intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu tật nói lắp

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói lắp thường xuất hiện trong khoảng thời gian bé từ 2 đến 5 tuổi, có thể kéo dài đến khi bé bắt đầu đi học hoặc khi đã trưởng thành. Thế nào là nói lắp Đây là một dạng lỗi ngôn ngữ thường gặp ở các bé với biểu hiện như: lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ; âm thanh phát ra được kéo dài hơn bình thường; mặt và toàn cơ thể bé phải lấy “đà” để cố gắng phát âm. Nguyên nhân của nói lắp Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu tật nói lắp

  1. Tìm hiểu tật nói lắp
  2. Nói lắp thường xuất hiện trong khoảng thời gian bé từ 2 đến 5 tuổi, có thể kéo dài đến khi bé bắt đầu đi học hoặc khi đã trưởng thành. Thế nào là nói lắp Đây là một dạng lỗi ngôn ngữ thường gặp ở các bé với biểu hiện như: lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ; âm thanh phát ra được kéo dài hơn bình thường; mặt và toàn cơ thể bé phải lấy “đà” để cố gắng phát âm. Nguyên nhân của nói lắp Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng nào mà bé xuất hiện tật nói lắp. Tùy từng cá thể khác nhau mà tật nói lắp có biểu hiện ít hoặc nhiều hơn. - Những bé thường gặp khó khăn khi muốn diễn đạt ý kiến của mình dễ mắc tật nói lắp (Khi cha mẹ hay người thân đột ngột hỏi, bé chưa chuẩn bị kỹ câu trả lời hoặc có vốn từ quá nghèo nàn nên ngập ngừng và trở nên nói lắp). - Đôi khi nguyên nhân c ũng xuất phát từ yếu tố bé bị căng thẳng, lo lắng hoặc bé bắt chước từ bạn khác, lúc ấy nói lắp sẽ là một thói quen, khó sửa
  3. Độ tuổi bé hay nói lắp nhất Giai đoạn 2-5 tuổi là khoảng thời gian bé hay nói lắp nhất. Nhiều bé xuất hiện tật này muộn hơn, trước hoặc đến tuổi đi học (6, 7 tuổi). Số ít nói lắp lại gặp ở người lớn.
  4. Các xử trí nếu bé bắt đầu nói lắp Nói lắp không phải là một loại bệnh nên không thể chữa khỏi bằng bất kỳ một loại thuốc nào. Bạn có thể giúp bé khắc phục bằng cách tăng cường giao tiếp. - Bạn nên chú ý không nên chê trách hay mắng mỏ khiến bé mất tự tin như: “Con phải suy nghĩ trước khi nói chứ!”; “Nói chậm thôi!” hay “Dừng lại đi!”… Nên thật kiên nhẫn, bình tĩnh lắng nghe hết lời bé nói. Sau đó, bạn chia nhỏ từng ý, phát âm rõ ràng và khuyến khích bé lặp lại một cách rành mạch nhất. - Không thúc giục nếu thấy bé khó khăn hay ngập ngừng khi diễn đạt. Bạn cũng không nên nhìn khó xung quanh, bỏ mặc khi bé đang cố gắng trình bày. Hành vi này chỉ khiến bé thêm lo lắng, mất tự nhiên và càng nói lắp nhiều hơn. - Nên động viên bé nói chậm, nói rõ ràng từng ý một trước khi bé muốn chuyển sang ý thứ hai. Nếu kiên trì uốn nắn bé hàng ngày, chắc chắn bé sẽ sớm tiến bộ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2