intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:376

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" - Tập 2) trình bày các nội dung: Nam Bộ trong tiến trình Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới; Nam Bộ, một không gian lịch sử - văn hóa đa dạng và năng động. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 2

  1. 369 Chương X NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI I- QUAN HỆ GIAO LƯU KINH TẾ, VĂN HÓA GIỮA NAM BỘ VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX 1. Quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Nam Bộ với nền văn hóa và các nước trong khu vực thời tiền sử đến vương quốc Phù Nam Nam Bộ là vùng đất nằm trong địa bàn phía nam bán đảo Đông Dương, là phần lãnh thổ cực Nam của Tổ quốc Việt Nam. Do vị thế đặc biệt của một “bán đảo của bán đảo” (ba mặt giáp biển: Đông, Nam và Tây Nam), có sự kết hợp giữa đất liền và biển đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa vùng đất Nam Bộ với các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực cũng như trên thế giới, để rồi lịch sử hình thành và phát triển của Nam Bộ mang đầy đủ những yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh”, đan xen với nhau, tạo thành một sắc thái đặc biệt hết sức độc đáo trên mọi bình diện. Nam Bộ từ khi bắt đầu có sự sống của con người đã xác lập các mối quan hệ với điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái; quan hệ về nhân chủng, dân cư - tộc người; quan hệ kinh tế và văn hóa với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, rồi mở rộng ra cả phương Đông lẫn phương Tây. Xét trên phương diện quốc gia, liên quốc gia và thế giới,
  2. 370 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Nam Bộ “ở vào vị trí địa lý mang tính đầu mối giao thông tự nhiên và là nơi gặp gỡ của các đường thiên di cư dân, nơi giao thoa của các nền văn hóa của khu vực Đông Nam Á và cả vùng Đông Á và Nam Á”1. Các sử gia phương Tây từng nhìn nhận Nam Bộ là “ngã ba đường của các dân tộc và các nền văn minh”, là “ngã ba đường của các nền nghệ thuật”, là nơi hội tụ của những luồng văn minh phương Đông, phương Tây2. Trải qua quá trình lịch sử từ thời tiền sử đến sự tồn tại của vương quốc Phù Nam, Chân Lạp, rồi Đại Việt, Việt Nam với nhiều cơ tầng văn hóa khác nhau, đã hình thành nên một sự phức hợp, đa dạng và phong phú của văn hóa Nam Bộ mà nét nổi bật là sự hỗn dung văn hóa giữa các yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh”, trong đó khả năng “bản địa hóa” đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tiếp biến văn hóa từ bên ngoài. Quá trình hình thành, phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam là “thời kỳ thứ hai” - thời kỳ “khai phá - dựng nước”, diễn ra từ những thế kỷ đầu Công nguyên, thời kỳ mà các vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á, các xã hội “tiền nhà nước” của các cộng đồng dân cư vùng này, trong đó có Nam Bộ, phải đối mặt với nhiều thách thức mới, nhưng cũng có nhiều thời cơ mới để phát triển. Sự hình thành và phát triển của vương quốc Phù Nam được xây dựng nên một phổ hệ thủ lĩnh/vua Phù Nam suốt từ buổi đầu lập quốc (thế kỷ I) đến khi vương quốc Phù Nam sụp đổ hoàn toàn (thế kỷ VII). Vị trí địa lý trong bối cảnh giao thương khu vực trong những thế kỷ đầu Công nguyên cùng với năng lực của cộng đồng cư dân thành thạo sông nước đã một thời đưa Phù Nam lên địa vị một nước rồi một đế chế cường thịnh của Đông Nam Á. Từ thế kỷ V, bối cảnh mậu dịch khu vực cũng có những chuyển biến bất lợi cho vị 1. Phan Huy Lê: Báo cáo đề dẫn Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”. In trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Sđd, tr.20. 2. Dẫn theo Trương Thị Kim Chuyên trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Sđd, tr.34.
  3. CHƯƠNG X: NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP... 371 thế thương mại của Phù Nam, làm suy yếu nền kinh tế của vương quốc và cả đế chế nói chung. Vào cuối thế kỷ VI, đầu thế kỷ VII, Chân Lạp mạnh lên và thôn tính Phù Nam. Sau đó, Chân Lạp đã không thể thực hiện được sự quản lý hành chính ở vùng đất Thủy Chân Lạp (Nam Bộ ngày nay) cho đến khi các lưu dân Việt xuất hiện vào thế kỷ XVII. Tuy nhiên, phải thấy rằng, Óc Eo - Phù Nam tồn tại và phát triển trong một bối cảnh chung của khu vực và trong chiều hướng giao lưu thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Thực tế cho thấy, từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, các dân tộc vùng Đông Nam Á đã biết sử dụng sức kéo của động vật (voi, trâu) và sức đẩy của gió (thuyền buồm); họ đã nắm được những đặc điểm lý tính của kim loại và phản ứng hóa học tác động vào sự nóng chảy của đồng đỏ. Họ đã nắm được quy luật gió mùa, chu kỳ mặt trăng, mặt trời trong năm. Từ hơn 300 năm trước Công nguyên, họ đã làm quen với văn minh Ấn Độ và Địa Trung Hải qua sự tiếp xúc với những thương nhân người Ấn, người Ả Rập, người La Mã, ngoài khơi Thái Lan và Ấn Độ Dương1. Vào thời đại Óc Eo, khi sản xuất nông nghiệp đã phát triển đến một mức có thể nuôi sống những người không trực tiếp sản xuất lương thực, đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp (tất nhiên trong điều kiện tồn tại của nó là tay nghề khéo, nguyên liệu và thị trường). Trên cơ sở thặng dư nông phẩm và sản phẩm thủ công nghiệp phong phú, thương nghiệp nội địa cũng như việc trao đổi buôn bán với bên ngoài đã phát triển nhanh chóng. Các cư dân ven biển ở châu thổ sông Mêkông đã tiếp xúc với các thương nhân bên ngoài từ nhiều thế kỷ trước đó. Các tàu thuyền của những người nói tiếng Malayo - Polynesien xuất phát từ Đông Nam Á đã đi sang phía tây đến tận bờ biển châu Phi và phía Bắc đến tận Trung Hoa. Họ đem bán những sản phẩm rất được ưa 1. Phan Huy Lê: Báo cáo đề dẫn Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”. In trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Sđd.
  4. 372 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN chuộng trên thị trường Trung Hoa như xà cừ, đồi mồi, ngọc trai, san hô, mật và sáp ong, tổ yến... Là một cảng thị lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời là thương cảng quốc tế, Óc Eo có đủ những điều kiện cần thiết để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn với cả một hệ thống bao gồm “những điểm quần cư và đô thị, những trung tâm chính trị - tôn giáo và văn hóa, hải cảng cùng với những điểm sản xuất thủ công - buôn bán và những vùng công nghiệp. Óc Eo được biết đến nay là một trung tâm quan trọng nhất của hệ thống miền tây sông Hậu và cũng có thể nói là lớn nhất khu vực Đông Nam Á”1. Từ trung tâm này, văn hóa Óc Eo đã lan tỏa bởi sức sống, sức sáng tạo của nó ra các vương quốc láng giềng. Sức mạnh kinh tế, chính trị của Phù Nam cũng tạo môi trường thuận lợi nhất định cho việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nền văn hóa này. Từ miền tây sông Hậu, văn hóa Óc Eo đã từng bước hội nhập và cùng chia sẻ nhiều đặc tính chung riêng với các nền văn hóa khu vực cũng đang dần hình thành ở Đông Nam Á2. Chữ viết xuất hiện ở vùng châu thổ sông Mêkông vào khoảng đầu Công nguyên là một sản phẩm của sự giao lưu văn hóa do các thương nhân, các tu sĩ Phật giáo và Ấn Độ giáo đem đến. Văn tự tìm thấy trên những di vật và minh văn từ những di tích Óc Eo là loại chữ Phạn cổ. Đây là loại văn tự uyên bác chỉ dùng trong giới tăng lữ và quý tộc cung đình. Sự truyền bá của Phật giáo và Ấn Độ giáo là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của kiến trúc chùa chiền, đền thờ, mộ táng, trong một xã hội mà thặng dư nông phẩm và sự tích lũy của cải đã đạt đến mức độ nhất định. Mật độ của những di tích kiến trúc và mộ 1. Lương Ninh: Văn hóa Óc Eo và văn hóa Phù Nam, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1992, tr.24. 2. Nguyễn Văn Kim: Óc Eo - Phù Nam, vị thế lịch sử và các mối quan hệ khu vực. In trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Sđd.
  5. CHƯƠNG X: NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP... 373 Bản đồ giao thương ở Óc Eo - Thất Sơn - Angkor Borei (Nguồn: Ảnh tư liệu)
  6. 374 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN táng với hàng trăm lá vàng chôn theo là những biểu hiện cụ thể của một giai đoạn phát triển mang tính thời đại, mà những cơ sở kinh tế và xã hội đã được hình thành từ hàng ngàn năm trước đó1. Như vậy, yếu tố bản địa là nền tảng, song cái tạo nên nét đặc sắc của văn hóa Óc Eo lại chính là sự tiếp biến những yếu tố ngoại sinh, nhất là văn hóa Ấn Độ. Trong văn hóa Óc Eo, sản phẩm ngoại nhập hoặc có nguồn gốc ngoại nhập cũng đa dạng hơn, cấp độ cao hơn và từ nhiều hướng tới. Phổ biến nhất và đậm nét nhất, cấp độ cao hơn là văn hóa cổ Ấn Độ, mà cụ thể là văn hóa Bàlamôn mới và Phật giáo Tiểu thừa - Đại thừa. Điều đó chứng tỏ Phù Nam đã có quan hệ giao lưu rộng rãi với thế giới Đông Á, Nam Á và cả Tây Á, La Mã, trong đó ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ sâu đậm nhất. Điều đó thể hiện rõ nét qua các di tích kiến trúc tôn giáo; các pho tượng Hindou giáo, Phật giáo; các vật phẩm trang sức cao cấp bằng vàng, bạc, thiếc, đá quý, thủy tinh; những đồ gốm gắn liền với sinh hoạt tôn giáo; văn tự cổ Ấn Độ (Pallava, Brahmi); các thể chế chính trị, tôn giáo; các kỹ thuật công nghệ Ấn Độ2... Như vậy, “Phù Nam là vương quốc truyền bá văn minh Ấn Độ vào Đông Nam Á và có thể coi là Trung tâm liên thế giới đầu tiên của khu vực đồng thời là nơi nối thông mạng lưới riêng vốn có của Đông Nam Á với thế giới bên ngoài”3. 1. Phan Huy Lê: Báo cáo đề dẫn Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”. In trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Sđd. 2. Về văn hóa Óc Eo, L. Malleret đã công bố những con số thống kê thật đáng kinh ngạc: 1.311 hiện vật bằng vàng nặng 1.120 grs, 1.062 hạt ngọc và đá quý, trong đó có 779 hiện vật lấy từ khai quật khảo cổ học và 9.283 thu trong dân. Ngoài ra số hiện vật bằng đồng, sắt, thiếc, gỗ, đá lên đến hàng ngàn, số hiện vật gốm với rất nhiều chủng loại phải kể đến hàng vạn. 3. - Sakurai Yumio: Thử phác dựng cấu trúc lịch sử của khu vực Đông Nam Á (Thông qua mối quan hệ giữa biển và lục địa), Tlđd, tr.43; - Nguyễn Văn Kim: Óc Eo - Phù Nam, vị thế lịch sử và các mối quan hệ khu vực. In trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Sđd.
  7. CHƯƠNG X: NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP... 375 Bên cạnh những sản phẩm mang “màu sắc Ấn Độ”, còn có những sản phẩm đến từ nền văn hóa Hy - La (các đồng tiền La Mã làm thành huy chương (huy chương Hoàng đế Antonius Pius: 138-161, Marcus Aurelius: 161-180; các vật trang sức bằng tinh thể thạch anh có khắc hình mang biểu tượng thần hoặc lễ nghi thời La Mã); văn hóa Ba Tư (đèn đồng), văn hóa Latinh, văn hóa Nguyệt Chi... Văn hóa Hán (phương Nam và phương Bắc) cũng có mặt trong văn hóa Óc Eo (tượng Phật, gương đồng Hậu Hán); văn hóa các vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á lục địa cũng có mặt ở Nam Bộ thời bấy giờ, như những đồng tiền kẽm được gọi chung là tiền Phù Nam (présumé Funan). Các loại sản phẩm trên (ngoại nhập, phỏng ngoại nhập hoặc được “Óc Eo - Phù Nam hóa”) đã góp phần tạo nên bước phát triển mới, đưa Nam Bộ trở thành đỉnh cao văn hóa, thành trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực Nam Đông Dương - Đông Nam Á. Cùng với các thương nhân Óc Eo, mạng lưới thương mại khu vực đang được hình thành ở Đông Nam Á cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa cho thị trường quốc tế. Mối quan hệ đó luôn diễn ra trong sự tương tác đa chiều. Trong ý nghĩa đó, các cảng của Phù Nam không chỉ là nơi tụ hội của thương nhân Ấn Độ, Đông Nam Á mà “chính thương nhân Phù Nam cũng đến Trung Quốc để trao đổi hàng hóa từ Địa Trung Hải, Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi”1. Thương nhân Đông Nam Á, trong đó chắc chắn có vai trò quan trọng của thương nhân Phù Nam, chính là người có công khai mở quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, phát triển kinh tế khu vực Nam Ấn và có thể họ cũng đã cử thuyền đến Ấn Độ, vùng vịnh Ba Tư và châu Phi để trao đổi hàng hóa hoặc buôn bán. Tóm lại, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, vương quốc Phù Nam - đế chế Phù Nam luôn tỏ ra là một điểm sáng. Xét về mặt địa - 1. Hall K.R.: Economic History of Early Southeast Asia, in Tarling N. (ed.), The Cambridge History of Southeast Asia, Vol. 1, Cambridge, p.195.
  8. 376 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Đồng vàng La Mã từ năm 308 và đồng vàng La Mã phát hiện tại di chỉ Óc Eo (Nguồn: Diệp Đức Minh) kinh tế cũng như địa - văn hóa, với luồng thương mại quốc tế Đông - Tây và sự giao lưu văn hóa thế giới, Phù Nam luôn đứng ở vị thế trung tâm - một trung tâm vùng, trung tâm liên thế giới. Cảng thị Óc Eo được xem là trung tâm vừa đóng vai trò tập hợp, cung cấp, vừa với chức năng trung chuyển hàng hóa cho các nước trong khu vực cũng như thế giới. Văn hóa Óc Eo - xã hội Phù Nam từ những khám phá khảo cổ học đã hiện lên như một thực thể văn hóa xã hội, tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau Công nguyên. Trong thời kỳ văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam đã hình thành và phát triển một xã hội văn minh, một quốc gia hùng mạnh mang màu sắc Ấn Độ về thể chế và văn hóa, có thương trường rộng lớn, có vị thế kinh tế chính trị hàng đầu trong khu vực. Đến thế kỷ VII, vào niên hiệu Vũ Đức (Đường Cao Tổ, 618-626), và niên hiệu Trinh Quán (Đường Thái Tông, 627-649), các sứ thần cuối cùng của Phù Nam từ Na Phất Na sang triều cống Trung Hoa được xem là những mốc cuối cùng cho sự tồn tại của vương triều Phù Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là sự sụp đổ về chính trị, còn con người - văn hóa, xã hội Phù Nam tiếp tục đứng trước thách thức mới, vận hội mới.
  9. CHƯƠNG X: NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP... 377 Nam Bộ, “đất tổ” của Phù Nam đã từng nắm giữ vị thế hạt nhân của Phù Nam, là động lực cho Phù Nam phát triển, là địa bàn trực tiếp bị ảnh hưởng bởi những hiểm họa do con người và thiên nhiên gây nên. Nói đúng hơn, vương quốc Phù Nam và cả đế chế Phù Nam rộng lớn bị phân rã do những tác động chính trị - quân sự nội vùng, do hoạt động thương nghiệp quốc tế và do tác động của thiên nhiên (biển tiến). Phù Nam phân rã, nhưng văn hóa Óc Eo không bị lụi tàn, sụp đổ. Nó được kế thừa dưới nhiều dạng thức trên các vùng lãnh thổ khác nhau ở các quốc gia mới xuất hiện trên chính trường1. 2. Nam Bộ trong không gian địa chính trị - kinh tế - văn hóa xứ Đàng Trong với các quan hệ khu vực và thế giới (thế kỷ XVI-XVIII) a- Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc ở vùng đất Nam Bộ Từ thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn thực hiện sách lược “Nam tiến”, mở rộng bờ cõi về phương Nam. Đây là thời kỳ có nhiều biến động lớn về chính trị, nhiều đổi thay lớn về xã hội của đất nước. Chúa Nguyễn chủ trương dùng chính sách đối ngoại linh hoạt, lúc mềm dẻo - nghĩa tình, lúc cứng rắn - pháp lý để bảo hộ Chân Lạp, ngăn chặn sự bành trướng của Xiêm La (Thái Lan). Nhờ vậy đã gặt hái được thành công trong việc mở cõi về phía nam, khởi đầu từ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn - con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên - cho quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Năm 1698, chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược phía Nam, và ông đã hoàn tất công việc, xác lập tổ chức chính quyền của Đại Việt trên khoảng phân nửa diện tích miền Đông Nam Bộ. Đến năm 1757, cơ bản toàn bộ vùng đất Nam Bộ thuộc 1. Lê Xuân Diệm: Tổng quan vị thế Nam Bộ thời cổ (Tiếp cận từ cổ địa đến cổ sử). In trong Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”: Một số kết quả, Kỷ yếu hội thảo lần thứ 2, Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, tr.9.
  10. 378 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN về chúa Nguyễn. Sau khi đã hoàn thành công cuộc mở cõi về phương Nam, chúa Nguyễn đẩy mạnh khai khẩn vùng đất mới. Với bàn tay khéo léo và sự cần cù của người Việt, kết hợp với tài buôn bán của người Hoa, chẳng bao lâu, Nam Bộ đã trở thành một vùng đất trù phú, màu mỡ, của cải làm ra dồi dào, không những đủ cung ứng cho tiêu dùng tại chỗ mà còn trở thành hàng hóa trao đổi với các vùng trong nước, bán ra nước ngoài. Nam Bộ sớm trở thành một thị trường năng động. Với tầm nhìn thoáng mở, các chúa Nguyễn đã khai thác thế mạnh thương mại ở Đàng Trong nói chung, Nam Bộ nói riêng, đưa Đàng Trong hội nhập vào nền thương mại quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nâng vị thế Đàng Trong lên một bước hơn hẳn so với Đàng Ngoài. Cùng với quá trình mở cõi là quá trình các chúa Nguyễn thiết lập và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở Nam Bộ. Quá trình hình thành vùng đất Đàng Trong là quá trình mở rộng lãnh thổ của nhà nước phong kiến Đại Việt bằng những con đường khác nhau: chiến tranh, hôn nhân chính trị và ngoại giao. Trong đó, biện pháp ôn hòa vẫn là biện pháp chủ đạo. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ cộng cư của các dân tộc sinh sống trên vùng đất này. Cùng với việc mở mang bờ cõi, lưu dân Việt tiến về phía Nam. Trước thế kỷ XVII, họ từ phía bắc (Thanh - Nghệ - Tĩnh) mang theo văn hóa Thăng Long tiến về Thuận - Quảng vốn là nơi đang tồn tại nền văn hóa Chămpa khác lạ. Một cuộc tiếp xúc, giao thoa văn hóa diễn ra. Tại đây, người Việt đã tiếp biến nhiều yếu tố của văn hóa Chăm để thích nghi với môi trường sống mới. Sự giao lưu văn hóa Việt - Chăm của cư dân sinh sống trên vùng đất Thuận - Quảng đã tạo nên những sắc thái mới của văn hóa Đại Việt, đó là văn hóa vùng Thuận - Quảng. Văn hóa Thuận - Quảng, tiểu vùng của văn hóa Đại Việt vừa mới định hình sau mấy thế kỷ, lại một lần nữa được gặp gỡ với các nền văn hóa ở phía Nam khi người Việt từ Thuận - Quảng tiến hành những đợt
  11. CHƯƠNG X: NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP... 379 di dân lớn vào Nam Bộ trong hai thế kỷ XVII-XVIII. Tại đây, cư dân Việt vẫn là chủ thể. Vì thế, văn hóa Thuận - Quảng là những hạt giống đầu tiên được gieo trồng trên miền đất mới khai thác này, chúng sẽ là cơ sở của văn hóa Nam Bộ. Tuy nhiên, văn hóa Nam Bộ không phải là văn hóa Thuận - Quảng mà là văn hóa Thuận - Quảng trong sự giao thoa tiếp biến giữa các nền văn hóa Việt - Chăm, Việt - Hoa, Việt - Khmer. Sự gặp gỡ của các cộng đồng cư dân trên đất Đàng Trong, sự tác động qua lại phong phú giữa các nền văn hóa đã tạo nên những nét dung dị, hài hòa, cởi mở, phóng khoáng của văn hóa Nam Bộ, văn hóa Đàng Trong - văn hóa cộng cư giữa các tộc người. Nam Bộ lúc này được nhìn nhận “là một thế giới rộng lớn hơn cho người ta một ý thức lớn hơn về tự do - tự do chọn nơi họ ưa thích và cách sống họ muốn”1. Các chúa Nguyễn khuyến khích các loại hình văn hóa truyền thống như ca múa dân gian, đua thuyền, đánh vật, đánh đu, đấu võ... phát triển khắp nơi. Nét nổi bật trong sinh hoạt văn hóa Đàng Trong mang đậm phong cách dân gian, phản ánh trung thực đời sống tình cảm của người lao động. Văn hóa Đàng Trong có sự khác biệt so với Đàng Ngoài, hình thành nên một thói quen, một lối sống mới của cư dân Đại Việt ở phía Nam. Sự phát triển mạnh mẽ văn hóa dân tộc là một trong những yếu tố khẳng định chủ quyền của một quốc gia độc lập, tự trị. Nền văn hóa “mở” của Đàng Trong hình thành và trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa cũng như sự hoạt động mạnh mẽ của kinh tế ngoại thương. Ngược lại, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt việc đẩy mạnh giao lưu buôn bán với nước ngoài, cũng có tác động đến việc xóa bỏ tính khép kín của văn hóa truyền thống để hình thành nên một nền văn hóa mở, văn hóa hướng ngoại của xứ Đàng Trong. 1. Li Tana: Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, Sđd, tr.199.
  12. 380 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Bản đồ Việt Nam khoảng năm 1760, vẽ bởi Công ty Covens and Mortier, Amsterdam. Đàng Trong được gọi là Cochinchine (Nguồn: http://www.wdl.org/en/item/460/)
  13. CHƯƠNG X: NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP... 381 Đàng Trong đất rộng người thưa, con người tự do thoáng đãng, ít bị gò bó bởi những chính sách thống trị của giới cầm quyền và những quy định trong cách ứng xử mang tính khuôn mẫu của đạo Nho trong xã hội truyền thống. Hơn nữa, ở đây nhu cầu nhân lực lớn nên từ hương chức thôn ấp, điền chủ cho đến chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đều chấp nhận rộng rãi sự ngụ cư và nhập cư, thậm chí còn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và săn đón người phương xa đến. Trong khi Nho giáo không có điều kiện để phát huy mạnh mẽ vai trò của nó trong đời sống xã hội thì chính đó lại là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của đạo Phật và sự tiếp nhận dễ dãi đối với đạo Thiên Chúa, tạo cho Đàng Trong một không khí thoáng mở của nền văn hóa cộng cư. Cristoforo Borri đã tiếp xúc với cư dân Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII và ông nhận xét: “Tất cả các nước phương Đông đều cho người châu Âu là những kẻ xa lạ và dĩ nhiên họ ghét mặt đến nỗi khi chúng ta vào lãnh thổ họ thì tất cả đều bỏ trốn. Thế nhưng trái lại ở xứ Đàng Trong, họ đua nhau đến gần chúng ta, trao đổi với chúng ta trăm nghìn thứ, họ mời chúng ta dùng cơm với họ. Tóm lại họ rất xã giao, lịch sự và thân mật đối với chúng ta. Điều này đã xảy ra với tôi và các đồng sự của tôi, khi lần đầu tiên chúng tôi vào xứ này, người ta đã coi chúng tôi như những người bạn rất thân và như thể người ta đã quen biết chúng tôi từ lâu. Đó là một cánh cửa rất tốt đẹp mở ra cho các nhà truyền giáo của chúa Kitô đến rao giảng Phúc âm”1. Đúng như Borri đã nhận xét, cái tinh thần của người Đàng Trong từ phía Bắc đã vượt núi trèo đèo để tiến vào tận mũi Cà Mau là tinh thần phóng khoáng, hiếu khách, hiếu thị để đón nhận những luồng gió mới. Điều đó góp phần quan trọng để họ nhập cuộc một cách nhanh chóng vào luồng 1. Cristoforo Borri: Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr.49.
  14. 382 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Sinh hoạt của người Đàng Trong năm 1621 qua góc nhìn của Cristoforo Borri (Nguồn: Ảnh tư liệu) thương mại quốc tế và khu vực, tiếp nhận tôn giáo mới, tư tưởng mới của phương Tây. Các tộc người chung sống ở Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, cho dù có khác nhau về tôn giáo và văn hóa truyền thống, nhưng họ vẫn thể hiện được nhiều yếu tố tương đồng qua các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Quá trình cộng cư trong một thời gian dài đã tạo khả năng thích nghi và giao thoa văn hóa giữa các tộc người với nhau. Thực tế đó đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Nam Bộ, và đó chính là nét đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ mới mẻ này. Theo Phan Hữu Dật và Nguyễn Văn Huy1 thì 1. Phan Hữu Dật, Nguyễn Văn Huy: Về văn hóa vùng và tộc người ở Việt Nam. In trong Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.04.1993, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, 1994.
  15. CHƯƠNG X: NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP... 383 tính thống nhất trong đa dạng đã trở thành nét độc đáo của bản sắc văn hóa. Dựa theo nội dung lý thuyết của các tác giả trên, tính đa dạng của văn hóa ở một vùng đất như Nam Bộ là do bản sắc văn hóa của các tộc người anh em ở chính mảnh đất Nam Bộ tạo thành. Còn tính thống nhất của văn hóa các tộc người ở Nam Bộ là kết quả lâu dài của sự phát triển văn hóa của các tộc người trong cùng một vùng địa lý và môi trường sinh thái giống nhau, trong cùng một vùng lịch sử - văn hóa có sự tác động của giao lưu văn hóa giữa các tộc người trong một quốc gia thống nhất. Đặc biệt, tính thống nhất và tính đa dạng không loại trừ nhau mà hỗ trợ cho nhau cùng phát triển1. b- Quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa của Nam Bộ với các nước trong và ngoài khu vực; quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa phương Tây Quan hệ giữa Đàng Trong - Xiêm La - Chân Lạp nổi lên vấn đề mạnh - yếu và tranh giành ảnh hưởng giữa Xiêm La với Đại Việt trong vấn đề Chân Lạp. Từ thế kỷ XII, quan hệ Việt - Xiêm đã diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực thương mại. Đến thế kỷ XIV, quan hệ hai nước ngày càng thêm thân hữu. Từ thế kỷ XVII, mặc dù mâu thuẫn giữa chính quyền Xiêm La - Việt Đàng Trong khá sâu sắc (chủ yếu là vấn đề Chân Lạp), song không vì thế mà quan hệ thương mại bị ngưng trệ. Quan hệ Việt Nam - Chân Lạp được thiết lập từ khá sớm, dưới triều Lý. Thế kỷ XVII, ở nước ta cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra ác liệt, và kết quả của nó là sự phân chia đất nước Đàng Ngoài - Đàng Trong. Sự suy yếu của Chân Lạp đã trở thành tấm đệm để hai quốc gia láng giềng tranh giành và kiềm giữ nhau. Hàng loạt các sự biến lịch sử diễn ra tại Chân Lạp luôn có sự can thiệp của Đại Việt và Xiêm La đã chứng tỏ điều đó. 1. Phan Thị Yến Tuyết: Văn hóa cư dân Nam Bộ - Sự thống nhất trong đa dạng. In trong Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, Sđd, tr.306.
  16. 384 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngoài mối quan hệ với Chân Lạp và Xiêm La, các chúa Nguyễn còn đặt quan hệ bang giao với các nước trong khu vực như Trung Hoa, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á khác như Philippines, Malaysia, Indonesia...; đồng thời còn quan hệ với các nước phương Tây như Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha... Có thể thấy rằng, trong quá trình bang giao với các nước trong khu vực và trên thế giới, hầu hết nhằm giải quyết việc giao thương với Đàng Trong mà chủ yếu là khu vực miền Trung, bởi bấy giờ Hội An là thương cảng, là trung tâm thương mại quốc tế lớn nhất của Đàng Trong. Tuy nhiên, vấn đề bang giao nhiều khi cũng nhằm giải quyết những vấn đề xảy ra trên vùng đất Nam Bộ mới mẻ. Do Đàng Trong không liền biên giới với Trung Hoa như Đàng Ngoài nên quan hệ ngoại giao của họ Nguyễn ở Đàng Trong với Trung Hoa không phát triển bằng Đàng Ngoài, quan hệ chủ yếu là thương mại với vai trò chủ đạo là các thương nhân Trung Hoa đến Đàng Trong buôn bán. Việc giao lưu, buôn bán của các thương nhân người Hoa ở Đàng Trong diễn ra khá nhộn nhịp. Vào cuối thế kỷ XVIII, khi các thương nhân ngoại quốc khác rút đi hầu hết thì thương nhân Trung Hoa hầu như vẫn làm chủ thị trường Đại Việt. Thương nhân Trung Hoa có quan hệ buôn bán gắn bó lâu dài trong suốt hai thế kỷ tồn tại của chính quyền Đàng Trong quả là một hiện tượng hiếm thấy. Đối với Nhật Bản, trong suốt một thời gian dài, chúa Nguyễn có chính sách ưu ái đối với Châu Ấn thuyền Nhật Bản - một bạn hàng tốt, đem lại nhiều lợi ích cho họ. Sự ưu đãi về chế độ thuế cũng như trên nhiều phương diện có tính chất kích thích việc buôn bán của người Nhật tại đất Đàng Trong. Nhưng xem ra, việc giao thương giữa Đàng Trong nói riêng, Đại Việt nói chung với Nhật Bản từ cuối thế kỷ XVII trở đi không còn mặn mà nữa. Với Nam Bộ, dấu ấn của Nhật Bản cũng không đậm nét như đối với Hội An đầu thế kỷ XVII. Thế kỷ XVII-XVIII, một số nước phương Tây như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan... đã đến buôn bán với Đàng Trong, trong đó, có nước
  17. CHƯƠNG X: NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP... 385 lợi dụng mâu thuẫn giữa Đàng Trong - Đàng Ngoài để tìm kiếm cơ hội. Song các chúa Nguyễn đã nhận rõ âm mưu của họ nên sớm cắt đứt quan hệ. Có nước đã đến nhưng rồi lại ra đi. Trung tâm thương mại quốc tế Hội An là nơi hấp dẫn đối với thương thuyền các nước, song Hà Tiên, Mỹ Tho, Bến Nghé... cũng thu hút không ít thương khách phương Tây đến đây. Các chúa Nguyễn, như đã nói, đã có những chính sách thu hút đối với họ. Nhìn chung, việc buôn bán thịnh đạt của các nước phương Tây tại Đàng Trong chỉ diễn ra vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Sang nửa sau thế kỷ XVIII, do ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, hoạt động thương mại của người phương Tây giảm dần, nhưng vẫn tiếp tục cho đến cuối thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, có thể thấy mối quan hệ buôn bán giữa các nước phương Tây với Đàng Trong chủ yếu diễn ra ở khu vực miền Trung, còn ở Nam Bộ không có gì đáng kể. Bến sông Hội An cuối thế kỷ XVIII (Nguồn: Barrow J.: A Voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793, Printed for T. Cadell and W. Davies in the Strand, London, 1806)
  18. 386 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Việc mở rộng bang giao giữa chính quyền Đàng Trong với các nước trong khu vực và một số nước phương Tây ít nhiều tác động đối với sự phát triển văn hóa của xứ Đàng Trong nói chung, Nam Bộ nói riêng vào hai thế kỷ XVII-XVIII. Giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các địa phương, các tộc người trong nước và với nhiều nền văn hóa nước ngoài đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong văn hóa Nam Bộ, nhất là văn hóa Trung Hoa và văn hóa Nhật Bản. Nhiều yếu tố văn hóa trên mảnh đất Đàng Trong còn bảo tồn đến hôm nay là chứng tích của sự gặp gỡ, giao lưu văn hóa Việt - Nhật, Việt - Hoa... thông qua con đường thương mại thế kỷ XVII-XVIII. Trong văn hóa vật chất, qua hai thế kỷ mở rộng giao thương, Hội An và các nơi khác như Thanh Hà, Nước Mặn, Cù Lao Phố, Hà Tiên, Mỹ Tho, Bãi Xàu, Bến Nghé... đã tiếp nhận nhiều kiểu sinh hoạt nước ngoài, là nơi nghỉ ngơi giải trí, thưởng ngoạn của các quan lại, kẻ giàu có; một kiểu kiến trúc nhà cửa thương nghiệp độc đáo với những công trình mang tính tôn giáo, tín ngưỡng như nhà thờ họ, đình, chùa, đền, miếu, hội quán, mộ cổ; những kiến trúc dân dụng như nhà phố, nhà ở, giếng cổ, cầu đường, bến, chợ... Sự hiện diện của các bang Hoa kiều ở Hội An, Nước Mặn, Cù Lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên, Bến Nghé... ngày nay là những yếu tố văn hóa chủ yếu của các vùng Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu và Hải Nam được du nhập vào Đàng Trong bằng con đường di dân và giao thương. Chúng ta dễ dàng nhận ra những nét văn hóa ở Nam Bộ được tiếp biến từ văn hóa Trung Hoa qua việc thờ cúng các vị thiên thần cũng như nhân thần mà những người Hoa đã mang đến trong quá trình di dân và cộng cư trên vùng đất mới, như thờ thần tài, thổ địa, ông thiên, ông bổn, Quan Công, Thiên Hậu... Các ngày lễ tết được tổ chức tưng bừng trong cả người Hoa lẫn người Việt, như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu... Đặc biệt, các món ăn của người Hoa ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống thường nhật của cư dân Nam Bộ.
  19. CHƯƠNG X: NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP... 387 Những loại cây trái từ các nước du nhập vào Nam Bộ như dừa xiêm, chuối xiêm; hay chiếc áo bà ba của người phụ nữ Nam Bộ có xuất xứ từ Malaysia như một loại hình văn hóa khá đặc sắc; các điệu hát Quảng, hát Tiều khi du nhập vào Việt Nam đã kết hợp với nghệ thuật hát bội... để tạo nên các loại hình âm nhạc truyền thống Nam Bộ đầy sức hấp dẫn như đờn ca tài tử, sân khấu cải lương... Những món ăn của người Khmer, Ấn Độ cũng được tiếp biến và giao thoa để tạo nên những món ăn đặc sản của người dân Nam Bộ như bún mắm, cà ri, mè láo... Tất cả đã góp phần tạo nên sắc thái mới của văn hóa Nam Bộ. Gắn liền với giao lưu kinh tế trong các thế kỷ XVII-XVIII, giao lưu văn hóa Đông - Tây cũng diễn ra. Tại Đàng Trong, để nâng cao uy tín cá nhân, nhờ đó tạo thuận lợi cho việc truyền đạo và hoạt động thương mại, các giáo sĩ Thừa sai khi tiếp xúc với chúa Nguyễn, quan lại và dân chúng bản địa thường phô trương sự hiểu biết của mình về các môn khoa học và kỹ nghệ phương Tây. Nền văn hóa “mở” dù mới được hình thành với quá trình chinh phục vùng đất phương Nam của xứ sở Đàng Trong là cơ sở để con người của vùng đất này nhanh chóng tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới từ bên ngoài du nhập vào. Do vậy, những kiến thức sơ đẳng của các môn khoa học của phương Tây như cơ khí, toán học, vật lý, thiên văn... sớm được tiếp nhận ở Đàng Trong. Các chúa Nguyễn thường mời người phương Tây làm người dạy học cho mình. Thành tựu của y học phương Tây cũng được áp dụng trong việc chữa trị bệnh cho chúa. Như thế, Tây y cũng như các môn khoa học tự nhiên châu Âu được người Việt Nam biết đến từ khá sớm thông qua con đường thương mại. Cũng từ thế kỷ XVII, một số thành tựu kỹ thuật phương Tây đã được chuyển tải đến Đàng Trong như kỹ thuật đúc súng, chế tạo đồng hồ, kỹ thuật dệt vải mịn và khổ rộng, kỹ thuật in khắc... Sự hiện diện
  20. 388 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN của giáo sĩ Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) và một số chuyên gia người Pháp do ông chiêu mộ bên cạnh Nguyễn Ánh cũng du nhập một số kiến thức về vật lý và quân sự. Tết Nguyên đán năm 1791, ở Sài Gòn, Béhaine cho thả khinh khí cầu và làm một số thí nghiệm về điện trước công chúng để đề cao sự kỳ diệu của khoa học phương Tây. Những đóng góp của ông về quân sự, như tổ chức quân đội thành binh chủng, lập trường đào tạo binh sĩ, dịch các lý thuyết quân sự phương Tây sang tiếng Việt... là những đóng góp quan trọng vào việc đổi mới lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh. Thông qua giao thương, các chúa Nguyễn cũng như quan lại và thường dân bước đầu có những hiểu biết về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người phương Tây. Koffler kể lại rằng, có lần chúa Võ Vương nhìn xem hình phụ nữ châu Âu mặc áo hở vai, chúa đã nhăn mặt quay đi và tỏ vẻ bất bình về cách ăn mặc “lõa lồ” đó1. Cũng nhờ giao thương mật thiết với bên ngoài mà người dân thời ấy có dịp nhìn thấy và sử dụng những sản phẩm chưa từng có trong nước như bánh mì hay rượu vang. Tập quán ăn uống từ đó cũng có biến đổi ít nhiều, ví dụ tổ yến trở thành món ăn đặc biệt dành cho người quyền quý, yến sào nấu với cháo thịt được coi là món ăn đại bổ... Cũng thông qua giao thương, một số giáo sĩ, thương nhân phương Tây từng sống ở Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII đã trực tiếp hoặc gián tiếp cho ra đời nhiều tác phẩm trình bày những hiểu biết của mình về xứ sở này. Những ký sự, bút ký hoặc tác phẩm lịch sử nổi tiếng như Xứ Đàng Trong năm 1621 của Borri; Miêu tả lịch sử xứ Đàng Trong của Koffler; Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán; Những chuyến du hành của nhà hiền triết (P. Poivre, 1768); Hệ thực vật Nam Bộ (Loureiro, 1793); Cuộc du hành đến Đàng Trong (John Barrow, 1806)... 1. Lê Nguyễn: Xã hội Đại Việt qua bút ký của người nước ngoài, Nxb. Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, tr.57.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2