intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu máu (Kỳ 1)

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

123
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu máu là một vấn đề sức khỏe rất thường gặp. Theo y khoa, tình trạng có hồng cầu trong nước tiểu được gọi là tiểu máu. Đôi khi tiểu máu là biểu hiện của một tình trạng bệnh nặng nề của đường tiết niệu, nhưng cũng có một số trường hợp khác không nguy hiểm và có thể không cần điều trị. Các bác sĩ chỉ có thể khẳng định được tình trạng tiểu máu được gây ra bởi những nguyên nhân không nghiêm trọng sau khi khám và đánh giá bệnh nhân đầy đủ. Hệ tiết niệu bao gồm những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu máu (Kỳ 1)

  1. Tiểu máu (Kỳ 1) Tiểu máu là một vấn đề sức khỏe rất thường gặp. Theo y khoa, tình trạng có hồng cầu trong nước tiểu được gọi là tiểu máu. Đôi khi tiểu máu là biểu hiện của một tình trạng bệnh nặng nề của đường tiết niệu, nhưng cũng có một số trường hợp khác không nguy hiểm và có thể không cần điều trị. Các bác sĩ chỉ có thể khẳng định được tình trạng tiểu máu được
  2. gây ra bởi những nguyên nhân không nghiêm trọng sau khi khám và đánh giá bệnh nhân đầy đủ. Hệ tiết niệu bao gồm những bộ phận sau:  Thận: một người có 2 quả thận, chúng ở nằm ở phía sau, ở khoảng thắt lưng. Thận lọc máu cho cơ thể và sản xuất nước tiểu.  Niệu quản: Hai ống rỗng và hẹp dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
  3.  Bàng quang: hình dạng giống một quả bóng, chứa nước tiểu cho đến khi bạn có điều kiện thuận lợi có thể thải nước tiểu ra ngoài.  Niệu đạo: một ống rỗng, hẹp, mang nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Dòng nước tiểu được kiểm soát bởi các cơ thắt trong và ngoài có thể xiết và giãn xung quanh niệu đạo để giữ và thải nước tiểu ra ngoài.  Ở nam, cơ quan sinh dục và tuyến tiền liệt cũng thuộc một phần của hệ tiết niệu. Tuyến tiệt liệt bao bọc xung quanh niệu đạo. Nó tập hợp những tuyến tiết ra một chất dịch là thành phần của tinh dịch. Tuyến tiền liệt sẽ trở nên to hơn khi lớn tuổi. Máu trong nước tiểu không phải lúc nào cũng nhìn thấy được bằng mắt thường. Nếu lượng máu nhỏ, nước tiểu trông có vẻ bình thường. Trường hợp này được gọi là tiểu máu vi thể vì những hồng cầu chỉ có thể nhận thấy được qua kính hiển vi, thường được tình cờ phát hiện ra khi bệnh nhân xét nghiệm nước tiểu vì những nguyên nhân khác. Khi số lượng hồng cầu đủ để có thể nhìn thấy được, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, đỏ hoặc màu nâu đậm ( như trà hoặc cola). Đây được gọi là tiểu máu đại thể.
  4. Chỉ cần một lượng máu nhỏ trong nước tiểu là đủ có thể nhìn thấy được – khoảng 1/5 muỗng trà trong khoảng nửa lít nước tiểu. Một lượng nhỏ máu trong nước tiểu là bình thường. Trung bình ở một người khỏe mạnh không có vấn đề về đường niệu tiết ra khoảng 1,000 hồng cầu trong nước tiểu mỗi ngày. Với số lượng này thì không thể nhìn thấy bằng mắt thường được và cũng không được xem là tiểu máu. Tình trạng máu xuất hiện với số lượng bất thường trong nước tiểu có thể cấp tính (mới, xảy ra đột ngột) hoặc mạn tính (đang diễn ra, trong một thời gian dài). Tiểu máu cấp tính có thể xuất hiện một lần duy nhất hoặc cũng có thể tái phát nhiều lần. Thỉnh thoảng nước tiểu có thể có màu như tiểu máu nhưng thật sự trong nước tiểu không có hồng cầu mà là do thức ăn hoặc thuốc làm đổi màu nước tiểu. Trên 10% dân số bị tiểu máu và khoảng 3% phát triển thành tiểu máu đại thể.  Phụ nữ thường bị tiểu máu nhiều hơn nam giới vì phụ nữ dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn.  Người lớn tuổi đặc biệt là nam giới tiểu máu nhiều hơn vì họ sử dụng nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến thận và kích thích đường niệu, sự to lên của tiền liệt tuyến hoặc ung thư.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2