intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về Bộ Luật dân sự năm 2005: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:343

131
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ Luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Tài liệu sau đây sẽ trình bày những nội dung cơ bản của Bộ Luật dân sự năm 2005. Tài liệu gồm 2 phần, sau đây là phần 1. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về Bộ Luật dân sự năm 2005: Phần 1

  1. NHỮNG NỘI DUNG cơBẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN Sự • • • NĂM 2005 KEY ISSUES IN THE 2 0 05 CIVIL CODE NHÀ XUẤT BẢN T ư PHÁP HÀ NỘI - 2007
  2. LÒI GIỎI THIỆU ■ Đê góp phần p h ổ biến rộng rãi các chế định pháp lý cơ bản của các bộ luật, đạo luật quan trọng như Bộ luật dân sự, Luật đầu tư, L u ậ t sở hữu tri tuệ, Luật doanh nghiệp,... tới các doanh nghiệp, mọi tầng lớp nhàn dân trong nước và nước ngoái, N hà xuất bản Tư pháp phôi hợp với Vụ Pháp luật quốc tể - Bộ Tư pháp xuất bản một s ố ấn p h ẩ m dưới dạng song ngữ Việt - Anh giới thiệu các bộ luật, đạo luật nói trên. Hy vọng các ấn p h ẩ m của N hà xuất bản T ư pháp là tài liệu p h ụ c vụ yêu cầu tim hiếu pháp luật Việt N a m của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, góp phần vào việc thực hiện m inh bạch hoá pháp lu ậ t khi Việt N am gia nhập T ổ chức thương m ại th ể giới (WTO). Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 01 năm 2007 NHÀ XUẤT BẢN T ư P H Á P
  3. Phổnl GIỚI THIỆU B ộ LUẬT DÂN sự NẢM 2005
  4. Phẩn I. Giói thiệu Bô luật dãn sự năm 2005 I. BỐ CỤC CÙA Bộ LUẬT DÂN SỊ NÃM 2005 Bộ luật dán s ự năm 2005 gồm 36 chương với 777 điều được chia thành 7 phần như sau: Phần thứ nhất: Những quy định chung, gồm 9 chương: • Chương I: Nhiệm vụ và hiệu lực rủa Bộ luật dân sự (từ Điều 1 đến Điều 3). • ■ ■ - Chương II: Những nguyên tắc cơ bàn (từ Điểu 4 đến Điều 13). - Chương IU: Cá nhân (từ Điều 14 đến Điều 83), trong đó: + Mục 1; Năng lực pháp luật dân sự, nàng lực hành vi dân sự của cá nhân (từ Điều 14 đến Điều 23). + Mục 2: Quyền nhán th ân (từ Điều 24 đến Điều 51). + Mục 3; Nơi cư trú (từ Điểu 52 đến Điều 57). + Mục 4: Giám hộ (từ Điểu 58 đến Điều 73). + Mục 5; Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuvẻn bô' mâ"t tích, tuyên bố chết (từ Điểu 74 đến Điểu 83). - Chương rV: Pháp nh ân (từ Điều 84 đến Điều 105), gồm 2 mục: + Mục 1: Những quy định chung vé pháp nhân (từ Điểu 84 đẻn Điều 99). + Mục 2: Các loại pháp nhân (từ Diều 100 đến Điểu 105). - Chương V; Hộ gia đình, tổ hỢp tác (từ Điều 106 đến Điều 120), gồm 2 mục: + Mục 1: Hộ gia đình (từ Điểu 106 dến Điếu 110). + Mục 2; Tổ hợp tác (từ Điếu 111 đến Điểu 120). - Chương Vỉ: Giao dịch dân sự (từ Diều 121 đến Điều 138). 9
  5. Những nội dung cd bản của Bộ luật dãn sự năm 2005 - Chương VII: Đại diện (từ Điều 139 đến Điều 148). - Chương VIII: Thòi hạn (từ Điều 149 đến Điều 1Õ3). - Chương IX: Thòi hiệu (từ Điều 154 đến Điều 162). Phần thứ hai: Tài sản và quyến sở hữu, gồm 7 chương: • Chương X: Những quy định chung (từ Điểu 163 đến Điều 173). - Chương Xỉ: Các loại tài sản (từ Điều 174 đến Điêu 181). - Chương XỈI: Nội dung quyền sở hữu (từ Điều 182 đến Điều 199), gồm 3 mục: + Mục 1: Quyền chiếm hữu (từ Điều 182 đến Điều 191). + Mục 2: Quyển sử dụng (từ Điểu 191 đến Điểu 194). + Mục 3: Quyền định đoạt (từ Điều 195 đến Điều 199). - Chương XIII: Các hình thức sỏ hữu (từ Điểu 200 đến Điểu 232), gồm 6 mục: + Mục 1: Sỏ hữu nhà nước (từ Điểu 200 đến Điểu 207). + Mục 2: sỏ hữu tập thể (từ Điểu 208 đến Điều 210). + Mục 3: sỏ hửu tư n h ân (từ Điểu 211 đến Điểu 213). + Mục 4: Sở hữu chung (từ Điều 214 đến Điều 226). + Mục 5: sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (từ Điểu 227 đến Điều 229). + Mục 6: sở hửu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (từ Điểu 230 đến Điều 232). - Chương XIV: Xác lập, chấm dứt quyển sở hửu (từ Điểu 233 đến Điểu 254), gồm 2 mục: + Mục 1: Xác lập quyển sở hửu (từ Điều 233 đến Điểu 247). + Mục 2: Chấm dứt quyển sở hữu (từ Điều 248 đến Điều 254). 10
  6. Phẩn I. Giới thiệu Bộ luật dàn sự năm 2005 - Chương XV: Bảo vệ quyển sở hữu (từ Điểu 255 đến Điêu 261), - Chương XVI: Những quy định khác về quyền sở hữu (từ Điều 262 đến Điểu 279). Phẩn thứ ba: Nghĩa vụ dân sựvà hợp dóng dân sự, gồm 5 chuotig: - Chương XVII: Nhũng quy định chung (từ Điều 280 đến Điều 427), gồm 7 mục: + Mục 1: Nghĩa vụ dân sự (từ Điều 280 đến Điều 282). + Mục 2: Thực hiện nghĩa vụ dân sự (từ Điều 283 đến Điều 301). + Mục 3: Trách nhiệm dân sự (từ Điều 302 đến Điểu 308). + Mục 4: Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự (từ Điểu 309 đến Điểu 317). + Mục 5: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (từ Điều 318 đến Điều 373). + Mục 6: Châm dứt nghĩa vụ dân sự (từ Điều 374 đến Điểu 387). Mục 7: Hợp đồng dân sự (từ Điểu 388 đến Điều 427). - Chương XV III: Hợp đồng dân sự thông dụng (từ Điểu 428 đến Điều 593), gồm 13 mục: + Mục l: Hợp đồng mua bán tài sản (từ Điếu 428 đến Điều 462). + Mục 2: Hợp đồng trao đổi tài sản (từ Điểu 463 đến Điểu 464). + Mục 3: Hợp đồng tặng cho tài sản (từ Điều 465 đến Điểu 470). + Mục 4: Hợp đồng vay tài sản (từ Điểu 471 đến Điều 479). + Mục 5: Hợp đồng thuê tài sản (từ Điều 480 đến Điều 511). + Mục 6: Hợp đồng mượn tài sản (từ Điều 512 đến Điều 517). + Mục 7: Hợp đồng dịch vụ (từ Điểu 518 đến Điểu 526). + Mục 8: Hợp đồng vận chuyển (từ Điếu 527 đến Điểu 546). + Mục 9: Hợp đồng gia công (từ Điểu 547 đến Điều ÕÕ8). 11
  7. Những nội dung cơ bản của Bộ luật dàn sự năm 2005 + Mục 10: Hdp đồng gửi giử tài sản (từ Điểu 559 đến Điều 566). + Mục 11: Hợp đồng bảo hiểm (từ Điều 567 đến Điều 580). + Mục 12: Hợp đồng uỷ quyền (từ Điểu 581 đến Điều 589). + Mục 13: Hứa thưởng và thi có giải (từ Điều 590 đến Điểu 593). - Chương XIX: Thực hiện công việc không có uỷ quyền (từ Điểu 594 đến Điểu 598). - Chương XX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu. sử dụng tài sản, được lợi về tài sản khòng có căn cử pháp luật (từ Điểu 599 đến Điều 603). - Chương XXỈ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hỢp đồng (từ Điều 604 đến Điểu 630), gồm 3 mục; + Mục 1: Quy định chung (từ Điều 604 đến Điều 607). + Mục 2: Xác định thiệt hại (từ Điểu 608 đến Điều 612). + Mục 3: Bồi thường thiệt hại trong một sô* trường hỢp cụ thể (từ Điểu 613 đến Điểu 630). Phần thứ tư: Thùst kế, gồm 3 chuơng: - Chương XXII: Những quy định chung (từ Điều 631 đến Điều 645). - Chương X X ỈIỈ: T hừ a kẽ theo di chúc (từ Điểu 646 đến Điểu 673). - Chương xxrv: Thừa kê theo pháp luật (từ Điểu 674 đến Điều 680). - Chương XXV: Thanh toán và phân chia di sản (từ Điều 681 đến Điểu 687). Phần thứ năm: Quy định vé chuyển quyén sử dụng đất, gốm 8 chương: - Chương XXVI: Những quy định chung (từ Điểu 688 đến 12
  8. Phẩn I. Giới thiệu Bộ luật dân sự năm 2005 Điểu 692). - Chương XXVII: Hợp đồng chuyến đổi quyển sử dụng đất (từ Điều 693 đến Điểu 696). - Chương X XVIII: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (từ Điểu 697 đến Điều 702). • Chương XXIX: Hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đâ't (từ Điều 703 đến Điều 714). • Chương XXX: Hợp đồng thế chấp quyển sử dụng đất (từ Điều 715 đến Điểu 721). • Chương XXXI: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (từ Điểu 722 dến Điều 726). - Chương XXXII: Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (từ Điều 727 đến Đieu 732). - Chương XXXIII: Thừa kê quyên sử dụng đất (từ Điểu 733 đến Điểu 735). Phẩn thứ sáu: Quyén sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, gốm 3 chuơng: - Chương XXXTV: Quyền tác giả và quyển liên quan (từ Điểu 736 đến Điểu 749). - Chương XXXV: Quyển sở hữu cônỊĩ nghiệp và quyền dôi vỏi giỗng cây trồng (từ Điều 750 dến Điểu 753). - Chương XXXVỈ: Chuyên giao công nghệ (từ Điếu 754 đẽn Đicu 757). Phẩn thứ bảy: Quan hệ dàn sựcó yếu tố nước ngoài (từĐiéu 758 đến Điéu 777), 13
  9. Những nội dung cơ bản của Bộ luật dãn sự năm 2005 II. MỘT SỐ NỘI DUN(Ỉ MỚI C() BẢN CỦA lỉộ L tẬ r DÂN s ự NÃM 2005 Quán triệt những quan điểm chỉ đạo trong quá trình soạn thảo, Bộ luật dán sự năm 1995 đã được nghiên cứu đ ể sửa đổi một cách cơ bàn uà toàn diện, khắc phục những khiếm khuyết của Bộ luật dân sự năm 1995 và đáp ử ngyèu cầu thực tiễn đặt ra, cụ th ế n hư sau: 1. Phạm vi diểu chỉnh 1.1. Quy định vé chuyển quyển sử dụng đất Trong nền kinh tê hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chê thị trường, dưới tác động của các quy luật khách quan của thị trưòng, các quan hệ về đất đai không chỉ là quan hệ hành chính đơn thuần giữa Nhà nưỏc và ngưòi sử dụng đất mà còn bao gồm các quan hệ mang tính chất kinh tế, dân sự giửa những ngưòi sử dụng đất với nhau. Quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản đặc biệt phát sinh trong quan hệ sử dụng đât; chuyển quyền sử dụnẻ đất là một loại giao dịch dân sự đặc thù, có điểu kiện. Việc hình thành thị trường bất động sản thông qua các giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất là đòi hỏi tất yếu, khách quan trong nền kinh tê thị trường nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh và tự do cư trú của công dân. Vì vậy, Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn giữ quv định tại Phần thứ năm của Bộ luật dân sự năm 1995 về chuyển quyển sử dụng đất. Tuy nhiên, để phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định nhùng vấn đề vể chuyển quyền sử dụng đất gắn với quyền dân sự, còn nhủng nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về chuyển quyền sử dụng đất sẽ không quy định trong Bộ lu ật dân sự, những nội dung này sẽ do pháp luật về đất đai điều chỉnh. Theo đó, Bộ luật dán sự năm 2005 quy định về càn cứ xác lập quyền sử dụng đất; hình Ihức, giá, nguyên tắc và hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đát; một 14
  10. Phẩn I. Giòi thiệu Bộ luật dân sự năm 2005 sô' hợp đồng chuyển quyền sử dụng (lất thông dụng. Bên cạnh đó, quy định về chuyên quyển sử dụng đ
  11. Nhữtig nội dung cơ bẳn của Bộ luật dân sự năm 2005 năm 1995 được quy định là “các đôì tượng khác do pháp luật quy định", cụ thể: tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, thiết kê bô trí mạch tích hỢp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẩn địa lý và giống cây trồng. Như vậy, các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật nưóc ta đã căn bản đạt được tiêu chuẩn về ''tính đầy đủ" so vỏi yêu cầu của các điểu ưóc quốc tẽ về sở hữu trí tuệ. 1.3. Vé vấn đé nhà ở Nhà ở là một loại tài sản có đặc điểm khác vỏi các loại tài sản khác về giá trị của tài sản cũng như về trìn h tự, th ủ tục xác lập quyển sỏ hữu, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự liên quan đến nhà ở... Bộ lu ật dân sự năm 199Õ đã quy định tương đối cụ thể về hỢp đồng m ua bán nhà ở (từ Điều 443 đến Điều 450) và hỢp đồng thuê nhà ở (từ Điều 489 đến Điều 502). Đê phù hợp với thực tiễn giao dịch dân sự, bảo đảm tính thõng n h ất trong hệ thống pháp luật, Bộ lu ật dân sự năm 2005 tiếp tục quy định về vấn đề nhà ở nhưng chỉ quy định n h ữ n g vấn đề chung về một số giao dịch liên quan đến nhà ở n h ư h ình thức của giao dịch, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch,... còn các vấn để cụ thê khác về nhà ỏ sẽ do pháp lu ậ t về n h à ỏ quy định. 2. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự Xuất phát từ đặc thù trong sự p h á t triển kinh tế - xã hội của nưóc ta, Bộ luật dán sự năm 2005 tiếp tục xác định tư cách chủ thể quan hệ pháp luật dân sự của tổ hợp tác và hộ gia đình cùng vói cá nhân, pháp nhân. Hộ gia đình, tổ hợp tác đã, đang tồn tại vói tư cách là cơ sỏ kinh tê tự chủ trong nhiểu lĩnh vực, n h ấ t là trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, có đóng góp tích cực vào sự phát triển và đã được quy định trong một sô văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. 16
  12. Phẩr I. Giới thiệu Bộ luật dân sự năm 2005 Dồng thời, đê xác định rỏ quyển, nghía vại và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể nói trên, đặc biệt là hộ gia đình khi tham gia các quan hệ dân sự, đảm bíío sự phát triển lành m ạnh của các giao dịch d â n sự, dồng thời th ú c d ẩ y giao lưu dân sự giửa hộ gia đ ìn h , tổ hỢp tác và các chủ thê khác, Bộ luật dân sự nãm 2005 đã chỉnh lý và bổ sung một sô quy định về tài sản chung của hộ gia đinh, việc chiếm hữu. sử dụng, định đoạt tài sân chung của hộ gia đình cho cụ thể, đầy đủ và chặt chẽ hơn. Theo đó, tài sản chung của hộ gia đình được xác dịnh tại Điều 108. Đối vói quy định về chiếm hủu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình, Bộ luật dân sự năm 2005 củng đã sửa đổi bào đảm tính chặt chẽ hơn của quy định này. 3. Vấn để hộ tịch Quy định của pháp luật về hộ tịch là chế định pháp lý nhằm quảii lý con người vê' m ặt xã hội, bảo đảm quyền lợi của xã hội và mỗi cá nhân nói riêng. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác n h ận các sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ tên, quoc tịch, xác định dân tộc... theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Nội dung chủ yếu của các quy định tại Mục 4 Chương III Bộ luật dân sự năm 1995 là điều chỉnh môì quan hệ mang tính hành chính giữa cá n h ân và cơ quan hành chính nhà nưóc (cđ quan đăng ký hộ tịch) trong các hoạt dộng liên quan đến việc đăng ký hộ tịch. Vì vậy, nhằm p h án định rỏ ranh giới giữa các ngành luật khác nhau, Bộ luật dân sự năm 200Õ đã bỏ các quy định vể hộ tịch liên quan đến thủ tục h àn h chính và giữ lại những quy định liên quan đến quyền nhân th â n của cá nhân như quyển được khai sinh, quyền được khai tử, quyền thay đổi họ, tên, quyền được nuôi con nuôi và quyển được nhận con nuôi... Những nội dung này được đưa vê Mục 2 “Quyền nhân th â n ” của Chương III của Bộ lu ật dân sự năm 2005. 17
  13. Những nội dung cơ bàn của Bộ luật dãn sự năm 2005 4. Một sô quyển nhân thân của cá nhản Quyển nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác (trừ một sô' trường hợp cụ thể do pháp luật quy định). Việc ghi nhận các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự có ý nghĩa quan trọng nhằm cụ thể hóa những quyển cơ bản của công dân đã đưỢc Hiến pháp quy định, thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyên, lợi ích chính đáng của con ngưòi trong xã hội. vỏi quan điểm như vậy, Bộ luật dân sự nám 2005 tiếp tục quy định và có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn các q u y ề n nhân thản (22 quyền cụ thể) đã được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995. Đồng thòi, để phù hỢp vối thực tiễn các quan hệ dân sự trong điểu kiện hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2005 đã bổ sung mới quyển hiến bộ phận cơ thê (Điểu 33), quyền hiến xác, bộ phận cơ thê sau khi chết (Điều 34), quyển nhận bộ phận cơ thể ngưòi (Điểu 35), quyền xác định lại giối tính (Điều 36). Tuy nhiên, đây là những vấn để mói, cần tiếp tục được thực tê kiểm nghiệm, vi vậy, Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định có tính nguyên tắc, khẳng định quyển nhán thản của cá nhản; còn việc quy định cụ thê về các quyền này sẽ do các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điểu chỉnh. Cụ thè’Là: 4.1. Vé quyển hiến bộ phận cơ thể người, hiên xác Quyền hiến bộ phận cơ thể ngưòi, hiến xác là quyên nhản thân của cá nhân, thể hiện sự tự định đoạt của họ đỗi với bộ phận cơ thể hoặc xác của mình sau khi chết. Các quyền này nếu được thực hiện trên thực tẽ một cách đúng đắn sẽ có ý nghĩa tiến bộ và nhân đạo sâu sắc, góp phần vào sự phát triển của y học và khoa học vì con ngưòi. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyển của cá nhán cũng như giải quyết tranh chấp p h át sinh thì cần quy định quyền hiến bộ phận cơ thể ngưòi, hiến xác trong Bộ luật dán sự. 18
  14. Phẩn I. Giới thiệu Bộ luật dãn sự năm 2005 Quyển hiến bộ phận cơ thè ngưòi, hiến xác trong Bộ luật dán sự nám 2005 được quy định trong hai trường hỢp: khi cá nhân đó còn sỗng và sau khi cá n h ân chết tại Điểu 33 và Điều 34 trên cơ sở khắng định rõ việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể ngưòi được thực hiện theo quy định của pháp luật. 4.2. Quyển nhận bộ phận cơ thếnguởí Để bảo đảm tính chặt chẽ trong quan hệ giữa bên hiến và bên nhận bộ phận cơ thê ngưòi, cùng với việc quy định quyển hiến bộ phận cơ thê người, Bộ luật dân sự nám 2005 còn bổ sung quy định quyền nhận các bộ phận này vói ý nghĩa là một quyển nhân thân tại Điểu 35. 4.3. Quyén xác định lại giới tính Xác định lại giói tính của cá nhân là vấn đề đã phát sinh trên thực tế. cần được ghi nhận trong Bộ luật dân sự vói tư cách là quyển nhán thân của cá nhân, làm cơ sở cho việc cụ thể hoá tại các ván bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Vì vậy, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định cá n h ân có quyền được xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính của ngưòi đó bị khuyết tậ t bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Cùng với việc ghi nhận quyền xác định lại giỏi tính, khoản 1 Điểu 27 Bộ luật dân sự năm 2005 củng ghi n h ận quyền của cá nhân được thay đổi họ tên trong trường hợp này nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyển của cá n h ân trong thực tế. 5. Các hình thức sở hữu Hình thức sỏ hữu là sự phản ánh ra bèn ngoài nội dung của chế độ sở hừu. Mỗi hình thức sở hữu có sự tác động khác nhau đến quá trình sản xuất, p hân phôi và lưu thông; hơn nữa, quy chế pháp lý đốì với việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong mỗi hình thức sở hữu có những điểm riêng biệt. Vì vậy, việc phân biệt các 19
  15. Những nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2005 hình thức sở hữu khác nhau trong pháp luật dân sự là cần thiêt và có ý nghĩa quan trọng. Qua tổng kết việc thi hành Bộ luật dân sự thấy rằng, các quy định về nhiều hình thức sỏ hữu trong Bộ luật dân sự hiện hành n h ìn ch un g là p h ù hỢp, th ể h iệ n được tín h đặc th ù của từ ng h ìn h thức sở hữu cụ th ể trong quan hệ sở hữu ở Việt Nam. Vì vậy. vê cơ bản, Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn giữ lại quy định về các hình thức sở hữu của Bộ luật dân sự năm 1995 nhưng có sửa đổi, bố sung cho phù hợp hơn. Cụ thể là: trên cơ sở ba chế độ sỏ hữu được Hiến pháp ghi nhận, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định sáu hình thức sà hữu sau đây: (1) Sỏ hữu nhà nước (thay tên gọi sở hữu toàn dân của Bộ luật dân sự hiện hành nhằm thể hiện rõ hơn trách nhiệm của chủ thể trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc chế độ sỏ hữu toàn dân); (2) Sỏ hữu tập thể; (3) Sỏ hữu tư nhân; (4) Sở hữu chung: (5) Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; (6) Sỏ hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xả hội - nghể nghiệp. Riêng hình thức sỏ hữu hỗn hỢp, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 thì việc chiếm hữu, sử đụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp được thực hiện theo quy định vể sở hữu chung, do vậy, Bộ luật dân sự năm 2005 sửa đổi theo hướng thu hút hình thức sở hữu hỗn hợp về hình thức sở hữu chung. 6. Về quyền đòi lại động sản thuộc loại không phải dăng kỷ quyến sở hữu, động sản thuộc loại phải đăng kỷ quyển sở hữu vá bất động sản từ người chiếm hữu ngay tinh Đòi lại tài sản là quyền nãng quan trọng của chủ sở hữu, người 20
  16. Phán I. Giới thiệu Bộ luật dân sự năm 2005 chiếm hửu hợp pháp đối vói tài sán nhằm bảo vệ quyển sở hữu, quyển chiêm hữu hỢp pháp của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, quá trình chuyển dịch tài sản giủa các chủ thể quan hệ dân sự diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp, nên quy dịnh về quyền đòi lại tài sản của chủ sở hữu, ngưòi chiếm hữu hợp pháp cũng phải phù hỢp vói dặc điểm của quan hệ dân sự, bao đam tính khả thi. Theo quy định tại Điêu 264 Bộ luật dân sự nám 1995, chủ sở hữu. ngưòi chiếm hữu hỢp pháp có quyển đòi lại tài sản từ ngưòi chiếm hủu, sử dụng tài sản. ngưòi được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp ngưòi chiếm hữu, ngưòi đưỢc lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thòi hạn 10 nám đổi với động sản và 30 nám đối vói bâ't dộng sản. Nhằm bảo vệ quyền sở hữu của chủ sỏ hữu tài sản và góp phần ổn định các quan hệ dân sự. Bộ luật dân sự năm 2005 bổ sung quy định về quyển đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình tại Điểu 257 và Điều 258. Việc hai điểu luật này quy định như vậy vừa nhằm mục đích bảo vệ chủ sở hữu ban đầu của tài sản, vừa tính đến một số trưòng hợp đặc biệt trong việc xác lập quyền sở hữu của người thứ ba ngay tình, góp phần ổn định giao dịch dân sự và hạn chế tranh chấp phát sinh giữa chủ sở hữu ban đầu và chủ sò hữu được xác lập theo bàn án, quyết định của cơ quan nhà nưỏc có thẩm quyển hoặc bán đấu giá. 7. Các biện pháp bảo dảm thực hiện nghĩa vụ dãn sự Báo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ dân sự, qua đó, đặt ra các biện pháp tác động mang tính dự phòng nhằm bao đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, dồng thòi ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thục hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. Việc 21
  17. Những nội dung cd bản của Bộ luật dãn sự năm 2005 thoả thuận về các biện pháp bảo đảm sẽ nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên. Vì vậy, quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao dịch dân sự trên thực tế; đồng thòi đây cũng là chế định có vỊ trí hết sức quan trọng trong Bộ luật dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm; cầm cố, thê chấp, đặt cọc, ký quỹ, ký cược, bảo lãnh và phạt vi phạm. Bộ luật dán sự năm 2005 đã bỏ biện pháp phạt vi phạm, tách quy định về bảo lãnh của Bộ luật dân sự năm 1995 thành biện pháp bảo lãnh tài sản và tín chấp; đồng thời, chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 để phù hợp vỏi thực tiễn giao lưu dân sự trong tình hình mới. Tiêu chí để phân biệt giữa biện pháp cầm cố tài sản và biện pháp th ế chấp tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là động sản hay bâ't động sản. Nếu tài sản bảo đảm ỉà động sản, thì các bên phải sử dụng biện pháp bảo đảm cầm cố; nếu tài sản bào đảm ỉà bâ't động sản thì các bên phải sử dụng biện pháp bảo đảm th ế chấp. Bộ luật dân sự năm 2005 sửa đổi, bổ sung theo hướng: tiêu chí chủ yếu để phân biệt biện pháp bảo đảm cầm cô tài sản và thê chấp tài sản là bẽn có nghĩa vụ chuyên giao tài sản cho bên có quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hay không, mà không căn cứ vào tài sản đó là động sản hay bất động sản. Nếu bên có nghĩa vụ chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên có quyển, thì là biện pháp cầm cố; ngược lại, nếu bên có nghĩa vụ (hoặc người thứ ba) vẫn giữ tài sản bảo đảm mà không giao cho bên có quyền, thì là biện pháp th ế chấp. Theo đó, khái niệm cầm cố, th ế chãp được quy định cụ thể tại Điểu 326 và Điều 342. Ngoài ra, để khuyến khích và tạo điểu kiện cho việc thực hiện 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2