intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:362

15
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: cơ sở lý luận và thực tiễn về sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam; kinh nghiệm và bài học quốc tế; nhận diện sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. NGUYỄN HOÀI ANH Biên tập nội dung: TS. VÕ VĂN BÉ ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ĐINH ÁI MINH NGUYỄN VIỆT HÀ Vẽ bìa: TRẦN QUYẾT THẮNG Chế bản vi tính: NGUYỄN QUỲNH LAN Đọc sách mẫu: ĐINH ÁI MINH NGUYỄN THỊ VÂN TRẦN PHAN BÍCH LIỄU ______________________________________________ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2650-2022/CXBIPH/19-106/CTQG. Số quyết định xuất bản: 1549-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/8/2022. Nộp lưu chiểu: tháng 8 năm 2022. Mã ISBN: 978-604-57-7947-7.
  2. ĐỒNG CHỦ BIÊN NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG NGUYỄN CAO ĐỨC TÁC GIẢ ĐẶNG XUÂN THANH NGUYỄN VĂN HÙNG ĐÀO MINH HƯƠNG BÙI HOÀI SƠN HOÀNG KHẮC NAM PHÍ HỒNG MINH NGUYỄN HỮU THỨC TỪ THỊ LOAN NGHIÊM THỊ THÚY NGA NGUYỄN ĐÌNH TUẤN JANE GAVAN, Đại học Sydney NGUYỄN THỊ THANH THỦY ĐỖ ANH ĐỨC NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG HOÀNG THU THỦY VŨ HOA NGỌC NGUYỄN PHƯƠNG HÒA BÙI THỊ NHÀN PHẠM THỊ NHUNG ĐINH ÁI MINH ĐỖ THỊ VÂN HÀ
  3. THAM GIA GÓP Ý VÀ TƯ VẤN Nguyên Phó Thủ tướng VŨ KHOAN, PGS.TS. DANIELLE LABBÉ (Canada), PGS.TS. LÊ QUÝ ĐỨC, TS. PARK NARK JONG (Hàn Quốc), ThS. PHẠM THỊ THANH HƯỜNG, ThS. SARAH BREGMAN (Mỹ), SHANMUGA RETNAM (Singapore), TIM VOEGELE-DOWNING (Đức), PGS.TS. DANIELLE LABBÉ (Canada), ThS. TRẦN THỊ THỦY VỚI SỰ CỘNG TÁC CỦA NGUYỄN BÍCH NGỌC, ThS. BÙI THỊ HOA, TS. VÕ THỊ MỸ, ThS. TRẦN THỊ BÍCH THỦY, TRẦN NHẬT MINH, ĐẶNG XUÂN QUỲNH HƯƠNG, BÙI PHƯƠNG ANH
  4. LỜI GIỚI THIỆU Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế do Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Cao Đức đồng chủ biên với sự tham gia của nhiều tác giả Việt Nam và chuyên gia tư vấn quốc tế. Chúng tôi tin đây là ấn phẩm sẽ mang đến những suy tư và khơi gợi nhiều cảm xúc đối với độc giả khi đồng hành cùng nhóm tác giả trong cuộc hành trình đi tìm câu trả lời làm thế nào để chuyển hóa nguồn lực mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đến với Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế chúng ta nhận ra một thực tế, trong một thời gian dài, giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách nhắc nhiều đến sức mạnh mềm văn hóa như một bộ phận của sức mạnh mềm dựa trên học thuyết của Joseph Nye (Soft Power) vốn được hình thành trên thực tiễn nước Mỹ hay các cường quốc hàng đầu thế giới, hoặc những bàn luận khác nhau về sức mạnh mềm văn hóa ở tầm vĩ mô mà không hoặc chưa tính toán đến khả năng 7
  5. SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ áp dụng chính sách cụ thể nhằm phát huy sức mạnh mềm văn hóa của các chủ thể khác nhau, nhất là các quốc gia đang phát triển thường giàu nguồn lực mềm văn hóa, nhưng lại thiếu tiềm lực kinh tế mạnh như Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Cho dù ở tầm nhìn chiến lược, sức mạnh mềm văn hóa chưa được khẳng định một cách xứng đáng với vai trò và vị trí vốn có của nó, nhưng thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, hầu hết các quốc gia đứng trong vị trí top đầu trong bản đồ Soft Power từ năm 2015 đến nay như Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản hay các cường quốc mới nổi tại châu Á như Hàn Quốc dù gia tăng sức mạnh mềm theo mục tiêu nào thì sự thành công của họ đều có mẫu số rất đặc biệt liên quan việc chuyển hóa nguồn lực mềm văn hóa - thành sức mạnh mềm văn hóa có sức hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục đối tượng tiếp nhận. Điều đó dẫn các tác giả đến một hướng tiếp cận mới là xác lập cơ chế chuyển hóa nguồn lực mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa thông qua các kênh tác động có khả năng lan tỏa, lôi cuốn, thẩm thấu vào quốc gia tiếp nhận. Dựa trên cách tiếp cận này, cuốn sách đã cố gắng nhận diện bức tranh toàn cảnh đa dạng, phức tạp và khó nắm bắt trong thực tại, cũng như tương lai của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Từ đó, tìm ra lời giải cho bài toán phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam thông qua việc xác lập cơ chế chuyển hóa tài nguyên mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa với sự phối hợp 8
  6. LỜI GIỚI THIỆU đồng bộ của các kênh truyền dẫn (ngoại giao văn hóa, truyền thông, các ngành công nghiệp văn hóa, các cơ chế hợp tác...). Hầu hết các kết quả nghiên cứu chính được các tác giả gửi gắm trong 5 chương sách: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam; Chương II: Kinh nghiệm và bài học quốc tế; Chương III: Nhận diện sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Chương IV: Dự báo xu hướng phát triển sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam đến năm 2030; Chương V. Giải pháp phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Với 5 nội dung cơ bản này, cuốn sách bước đầu sẽ mang đến cho độc giả một góc nhìn về sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trên các phương diện chính sau: Tại Chương I, sau khi kế thừa có phản biện học thuyết sức mạnh mềm của J. Nye, từ cách tiếp cận thể chế của một quốc gia đang phát triển, giàu tiềm năng phát huy sức mạnh mềm văn hóa, nhưng hạn chế về thực lực kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như Việt Nam hiện nay, cuốn sách đã đi đến xác định: Về khái niệm, sức mạnh mềm văn hóa là sức hấp dẫn, sức thu hút, sức thuyết phục về văn hóa của quốc gia này đối với quốc gia khác trong quan hệ quốc tế. Sức mạnh mềm văn hóa là sự giao thoa giữa sức mạnh mềm và sức mạnh văn hóa của quốc gia xuất hiện trong quá trình tương tác giữa các quốc gia - dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, 9
  7. SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ đồng thời sức mạnh mềm văn hóa còn là khả năng chống đỡ, hóa giải được những tác động nguy hại, gây xói mòn các giá trị nền tảng và làm suy yếu bản sắc văn hóa, gây tổn hại chủ quyền văn hóa quốc gia. Nguồn tài nguyên/tiềm năng của sức mạnh mềm văn hóa thể hiện ở dạng sẵn có và có khả năng chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa ví dụ như nguồn tài nguyên di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể), các giá trị văn hóa, danh nhân thể hiện bản sắc dân tộc, sức hấp dẫn hình ảnh quốc gia, các nguồn tài nguyên thể chế (tổ chức, nguồn nhân lực...), tùy theo sự lựa chọn phát huy sức mạnh mềm văn hóa mang tính chiến lược của chủ thể sức mạnh; các thành tố của sức mạnh mềm văn hóa được lựa chọn tùy vào nguồn tài nguyên sức/tiềm năng sức mạnh mềm văn hóa theo thực tiễn, mục tiêu phát huy sức mạnh mềm văn hóa của từng quốc gia đối với từng đối tượng tiếp nhận. Sức mạnh mềm văn hóa được sinh ra từ quá trình chuyển hóa nguồn lực mềm văn hóa thông qua các kênh truyền dẫn/tác động như ngoại giao, công nghiệp văn hóa, truyền thông, mạng xã hội,... Các kênh này được sử dụng linh hoạt tùy theo mục tiêu hướng tới đối tượng tiếp nhận trong tương tác quyền lực, tương tác văn hóa và hội nhập quốc tế. Việc đo lường sức mạnh mềm văn hóa dựa trên kết quả tương tác về quyền lực thể hiện qua khả năng tác động và mức độ tiếp nhận của chủ thể quốc gia - dân tộc ở các mức độ khác nhau. 10
  8. LỜI GIỚI THIỆU Trên nền tảng lý luận có sự bổ sung, hoàn thiện hơn so với hệ thống lý luận trước đó về sức mạnh mềm văn hóa, cuốn sách tiếp tục đi sâu vào việc hệ thống lại cơ sở thực tiễn sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam bao gồm nhận diện nguồn tài nguyên/tiềm năng của sức mạnh mềm văn hóa quốc gia và chỉ ra những thành tố có khả năng khai thác lợi thế, giảm thiểu thách thức của Việt Nam trong quá trình chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa quốc gia trong quan hệ quốc tế. Quá trình nhận diện cơ sở thực tiễn cũng chỉ ra những thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức về sức mạnh mềm văn hóa theo hướng tháo gỡ rào cản, thúc đẩy sức sáng tạo, tích cực, chủ động khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa, xây dựng con người, từng bước đưa sức hấp dẫn, lôi cuốn, lan tỏa về giá trị văn hóa, giá trị con người ra thế giới nhằm mở đường cho các mục tiêu chiến lược phát triển đất nước theo hướng bền vững. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đạt được, cuốn sách đã xác lập khung phân tích làm khuôn khổ cơ bản để khảo sát, đánh giá các kinh nghiệm quốc tế, từ đó tìm ra những gợi mở cần thiết đối với Việt Nam. Tại Chương II, cuốn sách cũng đặc biệt chú trọng tới việc hệ thống các kinh nghiệm quốc tế ở cả phương diện thành công và thất bại để rút ra những bài học phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam là quốc gia nhỏ, tiềm năng kinh tế hạn chế, có xuất phát điểm muộn hơn các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc trong cuộc cạnh tranh 11
  9. SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ sức mạnh mềm văn hóa và đang gặp khó khăn trong việc tìm ra một lựa chọn khả thi trên con đường phát huy sức mạnh mềm văn hóa. Những phân tích tại Chương I đã cố gắng dựng lên một bức tranh có khả năng bao quát trên nhiều bình diện về sức mạnh mềm văn hóa trong tầm nhìn chiến lược, cách thức sử dụng thành công hoặc không thành công của các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Hàn Quốc - quốc gia đã tạo nên kỳ tích ngoạn mục về việc tái định vị thương hiệu quốc gia từ sức mạnh mềm văn hóa dựa trên những tính toán quyết đoán về sự chuyển hóa nguồn tài nguyên mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa trong một bối cảnh lịch sử rất ngặt nghèo là một kinh nghiệm hữu ích để Việt Nam tham khảo. Tiếp đến việc tìm hiểu kinh nghiệm phát huy sức mạnh mềm văn hóa của hai cường quốc lớn có khả năng quyết định đến chính trị toàn cầu, đồng thời tồn tại sự cạnh tranh gay gắt về quyền lực cứng hai chủ thể trong tương tác quyền lực với các chủ thể khác đó là Mỹ và Trung Quốc đã chứa đựng trong đó nhiều vấn đề như lợi thế của nước lớn trên sân chơi sức mạnh mềm văn hóa, cũng như những rủi ro có tính hai mặt khi công cụ truyền dẫn sức mạnh mềm văn hóa gây lo ngại về sự can thiệp quá sâu của bàn tay chính phủ. Bên cạnh đó, các kinh nghiệm của Nga và Ấn Độ cũng cho thấy những chiều cạnh khác nhau về các cấp độ sử dụng sức mạnh mềm văn hóa trong chiến lược tổng thể quốc gia của các cường quốc khu vực. 12
  10. LỜI GIỚI THIỆU Ở một góc nhìn khác, cuốn sách cũng dành sự quan tâm sâu sắc tới các quốc gia có vị thế đặc biệt, dù đứng cạnh nước lớn của khu vực với các đe dọa an ninh thường trực nhưng vẫn có sức mạnh mềm đáng kể có sức thu hút với thế giới gồm: Canada, Israel và New Zealand để tìm ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam - một quốc gia nhỏ có lịch sử lâu đời với nhiều thăng trầm trong quan hệ với Trung Quốc. Đặc biệt, các phân tích tập trung vào kinh nghiệm của một số nước châu Á có nhiều điểm tương đồng về văn hóa với Việt Nam như Nhật Bản, Singapore nhưng đã trở thành các cường quốc lớn về sức mạnh mềm văn hóa ở khu vực châu Á và đạt được nhiều thành công trong phát huy sức mạnh mềm mang tính bền vững. Với cách tiếp cận vấn đề như vậy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một thực tế là sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh mềm văn hóa nói riêng ngày càng trở thành chương trình nghị sự trọng tâm của rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều mức độ phát triển, ảnh hưởng chính trị khác nhau bao gồm cả nước lớn, nước nhỏ và nước trung bình. Những phân tích cụ thể kinh nghiệm của mỗi quốc gia cũng như tóm lược các bài học thành công hay thất bại cho thấy rằng, để xây dựng mô hình sức mạnh mềm văn hóa, mỗi quốc gia cần phải: 1) Tập trung phát triển nguồn tài nguyên sức mạnh mềm để nó ngày càng gia tăng tính thu hút, hấp dẫn, thuyết phục các chủ thể khác; 13
  11. SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2) Trong các nguồn tài nguyên văn hóa, có thể chú trọng lựa chọn các thành tố thuộc cả văn hóa hàn lâm và văn hóa đại chúng cùng các nguồn tài nguyên hấp dẫn hữu hình và vô hình khác để chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa thông qua các kênh truyền dẫn; 3) Đặc biệt chú trọng kênh truyền dẫn các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo. Các quốc gia muốn có tầm ảnh hưởng rộng rãi đối với công chúng nước ngoài đều phải có sự đầu tư phát triển ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chú trọng việc tạo ra các giá trị mới trong âm nhạc đại chúng, phim ảnh, ẩm thực, định hình các xu hướng mới,...; 4) Sức mạnh mềm văn hóa không thể đứng đơn lẻ mà cần phải phối hợp với các nguồn lực hữu hình và vô hình khác để có thể thu hút các đối tượng chủ thể khác nhau từ giới tinh hoa, nhóm lợi ích cho tới công chúng. Bên cạnh đó, phải có được cơ chế đánh giá thực sự hiệu quả và khả năng liên tục thích ứng trước những xu hướng mới, những thay đổi mới trên thị trường. Tại Chương III, kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tiễn trong cuốn sách dù chưa toàn diện song đã mang đến một cách hình dung rõ hơn về thực trạng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu tiên của lộ trình xây dựng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam và hiện đang nỗ lực ở bước hình thành khung chính sách phát huy sức mạnh mềm văn hóa. Mặc dù đang ở giai đoạn đầu, đầy khó khăn, 14
  12. LỜI GIỚI THIỆU thách thức, nhưng về cơ bản, Việt Nam đã có một số bước tiến đáng ghi nhận trong việc hấp dẫn, thu hút thế giới đến với Việt Nam thông qua du lịch văn hóa và từng bước định hình hình ảnh quốc gia, văn hóa, con người Việt Nam một cách tích cực trong quan hệ quốc tế. Trong đó, sự phối hợp của các kênh truyền dẫn đã biến di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên trở thành sức hấp dẫn, thu hút của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Công tác quản lý, bảo tồn, tôn vinh, phát huy và quảng bá các thành tố sức mạnh mềm văn hóa nằm trong nguồn tài nguyên di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên của Việt Nam trong thập kỷ 2010 nhận được sự quan tâm, góp sức của cộng đồng trong nước và nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế thông qua sự công nhận của các tổ chức văn hóa quốc tế và xu hướng gia tăng du khách quốc tế đến Việt Nam. Mặt khác, sự phối hợp giữa các kênh truyền thông, ngoại giao văn hóa và một số ngành công nghiệp văn hóa đã từng bước tạo nên sức lan tỏa của hình ảnh quốc gia, thương hiệu địa phương và bản sắc Việt Nam. Đặc biệt, trong Chương III, các tác giả đã chỉ ra, trong cuộc chiến phòng và chống đại dịch Covid-19, Việt Nam nổi lên như một “hình mẫu toàn cầu” thuyết phục về kiểm soát đại dịch Covid-19 dựa trên sự đồng lòng đoàn kết của cả dân tộc. Ngoài những nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước, Việt Nam còn tích cực tham gia đóng góp công 15
  13. SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ sức của mình vào công cuộc ngăn ngừa đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu thông qua việc sẵn sàng chia sẻ các bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị dịch Covid-19 cũng như thông tin về bản đồ gen của vi rút Covid-19 ở Việt Nam cho đại diện của Tổ chức Y tế thế giới. Không chỉ chia sẻ kinh nghiệm về phòng và chống dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam còn chủ động chia sẻ tình đoàn kết quốc tế thông qua hợp tác đa phương hỗ trợ trang thiết bị y tế thiết yếu cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19. Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang là một thành viên rất tích cực, đáng tin cậy và có trách nhiệm cao với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, mà quan trọng hơn nó còn khẳng định niềm tin ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế vào năng lực quản trị quốc gia của Chính phủ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vào những giá trị cốt lõi đầy tính thuyết phục của dân tộc qua đó phát huy sức mạnh mềm văn hóa và tạo thêm nhiều cơ hội mới giúp nâng cao vai trò, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Bên cạnh việc nhận diện những thành công, cuốn sách còn chỉ ra giới hạn của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, công nghiệp văn hóa vốn được xem là một trong những kênh truyền dẫn sức 16
  14. LỜI GIỚI THIỆU mạnh mềm văn hóa mang tính chiến lược của nhiều quốc gia trong cạnh tranh quốc tế, thì ở Việt Nam hiện nay đây lại là liên kết yếu trong chuỗi liên kết các những kênh truyền dẫn của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Mặc dù năm 2018, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 3,61% GDP của cả nước, nhưng nhìn một cách tổng thể, điều này chưa phản ánh được thực lực của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam nếu khai thác hiệu quả tối đa ở kênh truyền dẫn này. Trong thời gian qua, sự thay đổi tư duy, những đổi mới về phương thức hoạt động, khuyến khích đầu tư xã hội đã từng bước tạo sự bứt phá ở một số ngành công nghiệp văn hóa như du lịch văn hóa, điện ảnh, thời trang để trở thành các ngành có đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, lan tỏa hình ảnh quốc gia ra thế giới và thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Nhưng đối với một số ngành, việc chuyển đổi từ tài nguyên mềm thông qua lựa chọn các thành tố phù hợp tạo nên chuỗi giá trị sáng tạo, sản xuất sản phẩm và dịch vụ văn hóa có khả năng thu hút, hấp dẫn, lôi cuốn thị trường văn hóa trong và ngoài nước như một dạng chuyển hóa thành công của sức mạnh mềm văn hóa chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Những nguyên nhân và thách thức dẫn đến tình trạng trên phần lớn nhìn nhận ở tư duy xem nhẹ việc coi công nghiệp văn hóa là một lĩnh vực đầu tư, việc mở cửa cho khu vực tư nhân, hoặc hợp tác công - tư trong các ngành công nghiệp văn hóa còn 17
  15. SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ nhiều rào cản. Đặc biệt một thách thức bao trùm lên các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam là hệ thống quản lý phân tách khó mang lại một phương thức tiếp cận tổng thể để cơ chế chuyển hóa sức mạnh mềm văn hóa vận hành hiệu quả. Đến thời điểm hiện tại, con đường vươn tầm thương hiệu, định vị sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ở các sản phẩm - dịch vụ công nghiệp văn hóa ra thế giới còn rất khó khăn đối với Việt Nam và chúng ta chưa có nhiều thương hiệu đủ sức vươn ra chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Hạn chế tiếp theo là cơ chế phối hợp giữa các kênh truyền dẫn sức mạnh mềm văn hóa còn thiếu đồng bộ do Việt Nam thiếu một chiến lược quốc gia về phát huy sức mạnh mềm văn hóa. Có một thực tế khó phủ nhận là hiện nay năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật của Việt Nam còn yếu ở nhiều khâu liên quan tới đáp ứng yêu cầu phát huy sức mạnh mềm văn hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có những biến động khó lường, năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu dẫn đến nhiều bất cập trong việc dự báo và đề xuất các giải pháp khả thi về phát huy sức mạnh mềm mềm văn hóa. Có thể thấy những hạn chế, bất cập đó trên các khía cạnh chủ yếu sau đây: 1) Lý luận về phát huy sức mạnh mềm còn mơ hồ và chưa có xác lập được mô hình xây dựng, phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Các nghiên cứu tư vấn gợi mở chính sách còn nhiều vấn đề 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2