intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước và vùng lãnh thổ Đông Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Phàn 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:247

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước và vùng lãnh thổ Đông Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Phần 1" trình bày những nội dung như: Một số nhân tố cơ bản tác động đến sụ phát triển văn hóa và con người Đông Á; Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Bắc Á. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước và vùng lãnh thổ Đông Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Phàn 1

  1. C K . 0000059381 IUYÊN LU IỆ NHÀ XUẤT BAN KHOA HỌC XA HỌI
  2. s ự PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH TH ổ ĐÔNG Á - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
  3. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước và vùng lãnh thổ Đông Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đỗ Tiến Sâm (ch.b.), Phạm Hồng Thái, Trương Thúy Hằng... - H .: Khoa học xã hội, 2012. - 380tr.; 24cm Thư mục: tr. 364-379 1. Vãn hóa 2. Con người 3. Phát triển 4. Đông Á 306.095-dc 14 KXB0105p-CIP
  4. GS. rs. Đ ỗ TIẾN SÂM (C hủ b iên ) Sự PHÁT THIẾN VĂN HÚA VÀ C N NGUÍI m O ở MỘT s 6 Nưúc VA VÙNG LÄNH THỔb a n g a ■ - BÀI H CKINH NGHIỆM C OVIỆT NAM ■ Ọ H■ ■ NHÀ XUẤr BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2012
  5. CÁC TÁC GIẢ 1. GS. TS. Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên) 2. TS. Phạm Hồng Thái 3. TS. Trương Thúy Hằng 4 PGS. TS. Nguyễn Thu Mỹ 5. PGS TS. Trần Lê Bảo 6. PGS. TS. Phạm Duy Đức 7. TS. Nguyễn Thị Thu Phương
  6. M ỤC LỤC Trang Lòi nói đầu 9 CHƯƠNG 1 MỘT SÓ NHÂN TỐ c ơ BẢN TÁC ĐỘNG ĐÉN SỤ PHÁT TRIÉN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI ĐÔNG Á 11 I. Nhóm nhân tố bên trong 11 1. Nhân tố địa lý sinh thái nhân văn 11 2. Nhân tố kinh tế 21 3. Nhân tố chính trị 27 4. Nhân tổ xã hội 30 5. Một số giá trị văn hỏa truyền thống 35 II. Nhóm nhân tố bcn ngoài 38 1. Sự tiến bộ khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức 38 2. Toàn cầu hóa 40 3. Ảnh hưởng cùa văn minh phương Tây 43 4. Vấn đề an ninh phi truyền thống 46 CHƯƠNG II Sự PHÁT TRIẺN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG BÁC Á 54 I. Sự phát triển văn hóa và con ngưòi Trung Quốc 54 1. Nhân tố tác động 54
  7. 6 S ự PHÁT TRIỂN VÃN HÓA VÀ CON NGƯỜI... 2. Những nhận thức, chủ trương, chính sách phát triển văn hóa và con người 63 3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 76 II. Sự phát triển văn hóa và con người ở Nhật Bản 85 1. Nhân tổ tác động 86 2. Chù trương, chính sách phát triển văn hóa và con người 92 3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 98 III. Sự phát triển văn hóa và con ngưòi ở Hàn Quốc 118 1. Nhân tổ tác động 118 2. Chính sách phát triển văn hóa và con người 120 3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 136 CHƯƠNG III SỤ PHÁT TRIÉN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI Ở MỘT SÓ NƯỚC ĐÔNG NAM Á 142 I. Sự phát triển văn hóa và con người ở Thái Lan 142 1. Nhân tố tác động 142 2. Chính sách phát triển văn hóa và con người 154 3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 165 II. Sự phát triển văn hóa và con người ở Malaysia 174 1. Nhân tố tác động 174 2. Chính sách phát triển văn hóa và con người 185 3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 208 III. Sự phát triển văn hóa và con người ở Singapore 217 1. Nhân tố tác động 217 2. Chính sách phát triển văn hóa và con người 223 3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 240
  8. Mue lue 7 CHƯƠNG IV ĐẶC ĐIẺM C ơ BẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA, CON NGƯỜI ĐÓI VỚI S ự PHÁT TRI ÉN BẼN VỮNG Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á 248 I. Đặc điểm cơ bản và tác động của văn hóa đối vói sự phát triển bền vững 248 1. Đặc điểm cơ bản trong phát triển văn hóa Đông Á 248 2. Tác động của văn hóa đối với sự phát triển bền vững 267 II. Đặc điểm cơ bản trong phát trien con người và tác động của nó đối vói sự phát triển bền vững 270 1. Đặc điểm cơ bản trong phát triển con người 270 2. Tác động của phát triển con người đối với sự phát triển bền vừng 285 CHƯƠNG V BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á CHO VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIẺN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI 309 I. Bài học về sự bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc 309 1. Xác định di sàn văn hóa như là tài sản văn hóa 309 2. Khai thác các giá trị của văn hóa truyền thống trên cơ sở gẳn với đời sống hiện đại 313 3. Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đi liền với mở rộng văn hóa ra thế giới 315 II. Bài học về tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 317 1. Nâng cao tính chủ động trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 317 2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa ra thế giới một cách có chọn lọc, chống rập khuôn, m áy móc 319
  9. 8 S ự PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI.., 3. Chú trọng đến việc phát huy lợi thế so sánh cùa mình để tạo nên sự phát triển đa dạng của nền văn hóa dân tộc 322 4. Coi trọng việc giữ gìn và phát huy bảo vệ văn hóa dân tộc, chống xu hướng áp đặt văn hóa từ bên ngoài 323 III. Bài học về văn hóa ứng xử trong chính sách vói môi trưòng, dân sinh, tôn giáo và quan hệ quốc tế 326 1. Xác định bào vệ môi trường là chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội 326 2. Duy trì sự đa dạng văn hóa trong một quốc gia thống nhất 328 3. Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế 332 IV. Bài học về xây dựng đạo đức trong sản xuất, kinh doanh và quản lý 336 1. Giáo dục đạo đức cho người lao động 336 2. Xây dựng tinh thần trách nhiệm cộng đồng cùa doanh nghiệp 338 3. Xây dựng một nền hành chính lành mạnh thông qua việc phòng, chống có hiệu quả tham nhũng 340 V. Bài học về đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài 343 1. Xác định nguồn lực con người có vai trò quyết định nhất 343 2. Xây dựng và điều chình chính sách phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của công nghiệp hóa và phát triển kinh tế 343 3. Đào tạo nghề 349 4. Đào tạo, bồi dưởng và sử dụng hiệu quà nguồn nhân tài 352 Kết luận 357 Tài liệu tham khảo 364
  10. LÒÌ NÓI ĐÀU Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, đã và đang tác dộng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại, trong đó có văn hóa và con người. Chính vì thế, Liên Họp Quốc, nhất là các tổ chức UNESCO và UNDP đã nêu lên nhiều sáng kiến kêu gọi các nước thảo uận nghiên cứu về vấn đề này. Trong khu vực Đông Á, các nước Dông Bac Á như Trung Quốc, Nhật Bàn, Hàn Quốc và một số nước Đòng Nam Á như Thái Lan, Malaysia và Singapore cũng đã hoặc đang trải qua quá trình điều chỉnh hoặc cải cách nhằm thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của tình hình quốc tể và khu vực. Những kinh nghiệm của các nước này trong phát triển văn hóa và xây dựng con người sẽ có giá trị tham khảo hữu ích cho các nước đi sau. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á, đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội- nhập quốc tế. Những năm gần đây, Đàng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc phát triển văn hóa và xây dựng con người, đồng thời coi trọng tham khảo kinh nghiệm từ các nước, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Bởi lẽ: (1) Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực cùa sự phát triển; (2) Con người luôn là trung tâm cùa sự phát triển hiện nay. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Sự phát triển văn hóa và con người ờ một số nước Đông Á - bùi học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” là rất cần thiểl, vừa có ý nghĩa lý luận vừa mang tính thực tiễn sâu sác. Công trình cung cấp một cách tương đối toàn diện và hệ thống các quan điểm, giải pháp về sự phát triền văn hóa và xây dựng con người nhàm thích ứng với những biến đổi mới của tình hình ờ một số nước và vùng lãnh thổ tại khu vực Đông Á, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định
  11. 10________________________s ự PHÁT TRIỂN VĂN HỎA VẢ CON NGƯỜI... đường lối chủ trương, chính sách phát triển văn hóa và xây dựng con người ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra, công trình cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho cho việc nghiên cím và giang dạy các lĩnh vực có liên quan đến văn hóa và con người trong các trường đại học, học viện của Việt Nam. Nội dung cuốn sách được chia thành 5 chương, bao gồm: Chương một: Một số nhân tố cơ bàn tác động đến sự phát triển văn hóa và con người Đông Á. Chương hai: Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Bắc Á. Chương ba: Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Nam Á. Chương bốn: Đặc điểm cơ bàn và tác động cùa văn hóa, con người đối với sự phát triển bền vừng ờ một số nước Đông Á. Chương năm: Bài học kinh nghiệm cùa một số nước Đông Á đối với Việt Nam trong phát triển văn hóa và con người. Chúng tôi nhận thức sâu sắc ràng, kiến thức cúa nhàn loại là vô cùng vô tận. Vì vậy, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng trong quá trình hoàn thiện công trình này vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp phê bình cùa các nhà khoa học và bạn đọc gần xa. Hà Nội, ngày 25/4/2010 TM - Tập thể tác giả GS. TS. Đỗ Tiến Sâm
  12. Chương I MỘT SÓ NHÂN TÓ c ơ BẢN TÁC ĐỘNG ĐÉN S ự PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI ĐÔNG Á ự phát triển văn hóa và con người ở Dông Á luôn chịu sự tác động hay ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Đe thuận tiện cho việc tiếp cận khi tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi tạm thời phân chia thành hai nhóm nhân tố bên trong và bèn ngoài. Tuy nhiên, khái niệm “bên trong” và “bên ngoài” ở đây có ý nghĩa tương đối. “Bên trong” được hiểu là bên trong khu vực, bên ngoài quốc gia. “Bên ngoài” có nghĩa là bên ngoài quốc gia và khu vực. I. NHÓM NHÂN TỐ BÊN TRONG Có nhiều nhân tố bên trong tác động đên sự phát triển văn hóa và con người của Đông Á. Tuy nhiên, nồi bật trong số đó ià các nhân tố: Sinh thái nhân văn, kinh tế, chính trị, xã hội và một số giá trị văn hóa truyền thống. 1. Nhân tổ địa lý sinh thái nhân văn 'Văn hóa Đông Á gẳn liền với một không gian có giới hạn gần như ổn định, có điều kiện địa lí riêng mang theo những khả năng và quy định nào đó tạo nên những nét khác biệt của mỗi nền văn hóa, khu vực văn hóa trên hành tinh này. Kết quả là từ những thách thức lớn lao thậm chí khắc nghiệt của tự nhiên và sự sống còn trong đấu tranh chống ngoại xâm, con người Đông Á đã kiên cường chống ừả và sáng tạo ra nền văn hóa mang đặc trưng riêng, khác với văn hóa phương Tây. 1.1. Điều kiện địa ỉ í tự nhiên vùng Dông Ả về mặt địa lý, Đông Á nằm ờ bờ Tây Thái Bình Dương, vừa có lục địa gồm rừng núi và đồng bàng vừa có biển đào và bán đảo; là khu vực khí hậu gió mùa tương đối rõ rệt. Khí hậu trài dài từ Bấc xuống Nam vừa có
  13. 12________________________ S ự PIIẢT TRIỂN VÃN HỎA VÀ CON NGƯỜI... vùng hàn đới, ôn đới và nhiệt đới1 Điều đó đã cho thấy tính đa dạng, chứ . không phải tính thống nhất của những nước trong khu vực này. Đông Á nói chung là một khu vực nhiệt đới và á nhiệt dới. Đó là những vùng núi cao nối liền rừng và rừng rậm với độ nóng ẩm và mưa nhiều ở miền Nam Trung Hoa, vùng Insulinde xích đạo bạt ngàn cây cối sinh trưởng siêu nhanh ờ Java - Indonesia. Mặt khác, ở vùng rộng lớn phía Bắc Trung Hoa là những cánh đồng bao la bát ngát được tạo thành bời đất phù sa mới bồi và đất lở với những mùa đông giá rét, sa mạc băng giá cùng với vùng Mãn Châu phù kín cây rừng. Cái rét như một thử thách hành hạ những con người ở đây. Có những đợt rét kéo theo cà mưa tuyết rơi tràn cả xuống miền Nam nhiệt đới cách sông Dương Từ không xa, tới cà kinh đô Nam Tống xưa ở đất Hàng Châu. Vẻ cội nguồn cùa Đông Ả, xét từ điều kiện địa lí có thể thấy đó là khu vực thuộc văn minh thực vật, nổi bật về đặc trưng thực vật rồi mới đến động vật. Chẳng hạn về phương diện ẩm thực, thức ăn cùa người Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản rất ít dùng thịt, chất đạm chủ yếu cũng lấy từ thực vật lúa mì, kê ờ Đông Bắc Á, còn ở Đông Nam Á chủ yếu là gạo. Ngoài ra, còn có đậu nành, hạt mù tạt hay các loại dầu thực vật khác nhau đã cung cấp chất protein cho con người khu vực Đông Á. Trong số những nước Đông Á, duy chỉ có nước Nhật Bàn nhờ tiếp cận với phương Tây sớm đã thay đổi rất nhiều về chế độ thực phẩm. Người Nhật Bàn đã tăng nhiều lần mức tiêu thụ chất đạm từ cá và thịt. Điều này có tác dụng thay đổi đáng kề chất lượng cà về đời sống vật chất lẫn tinh thần trí tuệ của nguồn nhân lực Nhật Bản sau này. Lúa gạo được trồng khắp nơi ở Đông Nam Á lên tới phía Nam Trung Quốc, điều này đã phổ biến hóa chế độ ăn thực phẩm là thực vật. Lúa nước có ưu thế là được trồng trong khoảng không gian ổn định từ năm này qua năm khác và mãi mãi. Phần lớn công việc nhà 1. Có tài liệu phân chia tỉ mỉ hơn, bao gồm: Hàn ôn đới, Trung ôn đới, Noãn ôn đới (ấm áp), Á nhiệt đới và Nhiệt đới. Chi riêng về gió mùa, đã có sự khác nhau giữa “gió mùa ôn đới” và “gió mùa nhiột đới”. http://www.teachercn.com/ISal/Cydlja/2006-1/ 1/200601224719245_3.html
  14. Chương I. M ột s ố nhân tố cơ bàn tác đôn g đến... 13 nông được làm bằng công cụ thô sơ, trâu bò được sử dụng tạo ra sức kéo khi cày bừa đất nặng nhọc, nhất là ờ những ruộng nước bùn. Cùng với công việc trồng lúa, nghề làm vườn với sức lao động bằng tay cũng có mặt khắp nơi, trong điều kiện như vậy, việc ăn thịt sẽ là một sự phí phạm. Súc vật và cả con người đều được nuôi bằng thóc gạo. Con người cũng thích nghi với chế độ ăn các loại gạo đó. Hệ quả của chế độ canh tác lúa nước tạo ra sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng dán số rất nhanh ở khu vực Đông Á so với chế độ ăn thịt và sữa cùa các dân tộc du mục. Chỉ cần một hécta có thể nuôi sống được từ sáu đến tám người nông dân với chế độ ăn thực phẩm từ thực vật. Điều này cho thấy chế độ ăn thực vật là một trong những nguyên nhân đã tạo ra sự đột biến dân số tàng lên rất nhanh ở khu vực Đông Á, đặc biệt ở Trung Quốc và Indonesia, sớm tạo điều kiện hình thành nền vãn minh lúa nước. Cũng như Ấn Độ, số dân đông đảo của nước Trung Quốc là một minh chứng vững chắc của chế độ ăn thực vật. Vào thế ki 11, 12, dân số Trung Quốc thực tế tăng lên đáng kể khi miền Nam Trung Quốc bắt đầu phổ biến trồng lúa, các loại lúa sớm hai vụ một năm. Cuối thế ki 13, dân sổ Trung Quốc có khả năng đạt tới 100 triệu người. Ngày nay, với số dân lên tới 1,3 tỷ người, gấp 13 lần số dân thế ki 13, dù nền kinh tế có tăng trưởng cao, thì vấn đề tìm được loại thức ăn ngoài thực vật là một điều vô cùng nan giải. Rõ ràng, số phận người Trung Quốc bị gản chặt với “quyết định luận của nền văn minh trồng lúa” và phải kiên trì đi theo con đường mà nền văn minh này đã vạch ra cho họ. Mặt khác, nói tới “nền văn minh trồng lúa”, đặc biệt những nơi trồng lúa nước, thì không thể không kể tới một hệ thống tưới tiêu “nhân tạo”, mang nặng những kỷ luật công dân, xã hội và chính trị. Ngoài việc lợi dụng nước và phù sa cùa những dòng sông, các cộng đồng người phương Đông đã biết sáng tạo ra hệ thống tưới tiêu gồm những hồ chứa nước và hệ thống kênh đào khá hoàn chinh phục vụ trước hết cho sàn xuất nông nghiệp, sau đó là giao thông vận tài. Ở Án Độ xa xưa, người ta đã biết dùng hồ chứa nước và các con kênh đưa nước từ hai con sông Ẩn và sông Hằng tới khắp những chân ruộng vùng đồng bằng hai con sông này. Còn ờ Trung Quốc xưa cũng vậy, việc tưới tiêu được sáng tạo bằng mọi hình thức từ địa phương tới
  15. 14 S ự PHÁT TRIỂN VÃN HÓA VÀ CON NGƯỜI. quốc gia, từ việc đào giếng, đào kênh dẫn nước tới việc đào con sông lớn “Đại vận hà” tạo thành “một trục dọc” Bắc - Nam nối liền hé thống những con sông lớn chảy theo trục ngang Đông - Tây đã hạn chế đưọc lũ lụt thường xuyên xảy ra ở các vùng hồ Phiên Dương và hồ Động Đình bên sông Dương Từ. Với những con sông hung dữ ờ phía Bắc như Hoàng Hà, người Trung Quốc nghìn năm nay chống lại những trận lũ lụt thảm khốc thường xuyên xảy ra, bằng cách vừa khơi dòng chày vừa phải đắp đê dọc dài theo hai bờ sông. Khắp khu vực Đông Á, tu những vùng đất bằng ở Java, Philippines, Nhật Bàn hay vùng Quảng Châu phía Đông Nam Trung Quốc, nhờ tre nứa mọc phổ biến thành rừng, người ta đã biết dùng các cây tre nối thành hệ thống dẫn nước hoặc làm những “cọn nước” đưa nước từ nguồn rất xa về phục vụ cho việc tưới tiêu và sinh hoạt. Tất cả công việc này được diễn ra theo những quy định chặt chê về lao động và nghiêm khác về chế độ tưới tiêu buộc mọi người phải chấp nhận và tuân thù. Việc trồng lúa ở Đông Á chắc chắn xuất hiện từ Thiên niên kỉ II trước Công nguyên, ở những vùng đất thấp dọc theo các con sông, dần dần được mở rộng ra những vùng đất có thể tưới tiêu được; thêm nữa kinh nghiệm sản xuất cũng được đúc kết đặc biệt là trong việc lựa chọn được các giống lúa chịu hạn, có năng suất cao và ngắn ngày... Từ đó, những cộng đồng cư dân ngày một lớn dần, từ gia đình, dòng họ tới quốc gia với một chế độ chính trị độc đoán, quan liêu, đại diện cho nhà nước là hệ thống những viên quan cai trị ở kháp vùng Đông Á. Cố nhiên, cội nguồn văn hóa lúa nước cũng còn nhiều vấn đề cần phải bàn; tuy nhiên, chưa bao giờ người ta quên tầm quan trọng thậm chí sự ràng buộc về hiện thực của một nền văn minh lúa nước trong việc hình thành những giá trị văn hóa và sự phát triển con người ở khu vực Đông Á. Như trên chúng tôi đã nói, khu vực Đông Á còn ngút ngàn rừng núi và mênh mông biển đảo. Chi những vùng đồng bằng được tưới tiêu và trồng lúa nước tới trình độ thâm canh thì mới nhanh chóng thành vùng văn minh phồn thịnh, còn những vùng khác thì vẫn hoang dã, kém phát triển. Nhất là vùng núi cao cách biệt, một số đảo là nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người cùng các nền văn hóa nguyên thủy. Các dân tộc thiểu số còn nhiều tập tục lạc hậu, phát rẫy đốt nương, tria
  16. hương I. M ôt s ố n h ân tổ cơ b ản tác đ ông đến.. 15 a trồng ngô, tự cấp tự túc. Tất nhiên, nền nông nghiệp nguyên thủy ly không làm cho hàng trăm dân tộc còn lạc hậu phát triển lên được, lưng ít ra cũng “chống đỡ” cho đời sống vật chất của họ và họ vẫn >ng sót, tồn tại vất vả ờ những vùng sâu vùng xa hoặc những vùng 10 héo lánh. Một đặc điểm nữa của văn hóa Đông Á tiêu biểu như ở Trung uốc và Nhật Bàn là sự báo lưu đến bền vững cùa con người, xã hội ì văn hóa. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, việc thờ cúng tổ tiên và các lần tự nhiên vẫn tồn tại cho tới ngày nay thông qua các sinh hoạt lễ ội và có sự hòa nhập với các tôn giáo như Đạo giáo, Phật giáo, Nho iáo. Việc tôn giáo cổ tồn tại dai dẳng được gắn chặt với cấu trúc về hệ Ìống thứ bậc gia đình và xã hội đã tạo ra nét đặc trung của nền văn hóa guyên thủy Trung Hoa. Đỏ là tính bền vững về tôn giáo được lồng lém tính bền vững về xã hội và hai tính bền vững này lại được gắn hặt thêm vào nhau. Chính điều này tạo nên sức sống và phát triển của ăn hóa con người Trung Hoa cổ trung đại cũng như của những quốc ia ờ Đông Á chịu ảnh hưởng cùa vàn hỏa Trung Quốc. 1.2. M ôi trường sống tác động đến sự phát triển văn hỏa con gười Đông Ả trong thời hiện đại Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội, yếu tố ật chất do con người sáng tạo ra, cỏ quan hệ mật thiết với nhau, bao [Uanh con người và xã hội loài người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản :uất, sự tồn tại, phát triển văn hóa xã hội con người và thiên nhiên. 'Ihư vậy xem xét mối quan hệ cùa mồi trường vớì con người và xã hội hì phải xem xét ba mối quan hệ chính: (1) Tác động của thiên nhiên ới xã hội con người; (2) Xã hội con người tác động tới thiên nhiên; 3) Quan hệ giữa các nhóm xã hội liên quan đến môi trường. Môi trường là tiền đề và điều kiện phát triển văn hóa và con Ìgười. Những tiền đề này bao gồm những điều kiện hình thành các .rung tâm dân cư, phương thức sản xuất, phân công lao động xã hội, xao đổi sản phẩm - giao lưu kinh tế văn hoá, hình thành các tập quán /à lối sống. Trước hết, môi trường là tiền đề hình thành các trung tâm dân cư rà trung tâm văn minh của nhân loại và con người Đông Á nói riêng.
  17. 16 S ự PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI.. Từ trước khi học thuyết tiến hoá của Charles Robert Darwin ra đời, có một quan niệm phổ biến cho rằng nguồn gốc cùa loài người là sản phẩm của thần thánh. Học thuyết tiến hoá của Darwin cùng với sự phát triển tri thức khoa học đã chứng minh: Con người có nguồn gốc tự nhiên - là sản phẩm của chuỗi tiến hoá tự nhiên. Vì vậy, con người cần có tự nhiên để tồn tại và phát triển song hành với sự phát triển cùa tự nhiên. Vật chất trong cơ thể con người là do môi trường tự nhiên cung cấp: không khí con người hít thở, nước uống, thức ăn, nơi cư trú..., tất cà đều lấy từ tự nhiên. Những khu vực mà trong môi trường tự nhiên thiếu một nguyên tố nào đó thì con người ờ đó cũng thiếu nguyên tố tương tự. Do đó môi trường là tiền đề đầu tiên, là điều kiện quan trọng cho sụ hỉnh thành những trung tâm dân cư, những trung tâm văn minh của nhân loại. Con người đã tồn tại hàng triệu năm trên khắp trái đất nhưng chi đến cuối Thiên nhiên kỷ IV, con người mới thực sự bước vào thời kỳ văn minh. Cuối Thiên niên kỳ III, trên lãnh thổ châu Á và Bắc Phi đã xuất hiện 4 trung tâm văn minh sớm nhất của nhân loại: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra sự dị biệt và tương đồng của các trung tâm văn minh này, song có một mẫu số chung lớn phổ quát là các trung tâm văn minh này đều nằm trên lưu vực cùa những con sông lớn chày qua. Đó là sông Nin ở Ai Cập, sông Tigrơ và Ơphơrat ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ờ Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang ờ Trung Quốc. Chính sự bồi đắp của các con sông này đã tạo điều kiện sàn sinh và nuôi dưỡng các nền văn minh đó. Như vậy trong quá khứ, do có những tiền đề môi trường thuận lợi mà các trung tâm dân cư đã sớm hình thành ở khu vực Đông Á, con người Đông Á cũng đã sớm bước vào nền văn minh của nhân loại và xây dựng các nền văn minh ở Đông Á phát triển rực rỡ. Hiện nay, yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường xã hội là một trong những lợi thế để các nước trong khu vực Đông Á xây dựng và phát triển đất nước, Trung Quốc, Nhật Bản là những cường quốc về kinh tế với những đô thị tập trung dân cư vào loại lớn nhất thế giới1. 1. Có tài liệu cho biết, về mặt mật độ dân sổ, Đông Á là một khu vực có mật độ dân số tập trung cao nhầ thế giới, chiếm khoảng 1/4 dân số thế giới. http://www.teachercn.eom/ial/Cydlja/2006-l/l/200601224719245_3.html
  18. Chương I. M ộ t s ố nhân tố cơ bản tác đ ộn g đến.. 17 Bên cạnh điều kiện tiền đề hình thành nên các trung tâm dân cư và trung tâm văn minh, môi trường còn là một trong những nhân tố quan trọng hình thành phương thức sản xuất, phân công lao động trong xã hội. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, xã hội loài người trải qua các phương thức sản xuất: phương thức sản xuất Cộng sản nguyên thuỷ, phương thức sản xuất Chiếm hữu nô lệ, phương thức sản xuất Phong kiến, phưưng thức sản xuất Tư bàn chù nghĩa và tương lai là phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, do những khác biệt về môi trường so với các khu vực khác của thế giới nên ở Đông Á đã hình thành nên một phương thức sàn xuất riêng cùa mình trong bối cảnh chung của châu Á là “Phương thức sàn xuất châu Á”. Đây là một trong những đóng góp tuy còn gây tranh luận của c . Mác sau khi nghiên cứu sự hình thành và phát triển các nền văn minh Án Độ, văn minh Trung Quốc và các văn minh vệ tinh khác cùa hai trung tâm văn minh này. Môi trường không những đã tác động đến việc hình thành phương thức sản xuất khu vực mà còn tác động đến sự phát triển phương thức sản xuất của mỗi cộng đồng dân cư, dân tộc. Hiện nay, nhìn vào bức tranh chung ở Đông Á, các tộc người ờ khu vực Đông Á đã trải qua bốn phương thức sàn xuất: Công xã nguyên thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bàn chủ nghĩa. Tuy nhiên nếu nhìn riêng biệt từng quốc gia, tộc người trong khu vực Đông Á lại cho ta cái nhìn sinh động về sự khác biệt phương thức sàn xuất. Trong khi người Nhật Bàn, người Hán, người Hàn Quốc đã phát triển và đạt trình độ caủ, ngược lại có nhiều tộc người thiểu số ờ Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển thấp. Xét trên khía cạnh quốc gia, giữa các nước Đông Á cũng thấy nhiều sự khác biệt. Nhật Bàn là quốc gia Đông Á đã đạt tới trình độ sản xuất tư bàn rất cao trong khi đó Việt Nam và Bắc Triều Tiên vẫn trong giai đoạn xã hội nông nghiệp lạc hậu. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những sự khác biệt này, song không ai có thể phủ nhận được vai trò cùa môi trường sống đã tác động đến sự hình thành và phát triển sản xuất của con người Đông Á nói riêng và nhân loại nói chung. Trong sự phát triển xã hội, con người luôn phải trao đổi hàng hoá, giao lưu kinh tế, văn hoá, xây dựng các phong tục tập quán và lồi sống, tất cả C C yếiL-lố này-luôn c ó moi liên hệ mật thiết với môi Ó— I
  19. 18 S ự PHÁT TRIỂN VÃN IIÓA VÀ CON NGƯỜI. trường. Môi trường đã tạo điêu kiện và thúc đấy con người trao dổi sản phẩm và giao lưu kinh tế văn hoá với nhau. Vì vậy, để cho quá trình này ngày càng thuận lợi hơn, con người luôn không ngìmg cải thiện môi trường phục vụ đời sổng cùa mình. Quá trình tác động qua lại giữa con người và mòi trường đã tạo nên các phong tục, tập quán, lối sống. Môi trường có vai trò định hình nên các đặc điểm văn hoá xã hội con người, vì vậy mà ngày nay chúng ta có thể thấy điều kiện môi trường tự nhiên ra sao thì văn hoá con người khu vực đó mang những đặc điểm tự nhiên như vậy. Môi trường là điều kiện và tiền đề cho sự phát triển của xã hội loài người, vi vậy môi trường luôn là một vấn đề lớn đặt ra đối với từng giai đoạn phát triển cùa con người trong lịch sử. vấn đề môi trường không chỉ tồn tại trong xã hội hiện đại mà đã tồn tại trong lịch sừ dưới nhiều hình thức: (1) Những cuộc chiếm đoạt trong lịch sử; (2) Vấn đề phát triển kinh tế thị trường trong xã hội hiện đại. Những cuộc phát kiến địa lý lớn đã diễn ra cuối thế kỷ 15 - đầu thế kỷ 16, xuất phát từ nhu cầu tìm con đường biển sang phương Đông, với hi vọng sỗ kiếm được nhiều vàng và cùa cải hơn, nói một cách khác là để tìm những nguồn tài nguyên mới phục vụ nhu cầu phát triển của tư bàn phương Tây. Các cuộc phát kiến địa lý đã tìm ra một lục địa mới là châu Mỹ, mở ra con đường biển đến các châu lục và thúc đẩy các cuộc thám hiểm tìm ra các vùng đất mới. Sau các cuộc phát kiến địa lý đã diễn ra các cuộc di chuyển cư dân trên quy mô lớn và thương nhân giành giật thị trường, các nguồn nguyên liệu ở các địa bàn mới. Nhu cầu chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống dẫn đến các cuộc xâm chiếm thuộc địa diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là các cuộc xâm lược thuộc địa của các nước tư bàn phương Tây đối với các nước châu Mỹ và phương Đông. Các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa đã làm xáo trộn môi trường tài nguyên thiên nhiên và xã hội ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Đông Á. Các nước đi xâm lược đã khai thác và cướp đoạt tài nguyên, huỷ hoại môi trường xã hội của các nước thuộc địa Đông Á trong suốt hơn 4 thế kỷ. Thế kỷ 20 đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, các nước thuộc địa trcn toàn thế giới, trong đó có Dông Á, đã vùng dậy đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc mình, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới.
  20. Chương I. M ột s ố nhân tố cơ bàn tác đông đến... 19 Bước vào những năm cuối thế ký 20 - đầu thế kỷ 21, thế giới đang chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của các nước trong khu vực Đông Á. Một số nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc trở thành những nước có nền công nghiệp hiện đại. Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ trờ thành một trong những siêu cường cua thế giới trên nhiều lĩnh vực, Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Ả khác đã và đang giành được nhiều thành tựu trong quá trình hiện đại hóa kinh tế - xã hội và hội nhập. Sự hợp tác trong khu vực và hợp tác song phương giữa các quốc gia được cải thiện, tăng cường ngày càng mạnh mẽ song vẫn còn đó sự tranh chấp giữa các phe phái, chiến tranh và những xung đột quốc gia, phe phái mà chù yếu đều có nguồn gốc từ những mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên và môi trường. Sự thiếu hụt về tài nguyên và môi trường dẫn đến sự tranh chấp để mồi cá nhân, cộng đồng, quốc gia đạt được lợi ích tối đa về phía mình. Dù đã từng tồn tại trong lịch sử song không phải lúc nào vấn đề môi trường cũng trờ nên nghiêm trọng không chỉ ở cấp độ quốc gia, dân tộc mà còn trở thành vấn đề của từng cá nhân. Sở dĩ vấn đề xuất hiện và trờ nên nghiêm trọng vì có sự can thiệp, lấn át của chức nàng khác. Con người đã khai thác và sử dụng tài nguyên thiên và xâm hại môi trường quá mức, lấn át chức năng là không gian sống của tự nhiên và môi trường. Sự bùng nổ dân số trong những thế kỷ gần đây của con người đã mờ rộng quá mức không gian sinh sống. Nhu cầu không gian sinh sổng của con người đã lấn át chức năng cung cấp nguyên liệu, thu hẹp không gian chứa đựng rác thải. Sự xâm hạì của con người đối với môi trường quá nhanh và nghiêm trọng làm môi trường cạn kiệt. Tại các nước Đông Á hiện nay đang diễn ra “xung đột môi trường”. Thực cnất đó là sự xung đột các chức năng của môi trường: Chức năng không gian sinh sống, cung cấp tài nguyên, chức năng chứa đựng rác thài. Sự xung đột các chức năng này điển hình là các cuộc tranh chấp nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Theo Liên Hợp Quốc, đến năm 2025, một nửa số quốc gia trên thế giới sẽ phải đối mặt với khủng hoảng về nước và tình trạng thiếu nước sử dụng sẽ trở nên cấp bách. Hiện nay, trên thế giới cứ 6 người thi có 1 người (tỷ lệ 1/6 dân số thế giới - hơn một tỷ người) không có đủ nước dùng. Sự tranh chấp điền hỉnh gần đây tại khu vực Đông Á
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2