intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can trong bối cảnh văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm mục đích khai thác tác phẩm ở các góc độ trên để thấy được nét riêng trong phong cách của Mạc Can, một cây bút đã góp phần làm phong phú thêm diện mạo của bức tranh tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can trong bối cảnh văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI

Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 106 - 114<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> TIỂU THUYẾT TẤM VÁN PHÓNG DAO CỦA MẠC CAN TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC<br /> VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XX ĐẦU THẾ KỶ XXI<br /> Ngô Thị Hy1<br /> 1<br /> <br /> ThS. Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang<br /> <br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 28/02/14<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 19/04/14<br /> Ngày chấp nhận đăng:<br /> 30/07/14<br /> Title:<br /> The novel Tam Van Phong<br /> Dao by Mac Can in the<br /> background of Vietnamese<br /> literature in the late 20th<br /> century and in the early 21th<br /> century<br /> Từ khóa:<br /> Cái nhìn nghệ thuật, dòng ý<br /> thức, độc thoại nội tâm, giọng<br /> điệu, lời văn nghệ thuật, nghệ<br /> thuật kể chuyện, ngôi kể, sự<br /> kiện<br /> Keywords:<br /> Artistic points of view,<br /> innezrmost feelings, the art of<br /> storytelling, the person telling<br /> the story, introspective<br /> soliloquy, artistic language,<br /> tongue, events<br /> <br /> ABSTRACT<br /> Tam van phong dao written by Mac Can is the novel that won a prize in the novel<br /> award contest hold by the Vietnamese Literature League in 2005. This novel is<br /> successful so it has received a lot of positive reader feedbacks in recent years.<br /> The novel not only has a remarkable humanistic meaning but also reflects the life<br /> in Southern region of Vietnam in a particular stage. Although Mac Can still has<br /> not stood out from the other writers in the phase of the literature development,<br /> within Tam van phong dao, readers have recognized him due to his flexible and<br /> natural writing style, affected by his own unheard-of writing techniques, which<br /> are exposed through many aspects including the artistic points of view on human<br /> beings, story structure, art of telling story, art of using soliloquy and<br /> introspective dialogues, tongue and language, etc. This study aims to analyze this<br /> literary work based on those aspects in order to figure out the unique features in<br /> the writing style of Mac Can, who has helped to enrich the physiognomy of<br /> fiction in the early XXI century.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Tấm ván phóng dao của Mạc Can là tiểu thuyết đạt giải A trong cuộc thi viết tiểu<br /> thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2005. Đây là một tiểu thuyết<br /> thành công tạo nên một tiếng vang tốt từ người đọc những năm gần đây. Tác<br /> phẩm mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phản ánh được cuộc sống của con<br /> người một thời ở vùng đất Nam Bộ. Mạc Can tuy không phải là tác giả nổi bật<br /> trong giai đoạn văn học hiện nay nhưng với tiểu thuyết Tấm ván phóng dao,<br /> người ta đã biết đến ông với lối viết linh hoạt tự nhiên theo một kỹ thuật riêng,<br /> bộc lộ ở nhiều khía cạnh như: cái nhìn nghệ thuật về con người, cấu trúc truyện,<br /> nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng độc thoại và đối thoại nội tâm, giọng<br /> điệu và ngôn ngữ… Nghiên cứu nhằm mục đích khai thác tác phẩm ở các góc độ<br /> trên để thấy được nét riêng trong phong cách của Mạc Can, một cây bút đã góp<br /> phần làm phong phú thêm diện mạo của bức tranh tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI.<br /> <br /> Việt Nam thế kỷ XX trở đi. Mỗi cây bút ở các góc<br /> độ khác nhau đã góp thêm vào sự đổi mới văn học<br /> những tiếng nói riêng, làm nên sự phong phú, đa<br /> dạng của nền văn học thời kỳ đổi mới.<br /> <br /> DẪN NHẬP<br /> Văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XX đến nay đã<br /> có nhiều đổi mới so với văn học giai đoạn trước<br /> đó với nhiều tên tuổi nổi bật như Phạm Thị Hoài,<br /> Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình<br /> Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn<br /> Ngọc Tư,… Những tác phẩm của các cây bút này<br /> đã góp phần tạo nên bước ngoặt quan trọng của<br /> văn học trên đà phát triển của tiến trình văn học<br /> <br /> Mạc Can không phải là một tác giả nổi bật với<br /> nhiều đột phá ở lĩnh vực tiểu thuyết và riêng Tấm<br /> ván phóng dao cũng không phải được viết theo kỹ<br /> thuật hoàn toàn mới mẻ như nhiều cây bút khác<br /> cùng thời nhưng với một kỹ thuật riêng, ông đã<br /> 106<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 106 - 114<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> thể hiện một phong cách viết truyện khá độc đáo<br /> hòa theo xu hướng đổi mới của văn học Việt Nam<br /> ở giai đoạn từ cuối thế kỷ XX đến nay. Điều này<br /> bộc lộ ở các góc độ: cái nhìn nghệ thuật về con<br /> người, cấu trúc truyện, nghệ thuật kể truyện,<br /> giọng điệu, ngôn ngữ… Trong phạm vi bài viết<br /> này, chúng tôi chỉ đề cập đến vài khía cạnh nổi<br /> bật của tác phẩm.<br /> <br /> đứng trước tấm ván và anh ba ở phía sau vịn tấm<br /> ván đã làm nên câu chuyện và chuyển tải cảm<br /> hứng chủ đạo của tác phẩm.<br /> Người anh hai trong con mắt đứa em trai dị tật<br /> đẹp như “một vị hoàng tử” nhưng cũng phải chịu<br /> cảnh đói khổ cùng cực như mọi người. Người anh<br /> điển trai này phải làm trò mua vui khán giả bằng<br /> màn phóng dao đầy tài hoa. Công việc của anh hai<br /> hàng đêm là phải phóng những lưỡi dao bén ngót<br /> về phía tấm ván mà ở đó có đứa em gái của mình<br /> đang đứng. Do công việc quá nguy hiểm, anh phải<br /> tuân thủ một kỷ luật của riêng mình, một kỷ luật<br /> quá nghiêm ngặt để phải thật tỉnh táo khi đối diện<br /> với nó. Và điều tối kỵ đối với anh là không được<br /> mất tập trung dù chỉ là một phút. Anh dường như<br /> không có cả quyền để mơ mộng. Thật không có gì<br /> tội nghiệp hơn khi anh không thể tìm kiếm cho<br /> mình một giấc mơ giữa cuộc đời quá nhiều cay<br /> đắng: “Anh nghèo tới nỗi không có được một góc<br /> tư giấc mơ, người nào mà không có một ít mơ<br /> mộng dù cho hão huyền, để tự an ủi mình, nó như<br /> cái bánh ngọt ngào trong cõi đời quá đắng…”.<br /> Câu hỏi của anh đối với em trai của mình thật lạ<br /> mà cũng biết bao xót xa thương cảm: “Làm cách<br /> nào mà người ta tìm được một vài giấc chiêm<br /> bao?”. Không được quyền mơ mộng nhưng khi<br /> tìm được một tình yêu riêng tư thì đó cũng là lúc<br /> bi kịch bắt đầu với anh. Đau buồn vì biết được gia<br /> đình Phương, người anh yêu, bắt cô về nhà để lấy<br /> chồng, anh đã phân tâm khi phóng dao. Và lần<br /> phân tâm duy nhất trong cuộc đời lãng tử phóng<br /> dao đã dẫn anh đến việc vô tình sát thương em<br /> gái. Điều ấy đã để lại cho anh niềm ray rứt suốt<br /> đời.<br /> <br /> 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ CON<br /> NGƯỜI<br /> Nửa cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI, xuất<br /> phát từ nhu cầu thẩm mỹ mới của công chúng và<br /> sự tìm tòi, đổi mới của nhà văn trong việc nhận<br /> thức và thể hiện cuộc sống, cái nhìn nghệ thuật về<br /> con người cũng có nhiều đổi mới so với giai đoạn<br /> trước đó. Con người với bản chất đa dạng, phức<br /> tạp được khai thác ở mọi góc độ, đa chiều hơn<br /> chứ không giản đơn một chiều. Điều này thực ra<br /> cũng đã được các cây bút như Nguyễn Khải,<br /> Nguyễn Minh Châu,… thể hiện với những tác<br /> phẩm được viết sau năm 1975. Giai đoạn tiếp theo<br /> các nhà văn khác như Bảo Ninh, Nguyễn Huy<br /> Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư…<br /> tiếp tục thể hiện sự khám phá con người trong cái<br /> nhìn đa chiều. Những số phận con người với mọi<br /> bi kịch, những trăn trở, nghĩ suy của con người…<br /> đều được khai thác sâu ở mọi hoàn cảnh, tình<br /> huống. Viết Tấm ván phóng dao vào những năm<br /> đầu thế kỷ XXI, cái nhìn về con người của Mạc<br /> Can cũng thể hiện điểm chung đó. Con người cá<br /> nhân đa diện, đa chiều phức tạp với những suy tư<br /> chiêm nghiệm về cuộc đời và phức hợp những<br /> cảm xúc trĩu nặng buồn đau, nhớ thương, trăn trở,<br /> ước mơ, dằn vặt… là đối tượng chú ý khai thác<br /> của nhà văn. Thế giới nghệ thuật, vì thế thu gọn<br /> vào số phận con người trong đó có không gian tái<br /> hiện hiện thực khắc nghiệt của cuộc mưu sinh ở<br /> một miền đất Nam Bộ. Xen vào đó là những<br /> khoảng lặng, những góc khuất trong thế giới tâm<br /> tư sâu kín của nhân vật.<br /> <br /> Cô đào phóng dao là cô em gái đáng thương, hiện<br /> thân cho số phận những con người hàng ngày phải<br /> đem thân mình để làm vật hy sinh, hứng chịu<br /> những mũi dao oan nghiệt, luôn luôn phải đối<br /> diện với nguy hiểm. Cô bé tội nghiệp vì cuộc mưu<br /> sinh của gia đình, ngay từ nhỏ đã đứng trước tấm<br /> ván cho tới khi đã qua hết thời con gái. Cô đã trở<br /> thành một cô đào cho một màn biểu diễn nguy<br /> hiểm đến tính mạng do chính anh hai thực hiện.<br /> Cuối cùng cô đã bị lưỡi dao oan nghiệt chém vào<br /> sau gáy, nơi chứa nhiều ký ức, nhiều suy nghĩ<br /> nhất nên về già những ký ức đó khi còn khi mất,<br /> phải sống cô đơn với bộ não trẻ con. Thường<br /> xuyên đứng trước nguy hiểm, cô gái cũng biết sợ<br /> nhưng không ai có thể thay đổi vị trí - như đang<br /> chờ đợi tử hình - của cô hàng đêm dưới ánh đèn<br /> sân khấu. Mọi chuyện rồi cũng sẽ trở thành thói<br /> <br /> Lấy cảm hứng chủ đạo là thân phận con người<br /> trong cuộc sống nghèo khổ bất công một thời, tác<br /> phẩm đã tái hiện những số phận đầy bi kịch của<br /> những thành viên trong một gia đình sống bằng<br /> nghề xiếc rong rày đây mai đó. Con người cá<br /> nhân ở đây được đặt trong những mối quan hệ đời<br /> thường qua đó có thể cảm nhận được bi kịch cuộc<br /> đời của những “con người cô đơn” ngay trong<br /> chính cuộc sống của họ. Trong đó ba nhân vật<br /> chính: người anh hai phóng dao, đứa em gái nhỏ<br /> 107<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 106 - 114<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> quen, chỉ có người trong cuộc mới hiểu thấu nỗi<br /> khổ, nỗi lo sợ hàng đêm của mình mỗi lần tới màn<br /> biểu diễn phóng dao. Thường xuyên đứng trước<br /> nguy hiểm, nên hình thể cô bé khô cằn, không ra<br /> dáng thiếu nữ, ở tuổi mười bốn, mười lăm, những<br /> đứa con gái khác đã trổ mã nhưng nó vẫn như đứa<br /> trẻ con, lại có vẻ “già” trước tuổi. Công việc đã<br /> làm cho cô gái chỉ có đôi mắt là cử động như đang<br /> trông chừng những lưỡi dao xé gió lướt về mình,<br /> còn toàn thân thì bất động. Sau đêm diễn kinh<br /> hoàng, cô gái đã trúng lưỡi dao oan nghiệt của<br /> anh trai để rồi về già trông giống như “một đứa<br /> già cỗi suy dinh dưỡng, héo hắt, gầy nhom” và<br /> đặc biệt là vẫn luôn có bản năng né tránh mũi dao<br /> tưởng tượng có thể hướng về mình. Nỗi lo sợ<br /> hàng ngày cũng đã làm nên những thói quen trong<br /> sinh hoạt của cô khiến cô gái lúc nào cũng lẻ loi<br /> cô độc ngồi trong bóng tối với xâu chuỗi cầu kinh.<br /> <br /> đứa em gái tội nghiệp. Cũng như em gái, lúc nào<br /> anh cũng có những hành động bản năng như<br /> muốn đỡ những lưỡi dao vô hình nào đó đang<br /> hướng về phía mình. Cứ mỗi lần nhìn tấm ván,<br /> đứng vịn nó hàng đêm, anh đều cảm nhận dường<br /> như nó cũng mang đầy thương tích như nỗi đau<br /> của con người, nỗi đau cứ trở đi trở lại trong suốt<br /> cuộc đời của anh. Những câu hỏi “tại sao” cứ lặp<br /> đi lặp lại như những lời tự vấn đau thương và cuối<br /> cùng lắng đọng lại thành những suy tư day dứt.<br /> Qua số phận bi kịch của con người trong tác<br /> phẩm, có thể thấy vai trò quan trọng của hoàn<br /> cảnh đối với mỗi cá nhân. Đó là sự đói nghèo, là<br /> những cuộc mưu sinh đầy gian khổ và còn là cả<br /> một môi trường sống có phần lạnh lùng của con<br /> người khi họ bàng quan vô tâm trước nỗi khổ của<br /> người khác. Phải chăng vì điều này mà nhân vật<br /> chính đã luôn trăn trở: “Sự vô tâm bàng quan ẩn<br /> náu trong từng con người như một con vi trùng,<br /> hay con rắn nằm êm dưới lớp lá mục” và đôi khi<br /> sự vô tâm ấy có thể thỏa hiệp với cái xấu, cái ác<br /> để dẫn con người yếu thế đến bi kịch. Nhưng mặt<br /> khác cũng có thể thấy chính con người cũng<br /> không dũng cảm để thoát ra khỏi hoàn cảnh. Họ lẻ<br /> loi quá và thật đáng thương khi họ đã cố thoát<br /> nhưng thể thoát khỏi hoàn cảnh. Người anh phóng<br /> dao bề ngoài có vẻ lạnh lùng, trầm tĩnh, ít nói để<br /> che giấu điều khổ tâm mà anh phải cố chịu đựng<br /> và “quen chịu đựng… khi nhìn thấy nỗi khổ của<br /> người khác”. Cô em gái thì mang một nỗi đau<br /> trong tâm hồn, với câu hỏi mãi mãi nằm sâu trong<br /> cõi im lặng mà nhiều lần muốn hỏi nhưng cô đã<br /> không dám hỏi mẹ: “Sao em là con gái của Mẹ mà<br /> Mẹ không nói một lời với Cha đừng để con mình<br /> đứng trước tấm ván phóng dao, em không hiểu?”.<br /> Anh Ba thì thương em gái, nhiều lần anh muốn<br /> nói với cha cái điều anh luôn chất chứa trong lòng<br /> như một ám ảnh triền miên về bi kịch đau thương<br /> có thể sẽ xảy ra và muốn khuyên cha bỏ nghề.<br /> Nhưng anh đã không nói được điều ấy để rồi cứ<br /> hàng đêm phải chứng kiến cảnh những lưỡi dao<br /> nguy hiểm phóng về phía em gái trong nỗi đau xót<br /> đứt ruột của chính mình và cả trong những dằn vặt<br /> đau thương: “Giờ đây tôi đã biến thành kẻ lưu đày<br /> u tối, trong tiềm thức, tâm linh tôi như sương<br /> khói, nó cho thấy tôi là kẻ tội đồ, một kẻ thủ ác”.<br /> Cứ thế mỗi con người cứ phải chịu đựng nỗi đau<br /> của số phận và họ đã luôn cảm thấy lẻ loi, cô độc<br /> ngay trong chính cuộc sống của họ. Cái nhìn về<br /> con người trong toàn bộ tính phức tạp và phong<br /> phú của nó không phải là hoàn toàn mới mẻ trong<br /> <br /> Anh Ba là một nhân vật nằm trong “bộ ba bi<br /> kịch”, một người thường được người khác gọi là<br /> “người cõi trên”, còn mình thì tự nhận là một con<br /> người “dị tật có một trái tim quá lớn” lúc nào<br /> cũng suy tư, cô đơn và trăn trở với câu hỏi lớn<br /> lao“ tại sao” khi cuộc sống xung quanh luôn có<br /> bao điều khiến anh suy tư và mơ ước. Trong anh<br /> luôn khắc khoải bởi những câu hỏi mà anh biết<br /> rằng chính anh cũng không trả lời được. Trong<br /> lòng anh hằn sâu một nỗi khổ, không phải khổ vì<br /> nghèo đói mà khổ vì trái tim luôn thổn thức trước<br /> những nỗi đau của cuộc đời: “Trong cuộc sống<br /> trôi giạt, giả thật, qua nhiều năm tháng, điều tôi<br /> khổ nhứt là trái tim quá đỗi nhạy cảm của tôi, nó<br /> thổn thức từ khi tôi chưa đủ hình hài, trôi theo tôi<br /> sau chiếc ghe hát, trên những dòng sông là tấm<br /> ván phóng dao đầy thương tích như nỗi đau của<br /> kiếp người”.<br /> Nếu người anh trai tài hoa nghèo đến nỗi không<br /> có cả giấc mơ thì người anh Ba này chỉ có tấm<br /> ván dày cộm như tấm hòm dưới lưng là bạn. Suốt<br /> cuộc đời thơ bé đến lúc trưởng thành, anh Ba gắn<br /> liền với tấm ván. Nó là bạn, là chiếc giường ngủ,<br /> nó còn là món nợ đời. Nó đem đến cho anh những<br /> giây phút êm đềm khi thả nó xuống nước tập bơi.<br /> Nó cũng đem đến cho anh những giấc mơ đẹp<br /> được đến trường khi anh ngả lưng xuống nó trong<br /> những đêm lạnh. Nhưng nó còn là nỗi ám ảnh<br /> triền miên trong anh. Lưng anh như gù đi vì luôn<br /> luôn phải vác món nợ truyền kiếp này đến mức<br /> anh không lớn nổi dù năm tháng có đi qua. Anh<br /> sợ nhất là khi hàng đêm phải đứng sau nó vịn cho<br /> anh trai phóng những lưỡi dao sáng loáng về phía<br /> 108<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 106 - 114<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> văn chương đương đại. Khi “Tướng về hưu” của<br /> Nguyễn Huy Thiệp ra đời, người đọc cũng nhận<br /> ra nhân vật Thuấn cũng là một dạng “con người<br /> cô độc”. Một vị tướng lẫy lừng trận mạc mà khi<br /> trở về đời thường đã không thể nào hòa hợp với<br /> lối sống quá thực dụng, tàn nhẫn của người thân.<br /> Hay nhân vật Nương, Điền trong Cánh đồng bất<br /> tận của Nguyễn Ngọc Tư cũng đã phải sống lẻ loi<br /> như vậy với bi kịch cuộc đời đầy đau thương…<br /> Trong khi văn học hiện tại có xu hướng hướng sự<br /> chú ý đến thân phận con người ở mọi góc độ đa<br /> diện đa chiều thì cái nhìn về con người của Mạc<br /> Can cũng đã góp phần làm cho người đọc chú ý<br /> hơn đến những số phận đặc biệt trong cuộc sống.<br /> <br /> ngôi trường làng với tiếng trống thôi thúc vui tai.<br /> Một mảnh sân chơi dưới tàn cây bàng lớn, tấm<br /> bảng đen trên tường. Tôi luôn thấy tôi ngồi cạnh<br /> nhiều đứa bạn… tưởng tượng, ê a tập đánh vần”.<br /> Có lẽ vì khát khao được học nên trong giấc mơ<br /> của nhân vật này “chỉ có chữ” và anh đã “khát<br /> chữ đến điên cuồng”. Vậy mà nhân vật chỉ được<br /> học trong… giấc mơ. Trong những giấc mơ đó,<br /> anh đã thuộc và viết rất nhiều chữ dù trong thực tế<br /> anh không được học một chữ nào. Nhưng có lúc<br /> nào anh có được một giấc mơ trọn vẹn? Khi giấc<br /> mơ đang ở đoạn đẹp nhất thì anh đã bị đánh thức<br /> bởi bà hàng thịt, vì lẽ anh đã gác cái tấm ván lên<br /> sạp của bà để ngủ. Anh ngơ ngác nhận ra rằng tất<br /> cả chỉ là hư không “Một cõi thiên đường trong mơ<br /> đã mất, trường học của tôi đâu mà tôi còn lẩm<br /> bẩm đánh vần? Tôi cố nhớ lại những dòng chữ đã<br /> học. Nó nhạt nhòa trong nắng đỏ mưa dầm của<br /> những chuyến đi dài thăm thẳm. Ngôi trường thân<br /> yêu của tôi, cây bàng, tiếng trống, bạn bè, chỉ là<br /> trong hư không”.<br /> <br /> 2. SỰ HÒA QUYỆN, ĐAN XEN GIỮA SỰ<br /> KIỆN VÀ DÒNG Ý THỨC, HIỆN THỰC VÀ<br /> DÒNG Ý THỨC, HIỆN THỰC VÀ GIẤC MƠ,<br /> YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH<br /> Nhân vật trong Tấm ván phóng dao thường xuyên<br /> mang cảm giác cô đơn, xa lạ ngay chính trong<br /> cuộc sống của mình. Thực tại khắc nghiệt đã làm<br /> cho nhân vật luôn ý thức về sự xa cách của mình<br /> đối với môi trường xung quanh và luôn tự đặt ra<br /> câu hỏi “tại sao”. Trong hoàn cảnh như vậy, giấc<br /> mơ chính là nơi nhân vật giải tỏa những ức chế từ<br /> cuộc sống. Nó như là một lối thoát khi nhân vật<br /> thất vọng và bất lực bế tắc trong cuộc sống. Hiện<br /> thực khắc nghiệt đã thường xuyên ám ảnh nhân<br /> vật tạo nên những ẩn ức tâm lý dồn nén lâu dài<br /> trong vô thức. Anh Ba chứng kiến sự nguy hiểm<br /> có thể xảy ra đối với đứa em gái bất cứ lúc nào<br /> nhưng anh bất lực không thể thay đổi tình trạng<br /> này. Những giấc mơ thường xuyên đến trong giấc<br /> ngủ của anh. Có lẽ cũng ít có nhân vật nào hay<br /> mơ như vậy. Những giấc mơ ấy chứa đựng những<br /> mong muốn khao khát được giải thoát khỏi hoàn<br /> cảnh bằng cách này hay cách khác. Nhân vật mơ<br /> nhiều nhất là được tới trường học, giấc mơ thật<br /> đẹp, nó ẩn chứa khát khao của một con người<br /> suốt đời sống cuộc sống trôi sông lạc chợ, khát<br /> khao có được những khoảnh khắc sống như<br /> những đứa trẻ bình thường, như chính nhân vật<br /> thổ lộ: “tôi khát chữ đến điên cuồng”. Giấc mơ<br /> tương phản hoàn toàn với hiện thực khắc nghiệt<br /> mà hàng ngày nhân vật phải đối mặt. Trong giấc<br /> mơ đó, nhân vật đã cảm nhận một không gian<br /> huyền ảo như “một cõi thiên đường” :<br /> <br /> Cũng có những giấc mơ dữ, khủng khiếp và<br /> hoảng loạn đến với nhân vật như là dự cảm về<br /> những bi kịch có thể xảy ra trong trò chơi phóng<br /> dao đầy nguy hiểm:<br /> “… Anh ném những lưỡi dao nhọn về phía em tôi,<br /> nó ôm mặt khóc, bất ngờ tôi xô ngã tấm ván, xông<br /> tới dùng thân của mình che em tôi lại, những lưỡi<br /> dao bay tới loang loáng như tên bắn, tôi chộp lấy<br /> những lưỡi dao, chợt thấy đau nhói, một lưỡi dao<br /> cắm vào tim tôi, tôi thấy tôi chết…”.<br /> Rõ ràng những ám ảnh từ hiện thực khủng khiếp<br /> đã tràn vào trong tâm thức nhân vật chuyển hóa<br /> thành những giấc mơ, những giấc mơ gắn với hiện<br /> thực đau buồn. Có lẽ vì thế trong những giấc mơ<br /> dữ, nhân vật cũng nghe thấy “tiếng rít của những<br /> lưỡi dao, cũng đau nhói tim, tệ nhất khi thức cũng<br /> còn đau”. Thậm chí có lúc trong giấc mơ, nhân<br /> vật đã nghĩ “trong tiềm thức, tôi đã giết anh tôi,<br /> tôi đã giết người”.<br /> Chú ý thuật kể những giấc mơ xen kẽ với dòng<br /> chảy của hiện thực cuộc sống, nhà văn muốn soi<br /> rõ hơn vào con người bên trong của nhân vật –<br /> con người với bao khát vọng, trăn trở, suy tư cùng<br /> những nỗi ám ảnh khủng khiếp từ hiện thực đã tác<br /> động đến nhân vật.<br /> <br /> “Tôi mơ nhiều nhất là được tới trường học, mà<br /> suốt cuộc đời trôi sông lạc chợ của tôi, tôi thường<br /> thấy ở nhiều thị trấn hay những làng quê, đó là<br /> <br /> Truyện được kể theo dòng hoài niệm của nhân vật<br /> nên sự kiện được tái hiện đan xen dòng ý thức với<br /> những suy tư, trăn trở nhân vật. Sự kiện được kể<br /> 109<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 106 - 114<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> dắt người đọc theo đường dây sự kiện vừa mở ra<br /> một thế giới tâm hồn để người đọc hiểu rõ hơn<br /> cảm xúc suy tư của người kể. Kết cấu như thế<br /> không phải là mới khi trước đó không lâu một số<br /> tiểu thuyết của các nhà văn khác, tiêu biểu là Nỗi<br /> buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu 1987)<br /> cũng thể hiện lối xây dựng kết cấu này. Điều quan<br /> trọng là Mạc Can đã hòa theo dòng chảy của xu<br /> hướng đổi mới văn học để đáp ứng nhu cầu và thị<br /> hiếu thẩm mỹ của người đọc hiện đại.<br /> <br /> vì thế không phải là sự việc hoàn chỉnh mà chỉ là<br /> những mảnh ghép và dòng ý thức của nhân vật<br /> thường xuyên đan xen làm phá vỡ tính liên tục<br /> của sự việc. Khác với tiểu thuyết truyền thống, cốt<br /> truyện sự kiện thường đóng vai trò độc tôn, ở Tấm<br /> ván phóng dao dòng tâm lý nhân vật cũng chiếm<br /> một vị trí quan trọng chi phối mạnh mẽ đến cấu<br /> trúc tác phẩm. Ngay vào đầu truyện, thay vì kể<br /> câu chuyện lại là những dòng tâm tình tràn đầy<br /> cảm xúc và lắng đọng suy tư day dứt về kiếp<br /> người khi nhân vật đã trải qua một quãng thời<br /> gian dài sống phiêu linh trong gánh xiếc rong:<br /> <br /> 3. NGƯỜI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN<br /> THUẬT, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỐI THOẠI NỘI<br /> TÂM<br /> <br /> “Không có gì làm tôi sợ hơn là cơn mưa lúc nửa<br /> đêm, vì với riêng tôi, nhìn giọt mưa rơi long lanh,<br /> nghe tiếng mưa rì rào, tí tách, chẳng khác nào<br /> những lời thì thầm bên tai, nhắc nhở lại quá nhiều<br /> nỗi buồn của cuộc đời đã qua…<br /> <br /> Câu chuyện trong Tấm ván phóng dao được kể<br /> bằng một lối kể chuyện khá độc đáo. Cốt truyện<br /> không theo trật tự biên niên mà phá vỡ tính tuyến<br /> tính và tính thống nhất về thời gian của cốt truyện<br /> truyền thống. Cốt truyện của tiểu thuyết xoay<br /> quanh hai tuyến: sự kiện và dòng hồi ức. Tuyến<br /> sự kiện mở ra một câu chuyện thế sự về cuộc đời<br /> của những con người trôi dạt phiêu linh về cơm<br /> áo ở Nam Bộ một thời. Chen vào đó là mảng hồi<br /> ức tâm tình đầy xúc cảm bất chợt từ phía người<br /> kể. Hai tuyến cốt truyện này hòa quyện, đan xen<br /> hầu như không theo một trật tự nào. Sự kiện, biến<br /> cố đã khơi gợi những hồi ức suy tư miên man<br /> không dứt và trong dòng hồi ức suy tư ấy, sự kiện<br /> lại hiện về chắp nối quá khứ với hiện tại và góp<br /> phần dẫn dắt câu chuyện. Câu chuyện cứ thế dần<br /> được mở ra. Thủ pháp đồng hiện do đó đã được<br /> tác giả sử dụng có hiệu quả. Giữa những sự kiện<br /> được kể, hồi ức về quá khứ cứ ùa về chen ngang<br /> dòng tự sự. Vì thế giữa các đoạn không có tính<br /> liên tục, liền kề, kết dính về mặt trình tự theo tính<br /> nhân quả. Tác giả dường như không hề dụng công<br /> để sắp xếp câu chuyện theo trình tự trước sau. Câu<br /> chuyện cứ tự nhiên chảy trôi theo dòng hồi ức của<br /> nhân vật. Toàn bộ sự kiện đã được khúc xạ qua<br /> cái nhìn, cách cảm nhận chủ quan và đã được chắt<br /> lọc qua tâm hồn đa cảm, đầy suy tư của người kể.<br /> Qua màn sương tâm tình của người kể, người đọc<br /> hiểu được những cảm xúc, suy tư và những trăn<br /> trở của nhân vật về kiếp người. Có lúc dòng chảy<br /> nội tâm đã trở thành đối tượng chính cho việc trần<br /> thuật và câu chuyện đã được dẫn dắt theo mạch<br /> độc thoại nội tâm trữ tình, lắng đọng chất suy tư.<br /> Sự kiện cũng được kể lại từ đó. Các sự kiện đã<br /> gắn kết với nhau từ những mảnh ghép rải rác suốt<br /> câu chuyện, trong đó có sự kiện được nói tới trong<br /> những cuộc đối thoại về sau của hai anh em, trong<br /> hồi tưởng của anh Ba và cả những mảnh hồi ức<br /> <br /> …Cha mẹ tôi cứ mãi lang thang, chúng tôi không<br /> có tương lai, sống rày đây mai đó, biết khi nào có<br /> được mái nhà, được về nhà. Cuối trời một màu<br /> mây biếc, màu tím pha chút xanh lam lạnh nhạt,<br /> lúc sau ửng hồng một ngày mới, trên những chiếc<br /> lá non còn long lanh giọt mưa khuya, còn ngày<br /> hôm qua ư, đã chết đi rồi…”<br /> Và trong suốt câu chuyện, 2 yếu tố tự sự và trữ<br /> tình luôn đan xen nên mạch truyện thường đứt<br /> gãy, không liên tục, nhịp điệu kể chuyện cũng<br /> chậm rãi, cốt truyện có lúc được nới lỏng, kéo<br /> giãn. Câu chuyện tái hiện cuộc mưu sinh đầy vất<br /> vả, của con người nhưng trong bức tranh khắc<br /> nghiệt đó đôi lúc cũng chen vào những hình ảnh<br /> đầy chất thơ:<br /> “…Chiếc xe lãng tử vẫn trôi đi trên con đường<br /> hun hút, trăng khuya bàng bạc khắp thôn làng say<br /> ngủ, ánh đèn nhà ai tù mù sau lũy tre đen ngòm,<br /> một vài thị trấn ven đường mái ngói rêu phong…<br /> Gánh hát di chuyển mọi nơi chỉ có một chiếc xe,<br /> mọi người chen chúc với những đồ vật biểu diễn.<br /> Tôi thả người nằm trên tấm ván phóng dao nhìn<br /> trời cao vời vợi. Mảnh trăng trôi theo chúng tôi,<br /> hay là đứng yên một nơi. Dải ngân hà lấp lánh<br /> như mọi đêm trăng sáng…”<br /> Sự hòa quyện đan xen giữa sự kiện và dòng ý<br /> thức, hiện thực và giấc mơ, tự sự và trữ tình tạo<br /> cho câu chuyện một trật tự riêng, trật tự của sự<br /> trần thuật chứ không phải là trật tự của chuỗi sự<br /> kiện tự nhiên. Điều này chi phối rõ rệt đến cấu<br /> trúc tác phẩm làm nên nét đặc biệt của kết cấu<br /> truyện. Với một cấu trúc như thế, tác giả vừa dẫn<br /> 110<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2