intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÌM HIỂU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA ĐẢNG (THÁNG 12-1986)_1

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

164
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'tìm hiểu đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ vi của đảng (tháng 12-1986)_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÌM HIỂU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA ĐẢNG (THÁNG 12-1986)_1

  1. TÌM HIỂU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA ĐẢNG (THÁNG 12-1986) 1. Quá trình chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được chuẩn bị từ năm 1984. Tháng 5-1986, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khoá V thông qua dự thảo Báo cáo chính trị lần thứ nhất và chủ trương đưa dự thảo xuống thảo luận ở Đại hội vòng 1 các cấp sau khi được Bộ Chính trị xem xét bổ sung hoàn chỉnh. Ngày 10-7-1986, giữa lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức tháo gỡ khó khăn, khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho Đại hội VI, đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, qua đời.
  2. Ngày 14-7-1986, Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương khoá V đã bầu đồng chí Trường Chinh, Uỷ viên Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư. Từ giữa năm 1986 đến tháng 11-1986, Đại hội vòng 1 các cấp từ cơ sở quận, huyện đến tỉnh, thành phố và các Đảng bộ trực thuộc Trung ương góp ý kiến vào các văn kiện Đại hội, phản ánh những thực tế nóng bỏng của cuộc sống xã hội. Tháng 7-1986, sau khi sơ bộ tổng hợp ý kiến đóng góp của Đại hội Đảng bộ vòng 1 các cấp, Bộ Chính trị nhận thấy dự thảo Báo cáo chính trị lần thứ nhất chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; chưa rút ra được những bài học cơ bản từ thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội; chưa đề ra được nội dung đổi mới về kinh tế để có thể làm chuyển biến tình hình. Tháng 8-1986,Hội nghị Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã thảo luận kỹ ba vấn đề lớn về kinh tế thời kỳ quá độ: cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế. Hội nghị cho rằng, phương hướng cơ bản để tháo gỡ là giải phóng năng lực sản xuất hiện có, khai thác và phát huy mọi tiềm năng của đất nước để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Hội nghị chỉ rõ: Hơn 10 năm qua, chúng ta đã mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư..., chúng ta
  3. muốn đi nhanh nhưng thực tế đã đi đường vòng, gây thêm cho mình những khó khăn mới và lãng phí thời gian, làm cho chặng đường đầu tiên bị kéo dài. Về cơ cấu kinh tế: Hội nghị vạch ra sai lầm chủ quan, nóng vội, quy mô quá lớn, nhịp độ quá nhanh trong xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất là một nguyên nhân quan trọng khiến cho sản xuất trong 5 năm gần đây như giẫm chân tại chỗ, năng suất lao động giảm sút, chi phí sản xuất không ngừng tăng lên, tình hình kinh tế - xã hội ngày càng không ổn định. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp chậm giải quyết vấn đề căn bản là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và tạo nguồn hàng lớn cho xuất khẩu. Căn cứ vào nhận định trên, Hội nghị chủ trương điều chỉnh lớn trên cơ sở bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ. Hội nghị nhắc nhở các cấp đảng bộ và cơ quan nhà nước hiểu cho thấu đáo chuyển hướng là việc rất khó khăn, đòi hỏi phải đổi mới cách suy nghĩ và cách làm, dám thừa nhận và thay đổi các sai lầm trước đây của chính mình, dũng cảm xử lý những phức tạp nảy sinh trong quá trình
  4. chuyển hướng và điều chỉnh. Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: Sau khi điểm qua những khuyết điểm nóng vội, chạy theo hình thức của công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa thời gian qua, Hội nghị chỉ ra nguyên nhân là do chưa nắm vững quy luật đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Quy luật này đòi hỏi: - Cải tạo quan hệ sản xuất cũ ở một nước từ sản xuất nhỏ đi lên như nước ta, trình độ xã hội hoá còn thấp, phải biết lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp, phải qua những bước trung gian quá độ từ thấp lên cao và từ nhỏ đến lớn, làm cho quan hệ sản xuất luôn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. - Đặc trưng thời kỳ quá độ là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần: a- Kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và tập thể); b- Các thành phần khác: công tư hợp doanh, tiểu sản xuất hàng hoá (thợ thủ công, nông dân cá thể, tiểu thương, kinh tế tự nhiên) và kinh tế tư bản tư nhân tồn tại trong một thời gian dài. Đó là sự cần thiết khách quan để phát triển
  5. lực lượng sản xuất. Kinh tế xã hội chủ nghĩa phải giữ vai trò chủ đạo. Về cơ chế quản lý kinh tế: Hội nghị cho rằng, cơ chế quản lý kinh tế cũ mang nặng tính chất tập trung quan liêu. Đặc trưng của cơ chế ấy là cơ quan quản lý hành chính có toàn quyền quyết định những vấn đề kinh tế nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về các quyết định của mình: không tính tới hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, vật tư, lao động; không gắn trách nhiệm với lợi ích vật chất, tách rời việc trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động; bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều tầng lớp trung gian, cửa quyền, kém năng động, thiếu trách nhiệm. Hội nghị nêu nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa là: - Đổi mới kế hoạch hoá theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan hệ hàng hoá - tiền tệ. - Làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, tự tạo vốn và hoàn vốn, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, thu nhập
  6. của tập thể và người lao động phải căn cứ vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. - Phân biệt chức năng quản lý hành chính - kinh tế của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. - Phân công, phân cấp bảo đảm các quyền tập trung thống nhất của Trung ương trong những khâu then chốt về kinh tế, quyền chủ động của địa phương trên địa bàn lãnh thổ, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở. Trách nhiệm đi đôi với quyền hạn, nghĩa vụ gắn liền với lợi ích. Vừa chống tập trung quan liêu vừa chống tự do vô tổ chức, vô kỷ luật, cục bộ, địa phương. Công tác kế hoạch hoá phải được kết hợp chặt chẽ với thị trường. Kế hoạch phải thông qua thị trường, coi thị trường là căn cứ để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nhà nước cần sử dụng những biện pháp quản lý có hiệu quả kinh tế tư bản tư nhân, nghiêm trị bọn đầu cơ buôn lậu nhưng không thể xoá bỏ thị trường tự do theo ý muốn chủ quan bằng mệnh lệnh hành chính. - Chính sách giá cả phải vận dụng tổng hợp nhiều quy luật, trong đó quy luật giá trị có tác dụng trực tiếp, giá cả phải phù hợp với giá trị, sức mua
  7. của đồng tiền và quan hệ cung - cầu. Thước đo chính sách giá cả đúng đắn là ở chỗ làm cho người lao động làm ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tích cực phấn đấu giảm tiêu hao sản xuất, hạ giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm và hăng hái bán sản phẩm cho Nhà nước. Phấn đấu thi hành chính sách một giá, làm cho thương nghiệp mua được, bán được, Nhà nước không phải bù lỗ, không tạo ra nhu cầu giả tạo, ngăn chặn các hiện tượng thất thoát hàng hoá, tạo điều kiện giảm bớt căng thẳng cung - cầu và ổn định thị trường. Trong điều kiện Nhà nước chưa đủ điều kiện bảo đảm một số mặt hàng thiết yếu thì tạm thời áp dụng chính sách hai giá ở những nơi, những lúc nhất định. Những kết luận trên đây của Bộ Chính trị là cơ sở để đổi mới và hoàn chỉnh dự thảoBáo cáo chính trị trình Đại hội VI, là căn cứ để giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, đồng thời là sự đổi mới tư duy về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mở đường đưa đất nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Những kết luận của Bộ Chính trị (8-1986)là bước đột phá thứ ba để đi đến khẳng định đường lối đổi mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2