intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về các hệ thống thông minh: Phần 2 - Hồ Cẩm Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

19
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Các hệ thống thông minh: tiếp tục trình bày các nội dung kiến thức về: hệ thống trợ giúp ra quyết định; quản trị dữ liệu: xây dựng kho dữ liệu, truy cập và hiển thị; các tác từ thông minh,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về các hệ thống thông minh: Phần 2 - Hồ Cẩm Hà

  1. Chương 5 HỆ TRỢ GIÚP RA QUYẾT ĐỊNH Đây là chương đề cập đến việc sử dụng máy tính hỗ trợ cho hoạt động ra quyết định cùa con người, tập trung vào loại phần mềm được gọi là hệ trợ giúp ra quyết định (Decision Support System-DSS). Ra quyết định là một hoạt động quan trọng trong chức năng quàn li, gắn chặt với người lãnh đạo cùa một tổ chức, bời vậy phần đầu cùa chương, mục 5.1 giới thiệu về các hệ thống phần mềm hỗ trợ quàn lí. Tiếp theo đó, khái niệm DSS được trình bày ờ mục 5.2. Các đặc trưng và khả năng cùa DSS nêu ra ờ đây cho thấy nó là một hệ thống thông tin đặc biệt. Để hiểu rõ hơn các DSS, mục 5.3 nghiên cứu sâu hơn về tiến trình ra quyết định, trên cơ sờ đó ta tim hiểu một vài cách phân loại ra quyết định, đồng thòi làm rõ hơn mối quan hệ giữa hệ thống DSS với việc sứ dụng m ô hình. Một cách phân chia các DSS thành 7 kiều (theo Alter[9]) cũng được nhắc lại trong mục này. Mục 5.4 bàn luận đến kiến trúc chung cùa một DSS và các lựa chọn phần nền {platform) cho các hệ thống DSS. Phần cuối của chương, mục 5.5, giới thiệu một số loại mõ hình thường được dùng trong DSS. Có ba loại mô hình được chọn giới thiệu kĩ hơn ớ đây, đó là mô hình mô phòng sự kiện rời rạc, mô hình quy hoạch tuyến tính và mô hình hàng đợi. 5.1. G iớ i th iệu về các hệ th ốn g hỗ t r ạ q u ản lí 5.1.1. S ự cần thiết dùng máy tinh h ỗ trợ cho việc ra quyết định Mỗi quyết định đều tiềm ẩn trong nó một phỏng đoán về tương lai. Khi giái quyết một vấn đề hoặc hướng tới một mục đích, ta đều đánh giá trạng thái hiện thời và lường trước, ràng nếu thực hiện một hoạt động (hay một dãy hoạt động) nào đó thi một trạng thái khác sẽ đến, đem đến những gì ta muốn đạt được. Bàn chất của hoạt động ra quyết định là lựa chọn một phương án trong một tập các phương án hành động, số các phương án đưa ra để lựa chọn có thể rất lớn, mỗi phương án lại có thê phức tạp. Những câu hòi sau liên quan đến hoạt động ra quyết định: • Từ đâu mà có được các phương án để lựa chọn? • Tập phương án đưa ra để lựa chọn gồm bao nhiêu phương án thi đù? • Có thể quản trị được tập phương án lớn cỡ nào? (đề không bó sót phương án khi xem xét lựa chọn) 96
  2. Ngay từ giữa nhừng năm 1960, các hệ thống dựa trên máy tính để hỗ trợ ra quyết định đã được nghiên cứu và xây dựng. Việc ra quyết định ngày càng trờ nên phức tạp trong sự phát triển văn minh hon của loài người và máy tính càng tò ra là công cụ hỗ trợ đắc lực hơn cho việc ra quyết định. Trước khi phân tích sự cần thiết hỗ trợ ra quyết định bằng máy tính, ta hãy xem một ví dụ sử dụng hệ trợ giúp ra quyết định (Decision Support System - DSS) của một gói phần mềm tên là RPS (Roadway Package System) bắt đầu hoạt động từ tháng 3/1985. Xin điểm ra một số đóng góp của DSS cho hệ thống phần mềm này. Có khoảng 50 ứng dụng hỗ trợ quyết định đă được cung cấp trong 3 lĩnh vực chính: nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch; lập kế hoạch hành động; hồ trợ bán hàng. Có thể hình dung chi tiết hơn những đóng góp ấy như sau: • Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch'. DSS hỗ trợ quyết định giá cả cho mỗi khách hàng. Dùng công cụ thống kê phân tích dừ liệu thường ngày có thể khám phá ra các mẫu bán hàng. Trên cơ sở đó ta có được thông tin thuận lợi trong cạnh tranh, chẳng hạn với DSS, có thể quan sát được lợi nhuận sẽ thu về nếu quyết định giảm giá bán. Một ứng dụng khác nừa của DSS là dự báo. Sự tăng trưởng mẫu của mỗi sản phẩm được phân tích bằng những mô hình dự báo giúp đưa ra các quyết định tương ứng với sự kết thúc hay phát triển của mồi sản phẩm và dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng ở các mức cũng được phân tích bàng các mô hình DSS. • Xác lập chiến lược và kế hoạch hoạt động-. DSS đã được sừ dụng để hỗ trợ cả kế hoạch ngắn hạn lẫn chiến lược lâu dài cho việc điều phối, phân tích và báo cáo trên các khuynh hướng thị trường nhạy cảm (khó nhận thấy), chẳng hạn xác định mạng máy tính vệ tinh cần ở đâu để mở rộng thị trường một cách thuận lợi (ví dụ xác định những thị trường phát triển nhanh). • H ỗ trợ bản hàng: Một hệ thông tin tác nghiệp (Executive Information System - EIS) hỗ trợ cho những người quản lí cao nhất bàng các báo cáo tổng kết chi tiết hàng ngày về địa phương, bộ phận, người bán hàng, sàn phẩm. Các báo cáo này cho thấy những vụ kinh doanh bị thất bại, những vụ thành công và những vụ mới nảy sinh, thậm chí hệ còn sinh ra cà dự định đề xuất cho các báo cáo thương mại định kì. Ngoài ra, dành cho các nhà quản lí, các báo cáo đặc biệt được thiết kế riêng, có so sánh, phân tích khuynh hướng, giúp phát hiện vấn đề và cư hội. Ví dụ trên cho thấy một sổ điểm sau đây: • Để thành công và đứng vừng trong sự cạnh tranh của thị trường, một cách tự nhiên dẫn đên nhu câu sừ dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định dựa vào máy tính. 97
  3. • Người sừ dụng đầu cuối và thậm chí khách hàng cũng có thề làm việc với các hệ thống DSS. • Hệ thống DSS dựa trên dữ liệu, dữ liệu này được tồ chức thành các kho dữ liệu đặc biệt. Như vậy người sừ dụng dễ dàng xừ lí và thao tác. • Hai kĩ thuật cung cấp sự hỗ trợ: một lả DSS, hỗ trợ nhà quàn li và phân tích thị trường khi cần ra các quyết định, chẳng hạn về giá cả; hai là EIS, giúp cho các nhà quàn lí cấp cao điều phối việc bán hàng, tìm vấn đề và cơ hội. • DSS được sừ dụng để hỗ trợ cho các quyết định khác nhau, từ quyết định về chiến lược đến quyết định hàng ngày đối với những khách hàng cụ thể. • DSS thường làm việc dựa trên một lượng dữ liệu rất lớn gồm dữ liệu cùa chính nó và cà dữ liệu bên ngoài nó. • Những ứng đụng của DSS khác với những ứng dụng cùa hệ thông tin xứ !í giao dịch (Transaction Processing System - TPS), mặc dù DSS dùng nhiều dữ liệu cùa TPS. • Cấc mô hình thống kê và định lượng được đùng trong các ứng dụng cúa DSS. • Người quàn lí là người có trách nhiệm cuối cùng trong việc ra quyết định, DSS chi là hỗ trợ. Ra quyết định là công việc gắn chặt với nhà quàn lí; tất cà những hoạt động cùa nhà quàn lí đều xoay quanh việc ra quyết định. Thực hiện chức năng quàn lí như lập kế hoạch, tổ chức, định hướng và điều khiển là nhằm đạt được hiệu suất cao trong công việc của một tổ chức. Bàn chất cùa các hoạt động này thường dựa trên sự sáng tạo, phán đoán phàn xừ, trực giác và kinh nghiệm, chứ không phải chi là các phương pháp định lượng ngữ nghĩa theo cách tiếp cận cùa khoa học. Bời vậy, người ta coi quản lí là nghệ thuật. Ngày nay, môi trường cùa nhà quàn lí thay đổi rất nhanh. Kinh doanh và môi trường của nó phức tạp hơn bao giờ hết. Có thể kề ra một số lí đo cho sự cần thiết sử dụng máy tính hỗ trợ cho quá trinh ra quyết định: • Tốc độ tính toán nhanh: Máy tính cho phép xử lí tính toán rất Iihanh, hỗ trợ ra những quyết định kịp thời gian (từ những quyết định trong phòng cấp cứu đến quyết định về thị trường chứng khoán). • Có ưu thế hơn con người trong khá năng lưu trữ và xứ lí thõng tin'. Tri óc con người có những giới hạn về xừ li và lưu trữ thông tin. Máy tính có khà năng lưu,trữ và truy hồi thông tin tốt hơn con người. Tốc độ tính toán nhanh cùng làm nên ưu thế cùa máy tính trong khá năng xử lí thông tin. 98
  4. • ưu điểm về giới hạn nhận thức: Khả năng giải quyết vấn đề của một cá nhân bị hạn chế khi cần sử dụng nhiều loại thông tin và nhiều loại tri thức khác nhau. Máy tính cho phép truy cập nhanh và xừ lí một lượng lớn thông tin lưu trừ, đồng thời giúp cho các nhóm làm việc giao tiếp và phối hợp thuận tiện hơn trong công việc. • Giảm chi p h í: Máy tính có thể làm việc tương tự với một nhóm chuyên gia, nhóm ra quyết định. Máy tính cũng hỗ trợ để giảm được số thành viên của nhóm làm việc và làm cho các thành viên trong nhóm liên lạc được với nhau từ những địa điểm khác nhau. • Hỗ trợ về k ĩ thuật'. Nhiều khi để ra được quyết định cần phải thực hiện những tính toán phức tạp. Dữ liệu có thể được lưu trữ trong những CSDL khác nhau, thậm chí có thể nằm ngoài tổ chức này. Dữ liệu có thể bao gồm cả âm thanh và đồ họa, có thể phải chuyển đổi một cách nhanh chóng qua khoảng cách lớn giữa các địa điểm. Máy tính có thể làm những việc đó một cách kinh tế. • H ỗ trợ ve chất lượng-. Máy tính có thể nâng cao chất lượng của những quyết định. Chẳng hạn, thực hiện những mô phỏng phức tạp, kiểm tra những khả năng có thể xảy ra và đánh giá những tác động khác nhau một cách nhanh chóng. • HỖ trợ cho cạnh tranh: Ngày nay, trong sự cạnh tranh khốc liệt, các tổ chức cần được thường xuyên thay đổi, cần cách tân nhanh chóng về hoạt động, về kĩ thuật xử lí và cấu trúc, năng lực nhân viên. Kĩ thuật trợ giúp ra quyết định trong các hệ chuyên gia rất có ý nghĩa bởi giúp ra quyết định nhanh chóng ngay cả khi ta thiếu những kiến thức nào đó về một chuyên ngành. Các DSS được sử dụng nghiên cứu hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, giúp tùy biến sản phẩm theo khách hàng cụ thể. Nhờ có sự hỗ trợ của máy tính, các dịch vụ chăm sóc khách hàng trở nên tốt hơn. Bảng 5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định Yếu tố K huynh hướng Kết quà Công nghệ Tăng lên ------ ► Nhiều giái pháp đuợc đưa Thông tin/máy tính ra để lựa chọn Phức tạp về cấu trúc Tăng lên ► Tốn phí lớn nếu sai lầm Sự cạnh tranh trong quyết định Các thị trường có tính toàn cầu Tăng lên --------► Sự ổn định về chính trị Giảm xuống--------► Nhiều yếu tố không chấc Chủ nghĩa tiêu dùng chắn về tương lai Sự can thiệp của chính phủ 99
  5. Sừ dụng máy tinh để hỗ trợ ra quyết định, theo [2], có các kĩ thuật11’ chính như sau: • Hệ hỗ trợ quyết định (DSS) • Hệ hỗ trợ quyết định cho nhóm (Group Decision Support Systems - GDSS) • Hệ thông tin tác nghiệp (Executive Information Systems - EIS) • Hệ chuyên gia (Expert Systems - ES) • Mạng nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Networks - ANN) • Hệ hỗ trợ lai (Hybrid Support Systems - HSS) 5.1.2. Các hệ thống thông tin h ỗ trợ a) H ệ hỗ trợ q u yết định (D SS) Có nhiều định nghĩa DSS, dưới đây là một vài phát biểu về DSS: - Theo Scott Morton [1] DSS là hệ thống tương tác dựa trên máy tính giúp cho người ra quyết định sừ dụng dữ liệu và các mô hinh để giài quyết các bài toán phi cấu trúc. - Hệ trợ giúp ra quyết định khai thác nguồn trí tuệ cùa con người với năng lực của máy tính để nâng cao chất lượng của các quyết định. Đó là một hệ thống dựa trên máy tính hỗ trợ cho nhà quản lí —người ra quyết định liên quan đến các bài toán nửa cấu trúc [2]. b) H ệ hỗ trợ nhóm q u y ết định (G D S S) Có những tổ chức, nhiều quyết định chính được đưa ra bời một nhóm chú không phải bói một cá nhân. GDSS là hệ thống được thiết kế giúp cho các thành viên trong nhóm quyết định “gặp gỡ” để liên hệ hợp tác được với nhau. Những hệ thống như vậy bắt đầu từ phương tiện được gọi là phòng quyết định (decision room) trong đó mọi người làm việc với nhau cùng một thời điểm, cùng một chỗ. Những phòng quyết định như vậy chứa các máy tính cá nhân để mỗi người có thể làm việc cùa riêng mình và màn hình chung được xem chung đối với tất cà nhóm, Mạng mấy tính cùng các phần mềm hỗ trợ cho cà nhóm và cho cả công việc cùa môi cá nhân. Sau một thời gian các GDSS được phát triển đề thành viên trong nhóm có thê làm việc ở những nơi khác nhau, trong những thời điểm khác nhau. Mặc dù phần cứng cùa GDSS hầu như đã sẵn có, các phần mềm đặc biệt được sứ dụng đe giúp cho nhóm người như vậy đạt đirợc sự nhất tri trên vấn đề ra quyết định. GDSS cung cấp phương tiện giúp nhóm mô tà các tiến trình bao gồm truyền thòng, chia sẻ file, đặc biệt là mô hình hoá các hoạt động kết hợp cam nhận. 1" c ũ n g c ó th ể g ọ i là cá c c ò n g cụ 100
  6. nhận thức của mồi thành viên thành cảm nhận của nhóm và các hoạt động tương tác khác trong nhóm. c) Hệ thông tin tác nghiệp (EIS) Các hệ thông tin tác nghiệp được sử dụng phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Mục tiêu của loại hệ thống này được liệt kê dưới đây: - Cung cấp một cái nhìn có tính tổ chức về các hoạt động. - Phục vụ thông tin cần thiết cho người điều hành và nhừng người quản lí. - Cung cấp giao diện thân thiện cho người dùng kiểu ra quyết định mang tính chất cá nhân. - Cung cấp khả năng theo dõi giám sát một cách hiệu quả, kịp thời. - Cung cấp sự truy cập nhanh chóng vào những thông tin chi tiết ở dạng văn bản, số hay đồ họa. - Lọc, nén, theo dõi dữ liệu và thông tin quan trọng. - Xác định vấn đề (cơ hội). EIS bắt đầu xuất hiện vào giữa những năm 1980 trong những công ti lớn và sau đó là cho cả những công ti nhỏ. d) Hệ chuyên gia (ES) HCG là một loại phần mềm thông minh đã được đề cập chi tiết ờ chương trước. Ở đây chỉ nhắc lại một vài điểm chính về hệ thống này. - Tri thức chuyên gia con người được chuyển vào máy tính và được con người dùng khi cần tìm đến những lời khuyên. - HCG có thể tiến hành các suy luận và dẫn đến điểm kết luận cụ thể. Giống như những nhà tư vấn, nó khuyên bảo và giải thích nếu cần. Ngày nay HCG được dùng trong hàng ngàn tổ chức và hồ trợ rất nhiều nhiệm vụ. Nó thường được tích họp với nhừng kĩ thuật (công nghệ) thông tin khác. e) M ạng nơ-ron nhân tạo (ANN) Có thể mô tả một mạng nơ-ron nhân tạo như một lớp các hệ thống xừ lí thông tin. Những hệ thống này có thể thu nạp và có khả năng học bằng cách truy hồi, tổng quát hoá từ dữ liệu có tính lịch sử. Haykin [4] đã nêu định nghĩa ANN một cách hình thức như sau: “Một mạng nơ-ron nhân tạo là một bộ xử lí phân tán song song đồ sộ được thiết lập nên bời các đơn vị xừ lí đơn giản, nó có một thiên hướng tự nhiên để lưu trừ tri thức kinh nghiệm và làm nó ờ trạng thái san sàng để dùng. Nó tương đồng 101
  7. với bộ não người ở hai khía cạnh: (i) tri thức lấy được bời mạng này là thông qua một quá trình học, và (ii) những độ đậm đặc kết nối giữa các nơ-ron, được biết đến như các độ đo cùa sự tiếp hợp(l), được sứ dụng để lưu trữ tri thức”. Mạng nơ-ron có thể xem như hỗ trợ ra quyết định theo hai kiểu: điều khiên bời dữ liệu và điều khiển bởi mô hình. Thứ nhất, mạng nơ-ron có thể được dùng như một công cụ phân tích dữ liệu đề dự báo dựa vào dữ liệu có tinh lịch sừ trong một DSS điều khiển bời dữ liệu< Thứ hai, mạng nơ-ron cũng có thề được xem như một 2). lớp các mô hình định lượng để sử dụng trong một DSS điều khiến bời mô hình1 13. f) H ệ hỗ trợ lai (H SS) Mục đích cùa các hệ thống thông tin dựa trên máy tính (dù với tên gọi nào) đều nhằm hỗ trợ cho người quản lí giải quyết nhanh hơn, tốt hơn các bài toán quản lí, bài toán mang tính tổ chức so với khi không có máy tinh trợ giúp. Đề đạt được mục đích ấy, chúng có thể dùng một hay nhiều kĩ thuật công nghệ thông tin. Bí quyết cùa một giải pháp thành công cho một bài toán quản lí không phái là sử dụng một kĩ thuật đặc biệt hay một công cụ đặc biệt. Nhiều trường hợp ta không tìm được công cụ chuẩn đối với tình huống đặt ra. Khi đó có thề phải xây dụng một công cụ đặc biệt, nhưng thông thường ta phải sử dụng một số công cụ đề đạt kết quả tốt hơn và các công cụ khác nhau này được dùng theo các cách khác nhau. Khi một số công cụ được sừ dụng trong một kiểu tích hợp chặt chẽ thì ta có một hệ thống lai cho người dùng. Chẳng hạn, một HCG có thể nâng cao khà năng mô hình hoá và quàn trị dữ liệu cùa một DSS. Một ANN hoặc một GDSS lại có thề hỗ trợ được cho quá trinh thu nạp tri thức trong xây dựng một E S ... 5.2. C ác đặc trư ng và khả năng củ a ŨSS 5.2.1. DSS là gì? Trợ giúp ra quyết định hàm ý việc sừ dụng các máy tính để (1) trợ giúp các nhà quản trị trong các đánh giá khía cạnh quản lí cùa họ; (2) nâng cao tính hiệu quà của việc ra quyết định chứ không nâng cao tính tiện dụng của việc ra quyết định. Đã có nhiều định nghĩa về hệ trợ giúp ra quyết định và ở trên(4) đã đề cập hai định nghĩa tiêu biểu cho khái niệm này. Bảng 5.2 dưới đây cho thấy các định nghĩa DSS dựa trên những khía cạnh khác nhau. 111 K h ả i n iệ m tro n g s in h h ọ c í2) D a ta -d riv e n D S S í3) M o d e l-d r iv e n D S S 1,1 M ụ c 5 .1 .2 102
  8. Bảng 5.2. Các khía cạnh đã được dùng để định nghĩa DSS Nguồn DSS được định nghĩa theo các khía cạnh Gorry và Scott-Morton (1971) Kiểu bài toán, chức năng của hệ thống. Little (1970) Chức năng hệ thống, đặc trưng giao diện. Alter (1980) Mau thử, mục tiêu của hệ thống. Moore và Chang (1980) Mầu thử, khả năng của hệ thống Bonczek và đồng nghiệp (1989) Các thành phần của hệ thống. Keen (1980) Tiến trình phát triển của hệ thống. Các đặc trưng của DSS trình bày tiếp theo nhằm làm rõ hơn khái niệm DSS. 5.2.2. Các đặc trưng của một DSS - DSS là hệ thống thông tin đặc biệt. - Được sử dụng bởi nhà quản lí (hay hội đồng quản lí, hội đồng kĩ sư tri thức). - Được sử dụng trong việc ra quyết định; sử dụng để hỗ trợ; không để thay thế con người trong việc ra quyết định. - Được sử dụng khi bài toán quyết định là nửa cấu trúc hay phi cấu trúc. - Kết họp chặt chẽ với một số cơ sở dữ liệu (CSDL) nào đó. - Kết hợp chặt chẽ với các mô hình. Tất cả DSS.. Được sử dụng Được sử dụng Hỗ trợ, không thay Là hệ thống bời người lao động trong việc ra thế con người thông tin tri thức quyết định Và một số DSS... C Kết hợp với cơ sờ dữ liệu Hình 5.1. Các đặc trưng của DSS 103
  9. Ta nói DSS là một hệ thông thông tin đặc biệt vì có những đặc điêm không áp dụng cho mọi hệ thống thông tin: - DSS thường sừ dụng một hay nhiều nơi lưu trữ dữ liệu cúa CSDL hay tập các file. Một số trong các CSDL có thể được bảo tri bởi chính DSS này, một số khác có thể được bào tri trong các tổ chức sử dụng DSS. Một DSS cũng có thề sừ dụng nguồn thông tin ngoài (thường là công cộng) như dữ liệu về giá cô phiếu... - DSS không cập nhật CSDL mà dùng CSDL như một nguồn thông tin ngoài. - DSS giao tiếp với người ra quyết định. Phụ thuộc vào tình huống, có thể người ra quyết định là thực thể ngoài hay là một phần cùa hệ thống (DSS). Sự lựa chọn đó thường tùy thuộc chúng ta có xem xét toàn bộ tiến trinh ra quyết định hoặc hệ thống hỗ trợ cách quyết định được đưa ra hay không. - Nói chung, người ra quyết định cung cấp cho DSS những thông tin cụ thể xác định về quyết định cần được tạo ra. Các khả năng của DSS: - Tăng hiệu suất làm việc cùa mỗi cá nhân. - Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề. - Làm cho liên lạc giao tiếp với nhau trở nên thuận tiện dễ dàng hơn. - Đẩy mạnh việc học và huấn luyện. - Tâng cường kiểm soát tổ chức. Có thể thấy các loại khà năng trên của DSS gối lên nhau. Nếu tham gia một dự án làm DSS, chúng ta cần trả lời câu hỏi: “DSS chúng ta sáp xây dựng cần cung cấp khà năng nào trong những loại đã đề cập ở đây?” . Trong những phần tiếp theo cùa giáo trình này, khái niệm DSS được hiểu theo nghĩa sau(1>: Nếu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định không là mục đích chính (mục đích đầu tiên) để phát triển hệ thống đó thì không gọi hệ thống đó là DSS. 5.3. Ra q u yết định, phân loại q u y ế t định 5.3.1. Ra quyết định và tiến trình ra quyết định Một quyết định trong kinh doanh thường có một số tính chắt sau: - Quyết định có thể do một nhóm người đưa ra. - Có the một số mục tiêu mâu thuẫn, đối nghịch nhau. ( 1 N g h ĩa h ẹp hcm 104
  10. - Có thể có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lựa chọn cần được xem xét. - Các kết quả lựa chọn ngày hôm nay sẽ có thể được thực hiện trong tương lai, có thể trong một thòi gian dài. - Nhiều quyết định chứa sự mạo hiểm. Những cá nhân khác nhau có thái độ khác nhau trước sự mạo hiểm. - Người ra quyết định quan tâm đến kịch bản What-if*0. - Sự thử nghiệm với hệ thống thực (tức là đầu tư và xem cái gì xảy ra) có nghĩa là thử - sai có thể dẫn đến kết quả bị thua hay bị mất. - Thừ nghiệm đối với hệ thống thực có thể chỉ là đối với một tập điều kiện. - Có thể môi trường ra quyết định liên tục thay đổi. Theo [4], tiến trình mang tính phương pháp luận của việc ra quyết định gồm 3 giai đoạn: Tìm hiểu, Thiết kế, Lựa chọn. Giai đoạn thứ 4, Thực hiện, được thêm vào sau này (hình 5.2). Mô hình hoá là một phần thiết yếu của tiến trình này. Tiến trình Ra quyết định bắt đầu với pha Tìm hiểu, thực tế được khảo sát và bài toán được nêu ra, được xác định. Trong pha Thiết kế, mô hình biểu diễn hệ thống được xây dựng. Điều này được hoàn thành bằng việc đặt ra giả thiết ràng thực tế đơn giản hơn và bàng việc viết ra những mối quan hệ giữa tất cả các biến. Pha Lựa chọn bao gồm một giải pháp được đề xuất cho mô hình (chứ không phải là cho bài toán mà mô hình này biêu diễn). Giải pháp này được kiểm thử trên giấy tờ. Khi giải pháp này xem ra là họp lí, nó được sử dụng trong pha T hực hiện tiếp theo. Việc thực hiện thành công dẫn đến đáp án cho bài toán đặt ra, sự thất bại buộc ta phải quay lại pha trước đó trong tiến trình. a) Pha tìm hiểu: • Tim và xác định vẩn đề: Pha này bắt đầu với việc xác định mục đích và mục tiêu của một tổ chức, xác định xem tổ chức này đã đạt được đích đó chưa? v ấn đề nảy sinh khi với hiện trạng mọi điều đang diễn ra, tổ chức đó chưa đạt được đích dự tính. Chú ý rầng có thể khó phân biệt hiện tượng và bản chất của vấn đề. Có thể coi việc khám phá vấn đề được hoàn thành nếu có thê xác định được: vấn đề tồn tại hay không? Ờ đâu? Dấu hiệu để nhận biết nó là gì? Không được nhầm lẫn giữa hiện tượng với bản thân vấn đề. • Phân lớp vắn đề: Đó là vấn đề có thể chương trình hoá (ví dụ như: lập lịch hàng tuần cho nhân viên, xác định luồng tiền mặt theo tháng... - vấn đề có cấu trúc)- hay là vấn đề không thể chương trình hoá (ví dụ như: thay đổi công nghệ, mờ trường đại học - những vấn đề phi cấu trúc); tính nửa cấu trúc nằm giừa hai thái cực này. (l) K ịch bản: nếu n h ư th ế n ày th i đ iề u g ì s ẽ x áy ra. 105
  11. • Chia tách vắn để: Với tinh thần chia - để trị, nhiều vấn đề phức tạp có thê được chia vào những nhóm nhỏ hơn. • Sở hữu vấn để: Xác định sở hữu vấn đề là một việc quan trọng trong pha Tìm hiểu này. Một vấn đề tồn tại trong một tổ chức chi nếu một ai đó hoặc một nhóm nào đó có trách nhiệm giải quyết nó và nếu tổ chức này có khả năng giải quyết được vấn đề đặt ra. Hình 5.2. M ột mô hình hoả của tiến trình ra quyết định b) Pha th iết kế: Sinh ra và phân tích các phương án hành động có thê lựa chọn. Pha này bao gồm các hoạt động như: hiểu vấn đề, kiêm tra các giãi pháp về tính khả thi. Cùng trong pha này có việc xây dựng, kiêm tra, hợp thức hoá mô hình cho các tình huống cùa bài toán. Mô hình hoá là sự kết hợp của nghệ thuật và 106
  12. khoa học. Một số yếu tố sau đây liên quan đến chất lượng của các mô hình định lượng (mô hinh toán, mô hình tài chính.. • Các thành phần cấu thành nên mô hình • Các kịch bản. Hình 5.3. Cẩu trúc tống quan của một mô hình định lượng c) Pha lựa chọn: Ranh giới giữa pha thiết kế và pha lựa chọn thường không rõ ràng, do một số hoạt động vừa nằm trong pha này, vừa nằm trong pha kia. Pha lựa chọn bao gồm việc duyệt, đánh giá, giới thiệu giải pháp thích hợp cho mô hình. Một giải pháp cho mô hình là một tập họp giá trị xác định cho các biến quyết định (decision variables) trong con đường đã chọn. Chú ý ràng giải pháp cho mô hình của bài toán không là một vói lời giải cho bài toán đó. Giải pháp của mô hình đưa ra một phương án giải quyết bài toán. Bài toán là được giải nếu phương án đề xuất thực hiện thành công. d) Pha thực hiện: Một cách đơn giản, pha thực hiện là giai đoạn đem phương án đề xuất (kết quả của pha lựa chọn) ra thực thi. Như vậy, ở pha tìm hiểu, chúng ta cần những khả năng tập hợp thông tin. Trong pha thiết kế ta tập trung hơn vào những thông tin hữu ích trích rút. Còn ở pha lựa chọn, các phương pháp, công cụ tối ưu hoá được sử dụng. Đe làm rõ hơn khái niệm ra quyết định, có lẽ cần so sánh “ra quyết định” (Decision Making) với “giải quyết vấn đ ể ” (Problem Solving). Một vấn đề (hay một bài toán) nảy sinh khi hệ thống không đạt được mục đích đặt ra, không đạt được kết quả như dự định hoặc không thực thi được như ý định ban đầu. Giải quyết vấn đề không chỉ là đưa ra giải pháp mà còn là nghiên cứu tìm tòi nhùng cơ hội. Việc hiểu hai thuật ngừ ra quyết định và giải quyết van để có thể lẫn lộn, mơ hồ. Một cách để phân biệt chúng là kiểm tra các bước của quá trình “ra quyết định”: (1) Tìm hiểu; (2) Thiết kế; (3) Lựa chọn; (4) Thực hiện. Có người cho ràng quá trình từ (1) đến (4) là giải quyết vấn đề trong đó bước (3) - Lựa chọn là Ra quyết định. Có người lại cho rằng từ (1) đến (3) là Ra quyết định, còn thêm cả (4) nừa vào là giãi quyết vấn đề. Chúng ta sẽ xem như hai thuật ngừ này có thể sừ dụng thay cho nhau. 107
  13. H ình 5.4. Các h ệ thống tliông tin h ỗ trợ cho tiến trình ra quyết định. 5.3.2. H ệ thống và m ô hình Như đã đề cập ờ chương 1, một hệ thống là một tuyển tập các đối tượng như con người, tài nguyên, khái niệm, và cách thức đã định để thực hiện một chức năng xác định hoặc phục vụ cho một mục đích nào đó. DSS, GDSS, EIS, ES đều là hệ thống*1.1 Hệ thống được chia thành 3 phần phân biệt: Đầu vào (Input), Xừ lí (Process) và Đầu ra (Output). Chúng được bao quanh bởi một môi trường và thông thường có chứa cơ chế phàn hồi. Người ra quyết định được coi là một phần cùa hệ thống. • Đầu vào là tất cả những phần tử đưa vào hệ thống. • X ừ lí là tất cà những phần tử cần thiết để chuyển đổi input thành output. • Đầu ra là sản phẩm cuối cùng, hay một dãy được hinh thành trong hệ thống. • Phản hoi (Feedback) là luồng thông tin từ thành phần output đến người ra quyêt định. Dựa vào thông tin này, họ có thể quyết định thay đối input hoặc tiến trình xử lí hoặc thay đồi cà hai. • Mói trường (Environment) gồm những phần tử nằm ngoài (không trong in, out, process), tuy nhiên chúng tác động vào sự thực hiện cùa hệ thống để đạt mục đích. Churchman [2] đề xuất 2 câu hói sau để giúp xác định môi trướng: “Phẩn từ này có mối liên quan hệ trọng đến mục đích của hệ thống hay không?” và “Người ra quyết định có thể thao tác trên phần từ này hay không?” . Khi và chi khi câu trà lời tương ứng là Có và Không thì phẩn từ đó mới được coi là một bộ phận cùa môi trường. Các phần từ môi trường có thể là các yếu tố mang tính xã hội, chính trị, luật pháp, vật lí và kinh tế. Thông thường chúng lại bao gồm các hệ thống khác. M) Đ ề u c h ử a c h ữ s (S y s te m - h ệ th ố n g ). 108
  14. • Biên (Boundary): Hệ thống tách biệt khỏi môi trường nhờ biên. Biên có thế mang tính vật lí, chẳng hạn hệ thống là một tầng trong một building. Cùng có thê không phải vậy, chẳng hạn biên mang tính thời gian, như cần phân tích tổ chức này trong một giai đoạn 1 năm. • Hệ thống đóng và hệ thống mở: Một hệ thống đóng mang tính phụ thuộc. Trong khi đó một hệ thống mở mang tính độc lập cao đổi với môi trường của nó. Các hệ thống mờ chấp nhận các input (thông tin, tiềm lực, tài liệu) từ môi trường và đưa output ra môi trường. Khi xác định tác động của các quyết định trên một hệ thống mở, phải xác định mối liên quan của nó với môi trường và với hệ thống. Trong một hệ thống đóng không phải làm điều này do hệ thống khi đó được coi là bị cô lập. Nhiều hệ thống máy tính chẳng hạn như hệ xử lí giao dịch (TPS) được xem là các hệ thống đóng. Một loại đặc biệt của hệ thống đóng được gọi là hộp đen, trong đó input và output được định nghĩa rõ nhưng bản thân quá trình xử lí lại không được đặc tả. DSS cố gắng hướng về các hệ thống mở. Các mô hình: DSS phải sừ dụng ít nhất một mô hình, đây là một đặc trưng quan trọng của DSS. Ta cho một DSS hoạt động là để thực hiện phân tích trên một mô hình của thực tế, chứ không phải trên một hệ thống thực. Một mô hình là một biểu diễn đơn giản hoá hay trừu tượng hoá thực tế. Đơn giản hoá vì thực tể phức tạp không thể sao chép chính xác, đồng thời nhiều điều phức tạp không thể khớp được với giải pháp cho bài toán đã đặc tả. Biểu diễn các hệ thống hay bài toán bàng các mô hình có thể được thực hiện với những mức trừu tượng khác nhau. Bởi vậy các mô hình được phân thành 3 lóp theo độ trừu tượng: mô hình biểu tượng (iconic), mô hình tương tự (analog), mô hình toán học (mathematical). Hầu hết các mô hình cho DSS là mô hình toán học hay mô hình định lượng (quantitative models). 5.3.3. Phăn loại quyết định Có một số cách khác nhau phân loại các quyết định. Phân loại được trình bày ở đây là dựa vào bản chất của quyết định và phạm vi tác động của nó [2]. a. Phân loại theo bản chất của quyết định (dựa vào sự đặc tả các pha trong tiến trình ra quyết định): • Loại ra quyết định có cấu trúc: Đầu vào, đầu ra và các thủ tục xử lí trong cả ba pha (tìm hiểu, thiết kế và lựa chọn) đều có thê đặc tả được. Với nhừng chỉ dẫn hay chương trình, ta có thê giao cho thư kí hay máy tính thực hiện ra quyết định. 109
  15. • Loại ra quyết‘ định p h i cấu trúc: Ta không biết làm thế nào đê đặc tà được ít nhất một khía cạnh cùa mỗi pha (tim hiểu, thiết kế và lựa chọn). Có thê vi quyèt định đó quá mới, hay vấn đề thuộc lĩnh vực chưa được hiểu biết tường tận. Máy tính có thể giúp trong nhiều cách và đè lại nhiêu khâu xừ li cho kĩ sư tri thức. • Loại ra quyết định nứa cáu trúc: Một số trong các pha là cấu trúc được, một số không. Máy tinh có thể cung cấp những trợ giúp. Thông thường, những quyêt định mang tính tồ chức (cùa một tồ chức) thuộc loại này. b. Phân loại theo phạm vi tác độn g cùa qu yết định: • Quyết định có tính chiến lược: Quyết định đó tác động lên toàn bộ hệ thống hay phần chính yếu cùa hệ thống, trong một thòi gian dài. Nó tác động lên mục tiêu và chính sách, thường được đưa ra bời những người quàn lí ờ mức cao. Ví dụ: “Chúng ta sẽ mở một cantin cho công nhân viên” . Quyết định này sê tác động đến tinh thần cùa đội ngũ lao động trong toàn công ti. • Quyết định có tính chiến thuật: Quyết định tác động đến một phần nào đó của tổ chức thực hiện công việc, trong một thời gian hạn chế của tương lai. Những quyết định loại này thường được đưa ra bời những người quán lí ở câp trung gian, khi đã có những quyết định chiến lược. Ví dụ: “ Mỗi ngày chúng ta sê có 3 thực đơn để khách ăn lựa chọn: ăn chay, cá hay thịt nướng”. Quyết định này được đưa ra trong ngữ cành đã có quyết định (chiến lược) m ở cantin cho công nhãn viên. • Quyết định có tính vận hành: Tác động vào một hoạt động cụ thề, hoạt động hiện tại trong tổ chức, nhưng ít ảnh hường đến tương lai hoặc nếu có ánh hường thì đó là ảnh hưởng trong ranh giới cùa chính sách được kiềm soát. Những quyết định vận hành liên quan đến những hoạt động mà mục đích, mục tiêu và tài nguyên của nó đã được xác định từ những quyết định chiến lược và chiến thuật. Ra quyết định vận hành thường là trách nhiệm cùa người quàn lí ờ cấp dưới hoặc cá nhân không là quản lí. Ví dụ: “Thử tư tới chúng tôi sẽ phục vụ món xào chay, cá nấu chua, với thịt lợn quay và dưa chua” . Bâng 5.3. Đặc tinh của thông tin theo phạm vi ảnli líưởng của quyết địnli Chiến th u ậ t Đ ặc tính của thông tin V ận hành C hiến lược (Q u àn lí) Chinh xác Cao -*-------- ► Thấp Mức độ chi tiết Chi tiết Tồng hợp Tầm thời gian Hiện tại Tương lai 110
  16. Chiến thuật Đặc tính của thông tin Vận hành Chiến lược (Quản lí) Tần suất sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Nguồn Bên trong Bên ngoài Phạm vi thông tin Hẹp Rộng Tính chất thông tin Định lượng Định lượng Tuổi của thông tin Hiện tại Có thể cũ hơn Tính linh hoạt của tổ chức Có thể cứng Phải linh hoạt thông tin 5.3.4. Các kiểu DSS Có thể phân chia các kiểu DSS thành 7 mức như trong hình 5.5. Sự phân cấp này, do Alter [4] đưa ra, dựa trên nhận thức DSS làm những gì, chứ không căn cứ vào chuyện nó được xây dựng ra sao. Do con người và các quyết định trong kinh doanh không thay đổi nhiều trong 20 năm qua, sự phân cấp này vẫn còn hợp lí mặc dù công nghệ DSS đã thay đổi một cách đáng kinh ngạc. Hệ thống đè xuất (gợi ý) Hệ thống tối ưu hoá Các mô hinh biểu diễn Các mô hinh tính toán Hệ thống thông tin phân tich Hệ thống phân tích dữ liệu Hệ truy cặp thông tin từ tệp dử liệu Hỉìih 5.5. Phân cấp D SS c • Các hệ truy cập thông tin từ tệp dừ liệu: cho phép truý cập trực tiếp đến các mục dừ liệu. • Các hệ thống phản tích dừ liệu: cho phép thao tác trên dừ liệu bằng ý nghĩa của các phép toán được thiết kế cho nhiệm vụ. • Các hệ thong thông tin phán tích: cung câp sự truy cập đến một chuỗi các CSDL và mô hình nhò. • Các mô hình tinh toán: tính toán một dày các kế hoạch hành động trên cơ sở các định nghĩa tính toán. 111
  17. • Các mô hình biêu diễm ước đoán một dày hành động trẽn cơ sơ các mô hình có những thành phần không xác định được. • Cúc hệ thông tối ưu hoá: cung cấp chi dẫn cho hành động bàng việc sinh ra giải pháp tối ưu nhất quán với tập ràng buộc. • Các hệ thống đề xu ấ t: thực hiện công việc có cơ chế dẫn đến một quyết định được đề xuất cụ thể cho một nhiệm vụ có cấu trúc khá rõ ràng. Trong phân cấp trên, không nên coi kiểu DSS ở vị trí cao hơn, theo một nghTa nào đó, là tốt hơn kiểu ở vị trí thấp hơn. Nhưng DSS ờ mức cao phức tạp hơn và giải quyết nhiều hơn trong tiến trình ra quyết định, tuy nhiên chúng không phù họp với tình huống khi cần ra quyết định đơn giản hơn. 5.4. Kiến trúc của DSS, phần cứng và môi trường hệ điều hành 5.4.1. Kiến trúc chu n g của D S S Nói chung, mỗi DSS có 4 thành phần thiết yếu (Xem hình 5.6) [4]: - Một hệ thống ngôn ngừ (language system - LS) - Một hệ thống trình diễn (presentation system - PS) - Một hệ thống tri thức (knowledge system - KS) - Một hệ thống xừ lí vấn đề (problem-processing system - PPS) Hệ thống Hệ thống xừ lí vấn đề tri thức Users Hệ thống ngôn ngữ Những khả năng bậc 1: Thu nạp kién thức Kiến thức ’ Đổng hóa kién thức Phán lớp/ giúp đỡ Lưa chọn kién thức phát hiện Chầp nhận kiẻn thức Sinh ra kién Ihức ^ quyết định: < Goi tỡi/ đâo bỡi kiến thức Phát tỏa ra kiến thức - Nhà quản lí Chi phối những khá năng Kiến thức - Phương tiện bậc 2 - Người phát triển thủ tục N hũng khả nàng bậc 2 - Những thiết bi đưa Két hợp Cung cáp kiến thửc/ vào kiến thứ c và Phản loại Đièu khiển - Nhân sự Tim kiẻn thức/ Phản loai Đo lường Kiến thức lập luận Hệ trợ giúp ra quyết định H ìn h 5.6. Kiến trúc chung cùa m ột D SS 112
  18. Hệ thống ngôn ngữ bao gồm tất cả các thông điệp mà DSS có thê châp nhận(1). Hệ thống trình diễn bao gồm tất cả những thông điệp mà DSS có thề đưa ra. Hệ thống tri thức bao gồm tất cả tri thức DSS lưu trừ và duy trì. Ba thành phân đó chỉ biểu diễn tri thức, hoặc tri thức nằm trong ý nghĩa các thông điệp trao đôi, hoặc tri thức được biểu diễn và tích lũy lại để có thể được xử lí trong tương lai. Mỗi trong số ba thành phần thiết yếu kể trên (LS, PS, KS) đều được thành phần thứ tư (PPS) sử dụng. Hệ thống xử lí vấn đề (PPS) là thành phần hoạt động chủ động của DSS. Nó cố gắng nhận diện và giải quyết vấn đề trong khoảng thời gian làm ra quyết định. Người dùng đưa một yêu cầu cho DSS bằng cách chọn trong LS một phần tử mình mong muốn. Đó có thể là yêu cầu để tiếp nhận tri thức, làm rõ hơn các yêu cầu hay các hồi đáp trước đó, giải quyết một vấn đê nào đó đặt ra cho người ra quyết định, phát hiện vấn đ ề... Khi được yêu cầu xử lí một phần từ cụ thể của LS, PPS sẽ làm việc. Quá trình xừ lí có thể đòi hỏi PPS lựa chọn phần nào đó trong nội dung của KS, thu nạp thêm tri thức từ bên ngoài (chẳng hạn từ người dùng), hoặc sinh ra một tri thức mới nào đó. Quá trình xừ lí có thể thay đổi tri thức trong KS. PPS sẽ lựa chọn hồi đáp cho người dùng, hồi đáp được trình diễn bởi các phần tử của PS. Ở kiến trúc tổng quát của DSS, ta thấy diện mạo của các thành phần là nền tảng và quan trọng cho tất cả các DSS. Đe hiểu rõ hơn bản chất của một DSS cụ thể nào đó, ta phải biết về những đòi hỏi tạo nên hệ thống ngôn ngữ (LS) của nó, các hồi đáp tạo nên hệ thống trình diễn (PS), những biểu diễn tri thức cụ thể được cho phép (hay tồn tại) trong hệ thống tri thức (KS), và các khả năng xừ lí tri thức của thành phần PPS. Nếu bò qua bất cứ một trong những điều trên, ta sẽ không có được hiểu biết để làm việc với DSS đó. Những người xây dựng DSS phải chú ý cẩn thận đến cả 4 thành phần nói trên trong quá trình thiết kế và phát triển DSS. 5.4.2. Phần cứng D S S và m ôi trường hệ điều hành Thuật ngừ nền {platform) là để chỉ sự kết họp phần cứng với môi trường hệ điều hành để hỗ trợ cho các ứng dụng. DSS có thể hoạt động trên một số nền theo mô tả sau đây: - Hệ hợp thành trung tâm. - Hệ trung tâm được kểt nổi với các máy tính khác nằm trên các máy tính bàn của người sừ dụng thông qua một mạng (mạng kết nối nội bộ, mạng Internet, hay một mạng intranet). (l) Coi là họp lệ 113
  19. - Một hệ thống tách biệt, nó chứa dữ liệu được lấy về từ hệ trung tâm và thông thường qua một mạng nó cung cấp lại cho người sừ dụng dữ liệu. - Một hệ thống tự do đứng một mình tại bàn làm việc cùa người sử dụng. - Tổ hợp cùa các dạng trên. Mỗi một cách tiếp cận nêu trên đều có một vài biến thể, và mỗi cách tiếp cận đều có những thuận lợi và hạn chế riêng. a) D SS trên hệ th ốn g h ọp thành trun g tâm ư u điểm: - Ban quản trị hệ thống thông tin đã quen thuộc với hệ thống. - Nhiều người dùng cuối đã biết hệ thống hoạt động như thế nào. - Phần cứng cần thiết đề dùng cho hệ thống (terminals, communication links) đã sẵn có trong tồ chức. - Các ứng dụng DSS có thể truy cập CSDL trung tâm một cách trực tiếp để làm mới thông tin, như chúng* '* nằm trên cùng một hệ thống và chạy trên cùng một môi trường lập trinh. - Khá năng xử lí mạnh mẽ cùa một hệ thống lớn có thể chạy DSS phức tạp, chẳng hạn như mô hình mô phỏng, hệ chuyên gia hàng ngàn luật, nhiệm vụ truy xuất thông tin 0 ạt, trong thời gian cho phép. - Hầu hết các hệ thống lớn đều có một loại công cụ DS như kiểu 4GLs, DBMS, phần mềm mô phòng, ES shell và EIS. Hạn chế: - Hệ thống trung tâm có thề không phù hợp với lựa chọn cùa DSS. - Chi phí cho những nguồn tài nguyên đề chạy DSS có thể vượt quá chi phí cùa một máy tính nhò đảm bảo nhiệm vụ đó. - Có thế xảy ra tinh trạng dẩn dần ép các công cụ phần mềm (không phù hợp) vào sử dụng trong DSS, chứ không phải là lựa chọn cái phù hợp, do các công cụ này đã sẵn có ở đấy rồi. Điều này đặc biệt đúng đối với DBMS. Ngày nay nhiều bệ thống máy tính trung tâm dùng CSDL mạng hay phân cấp. - Xính hoi đáp cùa DSS có thề bị tác động bời phần mềm khác nạp vào hệ thông. Tránh điều này, có thể cho người dùng DSS ưu tiên đù cao đối với các tài nguyên hệ thống. Nhưng đó là việc làm không chấp nhận được về mặt tồ chức. Bời làm vậy là giàm mức hồi đáp cho các ứng dụng đã có mà ban đau, chinh vì những ứng dụng này người ta dựng hệ thống đó lên. 111 D S S v à C S D L 114
  20. - Giao diện người dùng của hầu hết các ngôn ngữ hệ thống không dễ dùng cho những người dùng không hiểu biết kĩ thuật như ở các hệ thống nhỏ. Hệ điều hành là hướng - dòng lệnh và được thiết kế để điều khiển hệ thống bởi người lập trình chuyên nghiệp. Những giao diện người dùng bàng đồ họa, như trên các máy tính để bàn, thường không tồn tại hoặc không cung cấp sự truy cập vào tất cả các khả năng của hệ thống. - Hỗ trợ đồ họa yếu. b) DSS và sử dụng máy tính kiểu khách - chủ Các máy tính để bàn có thể điều khiển các tính toán và các tiến trình khác của DSS. Ngày nay, những tiến trình này thông thường bao gồm cả sự hỗ trợ các thành phần có giao diện đồ họa dễ sử dụng như Windows, menu kéo thả và các thiết bị trỏ chọn như con chuột. Hệ thống chứa CSDL gọi là server. Hệ thống server hoạt động như một kho chứa dữ liệu. Hệ thống client thường hoạt động trên máy tính của người dùng, chạy các ứng dụng sử dụng dữ liệu trên server. Kết quả là một sự phối họp khả năng của mỗi bên cho vai trò của nó trong hệ thống. Thuật ngữ client/server mô tả bất cứ tình huống nào mà trong đó một ứng dụng được phân chia chạy trên hai hệ thống có khả năng khác nhau, tận dụng ưu điểm mạnh nhất của mỗi bên. Khi nói đến clienưserver là nói đến cách phần mềm làm việc (cách mà các máy tính phối hợp với nhau thực hiện nhiệm vụ) chứ không phải là nói đến phần cứng mà trên đó phần mềm được thực thi. ư u điểm: - Cho phép mồi phần của ứng dụng được chạy trong một môi trường phần cứng/phần mềm sao cho tối ưu đối với mỗi phần. Điều này hướng đến tối ưu theo đích tối tiểu hoá giá thành tổng thể của toàn bộ hệ thống. - Tiết kiệm giá phần cứng (để phục vụ cộng đồng, giá cho hệ thống nhiều máy tính có thể nhỏ hơn giá cho hệ thống gồm máy tính lớn và các trạm làm việc). - Dễ mở rộng: có thể thêm client vào mạng hoặc nâng cấp chúng lên một cách độc lập với server(s). Các server cũng có thể được nâng cấp không gây ảnh hưởng đến các client. - Do tính phổ biến của cách tiếp cận clienưserver tăng lên, nhiều ứng dụng và công cụ phát triển phần mềm được thiết kê đê chạy trong môi trường client/server. Các tổ chức kinh doanh có thể giảm được thời gian và giá thành phát triển các ứng dụng. 115
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2