intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của số từ tiếng Việt

Chia sẻ: Codon_02 Codon_02 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

121
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tìm hiểu ngữ nghĩa của số từ tiếng Việt" đã trình bày nghĩa gốc của số từ, cùng những hoạt động đáng lưu ý của nó. Bài viết cũng xác định khả năng chuyển nghĩa của số từ. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra hiện tượng chuyển nghĩa nào đã tạo ra nghĩa mới của từ ; những trường hợp nào chỉ là sự chuyển nghĩa lâm thời, trong một ngữ cảnh cụ thể, nhất định để tạo ra cách diễn đạt bóng bẩy, có sức truyền cảm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của số từ tiếng Việt

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA SỐ TỪ TIẾNG VIỆT<br /> NGUYỄN THỊ HAI*<br /> * PGS.Ts Trường Cao đẳng VHNT& DL Sài Gòn<br /> <br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài viết Tìm hiểu ngữ nghĩa của số từ tiếng Việt đã trình bày nghĩa gốc của số từ, cùng<br /> những hoạt động đáng lưu ý của nó. Bài viết cũng xác định khả năng chuyển nghĩa của số từ.<br /> Đồng thời bài viết cũng chỉ ra hiện tượng chuyển nghĩa nào đã tạo ra nghĩa mới của từ ; những<br /> trường hợp nào chỉ là sự chuyển nghĩa lâm thời, trong một ngữ cảnh cụ thể, nhất định để tạo ra<br /> cách diễn đạt bóng bẩy, có sức truyền cảm.<br /> <br /> <br /> ABSTRACT<br /> STUDYING SEMANTIC CHARACTERISTICS<br /> OF VIETNAMESE WORDS<br /> The article “Studying semantic characteristics of Vietnamese words” has shown original<br /> meanings of some words. It has also stated that some words have the ability to change<br /> meanings and shown which phenomenon of semantic change make new meanings, in which<br /> situations semantic change is temporary; in a certain context, it gives figurative and emotive<br /> expression.<br /> <br /> <br /> 1. Nghĩa gốc của số từ<br /> Ai cũng biết số từ xác định có hai nghĩa : số đếm và số thứ tự, tức xếp hạng theo<br /> thứ tự. Song trên thực tế sử dụng, ta thấy có một số khác biệt giữa các chữ số, nhất là<br /> những khác biệt giữa các chữ số thuần Việt và Hán-Việt.<br /> Về số đếm, các số tạo thành một dãy các con số. Trong đó số một đứng đầu tiên,<br /> tiếp đến là số hai, ba, bốn, năm,…<br /> Cần chú ý là con số 4 trong dãy số đếm được đọc là bốn, khác với cách đọc trong<br /> dãy số xếp hạng thứ tự, nếu xét ở phạm vi tiếng Việt toàn dân. Một điều cũng đáng<br /> quan tâm nữa là con số 1 và 5 ở hàng đơn vị được đọc là một, năm. Nhưng ở hàng<br /> chục thì khác, bị biến âm. Và ngay cách đọc hai con số này ở hàng « một chục » cũng<br /> khác nhau. Năm bị biến âm thành lăm ngay ở hàng « một chục », và tiếp tục cho đến<br /> hàng « Chín chục ». Cụ thể 15 không đọc « mười năm » mà đọc là «mười lăm », … ,<br /> 95 không đọc « chín năm » mà đọc là « chín lăm ». Nếu đọc « mười năm », « chín<br /> năm » sẽ nhầm với từ đồng âm năm , có nghĩa chỉ thời gian xác định gồm 12 tháng.<br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> Còn chữ số một phải đến hàng « hai chục » mới biến âm thành mốt, và cứ thế tiếp tục<br /> cho đến hàng « chín chục », cụ thể 21 – hai mươi mốt- ; ... ; 91 – chín mươi mốt -.<br /> Ngoài những số từ trên, còn có các số từ thiên, muôn, vạn cũng dùng để đếm.<br /> Nhưng với ý nghĩa này, các từ vừa nêu trên được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp hẹp –<br /> môi trường buôn bán nhỏ theo truyền thống. Thiên đồng nghĩa với một nghìn, vạn và<br /> muôn đồng nghĩa với mười nghìn. Chẳng hạn những người buôn bán trái cây, gạch,<br /> … thường dùng các từ thiên, muôn, vạn hơn, ví dụ : một thiên gạch, một thiên bưởi ;<br /> một muôn gạch, một muôn bưởi ; một vạn gạch, một vạn bưởi , … Giữa hai từ muôn<br /> và vạn thì vạn được dùng nhiều hơn, rộng rãi hơn.<br /> Về số thứ tự, xếp hạng đầu tiên trong dãy số thứ tự là từ Hán- Việt nhất, còn từ<br /> thuần Việt hai được xếp tiếp liền ngay sau đó, song tồn với từ Hán-Việt nhì. Tiếp tục<br /> sau đó là thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, … chứ không phải thứ tam, thứ tứ, thứ<br /> ngũ, thứ lục, … Nên nhớ là trong tiếng Việt toàn dân thứ 4 được đọc là thứ tư chứ<br /> không phải là thứ bốn. Cách đọc thứ bốn chỉ xuất hiện trong phạm vi giao tiếp của<br /> người miền Trung, ví dụ người Bình Định, Phú Yên gọi người thứ 4 trong gia đình là<br /> bốn (anh Bốn, chị Bốn chứ không phải gọi là anh Tư, chị Tư như các vùng, miền khác).<br /> Trở lại với các số từ thuần Việt một, hai, ba, bốn, … và các số từ Hán-Việt nhất,<br /> nhì, tam, tứ, … Nhất đồng nghĩa với một. Nhưng vì một không đứng đầu của hàng<br /> xếp hạng nên trong giao tiếp hàng ngày chúng ta chỉ nghe có thứ nhất, chứ không có<br /> thứ một. Chẳng hạn chúng ta nói Học sinh giỏi nhất lớp ; Cần nhất là sức khỏe chứ<br /> không nói Học sinh giỏi một lớp ; Cần một là sức khỏe. Chúng ta thường nói Nó đứng<br /> hạng nhất ; Nó được xếp hạng nhất. Rất hiếm khi chúng ta nói Nó đứng hạng một ; Nó<br /> được xếp hạng một. Nếu muốn dùng một với nghĩa « xếp hạng » thì phải dùng cấu trúc<br /> số một, ví dụ : Đây là vấn đề cấp thiết số một. Trong lúc đó nhì đồng nghĩa với hai, và<br /> có thể thay thế cho nhau trong nhiều ngữ cảnh. Bởi vì nhì và hai cùng một vị trí trong<br /> dãy xếp hạng thứ tự. Nhì đồng nghĩa với các từ Hán-Việt khác : nhị, lưỡng, song.<br /> Nhưng các từ này không được dùng tự do như nhì. Chúng chỉ xuất hiện trong các kết<br /> hợp hạn chế có nghĩa là « hai + … », ví dụ : lưỡng cực, song mã, nhị phân,… Các từ<br /> này cũng không được dùng để chỉ thứ tự xếp hạng. Các từ khác như tam đồng nghĩa<br /> với ba, tứ đồng nghĩa với bốn, ngũ đồng nghĩa với năm, … Các từ này không được<br /> dùng với nghĩa chỉ thứ tự, và hoạt động rất hạn chế, chỉ xuất hiện trong các kết hợp hạn<br /> chế như : tam cấp, tam giác,… ; tứ giác, … ; ngũ mã,…<br /> 2. Số từ có chuyển nghĩa hay không ?<br /> Ta hãy xét các ví dụ sau :<br /> (1) Ăn ba miếng lót dạ . (Ăn ba miếng cho qua chuyện)<br /> (2) Một cây làm chẳng nên non.<br /> Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.<br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> (3) Bắn hai phát một.<br /> (4) Triệu người như một.<br /> Ở ví dụ (1), nhờ ngữ cảnh : miếng ; lót dạ ; cho qua chuyện mà ta biết được hoạt<br /> động ăn ở đây là ăn không đúng bữa chính ; ăn không phải vì thích thú mà là vì nghĩa<br /> vụ . Số lượng thức ăn đưa vào miệng là ít, nhưng không phải chính xác đếm được là<br /> ba miếng ; « ba miếng » ở đây có nghĩa « ít một cách chung chung ». Vậy cũng có thể<br /> hiểu từ ba trong ngữ cảnh này chỉ một số lượng ít không xác định. Đối với ví dụ (2), có<br /> hơi khác một chút. Nếu chúng ta xét từng câu một cách độc lập và chỉ chú ý đến kết<br /> hợp từ « Một cây », « Ba cây » thì ý nghĩa số đếm lộ rõ. Song nếu để kết hợp từ « Một<br /> cây » trong cấu trúc Một cây + làm chẳng nên (…) thì nó lại gợi cho chúng ta hình<br /> ảnh đơn độc của cái cây. Từ đó có thể liên hệ đến hoạt động của con người, nếu đơn<br /> độc thì « làm chẳng nên » việc gì. Còn kết hợp từ « Ba cây » được để vào cấu trúc « Ba<br /> cây + chụm lại nên (…) » lại gợi được hình ảnh một kết cấu, và là một kết cấu vững<br /> vàng. Nếu liên hệ đến hoạt động của con người thì rõ ràng một khi ta biết liên kết lại<br /> thành một khối thống nhất, nhất định việc gì cũng sẽ làm « nên ». Còn nếu xét hai câu<br /> trong mối liên kết mạch lạc, chúng ta lại thấy rõ thế đối lập một / ba. Khi liên hệ với<br /> những hình ảnh được gợi ra từ sự phân tích ở trên, chúng ta hiểu cái tạo ra thế đơn độc<br /> là có tính cá thể riêng biệt, thuộc về số ít. Cái tạo nên một kết cấu bao giờ cũng là số<br /> đông của cá thể, thuộc về số nhiều. Vậy thế đối lập một / ba trong ngữ cảnh này là thế<br /> đối lập ít / nhiều. Từ đó, đặt trong mối quan hệ với con người, chúng ta hiểu tục ngữ<br /> này muốn nói rằng Ít người và đơn độc thì chẳng làm nên được việc gì. Còn nếu biết<br /> đoàn kết chặt chẽ thì việc gì to lớn mấy cũng làm được. Từ hai trong ví dụ (3) là có<br /> nghĩa gốc – ý nghĩa số đếm, nhưng từ một không hoàn toàn như thế, ý nghĩa số đếm<br /> nhòe đi, ý nghĩa « đợt, lượt » lộ ra. Từ một trong ví dụ (4) không tạo ra thế đối lập với<br /> triệu mà được so sánh ngang bằng. Từ triệu trong ngữ cảnh này không phải chỉ số<br /> đếm chính xác mà là chỉ số nhiều, nhiều vô cùng, không xác định. Thế so sánh ngang<br /> bằng đã làm cho một lay nhiễm thêm nghĩa của triệu nên biến đổi thành nghĩa chỉ<br /> khối, khối lượng. Từ đó gợi ra tính nhất thể, tính thống nhất, tính chặt chẽ của cả khối.<br /> Các ví dụ trên rõ ràng cho chúng ta thấy nghĩa gốc của các từ một, ba, triệu bị<br /> mờ, nhòe đi, nhưng từ đó ý nghĩa biến đổi nảy sinh trong ngữ cảnh lại lộ rõ ra. Nếu<br /> chúng ta xét thêm vài ví dụ có số từ trong thành ngữ, tục ngữ thì có thể ít nhiều thấy<br /> sự phong phú của những biến đổi này. Chẳng hạn ta hãy nghe lời than thở của người<br /> phụ nữ xưa trong câu ca dao sau đây :<br /> (5) “Không nghe tan cửa nát nhà,<br /> Nghe thì hai bảy mười ba cực lòng” (ca dao).<br /> « hai bảy mười ba » ở đây phải được hiểu là « hai lần bảy bằng … », « hai nhân<br /> bảy bằng … » . Như vậy đáp số chính xác phải là mười bốn chứ sao lại là mười ba ?<br /> Quả là phi lí. Phi lí nhưng phải « nghe » theo, nên « cực lòng ». Đáp số mười ba ở đây<br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> là con số, nhưng lại được nhìn ở góc độ tâm lí, liên tưởng đến tính phi lí của sự đời. Đó<br /> là một ẩn dụ. Vậy là ý nghĩa của mười ba đã biến đổi trong ngữ cảnh này.<br /> Một ví dụ khác: (6) “Ba mặt một lời”. Từ mặt ở đây có nghĩa hoán dụ chỉ người<br /> (lấy tên gọi bộ phận thay cho tên gọi toàn cơ thể). Vậy ba mặt ở đây có nghĩa là ba<br /> người. Nếu dừng lại ở kết hợp từ này thì ta thấy chỉ có từ mặt được chuyển nghĩa, còn<br /> từ ba có nghĩa gốc rõ ràng. Nhưng ba mặt ở đây lại có hậu văn cảnh là một lời. Điều<br /> này làm chúng ta hiểu ba người này đang thực hiện hội thoại, gồm: vai nói – A - (tất<br /> nhiên là nghe cả mình nói), vai nghe – tức người trực tiếp đối thoại (B). Còn người thứ<br /> ba cũng nghe, nhưng không là người trực tiếp đối thoại mà là người làm chứng (C).<br /> Như vậy trong ba người chỉ có một người nói, có thể nói một câu, cũng có thể nói<br /> nhiều câu, nhưng đều là lời của một người. Cho nên từ một ở văn cảnh này không phải<br /> chỉ số đếm chính xác, mà là chỉ toàn bộ, tất cả lời của một người nói (vai nói). Từ đó<br /> ta hiểu ba và một ở đây không tạo thế đối lập ít / nhiều như ở ví dụ (2), mà tạo thế<br /> tương đồng. Bởi vì toàn bộ, tất cả lời của một người nói ra đều được toàn bộ, tất cả<br /> những người có mặt trong hội thoại (ba mặt) đều nghe, và dĩ nhiên là phải nghe rõ<br /> ràng. Chính vì vậy mà lời nói này được kiểm chứng, được xác nhận, cho nên không thể<br /> bác bỏ nó được. Ta có thể lấy lời đối thoại của nhân vật Pha trong Bước đường cùng<br /> của Nguyễn Công Hoan để làm sáng tỏ ý nghĩa này : « Pha lạy van để minh oan, nói : -<br /> Lạy quan, chả tin quan cứ cho gọi ngay ông Lý vào hỏi ba mặt một lời xem con có ký<br /> vào đơn kiện không ».<br /> Đến đây ta có thể nói rằng số từ có thể biến đổi ý nghĩa. Đồng thời, có những<br /> hiện tượng chuyển nghĩa của nó được cộng đồng chấp nhận, dùng đi dùng lại nhiều lần,<br /> tái hiện trong nhiều ngữ cảnh. Đó là trường hợp các số từ ba, một, triệu ở ví dụ (1),<br /> (3), (4). Với ý nghĩa chuyển chỉ số lượng ít, không xác định của từ ba ta còn gặp trong<br /> các ngữ cảnh như . Ăn ba hột cho xong. Nó hay làm ba cái chuyện tầm phào. …Ta<br /> cũng bắt gặp nó trong các kết hợp từ vài ba, dăm ba, hai ba (Chỉ còn hai ba cái thôi<br /> à !) có cùng một nghĩa như vậy. Từ một với nghĩa chuyển lượt, đợt còn xuất hiện trong<br /> các ngữ cảnh như : Từng người một đi vào ! Ăn ít một thôi !... Với nghĩa chỉ khối<br /> lượng, khối toàn vẹn của một ta cũng thấy trong các ngữ cảnh : Cả nước một lòng. Một<br /> nhà sum họp vui vầy…. Nghĩa chỉ số lượng nhiều, không xác định của triệu cũng được<br /> bắt gặp trong các ngữ cảnh : hàng triệu…, cả triệu …Tương tự như vậy, các từ chục,<br /> trăm, nghìn, tỷ cũng cùng có nghĩa chuyển này. Những nghĩa chuyển đã được cộng<br /> đồng chấp thuận như vậy đã tạo ra nghĩa mới của từ, và nghĩa này được ghi vào từ<br /> điển. Bên cạnh đó cũng có hiện tượng chuyển nghĩa của số từ chỉ nảy ra trong một ngữ<br /> cảnh cụ thể, nhất định, chẳng hạn ở các ví dụ (5), (6). Đó là hiện tượng chuyển nghĩa<br /> ngữ cảnh, mang tính lâm thời, không tạo ra nghĩa mới của từ, chỉ giúp ta diễn đạt bóng<br /> bẩy, có sức hấp dẫn, truyền cảm.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. NGUYỄN TÀI CẨN. 1975. Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng – từ ghép – đoản ngữ,<br /> NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp.<br /> 2. ĐỖ HỮU CHÂU. 1981. Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt, Hà Nội.<br /> 3. ĐỖ HỮU CHÂU. 1998. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục.<br /> 4. ĐỖ HỮU CHÂU. 2003. Cơ sở ngữ dụng học. Tập một. NXB ĐHSP HN.<br /> 5. DIỆP QUANG BAN. 1996. Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 và 2, NXB Giáo dục.<br /> 6. DIỆP QUANG BAN, HOÀNG VĂN THUNG. 2000. Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1<br /> & 2, NXB Giáo dục.<br /> 7. NGUYỄN THIỆN GIÁP. 1999. Từ vựng học tiếng Việt. NXB Giáo dục.<br /> 8. CAO XUÂN HẠO. 1991. Tiếng Việt - Sơ khảo ngữ pháp chức năng, NXB Khoa<br /> học – Xã hội.<br /> 9. CAO XUÂN HẠO. 1998. Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa,<br /> NXB Giáo dục.<br /> 10. FERDINAND DE SAUSSURE : Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa<br /> học Xã hội, 1973.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 5<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2