intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

164
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoảng trời riêng - Ảnh: Trần Chính Giống như các bộ môn nghệ thuật tạo hình khác, nghệ thuật nhiếp ảnh bao gồm các nhà sáng tác (thuộc nghệ thuật tạo hình) và các nhà nghiên cứu lý luận phê bình (thuộc ngôn ngữ, văn chương). Do đó khi bàn về phong cách nghệ thuật nhiếp ảnh là phải nói tới phong cách nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ văn chương. Theo định nghĩa chung của Đại từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ),...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam

  1. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam Khoảng trời riêng - Ảnh: Trần Chính Giống như các bộ môn nghệ thuật tạo hình khác, nghệ thuật nhiếp ảnh bao gồm các nhà sáng tác (thuộc nghệ thuật tạo hình) và các nhà nghiên cứu lý luận phê bình (thuộc ngôn ngữ, văn chương). Do đó khi bàn về phong cách nghệ thuật nhiếp ảnh là phải nói tới phong cách nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ văn chương. Theo định nghĩa chung của Đại từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ),
  2. phong cách là vẻ riêng trong lối sống, trong việc làm của một người được thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Vậy phong cách của một nghệ sĩ nhiếp ảnh (nhà sáng tác) là tổng thể những biện pháp kỹ thuật, kỹ xảo nhiếp ảnh riêng của một tác giả, một thể loại ảnh nhất định trong một thời đại nhất định để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình, trên cơ sở nắm vững ngôn ngữ nghệ thuật nhiếp ảnh. Việc chọn lựa ngôn ngữ nghệ thuật, đã làm nên phong cách nghệ thuật của một tác giả, một dấu ấn cá nhân, một trường phái, khiến cho công chúng khi xem bức ảnh của họ, sẽ nhận ra ngay tác phẩm ấy là của tác giả nào. Nhiều tác giả tuy có chung một trường phái nghệ thuật nhưng mỗi tác giả lại có phong cách riêng, do bản chất, trình độ ngôn ngữ tạo hình nghệ thuật và khả năng phát hiện thẩm mỹ ngay trong hiện thực của mỗi người. Chẳng hạn cũng là trường phái ‘ảnh như tranh thuỷ mạc’ nhưng mỗi tác giả có cách biểu đạt riêng. Một nhà nhiếp ảnh có phong cách, người đó thường chọn cho mình một mảng đề tài tương đối gần gũi với nhau. Thí dụ đề tài phong cảnh sơn thuỷ, phong cảnh kiến trúc, phong cảnh nông nghiệp… và suốt cuộc đời họ sáng tạo cho đề tài đó, mà Ansel Adams là một thí dụ điển hình. Suốt cuộc đời sáng tác của ông, ông chỉ dùng máy ảnh to, đặt trên chân máy và phần lớn chụp phong cảnh núi non, sông nước… Cũng cần nhấn mạnh rằng, phong cách sáng tác của một tác giả hoàn toàn không có nghĩa trong quá trình sáng tạo là người đó lặp đi lặp lại
  3. chính mình mà không tìm thấy một yếu tố sáng tạo nào, những tác phẩm đó sẽ trở nên nhàm chán. Để đạt được phong cách trong sáng tác, yếu tố sáng tạo nghệ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng. Qua sự phân tích trên, chúng ta có thể kết luận rằng, ở nước ta tuy phong trào nhiếp ảnh lên cao, nhiều nhà nhiếp ảnh đoạt đựơc nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, nhưng chưa có một nghệ sĩ nào có phong cách, để khi nhìn vào bức ảnh không cần xem tên tác giả, vẫn có thể đoán ngay tác phẩm đó của ai. Xem một số ảnh của lão nghệ sĩ Võ An Ninh, như ‘Núi Tản sông Đà’, ‘Mẫu Sơn sau cơn mưa’, ‘Đôi nét thuỷ mạc Sapa’, ‘Sương sớm Hồ Gươm’… có người cho rằng ảnh của cụ Võ mang phong cách ‘ảnh như tranh thủy mạc’. Thoạt nhìn một số ảnh chụp ‘mây núi’, ‘sương mù’. ‘sơn thuỷ’… của cụ Võ thì nhận định đó có phần đúng, nhưng không đầy đủ, bởi nghệ sĩ Võ An Ninh không chỉ có phong cảch; cụ là một nhà nhiếp ảnh thời sự’ ‘Ảnh nạn đói 1945’, ‘Học sinh sinh viên Sài Gòn biểu tình đòi đuổi tàu chiến Mỹ, 1950’… Trong những trường hợp đó Võ An Ninh là một nhà báo, một nhà chép sử bằng ảnh. Một nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh có phong cách, trước
  4. hết bản thân bài viết của tác giả phải mang những đặc điểm riêng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phục vụ có hiệu quả các chức năng xã hội, của ngôn ngữ, phù hợp với hoàn cảnh mục đích đối tượng giao tiếp. Phong cách ngôn ngữ có nhiều loại. Ở đây chỉ bàn đến phong cách ngôn ngữ chính luận nghệ thuật. Mỗi cá nhân khi viết đều theo một phong cách chức năng nhất định. Có những tác giả trong quá trình viết đã bộc lộ những nét độc đáo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Những nét độc đáo đó đọng lại trong nhiều tác phẩm sẽ hình thành nên phong cách ngôn ngữ tác giả. Một nhà nghiên cứu lý luận phê bình ngoài phong cách ngôn ngữ còn phải có phong cách văn chương, tức là đặc điểm riêng độc đáo, thể hiện cách thức của người viết trong việc phản ánh, miêu tả, nghị luận, phê bình…. Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn học, phong cách người viết thể hiện ở tính tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi người làm công tác nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh đều mong muốn mang phong cách riêng, độc đáo của mình, nhưng trên thực tế các ‘nhà viết’ của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, không có một người nào đạt được sự mong muốn đó. Muốn tạo dựng cho mình một phong cách, tác giả phải có tài năng thực sự, có bản lĩnh, ý thức sâu sắc và tính chủ động sáng tạo theo cách riêng của mình. Một khi đạt được phong cách, tác giả phải có những đặc điểm ổn định, mang sắc thái độc đáo trong một giai đoạn nhất định.
  5. Như vậy, dù là phong cách nhà sáng tác hay lý luận phê bình, khi đã trở thành phong cách riêng. Không những không lặp đi lặp lại chính mình một cách máy móc, mà cũng không thể là ‘cái bo ngs’ của người khác, hoặc chạy theo ‘gu’ của người ‘cầm cân nảy mực’.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2