intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu lý luận về quan hệ quốc tế dưới góc nhìn của lịch sử: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:269

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử" do Hoàng Khắc Nam biên soạn tập trung bàn về quan hệ quốc tế trên phương diện lý thuyết, xác định các xu hướng vận động trong quan hệ quốc tế, tìm hiểu những điều kiện chi phối sự tương tác giữa các chủ thể, dự báo hành vi và phản ứng của chúng trong quan hệ quốc tế,... Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu lý luận về quan hệ quốc tế dưới góc nhìn của lịch sử: Phần 1

  1. HẮC NAM CK.0000071231 MỘT sộ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TÊ D lrál GÓC NHÌN LỊCH s ử (SÁCH THAM KHẢO) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
  2. MỘT s ộ VAN ĐỂ LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TÊ DƯỚI GÓC NHÌN LỊCH s ử
  3. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Hoàng Khắc Nam Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử / Hoàng Khắc Nam. - H. : Chính trị Quốc gia, 2014. - 528tr.; 21cm 1. Quan hệ quốc tế 2. Lí luận 3. Lịch sử 327.101 -dc23 CTF0132p-CIP * 3 . 3 2 7 Mã sô: — —--------- CTQG-20i4
  4. HOÀNG KHẮC NAM MỘT SỘ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TÊ DƯỚI GÓC NHÌN LỊCH s ử ■ (SÁCH THAM KHÁO) NHÀ X U Ẩ T BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ụ TH Ậ T Hà Nội - 2014
  5. BẢNG CHÚDẪNTỪVIỂTTẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ ABM Tên lửa phòng thủ ANZCERTA Hiệp định quan hệ kinh tế gần gũi Ôxtrâylia - Niu Dilân APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dưong ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AU Liên minh châu Phi CACM Thị trường chung Trung Mỹ CARE Tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển quôc tế /'-'I A 4 /—» -1 /V CARICOM Cộng đông Caribê CIA Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ COP Hội nghị về biên đổi khí hậu của Liên hợp quôc ECOSOC Hội đổng kinh tế - xã hội ECOWAS/CEAO Cong dong kinh te cac nuoc Tay Phi EEC Cộng đổng kinh tế châu Âu EU Liên minh châu Âu FIFA Liên đoàn bóng đá thế giói GATT Hiệp định chung vê' thưong mại và thuế quan IGO Tô chức đa chính phủ /~\ ~ rri •A' ,/V A/ . /\' IMF Quy Tiến tệ quốc tê INTERPOL Tô chức cảnh sát hình sự quốc tế IOC ủy ban Olympic quốc tế IPCC ủy ban liên chinh phủ về biến đổi khí hậu ITO Tổ chức Thưong mại quốc tế LTBT Hiệp định cấm thử hạn chế MERCOSUR Khối thị trưòng chung Nam Mỹ
  6. 6 Mot so van de ly luan quan he quoc te di/di goc nhin lich su MFN Quy che toi hue quoc MNC Cong ty da quoc gia NAFTA Hiep dinh thuong mai tu do Вас My NATO To chuc Hiep uoc Вас Dai Tay Duong NGO To chuc phi chinh phu NMD Chuong trinh phong thu ten lua quoc gia NPT Hiep dinh chong pho bien vu khi hat nhan OAS To chuc cac nude chau My OAU To chuc thong nhat chau Phi OECD To chuc hop tac va phat trien kinh te OPEC To chuc cac nuoc xuat khau dau mo Oxfam Uy ban Oxford cuu tro nan doi PLAN To chuc phi chinh phu quoc te phat trien cong dong lay tre em lam trung tarn PTA Hiep dinh tru dai thuong mai RTA Hiep dinh thuong mai khu vuc SAARC Hiep hoi hop tac khu vuc Nam A SEV Hoi dong tuong tro kinh te TNC Cong ty xuyen quoc gia UDEAC Lien minh kinh te va thue quan Trung Phi UN Lien hop quoc UNCTAD Hoi nghi Lien hop quoc ve th u o n g m ai va phat trien UNEP Chuong trinh moi truong cua Lien hop quoc UNESCO To chuc Giao due, Khoa hoc va V an hoa cua Lien hop quoc WB Ngan hang The gioi WTO To chuc Thuong mai the gioi WWF Quy quoc te bao ve thien nhien
  7. LỞI NHÀ XUẤT BẢN Trong kỷ nguyên toàn cẩu hóa và hội nhập quốc tế, quan hệ quốc tế đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển cũng như cùng giải quyết các vâh đề quốc tế đa dạng và phức tạp giữa các chủ thể quan hệ quốc tế trên toàn thế giói. Quan hệ quốc tế là một ngành nghiên cứu về ngoại giao và các vâh đề toàn cẩu giữa các nước thông qua các hệ thông quốc tế hay chủ thể quan hệ quốc tế, bao gồm các quốc gia, tố chức đa chính phủ (IGO), tổ chức phi chính phủ (NGO), các công ty xuyên quốc gia (TNC) - đa quốc gia (MNC),... Đối với các quốc gia, hệ thống quốc tế chính là một trong những cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại. Đó cũng là điều kiện bên ngoài quy định thuận lợi và khó khăn cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Đối với Việt Nam - một chủ thể tham gia tích cực trong hệ thôhg quốc tế và có ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực, thì việc tìm hiểu hệ thông quốc tế giúp chúng ta có thể hiểu thêm môi trường quan hệ quổc tế và những tác động của nó mà nước ta phải tính đến trong hoạch định chính sách đối ngoại và quá trình hội nhập quổc tế, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
  8. 8 Một số vấn đề /ý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử Cuốn sách M ột s ố vấn đ ề lý luận quan hệ quốc tê dưới góc nhìn lịch sử của PGS. TS. Hoàng Khắc Nam tập trung bàn về quan hệ quốc tế trên phương diện lý thuyết, xác định các xu hướng vận động trong quan hệ quốc tế, tìm hiểu những điều kiện chi phối sự tương tác giữa các chủ thể, dự báo hành vi và phản ứng của chúng trong quan hệ quốc tê,... Cuốn sách cũng phân tích một số vâh đề lý luận cơ bản về hệ thống quốc tế, như tìm hiểu nhận thức về hệ thống quổic tế, các yếu tô' tạo nên hệ thống quốc tế và khái niệm hệ thống quốc tế, trình bày các khái niệm về quyền lực, lý thuyết quyền lực, chạy đua vũ trang, nguyên nhân chiên tranh, quản trị toàn cầu,... Đổng thời, một số lý thuyết và khái niệm mới mẻ như chính trị xanh, lý thuyết phụ thuộc, phân định khu vực,... cũng được tác giả phân tích bằng lập luận sắc bén, như một sự gọi mở cho độc giả suy ngẫm về sự biến đổi không ngừng của thế giới toàn cầu hóa hôm nay. Nội dưng cuốn sách tập trung luận giải về một số vẩn đề khá phức tạp và đang được tiếp tục nghiên cứu nên khó tránh khỏi hạn chế. Để bạn đọc thuận tiện theo dõi, chứng tôi cô' giữ nguyên các luận giải của tác giả và coi đây là quan điểm riêng. Rât mong được bạn đọc góp ý và xin giói thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT
  9. 9 CHINH TRỊ XANH - MỘT CÁCH TIẾP CẠN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ Môi trường là những điều kiện vật chất bao quanh và nằm trong địa cầu. Các nhận thức về vâh đề môi trường đã tổn tại từ lâu nhưng rất ít ỏi và không đi vào cuộc sống. Chúng chỉ bắt đầu tăng từ lúc nhân loại bước vào thời đại phát triêh công nghiệp từ giữa thế kỷ XIX. Tuy nhiên, cho đến trước thời hiện đại, các quan niệm về vấn đề môi trường thường chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng và nằm trong một SỐ công trinh nghiên cứu là chính. Chúng ít được biến thành hành động thực tiễn hay chính sách cụ thể. Chúng lại càng ít được liên hệ đến quan hệ quốc tế. Chỉ đến khi con người diện kiến trực tiếp những hiểm họa môi trường thực sự trong nửa cuối thế kỷ XX thì vấn đề môi trường mới được nhận thức một cách nghiêm túc. Cùng với đó là tính quốc tế của vấn đề môi trường và sự liên quan giữa môi trường với quan hệ quốc tế mới được tìm hiểu một cách sâu sắc hơn. Chính điều này đã dẫn đến quá trình hình thành nên quan điểm của chính trị xanh (green poỉitics) về quan hệ quốc tế tò thập niên 1980.
  10. 10 Một số vấn đê /ý luận quan hê quốc tế dưới góc nhìn lịch sù Sau Chiến tranh lạnh, cùng với sự gia tăng của vãn đê mỏi trường cũng như sự phô biến cùa nhận thức môi trường, chính trị xanh đã có sự phát triển đáng kê cả vê lý luận lân thực tiễn. Hiện nay, chính trị xanh đã trở thành một lý thuyết hay cách tiếp cận đáng chú ý trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. CÁC LUẬN ĐIỂM CHÍNH CỦA CHÍNH TRỊ XANH 1. Về vấn đê chủ thể quan hệ quốc tế, các nhà chính trị xanh ít đề cập trực tiếp chủ đề này nhưng qua các công trình của họ, có thể hình dung ra quan niệm về chủ thê quan hệ quốc tế của lý thuyết này. Quốc gia vẫn tiếp tục là chủ thể quan trọng ưong quan hệ quổc tế nhưng vai trò có xu hướng suy giảm cùng với sự xói mòn chủ quyền quốc gia. Bên cạnh đó, vai trò chủ thê của các tô chức quốc tê' trong đó có các tô chức phi chính phủ quốc tế, và phong trào xã hội sẽ tăng dần lên cùng với sự gia tăng của yêu cầu đối phó với vâh đề môi trường. Tô chức quốc tế với những quyền hạn do quốc gia nhường lại sẽ đóng vai trò phối hợp nô lực bảo vệ môi trường. Trong khi đó, phong trào xã hội giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm toàn cầu về môi trường chung cho công dân, đồng thời gây áp lực lên chính sách môi trường của các quốc gia và tổ chức quôc tế. M ìư vậy, quan điêm vê chủ thể quan hệ quốc tế của chính trị xanh có sự gần gũi với chủ nghĩa đa nguyên (pluralism). Đáng chú ý, do vấn đê môi trường là có tính toàn câu nên các tô chức quốc tế vê môi trường có kha năng tro
  11. Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 11 thành chủ thê toàn cầu. Theo các nhà chính trị xanh, sự xuất hiện của các chủ thê toàn cầu trong vâín đê môi trường thông qua sự hình thành và phát triển của quản tri toàn cầu là hoàn toàn khả thi. Và khi các chủ thê toàn cầu đóng vai trò nổi trội thì quan hệ quốc tế sẽ thay đổi và tiến theo xu hướng đại đồng, hình thành nên cộng đồng toàn cầu. Đây là quan điểm về tương lai thế giới có phần gần gũi với chủ nghĩa toàn cầu (globalism). 2. Môi trường trở thành một trong những động lực của nền chính trị toàn cầu. Nếu lợi ích chính trị và kinh tế trước kia vốn là những động lực chính chi phối nền chính tri quốc tế thì nay sẽ phải tính thêm môi trường như một động lực bổ sung. Sở dĩ như vậy là do môi trường đang đe dọa tới an rãnh và phát triễn vôh đều là những lợi ích mang tính sông còn, nên việc bảo vệ môi trường đã trở thành một lợi ích lớn đối với con người, quốc gia và thế giới. Do sự đe dọa của vấn đề môi trường ngày càng cao nên lợi ích này cũng ngày càng quan trọng. Và khi lợi ích môi trường ngày càng quan trọng thì nó cũng ngày càng có khả năng chi phối chính trị quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa, môi trường đang và sẽ ngày càng trở thành lợi ích cơ bản của quốc gia và con người. Vì thế, mọi chính sách của quốc gia và hành vi của con người sẽ ngày càng chịu chi phối, bị định hướng và thúc đẩy bời lợi ích môi trường. Đổng thời, do môi trường là vấn đề toàn cầu vói ánh hưởng trên phạm vi toàn thế giới nên môi trường cũng sẽ trở thành động lực của nền chính trị toàn cầu. Điều này
  12. 12 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử dẫn đến yêu cầu khi phân tích quan hệ quôc tê và chính trị quốc tế phải tính đến yếu tố môi trường. Luận điếm này có tầm nhìn hướng đến tương lai khi cho rằng vai trò động lực của môi trường đôi với nên chính trị toàn cẩu sẽ ngày càng tăng trong tương lai. Và nên chinh trị đó sẽ có khả năng trở thành nền chính trị môi trường toàn cầu. 3. Vấn đê môi trường dẫn đến sự thay đối quyển lực trong quan hệ quốc tế. Sự thay đổi của quyền lực dưới tác động của vân đề môi trường diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, giải quyết vân đề môi trường được cho rằng phải bằng phương thức hợp tác, trên cơ sở tự nguyện chứ không thể giải quyết bằng quyền lực. Quyền lực vì thế sẽ ít ý nghĩa hơn trong mối quan hệ hợp tác vê môi trường. Thứ hai, giải quyết vâh để môi trường cần có sự tham gia của tất cả các quốc gia. Quốc gia nào cũng có môi trường của mình vốn là một phần không tách rời khỏi môi trường thế giới. Trong việc giải quyết vấn đê' môi trường, các nước dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu đều cần có trách nhiệm và sự tham gia như nhau. Vi thế, chúng đều có vị thế như nhau trong vâh đề này. Quan hệ quyền lực nước lớn - nước nhỏ vì thế cũng trở nên ít ý nghĩa hơn trong vârt đề môi trường. Hơn nữa, tình trạng xuôhg cấp môi trường hiện nay lại đang trầm trọng ở các nước đang phát triên và gây ánh hưởng tiêu cực cho các nước phát trién. Các nước phát triển cũng cần các nước đang phát triển cài thiện điều kiện môi trường nhưng khó ép buộc băng quyển lực bơi điều này vi phạm chủ quyền. Vì thế, vai tro
  13. Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 13 của các nước nhỏ cũng ngày càng được tính đến nhiêu hơn, ít nhất trong vẩn đề môi trường1. Thứ ba, đê giải quyết vấn đề môi trường, cần thiết lập các thê chế hợp tác quốc tế vói những thẩm quyền có hiệu lực. Các quốc gia sẽ phải nhường quyền hạn nhất định của mình cho các thế chế này đê tạo ra một thứ quyền lực mói trong quan hệ quốc tế tựa như "người quyền uy xanh" (Green Leviathan) theo cách dừng chữ của Thomas Hobbes. Đó là thứ "quyền lực tập trung đê khắc phục sự tàn phá của cạnh tranh kinh tế "tự nhiên""2. Yêu cầu về thứ "quyền lực xanh" cho các thể chế môi trường quốc tế ngày càng tăng do yêu cầu bức bách của hợp tác quốc tế nhằm giải quyết vấn đê' môi trường. Xu hướng này vì thế cũng sẽ khiến quyền lực quốc gia trong quan hệ quốc tế bị giảm "đất dụng võ". 1. Không ít trường hợp các nước này đã thành công trong quan hệ với nước lớn. Trong Chiến tranh lạnh, khi cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa các cường quốc bắt đầu trở nên quyết liệt, yêu cầu ngăn chặn tác hại phóng xạ cho môi trường của các nước T h ế giới thứ ba đã góp phần đáng kê dân đến việc kiếm soát vũ khí hạt nhân đầu tiên năm 1963 - Hiệp ước cấm thừ hạn ch ế (Limited Test Ban Treaty) với nội dung cấm thừ vũ khí hạt nhân trong khí quyển. Hay trong các kết quả cùa Hội nghị Rio de Janeiro năm 1992, các nước đang phát triển đã giành được những thoả hiệp từ phía các nước công nghiệp phát triển trong vấn đê' khai thác rừng... 2. Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to International Relations: Perspectives and Themes, Pearson-Prentice Hall, London, 2005, tr. 210.
  14. 14____ Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc té dưới góc nhin lịch sử 4. Chủ quyền quốc gia bị xói mòn bởi tác động xuyên quốc gia của vấn đê môi trường. Do tính chung nhâ't của môi trường nên những vấn để môi trường ưong nước sẽ ảnh hưởng đến lợi ích môi trường và phát triên của các nước khác. Điểu này khiên cho các nước không thể muốn làm gì thì làm đôi với môi trường trong khu vực nước mình. Điều đó có nghĩa là các nước sẽ ngày càng không thê thực thi chủ quyền của mình một cách đầy đủ trên lãnh thô của mình, ít nhâ't trong vârt đê môi trường. Điều này hiện nay đã diễn ra trong thực tế. Chính sách môi trường của nhiều quốc gia trên th ế giói đều đã được xây dựng trên cơ sở tính đến lợi ích môi trường của nước khác. Một sô' quốc gia và các nhà chính trị xanh còn đi xa hơn khi khuyến nghị về quyển can thiệp sinh thái, tức là quyền can thiệp từ bên ngoài đối với sự vi phạm môi trường trong nước1. Nếu điểu này diễn ra thì chủ quyền quô'c gia còn bị xói mòn nữa. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác cũng dẫn đến sự xói mòn chủ quyền quốc gia trong vấn đề môi trường như sự xuất hiện các thể chế quốc tế và toàn cầu trong lĩnh vực 1. Ví dụ, Hội nghị Hague về môi trường năm 1989 đã để cập quyền can thiệp vê sinh thái. Ngay cả trong một tổ chức võn tuân thủ triệt để nguyên tắc không can thiệp nội bộ như ASEAN cũng đã từng xuất hiện đề nghị kiêu này. Đó là để nghị về nguvén tắc can dự linh hoạt (flexible engagement) cúa Thái Lan đưa ra năm 1997 trước tình trạng cháy rừng của Inđônêxia gây ra hậu qua mói trường cho các nước khác trong khu vực.
  15. Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 15 môi trường sẽ khiến các quốc gia phải nhượng lại một phần chủ quyền của mình để các thể chế này có thể hoạt động một cách có hiệu lực. Tuy nhiên, trong vấn đề này, các nhà chính trị xanh vân còn tranh luận và có quan điểm hai chiều về vai trò của quốc gia. Nhiều người phản đối mô hình đề cao vai trò quốc gia của chủ nghĩa hiện thực khi cho rằng chủ quyền quổc gia tuyệt đối chính là nguyên nhân gây ra vấn đề môi trường. Đôi với một số người khác, quốc gia vẫn cần thiết đê đề ra chính sách môi trường và chính sách đối ngoại phù hợp cho dù vai trò của nó có bị suy giảm trong nền chính trị môi trường. Nhận định trong Dự án vể môi trường, dân số và an ninh (Project on Environment, Population and Security) cũng đáng chú ý khi cho rằng sự khan hiếm tài nguyên môi trường sẽ làm tăng nhu cầu của xã hội đối vói quốc gia trong khi đồng thời cũng làm giảm khả năng của quốc gia đáp ứng các nhu cầu đó1. 5. Môi trường là một nguồn của xung đột trong quan hệ quốc tế. Việc môi trường là một nguồn của xung đột quốc tế được thể hiện trên ba phương diện chính: môi trường là đối tượng tranh châ'p trong các xung đột quốc tế, sự xuống cấp môi trường làm tăng nguy cơ xung đột trong quan hệ quốc tế, và những xung đột quốc tế mới trong việc giải quyết vâh đề môi trường. 1. Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to International Relations: Perspectives and Themes, Sdd, tr. 215.
  16. 16 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lích sử Trên phương diện đầu tiên, xung đột với các đôi tượng tranh chấp thuộc về mội trường đã diên ra từ lâu trong lịch sử trên khắp thế giói. Các cuộc xung đột này diễn ra nhằm tranh giành những lợi ích từ môi trường như đâ't đai, tài nguyên, nguồn nước1 và đại dương. Sự phân bố không đều tài nguyên môi trường là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xung đột này trong lịch sử. Trên phương diện thứ hai, sự xuống cấp môi trường góp phần làm tăng thêm khả năng xung đột trong quan hệ quốc tế. Trong vấn đề này, nguy cơ cạn kiệt tài 1. Có thể nêu một số ví dụ về tranh chấp nguổn nước như sau: tình trạng bâ't ổn kéo dài ở Trung Đông và Bắc Phi có m ột trong những nguyên nhân là cuộc tranh châ'p nguồn nước kéo dài trong lịch sử giữa các quốc gia trong vùng. Ixraen và các nưóc Arập tranh châ'p với nhau về con sông Gioócđan. Cuộc tranh chấp về nguổn nước năm 1965-1966 là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng và góp phần dẫn đến chiến tranh Ixraen-Arập năm 1967. Mâu thuẫn giữa Palextin và Ixraen cũng sâu sắc thêm bời Ixraen đã bơm và sử dụng nước ngầm gâ'p năm lần so với người Palextin trong vùng đất khô cằn như vậy. Hay m ột loạt ví dụ khác: tranh chấp giữa Xuđăng và Ai Cập về sông Nil; M ali và Xênêgan tranh nhau con sông Xênêgan; tranh châp nguổn nước giữa M ali và Buockina Phaxô, giữa Hunggari và Xlôvakia... Sự tranh chấp này còn liên quan đến việc sử dụng nước giữa quốc gia đầu nguổn và hạ nguổn. Sự tranh châ'p giữa Thô Nhĩ Kỳ - Xyri - Irắc về khai thác sông Ecephrates và Tigris cũng là một ví dụ điển hình khi Thó N hĩ Kỳ triển khai dự án Đại Anatolia xây dựng một nhà máy thủy điện lớn và các đập chắn trên sông Ecephrates đê tưới tiêu đã gáy thiẽu nước cho Xyri và Irắc. Ngoài ra, ví dụ tương tự cũng có the tìm thây trong trường hợp khai thác sông Mê Kông hiện nay.
  17. Chính trị xanh - một cách tiếp cân trong quan hệ quốc tế 17 nguyên, đặc biệt là năng lượng có thê là nguyên nhân quan trọng dẫn đến xung đột trong tương lai. Khi nguy cơ cạn kiệt chưa xảy ra, chi sự phân bố tài nguyên không đều cũng đã dân đến vô vàn cuộc xung đột. Khi tài nguyên trở nên khan hiếm, sự cạnh tranh sẽ tăng lên, xung đột sẽ xảy ra nhiều hơn và thậm chí là trên quy mô toàn c ầ u M ộ t số người theo chủ nghĩa tương lai đã chi ra rằng "sự đô vỡ của môi trường tới giữa thế kỷ XXI sẽ dẫn đên các cấp độ 1. Nguy cơ xung đột tăng lên ở đại dương là ví dụ điên hình. Nhu cầu an ninh và phát triển đã khiến lợi ích quốc gia ngày càng được mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia. Quan hệ đối ngoại của quôc gia ngày càng tiến ra đại dương. Và xung đột liên quan đến đại dương cũng vì th ế mà tăng lên. Bên cạnh đó, sự xuống câp môi trường cũng đang đóng vai trò là nguồn xung đột của đại dương. Do nguy cơ cạn kiệt tài nguyên trên đất liền, do hệ sinh thái ven bờ bị suy giảm, các quốc gia ngày càng tiến ra xa đại dương đê khai thác tài nguyên biển và đáy biển. Vì thế, các tranh chấp liên quan đến hải phận và tài nguyên biển củng tăng lên trong quan hệ quốc tế. Mặc dù lãnh hải rồi vùng đặc quyền kinh tế trên biển đã dần được xác định, nhưng tranh chấp không vì th ế mà giảm đi. Tinh trạng tranh châp hải phận giữa các quốc gia vẫn phổ biến trên th ế giói. Vấn để xâm phạm quyển lợi kinh tế giữa ngư dân các nước không còn là chuyện hiếm. Sự tranh giành lãnh hải và quyền khai thác biển ngày càng trở thành vấn để lớn trong quan hệ quốc tế dù đã có Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Nguy cơ xung đột đặc biệt cao ở những vùng biển có tiềm năng dầu mo. Nhiều vấn để chưa được giải quyết như xác định đường cơ sở, vùng chổng lấn, quyền khai thác vùng biển quốc tế, nhu cẩu đối với tài nguyên biển, vấn đề khai thác dầu mò ngoài khơi... đang tiếp tục nuôi (átrỡng khả_nạiịig Ịìày.
  18. 18____ Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lỊ C h sư xung đột ác m ộng"1. Đây chính là hàm ý về cuộc chiến tranh giành tài nguyên môi trường trong tương lai. Trên phương diện thứ ba, trong quá trình hợp tác quôc tê giải quyết vâh đề môi trường, đã bộc lộ các mâu thuân và xung đột không hề nhỏ. Đó là các mâu thuẫn vê trách nhiệm và quyền lợi giữa các nước, mâu thuân vê cách thức giải quyết và cách tính toán, mâu thuân vê khà năng can thiệp sinh thái,...2. Đó là chưa kê sự suy thoái môi trường cũng là nguyên nhân gián tiếp của những hình thức xung đột quốc tê khác. Ví dụ, tình trạng đất đai bạc màu, nguồn nước ô nhiễm và hệ sinh vật bị giảm sút thường là nguyên nhân của tình trạng đói nghèo và hiện tượng di cư ở một sô noi trên thế giới. Nếu đói nghèo đang đóng góp chính cho mâu thuẫn Bắc - Nam và làm tăng nguy cơ tranh đoạt tài nguyên môi trường thì hiện tượng di cư dễ gây ra xung đột giữa quốc gia xuất cư và quôc gia nhập cư, giữa cư dân bản địa với cư dân nhập cư... Những vân đê và nguy cơ nêu trên cho thấy, vai trò là nguồn xung đột của vâh đê 1. Conway Henderson, International Relations: C on flk t and Cooperation at the Turn o f the 21st Century, M cGraw -Hill, Singapore, 1997. Bản dịch cùa Khoa Quốc t ế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, t.2, tr. 126. 2. Có thê thây một ví dụ vê' điều này qua các mâu thuẫn va tranh cãi tại 19 kỳ họp cúa Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên họp quổc (COP) vói lần gần đây nhâ't là COP tại Warsaw (Ba Lan) vẫn chưa đạt được tiến bộ đáng kề trong khi mâu thuẫn vẫn còn rát nhiéu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0