intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu các hình thức giữ gìn trật tự trị an trong Hương ước làng xã huyện Phú Bình Thái Nguyên thời thuộc Pháp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

53
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hương ước là phần lệ làng đã được văn bản hóa dùng để điều chỉnh các mối quan hệ phổ biến trong phạm vi làng xã. Hương ước Phú Bình thời thuộc Pháp đề cập khá sâu sắc đến vấn đề bảo vệ trật tự trị an làng xã như quy định về việc tuần phòng, lệ khen thưởng và trừng phạt, việc giải quyết tranh chấp kiện cáo, việc tổ chức ứng cứu khi làng gặp tai ương, ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu các hình thức giữ gìn trật tự trị an trong Hương ước làng xã huyện Phú Bình Thái Nguyên thời thuộc Pháp

Đỗ Hằng Nga<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 65(03): 96 - 99<br /> <br /> TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC GIỮ GÌN TRẬT TỰ TRỊ AN<br /> TRONG HƢƠNG ƢỚC LÀNG XÃ HUYỆN PHÚ BÌNH – THÁI NGUYÊN<br /> THỜI THUỘC PHÁP<br /> Đỗ Hằng Nga*<br /> <br /> Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên<br /> TÓM TẮT<br /> Hương ước là phần lệ làng đã được văn bản hóa dùng để điều chỉnh các mối quan hệ phổ biến<br /> trong phạm vi làng xã. Hương ước Phú Bình thời thuộc Pháp đề cập khá sâu sắc đến vấn đề bảo vệ<br /> trật tự trị an làng xã như quy định về việc tuần phòng, lệ khen thưởng và trừng phạt, việc giải<br /> quyết tranh chấp kiện cáo, việc tổ chức ứng cứu khi làng gặp tai ương, ... Những quy ước tỉ mỉ và<br /> nghiêm ngặt trong hương ước đã giúp cho các làng xã huyện Phú Bình phát huy được vai trò tự<br /> quản và khả năng chủ động cao độ trong việc giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Đây là điều rất<br /> cần thiết để mỗi xóm làng thực hiện nếp sống văn minh.<br /> Từ khoá: trật tự trị an, hương ước, làng xã, Phú Bình, thuộc Pháp.<br />  Làng<br /> <br /> xã Việt Nam nói chung và các làng xã<br /> huyện Phú Bình nói riêng vốn có tính cố kết<br /> bền chặt. Một trong những biểu hiện là chốn<br /> hương thôn thường có ước hẹn riêng với nhau,<br /> lập ra sổ sách, đồng dân kí kết, gọi là hương<br /> ước hay khoán ước. Theo tác giả Phan Ngọc<br /> Liên trong cuốn “Từ điển thuật ngữ lịch sử<br /> phổ thông” thì “Hương ước là văn bản quy<br /> định những điều (do thoả thuận) mà mọi người<br /> trong làng phải làm theo. Thời phong kiến, ở<br /> Việt Nam từ thời Lê sơ đến thời Nguyễn, mỗi<br /> làng đều phải có bản hương ước riêng của<br /> mình”. Như thế, hương ước là phần lệ làng đã<br /> được văn bản hóa thành “bộ luật” riêng của<br /> mỗi làng Việt dùng điều chỉnh các mối quan<br /> hệ phổ biến trong phạm vi làng xã. Hương ước<br /> là một bộ phận của văn hoá làng, đồng thời là<br /> di sản văn hoá dân tộc có tính chất pháp lí khá<br /> độc đáo của làng xã cổ truyền Việt Nam.<br /> Các hương ước của huyện Phú Bình mà<br /> chúng tôi thu thập được gồm 39 bản của các<br /> thôn làng được lập vào thời thuộc Pháp mà<br /> chủ yếu là hương ước năm 1942. Đó là hương<br /> ước của: xã Kha Sơn Hạ, xã Mai Sơn, xã Úc<br /> Sơn, làng La Đình, làng Kha Nhi, xã La Sơn,<br /> xã Bằng Cầu, làng Phương Độ, làng Hà<br /> Trạch, xã Nga My, xã Diệm Dương, xã An<br /> Châu, xã Hà Châu, xã Bình Giang, xã Điềm<br /> Thụy, xã Ngọc Long, xã Triều Dương, xã Úc<br /> Kỳ, xã Thanh Lương, làng Giếng Mật, xã Tân<br /> Hoà, xã Lương Tạ, xã Tiên La, xã Phú Mỹ, xã<br /> Lương Trình, xã Phao Thanh, xã Nô Dương,<br /> <br /> <br /> Tel: 0977599877<br /> <br /> , Email:<br /> <br /> làng Đức Liên, xã Dương Nhân, xã Lũ Yên,<br /> xã Chỉ Mê, xã Cô Giạ, xã Thuần Lương, xã<br /> Ninh Sơn, làng Nông Cúng, xã Quan Tràng,<br /> xã Dưỡng Mông, làng Đào Xá, xã Đình Kiều.<br /> Nội dung các hương ước đề cập đến nhiều<br /> vấn đề cụ thể, nhìn chung có thể chia ra làm<br /> hai phần: phần Chính trị (gồm những điều<br /> khoản về việc lập xã, bộ máy quản lý làng xã,<br /> việc chi thu, việc sưu thuế, việc kiện cáo, việc<br /> tuần phòng, việc cứu tế, việc vệ sinh, việc các<br /> của công, việc xét gian lận, việc giáo dục,<br /> việc ngụ cư ký táng, việc phu lính, việc<br /> khuyến nông) và phần Tục lệ (gồm những<br /> điều khoản về việc hôn lễ, việc tang, việc tế<br /> tự, việc khao vọng, việc ngôi thứ).<br /> Từ những nội dung trên, chúng tôi đi vào tìm<br /> hiểu các quy định về vấn đề trật tự trị an được<br /> nêu lên trong hương ước, khái quát một số<br /> hình thức bảo an của các làng xã huyện Phú<br /> Bình trước năm 1945 như sau:<br /> Tuần phòng<br /> Hầu hết các hương ước Phú Bình mà chúng<br /> tôi nghiên cứu đều có điều khoản về công tác<br /> tuần phòng.<br /> Trước hết quy định trách nhiệm thực hiện<br /> việc tuần phòng. Điều 9 hương ước xã Úc<br /> Sơn, tổng La Đình ghi rõ: “Việc tuần phòng<br /> thì dân cử lý trưởng cùng phó lý tuần phòng<br /> trong làng để phòng giữ những kẻ gian phi<br /> trộm cướp, còn ở ngoài đồng thì đã có trương<br /> tuần cùng tuần phu coi giữ lúa má cùng các<br /> hoa màu”. Tuần phu ở đây được chỉ rõ là<br /> những “tráng đinh từ 18 tuổi trở lên cho đến<br /> 60 tuổi hiện ở làng không có chức phận gì”.<br /> <br /> 96<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đỗ Hằng Nga<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Người thực hiện nhiệm vụ tuần phòng được<br /> làng trả công. Có hai hình thức trả công chính<br /> là trả công bằng thóc (gọi là sương túc) và<br /> bằng tiền. Mức trả đối với thóc dao động từ<br /> 10 – 20 đấu/mẫu/năm, đối với tiền là từ 1 – 5<br /> hào/mẫu. Ngoài ra, hương ước xã Diệm<br /> Dương, xã An Châu, xã Hà Châu còn đề cập<br /> tới hình thức trả công bằng hoa màu bên cạnh<br /> việc trả công bằng thóc và bằng tiền. Mức<br /> công trả là 1/10 số hoa lợi.<br /> Hương ước xã An Châu quy định trong điều<br /> 24, 25 và 28: “Đến ngày cắt lúa yên rồi thời<br /> các điền chủ cho mỗi mẫu 10 đấu thóc … Lệ<br /> hoa màu ngoài đồng điền đồng niên làng cho<br /> mỗi tuần xã mười phần cho một. Lệ dân đồng<br /> niên cho mỗi tuần xã trâu mỗi con một hào,<br /> bò mỗi con 6 xu”.<br /> Cùng với quy định trả công cho người làm<br /> nhiệm vụ tuần phòng thì các hương ước cũng<br /> có quy định về việc đền bù khi tuần phòng bất<br /> cẩn. Nhìn chung, các làng xã không quy định<br /> mức đền bù cụ thể. Phần lớn hương ước<br /> thường chỉ ghi ngắn gọn rằng “nếu sơ phòng<br /> để mất trộm thì phải bồi thường y kỳ giá”. Rất<br /> ít hương ước có quy định cụ thể như hương<br /> ước làng La Đình quy định mất trộm một sào<br /> lúa đền ba nồi thóc, làng Hà Trạch quy định<br /> mất trộm trâu bò đền mỗi con một đồng bạc,<br /> xã Hà Châu quy định mất bốn phần đền hai<br /> hay hương ước xã An Châu trong điều 27 chỉ<br /> rõ từng trường hợp đền bù cụ thể rằng “Lệ<br /> trong làng khi nào hoặc người nào mất trộm<br /> trâu bò ban đêm mà ra thẳng cổng thời không<br /> phải đền vật ấy, nếu có cắt rào đào ngạch<br /> thời tuần xã phải đền tài chủ y giá ”.<br /> Khen thƣởng - trừng phạt<br /> Hương ước quy định tuần phu hay người dân<br /> bắt được kẻ gian được làng khen thưởng<br /> bằng tiền. Mức thưởng thì mỗi làng một<br /> khác, song thường là từ 5 hào đến 1 đồng<br /> bạc và tuỳ theo việc khinh trọng mà xét<br /> thưởng. Nếu là bắt được kẻ cướp, làng có thể<br /> thưởng đến 10 đồng bạc.<br /> Khi tham gia bảo vệ trị an làng xã, nếu chẳng<br /> may bị thương hoặc mất mạng, làng lại có<br /> chính sách hậu đãi riêng. Quy định này được<br /> ghi trong hương ước các làng xã khá thống<br /> nhất, đó là đối với người bị thương thì làng<br /> <br /> 65(03): 96 - 99<br /> <br /> trợ cấp tiền, đối với người không may thiệt<br /> mạng thì làng làm ma, cấp tuất và nhiêu phu<br /> cho người kế tự.<br /> Chẳng hạn, điều 19, 20 hương ước xã Diệm<br /> Dương, tổng Hà Châu quy định: “Tuần bắt<br /> được kẻ gian và tang vật sẽ được thưởng 1<br /> đồng trở lên (sự chủ thưởng một nửa, dân<br /> thưởng một nửa) … nếu bắt được kẻ cướp,<br /> làng và sự chủ sẽ liệu thưởng cho, nếu bị<br /> thương sẽ liệu trợ cấp, nếu bị chết sẽ liệu cấp<br /> tuất cho và sẽ nhiêu phu cho người thừa kế”.<br /> Song song với quy định về việc khen thưởng,<br /> hậu đãi là những quy định về việc trừng phạt<br /> kẻ làm sự trái phép, trộm cướp, gian phi.<br /> Theo nội dung ghi trong hương ước, tuần<br /> phiên hay người dân bắt được kẻ gian, tường<br /> lên lí dịch hay hội đồng, căn cứ vào lỗi lớn<br /> nhỏ, tội nặng nhẹ mà hội đồng nghiêm phạt<br /> hoặc giải trình quan trên phán xét. Với kẻ<br /> phạm là vậy, với “tuần bắt được kẻ gian …<br /> nếu dung túng, tuần cũng phải phạt như là<br /> kẻ phạm” (điều 28, hương ước xã Hà Châu,<br /> tổng Hà Châu).<br /> Về phía làng, chủ yếu là phạt tiền, truất ngôi<br /> thứ, ghi danh sách thành tích bất hảo, … Mức<br /> phạt các làng xã không giống nhau.<br /> Sự sáng tạo của “bộ luật làng” được thể hiện rõ<br /> trong hình thức xử phạt. Xin dẫn một ví dụ:<br /> Hương ước làng Đức Liên (tổng Đức Liên) quy<br /> định việc xử phạt trong điều 17, 18, 19, 20.<br /> “17. Trong xã ai mà làm việc phi pháp đi ăn<br /> trộm ăn cướp làm tàn dân hại vật thì dân xét<br /> xem tội lỗi mà bắt vạ nhiều ít tuỳ ở trong<br /> điều làm lỗi ấy.<br /> 18. Trong xã ai mà làm việc gian giả phi<br /> pháp đồng dân bắt vạ mà không chịu vạ thì cả<br /> dân cùng nhường cho kẻ ấy ăn ngồi một<br /> mình, dân không ai được ăn ngồi mấy và<br /> những lúc có việc công hay tư cũng thế.<br /> 19. Trong xã ai mà không tuân lời dân mà<br /> còn đồng tình mấy kẻ gian mà dân đã<br /> nhường thì dân cũng bắt vạ mà lại nhường<br /> cả cho kẻ ấy nốt.<br /> 20. Trong xã mà những người dân đã nhường<br /> còn sống thì nhà không ai đến, cửa không ai<br /> qua, lúc chết không ai khiêng đi chôn”.<br /> Như thế ta thấy, hương ước không dùng hình<br /> phạt của Nhà nước mà dùng hình phạt của<br /> <br /> 97<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đỗ Hằng Nga<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> cộng đồng nông thôn là khai trừ khỏi cộng<br /> đồng đối với người vi phạm. Tuy không làm<br /> hao tổn tiền bạc, không gây đau đớn về thể<br /> xác nhưng hình phạt này tác động rất mạnh<br /> đến tinh thần và danh dự của người phạm tội.<br /> Đây là một nỗi nhục khó rửa, khó bào chữa<br /> thanh danh không chỉ đối với cá nhân kẻ<br /> phạm mà còn với cả gia đình, dòng họ người<br /> đó. Cách làm như vậy có phần khắt khe nhưng<br /> nó thực sự hiệu quả trong việc phòng ngừa, răn<br /> đe mọi người không làm điều trái. Nhờ đó mà<br /> chốn hương thôn giữ được sự yên bình.<br /> Việc tranh chấp, kiện cáo<br /> Đã thành nếp, người dân Việt Nam nói<br /> chung và người dân chốn thôn quê nói riêng<br /> đều không muốn cãi cọ, kiện cáo, nhưng<br /> trong cuộc sống làm sao tránh được sự đụng<br /> chạm lẫn nhau. Tìm hiểu hương ước Phú<br /> Bình, chúng tôi nhận thấy việc giải quyết các<br /> tranh chấp, kiện cáo trong hương thôn thường<br /> được quy định trong mục “Quyền tư pháp”<br /> hoặc mục “Việc quan”. Hương ước các làng<br /> xã đều thống nhất ở chỗ giải quyết các tranh<br /> chấp, kiện cáo từ cấp thấp đến cấp cao. Cấp<br /> thấp gồm có trước hết là huynh thứ trong làng,<br /> sau là hội đồng chức dịch, giải quyết các việc<br /> khinh; còn việc trọng thì được giải quyết ở cấp<br /> cao hơn là quan bề trên và toàn án sơ cấp.<br /> Nhìn chung, cách giải quyết theo hướng tích<br /> cực, thể hiện ở việc luôn lấy hoà giải làm đầu.<br /> Với lối sống “dĩ hoà vi quý”, khi xảy ra tranh<br /> chấp, xích mích thì trước tiên “người trong<br /> nhà đóng cửa bảo nhau”.<br /> “Trong làng có người nào cãi chửi nhau<br /> sinh sự bất bình thì cho huynh thứ trong làng<br /> phân xử, nếu hoà giải không nghe thì làm<br /> giấy kí kết đệ trình thầy chánh phó tổng,<br /> chánh phó tổng phân giải nếu cũng không<br /> nghe thì đệ lên quan trên xử khoán cũng như<br /> dân đã xử thì dân chiểu lệ phạt một đồng bạc<br /> để sung công” (điều 17, hương ước làng Hà<br /> Trạch, tổng Hà Châu).<br /> Rõ ràng, nếu chú ý hoà giải thì việc to sẽ trở<br /> thành nhỏ, việc nhỏ thì trở thành điều dễ dàng<br /> cho qua. Ngược lại, nếu không biết hoà giải<br /> thì việc nhỏ thành việc lớn, việc có thể dàn<br /> xếp nội bộ thì phải đưa nhau ra toà án, mâu<br /> thuẫn bình thường trở nên gay gắt.<br /> <br /> 65(03): 96 - 99<br /> <br /> Tinh thần hoà giải trong hương ước Phú Bình<br /> cần được nghiên cứu để duy trì và phát triển<br /> trong xã hội ngày nay, nhất là khi đất nước đã<br /> chuyển sang nền kinh tế thị trường.<br /> Quy định về hiệu lệnh và việc tổ chức ứng<br /> cứu khi làng gặp tai ƣơng<br /> Nội dung nhiều bản hương ước quy định khi<br /> trong làng có sự cần cấp cứu như thuỷ, hoả,<br /> đạo tặc thì nổi hiệu lệnh để tập hợp dân. Hiệu<br /> lệnh có thể là trống hoặc mõ, thường dùng là<br /> trống, đánh 1 hồi 3 tiếng, 2 hồi 6 tiếng hoặc 3<br /> hồi 9 tiếng tuỳ từng làng quy ước với nhau.<br /> Nghe hiệu lệnh, trừ bậc “lão hạng, tàn tật, đi<br /> vắng”, còn dân đinh “phải đem theo khí giới<br /> đến ngay chỗ đánh trống theo cùng lí phó<br /> trưởng để tuỳ sự sai phái” (điều 5, hương ước<br /> xã Lũ Yên, tổng Lý Nhân). Một số hương<br /> ước quy định độ tuổi cụ thể phải ra ứng<br /> cứu: từ 18 – 49 tuổi (xã Lũ Yên), 18 – 50<br /> tuổi (làng Giếng Mật) hay 18 – 60 tuổi (xã<br /> Dương Nhân).<br /> Nếu không duyên cớ mà không ra cứu giúp sẽ<br /> bị làng phạt tiền (từ 5 hào đến 3 đồng), nặng<br /> hơn nữa có làng còn giải trình toà trị tội vì<br /> nghi cho là đồng đảng với kẻ gian.<br /> Ngoài những nội dung trên, hương ước Phú<br /> Bình còn có các quy ước nhằm thực hiện nếp<br /> sống văn minh như quy ước về sự cư xử của<br /> người trong làng với nhau, rằng “trong làng<br /> sự ăn ở phải trên kính dưới nhường, nếu có<br /> người nào ngạo mạn với kỳ lão hoặc người<br /> trên thì đồng dân phạt 6 hào và một cành cau<br /> tạ làng, nếu không chịu thì làm giấy kí kết đệ<br /> trình xin quan trên trừng phạt” (điều 16,<br /> hương ước làng Hà Trạch, tổng Hà Châu), …<br /> Như vậy, hương ước đã đấu tranh loại trừ cái<br /> xấu để hoàn thiện nhân cách con người, góp<br /> phần tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các<br /> thành viên trong làng xã. Người cùng làng phải<br /> luôn hướng tới cuộc sống thuận hoà, tôn trọng,<br /> nhường nhịn lẫn nhau, có ý thức đền ơn giúp<br /> đỡ, … Những hành vi thiếu văn minh làm<br /> huyên náo xóm thôn không chỉ bị chê bai mà<br /> còn bị xử phạt. Hương ước khuyên con người ta<br /> ở trong gia đình hay ra chốn đình trung phải biết<br /> cư xử là người mực thước, ý nhị và lịch thiệp.<br /> Như tác giả Phan Kế Bính đã viết trong cuốn<br /> “Việt Nam phong tục”: “Khoán ước trong<br /> làng như một từ điển khuyến trừng của nhà<br /> <br /> 98<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đỗ Hằng Nga<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> nước, khuyên người làm lành, ngăn kẻ làm dữ<br /> nên nhờ có khoán ước mà có thuần phong mỹ<br /> tục thì điều ấy cũng là một việc rất hay”<br /> Tìm hiểu hương ước thấy rằng những quy ước<br /> tỉ mỉ và nghiêm ngặt về công tác trật tự trị an<br /> đã giúp cho các làng xã huyện Phú Bình trước<br /> năm 1945 phát huy được vai trò tự quản, ý<br /> thức tự lực và khả năng chủ động cao độ<br /> trong việc bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự ở địa<br /> phương. Không có những quy ước chặt chẽ<br /> ấy, làng xã khó có thể duy trì một cuộc sống<br /> yên bình, là môi trường thuận lợi cho con<br /> người phát triển sản xuất, chinh phục thiên<br /> nhiên, sinh hoạt văn hoá cộng đồng.<br /> Vì được quy định trong hương ước nên công<br /> tác giữ gìn trật tự trị an không còn là việc<br /> riêng của cá nhân người nào mà đã là người<br /> cùng làng cùng xóm thì ai cũng có trách<br /> nhiệm tham gia. Người dân thôn làng trở nên<br /> quan tâm hơn tới các việc công ích, chung sức<br /> vì lợi ích tập thể. Để rồi những nghĩa vụ và<br /> quyền lợi chung đó lại ràng buộc họ với nhau.<br /> Và khi làng gặp tai ương, trộm cướp phá<br /> <br /> 65(03): 96 - 99<br /> <br /> phách, trương tuần, tuần phu không chống lại<br /> được thì nổi hiệu lệnh để tập hợp dân cùng<br /> ứng cứu, rồi sau bao nhiêu thiệt hại “thời xã<br /> dân cùng chịu”. Rõ ràng, càng trong hoàn<br /> cảnh ngặt nghèo, tinh thần đoàn kết và cố kết<br /> cộng đồng vốn là truyền thống tự xưa của dân<br /> tộc càng được tăng cường. Nó đã gắn bó<br /> những người nông dân với nhau, gắn bó họ<br /> với làng xã. Từ đây, mỗi người dân làng<br /> không chỉ tìm thấy trong cộng đồng của mình<br /> chỗ dựa về vật chất mà quan trọng và chủ yếu<br /> là chỗ dựa về tinh thần. Đó chính là yếu tố làm<br /> nên sức mạnh của đơn vị tụ cư bé nhỏ này.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1] Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước,<br /> Nxb Pháp lí, Hà Nội<br /> [2] Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lí<br /> làng xã, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội<br /> [3] Lê Đức Tiết (1998), Về hương ước lệ làng,<br /> Nxb Chính trị, Hà Nội<br /> [4] 39 bản hương ước Phú Bình lập năm<br /> 1942,aViệnTTKHXH,aHàNội<br /> <br /> RESEARCH OF THE FORMS OF PEACE AND ORDER PROTECTION IN<br /> VILLAGE CONVENTIONS OF PHU BINH DISTRICT – THAI NGUYEN<br /> UNDER THE FRENCH DOMINATION<br /> Do Hang Nga<br /> <br /> College of Science - Thai Nguyen University<br /> SUMMARY<br /> Village conventions are the village customs which are written to harmonize the common<br /> relationship in a village. Phu Binh district’s village conventions referred to the protection of peace<br /> and order profoundly under the Frenh domination, for example the stipulation of patrol,<br /> compliment and punishment, the solution to lawsuit and the salvage of village’s disaster ... The<br /> meticulous and strict laws helped Phu Binh district’s villages to develop the role of self –<br /> governing and the highly active ability to maintain the local peace and order. This is necessary for<br /> each village and hamlet to carry out civilized life.<br /> Keywords: peace and order, village conventions, village, Phu Binh, French domination.<br /> <br /> <br /> <br /> Tel: 0977599877<br /> <br /> , Email:<br /> <br /> 99<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2