intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TILDIEM (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TƯƠNG TÁC THUỐC Chống chỉ định phối hợp : - Dantrolene (tiêm truyền), do thận trọng : ở động vật, một số trường hợp rung thất gây tử vong đã được ghi nhận khi dùng chung verapamil và dantrolene đường tĩnh mạch. Do đó việc phối hợp thuốc ức chế calci và dantrolene là có thể gây nguy hiểm. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã được điều trị đồng thời bằng nifedipine và dantrolene mà không bị bất lợi gì. Không nên phối hợp : - Esmolol (trường hợp bị hỏng chức năng của thất trái) : rối loạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TILDIEM (Kỳ 2)

  1. TILDIEM (Kỳ 2) TƯƠNG TÁC THUỐC Chống chỉ định phối hợp : - Dantrolene (tiêm truyền), do thận trọng : ở động vật, một số trường hợp rung thất gây tử vong đã được ghi nhận khi dùng chung verapamil và dantrolene đường tĩnh mạch. Do đó việc phối hợp thuốc ức chế calci và dantrolene là có thể gây nguy hiểm. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã được điều trị đồng thời bằng nifedipine và dantrolene mà không bị bất lợi gì. Không nên phối hợp : - Esmolol (trường hợp bị hỏng chức năng của thất trái) : rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). - Thuốc chống loạn nhịp : diltiazem có các đặc tính của thuốc chống loạn nhịp, và trên phương diện tương tác thuốc nó được xem như là một thuốc thuộc
  2. nhóm này. Do đó không nên kê toa chung vì có thể làm tăng các tác dụng ngoại ý do phối hợp tác dụng. Nếu phải phối hợp thì cần phải đặc biệt thận trọng, tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra điện tâm đồ. Thận trọng khi phối hợp : - Thuốc chẹn a : tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế nặng. Nếu phải phối hợp thì tăng cường theo dõi các dấu hiệu của hạ huyết áp tư thế trong những giờ đầu dùng thuốc chẹn a và nhất là trong thời gian đầu điều trị. - Amiodarone : tăng nguy cơ bị chậm nhịp tim hoặc bloc nhĩ thất, nhất là ở người lớn tuổi. Theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ. - Thuốc chẹn bêta : rối loạn tính tự động, (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền xoang-nhĩ và nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). Nếu phải phối hợp thì cần phải tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra điện tâm đồ, nhất là ở người lớn tuổi và thời gian đầu điều trị. - Ciclosporine : tăng nồng độ ciclosporine trong máu do ức chế sự chuyển hóa của ciclosporine. Cần phải giảm liều ciclosporine, kiểm tra chức năng thận, định lượng nồng độ ciclosporine trong máu và chỉnh liều trong thời gian phối hợp thuốc và sau khi ngưng phối hợp.
  3. - Carbamazepine : tăng nồng độ carbamazepine trong máu với các dấu hiệu quá liều (do ức chế sự chuyển hóa ở gan). Cần theo dõi lâm sàng và tùy tình hình, có thể giảm liều carbamazepine. - Esmolol (trường hợp chức năng thất trái bình thường) : rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền xoang nhĩ, nhĩ- thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). Cần theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ. - Midazolam (đường tĩnh mạch) : tăng nồng độ midazolam trong huyết tương (do giảm chuyển hóa ở gan) với tăng các dấu hiệu an thần. Theo dõi lâm sàng và giảm liều trong thời gian dùng phối hợp với diltiazem. - Rifampicine : làm giảm nồng độ thuốc đối kháng calci trong máu do tăng chuyển hóa ở gan. Theo dõi lâm sàng và chỉnh liều thuốc đối kháng calci trong thời gian điều trị chung với rifampicine và sau khi ngưng thuốc này. - Baclofene : tăng tác dụng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp động mạch và chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu cần. Nên lưu ý khi phối hợp : - Thuốc trị trầm cảm nhóm imipramine : tăng tác dụng hạ huyết áp với nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng).
  4. - Thuốc an thần kinh : tăng tác dụng hạ huyết áp với nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng). TÁC DỤNG NGOẠI Ý Phát ban da, phù chi dưới. Suy nhược, buồn ngủ, nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, nhịp tim chậm, bloc xoang-nhĩ, bloc nhĩ-thất. Hiếm khi tăng lượng transaminase, viêm gan. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Người lớn : mỗi lần uống 1 viên (60 mg), ngày 3 lần vào đầu bữa ăn. Trong những trường hợp nặng, có thể tăng liều đến 4 viên (240 mg), thậm chí 6 viên (360 mg) mỗi ngày. Uống thuốc không nhai, với một ít nước. QUÁ LIỀU Các dấu hiệu ngộ độc cấp tính do quá liều có thể đi từ hạ huyết áp đến trụy tim mạch, chậm nhịp xoang có kèm theo hoặc không gây phân ly đồng nhịp, các rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất.
  5. Cấp cứu ở bệnh viện, gồm : rửa ruột, bài niệu thẩm thấu. Các thuốc giải độc được đề nghị : atropine, adrenaline, glutagon, có thể dùng calcium gluconate.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2