intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về cơ cấu làm việc của cơ sở hạ tầng Internet

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

77
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ những ngày đầu tiên được thành lập vào năm 1969, Internet đã phát triển lớn mạnh từ 4 hệ thống máy tính chủ đến hàng chục triệu chiếc như vậy. Mặc dù không ai sở hữu riêng Internet nhưng nó không có nghĩa nó không cần kiểm tra và duy trì dưới nhiều hình thức khác nhau. Internet Society, một nhóm phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1992, đã giám sát việc hình thành các chính sách và giao thức để định nghĩa cách chúng ta sẽ sử dụng và tương tác với Internet như thế nào. Trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về cơ cấu làm việc của cơ sở hạ tầng Internet

  1. Tìm hiểu về cơ cấu làm việc của cơ sở hạ tầng Internet Từ những ngày đầu tiên được thành lập vào năm 1969, Internet đã phát triển lớn mạnh từ 4 hệ thống máy tính chủ đến hàng chục triệu chiếc như vậy. Mặc dù không ai sở hữu riêng Internet nhưng nó không có nghĩa nó không cần kiểm tra và duy trì dưới nhiều hình thức khác nhau. Internet Society, một nhóm phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1992, đã giám sát việc hình thành các chính sách và giao thức để định nghĩa cách chúng ta sẽ sử dụng và tương tác với Internet như thế nào. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những vấn đề cơ bản về cấu trúc của Internet. Bạn sẽ biết thêm được những vấn đề cơ bản về Hệ thống máy chủ tên miền (DNS), các điểm truy cập mạng (NAP) và các mạng xương sống. Tuy nhiên đầu tiên chúng tôi sẽ giới thiệu về cách kết nối máy tính của bạn với các máy tính khác như thế nào. Internet: Kiến trúc mạng Mỗi máy tính được kết nối với Internet đều được coi là một phần của mạng, thậm chí cả máy tính ở nhà của bạn. Ví dụ, bạn có thể sử dụng một modem và quay số để kết nối đến một Internet Service Provider (ISP). Ở nơi làm việc, bạn có thể là một phần nằm trong mạng nội bộ Local Area Network (LAN) của công ty, nhưng bạn vẫn có thể kết nối với Internet bằng cách sử dụng một ISP mà công ty của bạn đã ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ này. Khi kết nối với ISP của mình thì bạn sẽ trở thành một phần trong mạng của họ. ISP sau đó có thể kết nối với một mạng lớn hơn và lại trở thành một phần của mạng đó. Internet đơn giản là mạng của các mạng (network of networks).
  2. Hầu hết các công ty truyền thông lớn đều có các mạng xương sống chuyên dụng của chính họ để kết nối giữa các vùng địa lý khác nhau. Trong mỗi vùng này, các công ty có điểm hiện diện - Point of Presence (POP). POP là một địa điểm mà những người dùng nội bộ có thể truy cập vào mạng công ty thông qua một số điện thoại nội bộ hoặc đường truyền riêng. Thứ làm kinh ngạc ở đây là không có vấn đề kiểm soát mạng mà thay vì đó là một số mạng mức cao kết nối với nhau thông qua các Network Access Point (NAP). Ví dụ về mạng Internet Đây là một ví dụ. Hãy hình dung rằng công ty A là một ISP lớn. Trong mỗi một thành phố lớn, công ty A này đều có một POP. POP trong mỗi thành phố đều có các hệ thống đường truyền có kết nối modem để khách hành của ISP này có thể quay số tới. Công ty này lắp đặt các đường truyền bằng cáp quang từ một công ty điện thoại để kết nối các POP này với nhau. Tiếp theo, công ty B cũng là một ISP. Công ty B xây dựng tòa nhà lớn trong các thành phố lớn và các tập đoàn nằm trên những máy chủ Internet của họ trong các tòa nhà này. Công ty B lớn đến nỗi nó có thể chạy chính các đường cáp quang của họ giữa các tòa nhà để chúng được kết nối với nhau. Trong kịch bản này, tất cả các khách hành của công ty A có thể trao đổi với nhau và tất cả các khách hàng của công ty B cũng có thể trao đổi với nhau, nhưng vẫn chưa có cách nào để trao đổi giữa các khách hàng của hai công ty này với nhau. Chính vì vậy, Công ty A và Công ty B cùng có một thỏa thuận kết nối qua NAP trong các thành phố khác, khi đó lưu lượng giữa 2 công ty này được lưu thông giữa các mạng tại NAP. Trong thực tế, có đến hàng tá các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn có kết nối với
  3. nhau tại các NAP trong nhiều thành phố khác nhau, và có đến hàng tỉ tỉ byte dữ liệu được truyền đi truyền lại giữa các mạng với nhau qua các NAP này. Internet chính là một collection các mạng công ty khổng lồ đã thỏa thuận kết nối với nhau tại các NAP. Theo cách này, mỗi một máy tính nằm trong Internet đều có khả năng kết nối được với nhau. Chức năng của Router Tất cả những mạng này đều dựa vào các NAP, mạng xương sống và các router để truyền thông với nhau. Ở đây có một vấn đề khó tin về quá trình một thông báo có thể rời một máy tính này và di chuyển hầu như khắp thế giới thông qua các mạng khác nhau, đến được một máy tính khác trong một lượng thời gian rất ngắn (tính theo phân số của giây). Các Router chỉ ra nơi để gửi thông tin từ một máy tính này đến máy tính khác, chúng chính là các máy tính đặc biệt dùng để gửi thông báo của bạn đến được các đích theo hàng nghìn đường khác nhau. Một router có hai vấn đề tách biệt nhưng có liên quan với nhau:  Bảo đảm thông tin không đi vào những nơi không cần thiết và cần phải có một số lượng phân vùng lớn dữ liệu để tránh cản trở các kết nối của những địa chỉ không liên quan (những địa chỉ không phải là đích đến).  Bảo đảm cho các thông tin đến được đúng đích như dự định Trong quá trình thực thi hai công việc này, các router còn có tác dụng trong việc giao tiếp giữa hai mạng máy tính tách biệt nhau. Nó sẽ nối hai mạng này với nhau, gửi các thông tin từ mạng này sang mạng kia và ngược lại. Bảo vệ các mạng, ngăn chặn lưu lượng trên một mạng không cần thiết tràn vào một mạng khác. Không
  4. quan tâm về số lượng các mạng được gắn kèm, hoạt động và chức năng cơ bản của các router hoàn toàn giống nhau. Internet là một mạng lớn được thiết lập từ hàng chục nghìn mạng nhỏ hơn nên sự sử dụng các router là tuyệt đối cần thiết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2