính, qui định thời điểm khoá sổ kế toán, nếu doanh nghiệp có khả năng bị tổn thất tài sản vì các lý do khác nhau, có đủ điều kiện theo qui định được trích trước vào chi phí hoạt đọng kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp các khoản dự phòng, nhằm giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính bù đắp các.khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, bảo to àn vốn kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp phản ảnh giá trị tài sản trên báo cáo tài chính tương đương với giá thị trường tại thời điểm báo cáo, cụ thể sẽ hạch toán khoản dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo em thì không nên để chi phí dự phòng phải thu khó đòi trong nọi dung của chi phí quản lý doanh nghiệp vì: Nếu khả năng xảy ra nợ phải thu khó đòi do các nguyên nhân ch ủ quan của các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp gây ra như chiến lược tiêu thụ sản phẩm với chính sách quá cởi mở không kiểm soát được khả năng trả nợ của khách hàng mua chịu, khách hàng mất khả năng thanh toán nhưng doanh nghiệp không kiểm soát được thì trên cơ sở ước tính tổn thất về giá trị tài sản để yêu cầu các cá nhân, tập thể bồi thường vật chất cho doanh nghiệp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý cho doanh nghiệp, chứ không nên lập dự phòng tỏn thất giá trị tài sản vì nguyên nhân chủ quan. Nếu khả năng giá trj tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất do những nguyên nhân khách quan như: khách nợ bị phá sản, giải thể, mất tích ..... Đssy là những hiện tượng bất thường có thể xảy ra cũng mang tính bất thương, cho nên việc lập dự phòng là cần thiết, nhưng nên xác định chi phí dự phòng vào nội dung của chi phí hoạt động khác, không nên tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp như một khoản chi phí thường xuyên, cần qui định thêm một tài khoản ngoài bảng để theo dõi riêng. Nếu trong thực tế phát sinh nợ khó đòi xoá sổ theo qui định phải lấy nguồn dự phòng đã trích lập để bù đắp, nếu thiếu thì hạch toán tiếp phần chênh lệch vào
  20. chi phí hoạt động khác, nếu thừa hoặc không sử dụng thì hoàn nhập tương ứng vào thu nhập khác. Hàng năm, cuối niên độ kế toán chỉ tiến hành trích lập hoặc hoàn nhập phần chênh lệch giữa số phải trích lập dự phòng cho năm kế tiếp theo với số dư còn lại của các tài khoản dự phòng, tránh tình trạng như hiện nay đã trích trùng vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi trích lập dự phòng tổn thất và khi tổn thất thực tế xảy ra (xoá sổ phải thu khó đòi) đồng thời làm tăng thu nhập khác cả khi hoàn nhập dự phòng và thu hồi được khoản nợ đòi xoá sổ, thì làm sai lệch tính hợp lý của chỉ tiêu này trong bao cáo tài chính của doanh nghiệp. Như vậy trình tự kế toán nghiệp vụ này hạch toán như sau:  Cuối niên độ kế toán trích lập số dự phòng phải thu khó đòi cho năm tiếp theo, số phải trích lập lớn hơn số dư của tài khoản TK 139 tại thời điểm đó, kế toán ghi: Nợ TK 811: Chi phí khác Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi. Đồng thời ghi Nợ TK ngoài bảng hoặc hoàn nhập phần chênh lệch do số dư của tài khoản 139 lớn hơn số phải trích lập cho năm tiếp theo theo bút toán: Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 711: Thu nhập khác  Trong kỳ,kế hoach nếu phát sinh Nợ phải thu khó đòi xoá sổ theo qui định, ghi Có tài khoản ngoài bảng, đồng thời ghi bút toán xoá số khoản nợ đoa Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 811: Chi phí khác ( nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131: Phải thu khách hàng Có TK 138: Phải thu khác 4./ Xử lý các khoản dự phòng nợ pphải thu khó đòi khi trích thêm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2