intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu những nội dung cơ bản về giáo dục trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày các nội dung cơ bản về giáo dục trong di chúc của Chủ tịch Hồ chí Minh: Giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục văn hóa khoa học kỹ thuật trình độ chuyên môn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu những nội dung cơ bản về giáo dục trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  1. Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 TÌM HIỂU NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Hoàng Trần Như Ngọc * Cách đây đúng 50 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là bản Di chúc lịch sử - “bản tổng kết” cả một cuộc đời, là những lời dặn dò hết sức tâm huyết của một con người trước lúc đi xa. Những lời di huấn bất diệt trong bản Di chúc thiêng liêng mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam. Một trong những điều căn dặn mà Người để lại chính là sự quan tâm đặc biệt sâu sắc tới thế hệ trẻ. Người nói: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết” 1. Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Nước F 1 P P nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” 2. Thế hệ trẻ chính là F 2 P P chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ kế tục sự nghiệp và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, làm thế nào để đào tạo, bồi dưỡng thế hệ sau hội đủ cả đức và tài, hồng và chuyên chính là nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”, “nền giáo dục của một nước độc lập” và đó sẽ là nền giáo dục toàn diện. Con người toàn diện “nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày” 3. Nền giáo dục mà 3F P P Người dày công vun đắp và xây dựng là nhằm đào tạo nên những con người vừa hồng, vừa chuyên để phụng sự nhân dân, phục vụ Tổ quốc và nhân loại. Nền giáo dục toàn diện đó phải kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa, khoa học kỹ thuật với chính trị; bao gồm thể dục, đức dục, trí dục, mỹ dục, kỹ thuật tổng hợp. Trong Thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hóa ngày 31-8-1960, Người viết: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất” 4. Đó là những nội dungF 4 P P giáo dục hết sức căn bản, gắn bó chặt chẽ, làm nền tảng cho sự phát triển con người Việt Nam toàn diện. * TS, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.612. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.216. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.90. 4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.647. 73
  2. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 1. Giáo dục chính trị tư tưởng Đối với Hồ Chí Minh, giáo dục chính trị tư tưởng là hoạt động quan trọng, quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng xuyên suốt mọi giai đoạn lịch sử. Người quan niệm nếu không thống nhất về tư tưởng, sẽ không thống nhất trong hành động. Giáo dục chính trị tư tưởng không chỉ để nâng cao trình độ lý luận, chống lại ách thống trị của đế quốc thực dân mà còn để “cải tạo” và “chiến đấu” với chính mình. Giáo dục chính trị tư tưởng tác động trực tiếp đến con người, đến tư tưởng đạo đức và khả năng thực hành công việc của mỗi người, giúp họ khắc phục những tư tưởng lạc hậu, nâng cao tinh thần tự giác và tính tích cực trong quá trình cải tạo, xây dựng con người mới. Hồ Chí Minh ví “chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn” 5. 5F P P Bởi vậy, nâng cao trình độ chính trị là nhu cầu tự thân của mọi công dân yêu nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, là cơ sở để nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Theo Người, việc giáo dục chính trị tư tưởng phải được cụ thể hóa phù hợp với từng cấp học, ngành học, phù hợp với chương trình và mục tiêu đào tạo. Người chỉ rõ, giáo dục chính trị tư tưởng là phải làm cho mọi người thấm nhuần cái học hữu dụng, cái học đích thực để có tri thức hoàn toàn. Có như vậy, giáo dục mới tham gia vào công việc cách mạng. Để nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng, Người chủ trương dạy lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Người giải thích: “có nắm vững đường lối cách mạng… mới hiểu rõ mình phải làm gì và đi theo phương hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay” 6. F 6 P P Hiện nay, coi trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, giáo dục chính trị tư tưởng chính là phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam. 2. Giáo dục đạo đức cách mạng Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức là nền tảng của chiến lược giáo dục. Đối với Người, giáo dục không chỉ dừng lại ở mục tiêu dạy kiến thức và dạy chuyên môn, mà quan trọng hơn cả là dạy làm người. Trong mối quan hệ giữa đức và tài, Người coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Nếu không có đạo đức cách mạng làm nền tảng, làm hành trang thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ. Việc giáo dục đạo đức phải dành ưu tiên nhiều về nội dung, chương trình, thời gian, kết hợp giáo dục đạo đức với các khoa học khác để hoàn thiện nhân cách con người. Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ 5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.269. 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.115. 74
  3. Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 theo Di chúc Hồ Chí Minh là đào tạo họ trở thành lớp người mới, những công dân có ích, người cách mạng chân chính, trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; suốt đời trung thành và phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng, vì Tổ quốc, vì nhân dân; luôn tự giác tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng; kiên quyết và chủ động đấu tranh, ngăn chặn những biểu hiện tha hóa, biến chất, suy đồi về phẩm chất đạo đức, lười học tập, không tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ. Giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. 3. Giáo dục văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn Ngoài nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Người cho rằng: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật” 7. Với quan niệm về xây F 7 P P dựng con người mới, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho mọi người, phải biết nắm vững kỹ thuật để sử dụng đầy đủ công suất của máy, cải tiến các phương tiện máy móc… Người thường nhắc nhở trong giảng dạy và học tập phải coi trọng các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các môn kỹ thuật để có kiến thức toàn diện, để tham gia tốt nhất vào sự nghiệp xây dựng nước nhà. Chính vì thế, trong quá trình chỉ đạo tổ chức nền giáo dục quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới nhà trường lao động, nhà trường gắn liền với sản xuất đời sống, song phải lấy mục tiêu chính là giáo dục. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - kết hợp giáo dục với lao động và khoa học kỹ thuật, không chỉ góp phần quan trọng vào việc giáo dục nhân cách và hình thành nhân cách của học sinh mà còn giúp các em rèn luyện thể chất, thông minh hơn, khỏe mạnh hơn. Vì vậy, theo Người trong giáo dục phải chú trọng không chỉ chính trị, văn hóa mà còn cả kỹ thuật nữa. Người đã chỉ rõ mối quan hệ giữa ba thành tố này: Nếu không học tập văn hóa, không có trình độ văn hóa thì không thể tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ, nếu chỉ học văn hóa, khoa học kỹ thuật mà không học tập chính trị thì như “người nhắm mắt mà đi”. Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người “cần nhớ và thực hiện đủ ba điểm ấy”. 4. Giáo dục thể chất và thẩm mỹ Giáo dục thế chất là một nội dung của giáo dục toàn diện, giúp cho người học biết rèn luyện sức khỏe và biết cách giữ gìn sức khỏe. Hồ Chí Minh coi sức khỏe như quyền 7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.507. 75
  4. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” sống cao nhất. Sức khỏe là hạnh phúc của mỗi người, của dân tộc và điều kiện để dân cường, nước thịnh. Người nói: “Nhân sinh vô bệnh thị chân tiên” 8 (ở đời không ốm đau F 8 P P chính là tiên thật sự). Thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện thể dục, Hồ Chí Minh đã chủ trương đưa giáo dục thể chất vào trường học từ rất sớm. Ngay từ năm 1946, Người đã chỉ rõ: “Bộ Giáo dục có nhà thể dục, mục đích là để khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sức khỏe” 9. F 9 P P Bên cạnh giáo dục thể chất, Hồ Chí Minh còn định hướng giáo dục thẩm mỹ. Người cho rằng: Giáo dục thẩm mỹ sẽ định hướng những nhân cách tốt đẹp ở các em như: yêu nước, thương dân; yêu tính trung thực, ghét sự giả dối, phô trương, hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ. Những tình cảm trong sáng đó chính là mạch nguồn dẫn tới những tư tưởng cao đẹp. Từ đó, con người từng bước hoàn thiện bản thân, đồng thời góp sức mình xây dựng những quan hệ xã hội mới tốt đẹp và kiên quyết đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu, những việc làm phản nhân văn, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội, làm băng hoại nhân cách con người. Hơn thế nữa, với những hiểu biết ngày càng cao các tri thức mỹ học, mỗi người có thể thẩm định, đánh giá, đúng đắn các công trình, tác phẩm nghệ thuật trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn, nâng cao những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và biết tiếp thu những cái hay, cái đẹp, cái cao cả của di sản văn hóa nhân loại để làm giàu cho nhận thức của bản thân và nền văn hóa mới Việt Nam. Như vậy, với tư tưởng “giáo dục toàn diện” Hồ Chí Minh đã chỉ đạo, xây dựng một hệ thống giáo dục hết sức cơ bản, toàn diện nhằm xây dựng nên những con người toàn diện về tất cả các lĩnh vực: đức - trí - thể - mỹ. Nội dung giáo dục toàn diện ấy bảo đảm cho thế hệ trẻ hiện nay dần làm chủ kho tàng kiến thức văn hóa của loài người, trau dồi cho mình vốn hiểu biết về khoa học kỹ thuật vững chắc để có thể vận dụng một cách linh hoạt trong cuộc sống, trong lao động. Đổi mới giáo dục để xây dựng một nội dung giảng dạy khoa học, hợp lý, toàn diện; vừa kết hợp được lý luận khoa học với thực tiễn, bám sát yêu cầu xã hội, đào tạo chuyên sâu các ngành nghề, lĩnh vực, cung cấp đủ kiến thức và kỹ năng làm việc trong các ngành công nghiệp hiện đại, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tiên tiến là một tầm nhìn phản ảnh quy luật giáo dục hiện nay ở Việt Nam. Vì vậy, trước sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế và bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ theo Di chúc Hồ Chí Minh vẫn có ý nghĩa hết sức thiết thực. 8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.441. 9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.542. 76
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2