intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về Lịch sử các học thuyết giá trị thặng dư (Tập III): Phần 1

Chia sẻ: Chạy Ngay Đi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:453

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối tập II, tập III ebook Tìm hiểu về Lịch sử các học thuyết giá trị thặng dư gồm có các chương sau: Chương XIX T.R. Man-Tút; Chương XX sự tan rã của trường phái Ri-Các-Đô; Chương XXI Phái đối lập với các nhà kinh tế chính trị học trên cơ sở học thuyết Ri-Các-Đô. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về Lịch sử các học thuyết giá trị thặng dư (Tập III): Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: TS. VÕ VĂN BÉ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ĐINH ÁI MINH NGUYỄN PHƯƠNG THÙY TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: LÊ THỊ HÀ LAN Chế bản vi tính: NGUYỄN THỊ HẰNG Sửa bản in: BIÊN TẬP KỸ THUẬT Đọc sách mẫu: ÁI MINH VIỆT HÀ
  2. 5 [CHƯƠNG XIX] T.R. MAN-TÚT1 [1) SỰ LẪN LỘN CỦA MAN-TÚT VỀ CÁC PHẠM TRÙ HÀNG HÓA VÀ TƯ BẢN] [XIII-753] Những tác phẩm của Man-tút cần được xem xét ở đây là: 1) "The Measure of Value Stated and Illustrated". London, 1823. 2) "Definitions in Political Economy", etc. London, 1827 (xem cả tác phẩm này theo bản in của Giôn Kê-dơ-nô, Luân Đôn, 1853, "với chú thích và nhận xét bổ sung của Kê-dơ-nô"). 3) "Principles of Political Economy", etc. 2nd edition, London, 1836 (lần xuất bản thứ nhất năm 1820 hoặc vào khoảng ấy - cần xem). 4) Còn phải chú ý đến một tác phẩm tiếp đó của một phần tử theo Man-tút2 (nghĩa là một phần tử tán thành những quan điểm của Man-tút chống lại phái Ri-các-đô): "Outlines of Political Economy", etc. London, 1832. Trong tác phẩm của mình, "Observations on the Effects of the Corn Law" (1814), Man-tút còn nói về A-đam Xmít: "Rõ ràng cái thói quen của A-đam Xmít coi lao động" (cụ thể là giá trị lao động) "là thước đo tiêu chuẩn của giá trị, còn lúa mì là thước đo của lao động đã dẫn ông ta đến tiến trình tư tưởng ấy [nghĩa là đến việc khẳng định rằng giá cả thật sự của lúa mì bao giờ cũng không thay đổi]... Giờ đây, một trong những thuyết không thể tranh cãi nhất của khoa kinh tế chính trị là ý kiến cho rằng lao động, cũng như bất kỳ một hàng hóa nào khác, đều không thể dùng làm thước đo chính xác của giá trị
  3. 6 [CHƯƠNG XIX] trao đổi thực tế. Và thật vậy, điều đó đã toát ra ngay từ định nghĩa giá trị trao đổi rồi" [tr. 11-12]. Trong tác phẩm của mình năm 1820, cuốn "Principles of Political Economy", khi chống Ri-các-đô, Man-tút đã mượn cái "thước đo tiêu chuẩn giá trị" ấy của Xmít mà bản thân Xmít không hề dùng ở nơi nào mà ông ta thật sự đẩy khoa học tiến tới3. Trong tác phẩm vừa kể trên về các đạo luật về ngũ cốc, bản thân Man-tút đã đi theo một định nghĩa khác của Xmít về giá trị, định nghĩa cho rằng giá trị được quyết định bởi số lượng tư bản (lao động tích lũy) và bởi lao động (trực tiếp) cần thiết để sản xuất ra một vật phẩm. Nói chung, không thể không thừa nhận rằng, cả cuốn "Principles" của Man-tút, cũng như hai tác phẩm khác nói trên là những tác phẩm phải phát triển một cách chi tiết hơn những điểm cá biệt của những "Principles" ấy, sở dĩ xuất hiện là do Man-tút ganh tị sự thành công của cuốn sách của Ri-các-đô4 và một lần nữa lại cố ngoi lên vị trí hàng đầu, vị trí mà Man-tút, với tư cách là một kẻ cóp nhặt khéo léo, đã chiếm được bằng cách bịp bợm trước khi cuốn sách của Ri-các-đô ra đời. Thêm vào đó, trong cuốn sách của Ri-các-đô, việc thực hành định nghĩa giá trị tuy còn trừu tượng, nhưng đã nhằm chống lại lợi ích của bọn địa chủ qúy tộc và những tôi tớ của chúng, những lợi ích mà Man-tút bảo vệ còn trực tiếp hơn là những lợi ích của giai cấp tư sản công nghiệp. Đồng thời cũng không thể phủ nhận rằng Man-tút có một sự quan tâm nhất định đến việc nghị luận trong lĩnh vực lý luận. Tuy vậy, việc ông ta đối lập lại với Ri-các-đô - và cái cách đối lập ấy - có thể thực hiện được chỉ là vì Ri-các-đô đã lầm lạc trong những sự không nhất quán đủ mọi thứ. Những điểm xuất phát mà Man-tút dùng để tấn công Ri-các-đô, một mặt, là vấn đề sự phát sinh giá trị thặng dư5, và mặt khác, là cách Ri-các-đô lý giải việc san bằng các giá cả chi phí6 trong những lĩnh vực vận dụng khác nhau của tư bản, coi đó là một sự
  4. T.R. MAN-TÚT 7 TRANG ĐẦU CỦA PHẦN THỨ BA BẢN THẢO CỦA C.MÁC "CÁC HỌC THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ" (TRANG 753 TRONG QUYỂN VỞ XIII CỦA BẢN THẢO NĂM 1861-1863)
  5. 8 [CHƯƠNG XIX] biến đổi của bản thân quy luật giá trị, và việc Ri-các-đô lẫn lộn lợi nhuận và giá trị thặng dư (trực tiếp đồng nhất chúng với nhau) trong suốt cuốn sách của ông ta. Man-tút không gỡ những mâu thuẫn và quidproquo1* đó, mà lấy lại chúng từ Ri-các-đô để dựa vào sự lẫn lộn đó mà bác bỏ quy luật giá trị cơ bản v.v. của Ri-các-đô và rút ra những kết luận dễ chịu cho những kẻ bảo hộ của ông ta. Công lao thật sự của Man-tút trong 3 tác phẩm nói trên của ông ta là ở chỗ ông ta nhấn mạnh sự trao đổi bất bình đẳng giữa tư bản và lao động làm thuê, trong lúc đó thì về thực chất, Ri-các-đô lại không giải thích như thế nào mà từ sự trao đổi hàng hóa theo quy luật giá trị theo thời gian lao động chứa đựng trong chúng lại nảy sinh sự trao đổi bất bình đẳng giữa tư bản và lao động sống, giữa một số lượng lao động tích lũy nhất định với một số lượng lao động trực tiếp nhất định, và vì vậy trên thực tế vẫn không làm sáng tỏ được nguồn gốc của giá trị thặng dư (bởi vì ở Ri-các-đô tư bản được trao đổi trực tiếp với lao động chứ không phải với sức lao động). [754] Một trong số ít người sau này đi theo Man-tút, Kê-dơ-nô, trong lời tựa viết cho cuốn sách "Definitions" etc. nói trên của Man-tút, đã cảm thấy điều đó và vì vậy đã nói: "Sự trao đổi hàng hóa và việc phân phối chúng" (tiền công, địa tô, lợi nhuận) "phải được xét tách riêng từng cái ra... Những quy luật phân phối hoàn toàn không phụ thuộc vào những quy luật áp dụng cho trao đổi" (Lời tựa, tr. VI, VII). Ở đây, điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là tỷ lệ giữa tiền công và lợi nhuận, - sự trao đổi giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa lao động tích lũy và lao động trực tiếp, - không trực tiếp nhất trí với quy luật trao đổi hàng hóa. Nếu xem xét việc sử dụng giá trị của tiền hoặc hàng hóa làm 1* - lẫn lộn khái niệm (nghĩa đen: lấy cái nọ làm cái kia)
  6. T.R. MAN-TÚT 9 tư bản, - nghĩa là không phải xem xét giá trị của chúng mà xem xét việc sử dụng giá trị của chúng theo kiểu tư bản chủ nghĩa, - thì giá trị thặng dư chẳng qua chỉ là số dư của lao động (lao động không được trả công) do tư bản chỉ huy, nghĩa là do hàng hóa hay tiền chỉ huy, ngoài số lao động chứa đựng trong bản thân hàng hóa (= tổng số lao động chứa đựng trong các yếu tố sản xuất cấu thành hàng hóa + lao động trực tiếp bỏ thêm vào những yếu tố này), hàng hóa còn mua một số lao động dư ra, không chứa đựng trong hàng hóa đó. Số dư đó cấu thành giá trị thặng dư; tỷ lệ làm tăng giá trị của tư bản tùy thuộc vào đại lượng của số dư ấy. Và số lượng dư ra đó của lao động sống mà hàng hóa được đổi lấy, cấu thành nguồn của lợi nhuận. Lợi nhuận (hay nói cho đúng ra là giá trị thặng dư) không phát sinh từ số lao động đã vật hóa được trao đổi với vật ngang giá của nó - tức là với số lượng lao động sống ngang như thế, - mà phát sinh từ bộ phận lao động sống bị chiếm hữu trong cuộc trao đổi ấy mà không được trả bằng một vật ngang giá với nó, từ số lao động không được trả công mà tư bản chiếm đoạt trong sự trao đổi giả ấy. Do đó, nếu người ta bỏ qua những khâu trung gian của quá trình ấy - mà Man-tút lại càng có quyền bỏ qua những khâu trung gian ấy, vì chúng không có ở Ri-các-đô, - nếu người ta chỉ xem xét cái nội dung thực tế và kết quả của quá trình, thì việc tăng giá trị, lợi nhuận, việc biến tiền hay hàng hóa thành tư bản, sẽ nảy sinh không phải từ việc hàng hóa trao đổi theo quy luật giá trị, cụ thể là được trao đổi tỷ lệ với số thời gian lao động tốn kém vào chúng, mà nói cho đúng ra là ngược lại, sẽ nảy sinh từ chỗ hàng hóa hay tiền (lao động vật hoá) được trao đổi với một số lao động sống nhiều hơn số chứa đựng trong chúng, hay đã chi phí vào chúng. Công lao duy nhất của Man-tút trong những cuốn sách nói trên là ở chỗ ông ta nhấn mạnh điểm ấy là điểm càng ít nổi bật ở Ri-các-đô, bởi vì Ri-các-đô bao giờ cũng giả định sản phẩm đã hoàn thành được phân chia giữa nhà tư bản và công nhân, và không
  7. 10 [CHƯƠNG XIX] xem xét đến trao đổi - đến quá trình trung gian - dẫn tới sự phân chia ấy. Nhưng công lao ấy sau đó lại bị quy thành con số không, bởi vì ông ta lẫn lộn việc sử dụng tiền hay hàng hóa làm tư bản, do đó lẫn lộn giá trị của chúng trong chức năng đặc biệt của tư bản, với giá trị của hàng hóa với tư cách là như vậy. Vì vậy, trong sự trình bày của mình, như chúng ta sẽ thấy, ông ta lại rơi trở lại những quan niệm phi lý của hệ thống tiền tệ - tức là quan niệm profit upon expropriation7 - và nói chung, rơi vào một sự lầm lẫn thảm hại nhất. Như vậy, đáng lẽ phải tiến xa hơn Ri-các-đô, thì trong sự trình bày của mình Man-tút lại mưu toan kéo khoa kinh tế chính trị thụt lùi lại đằng sau, không những so với Ri-các-đô, mà thậm chí so với Xmít và phái trọng nông nữa. "Trong cùng một nước và trong cùng một thời gian, giá trị trao đổi của những hàng hóa có thể chỉ phân giải thành lao động và lợi nhuận thôi, thì được đo một cách chính xác bởi số lượng lao động nhận được bằng cách cộng thêm vào số lao động tích lũy và trực tiếp thực tế chi phí để sản xuất ra chúng, một số lợi nhuận luôn luôn thay đổi tính cho tất cả những khoản ứng trước biểu hiện trong lao động. Nhưng cái đó nhất thiết phải bằng số lao động mà những hàng hóa đó sẽ chi phối". ("The Measure of Value Stated and Illustrated", London, 1823, tr. 15, 16). "Lao động mà một hàng hóa có thể chi phối được, là thước đo tiêu chuẩn của giá trị" (s.đ.d, tr.61). "Không ở đâu" (trước khi có cuốn sách của Man-tút "The Measure of Value" etc.) "tôi thấy xác định rằng số lượng lao động bình thường mà một hàng hóa chi phối được, phải biểu hiện và do số lượng lao động đã chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó cộng với lợi nhuận" ("Definitions in Political Economy" etc, London, 1827, tr.196). Ông Man-tút muốn gộp "lợi nhuận" ngay vào trong định nghĩa giá trị, để lợi nhuận trực tiếp toát ra từ định nghĩa ấy - một điều không có ở Ri-các-đô. Qua đó ta thấy rằng Man-tút cảm thấy khó khăn bao hàm ở chỗ nào. Vả lại, điều hết sức phi lý ở ông ta là ông ta đồng nhất hóa giá trị hàng hóa và việc sử dụng giá trị hàng hóa làm tư bản. Khi hàng hóa hoặc tiền (nói tóm lại là lao động vật hóa) được
  8. T.R. MAN-TÚT 11 đổi, với tư cách là tư bản, lấy lao động sống, thì chúng bao giờ cũng được đổi lấy một [755] số lượng lao động lớn hơn là số chứa đựng trong bản thân chúng; và nếu người ta so sánh, một mặt, hàng hóa trước khi xảy ra sự trao đổi ấy, và mặt khác - cái sản phẩm nhận được do trao đổi hàng hóa ấy lấy lao động sống, thì người ta thấy rằng hàng hóa được trao đổi lấy giá trị của bản thân nó (vật ngang giá) + một số dư ngoài giá trị của nó, tức giá trị thặng dư. Nhưng vì thế, sẽ là phi lý nếu nói rằng giá trị của hàng hóa = giá trị của nó + số dư ngoài giá trị đó. Vì vậy, nếu hàng hóa được trao đổi với tư cách là hàng hóa lấy một hàng hóa, chứ không phải trao đổi với tư cách là tư bản lấy lao động sống, thì chúng được trao đổi, - trong chừng mực chúng được trao đổi lấy một vật ngang giá, - lấy cùng một số lượng lao động vật hóa chứa đựng trong hàng hóa ấy. Như vậy, điều duy nhất đáng chú ý là theo Man-tút, lợi nhuận đã tồn tại sẵn trong giá trị của hàng hóa, và một điều đã rõ đối với Man-tút là: hàng hóa bao giờ cũng chi phối một số lao động lớn hơn là số chứa đựng ở trong nó. "Chính vì số lao động là một hàng hóa thường chi phối, đo số lao động thực sự chi phí để sản xuất ra nó cộng với lợi nhuận, cho nên người ta có quyền coi nó" (lao động) "là thước đo của giá trị. Do đó, nếu cho rằng giá trị thông thường của một hàng hóa được quyết định bởi những điều kiện tự nhiên và cần thiết để đưa nó ra thị trường, thì chắc chắn rằng số lao động mà nó thường có thể chi phối là thước đo duy nhất của những điều kiện ấy" ("Definitions in Political Economy", London, 1827, tr. 214). "Những chi phí sản xuất sơ đẳng là một biểu hiện tương đương một cách chính xác với những điều kiện để đưa hàng hóa ra thị trường" ("Definitions in Political Economy", edited by Cazenove, London, 1853, tr.14). "Thước đo những điều kiện để đưa hàng hóa ra thị trường là số lượng lao động được đổi lấy hàng hóa, ở trạng thái tự nhiên và thông thường của nó" (s.đ.d.). "Số lượng lao động là một hàng hóa chi phối, biểu hiện một cách chính xác số lượng lao động đã chi phí vào việc sản xuất ra nó, cộng với lợi nhuận cho những khoản ứng trước, và vì vậy nó thực sự biểu hiện và đo những điều kiện tự nhiên cần
  9. 12 [CHƯƠNG XIX] thiết để đưa nó ra thị trường, tức những chi phí sản xuất sơ đẳng quyết định giá trị" (s.đ.d., tr. 125). "... Lượng cầu về một hàng hóa, mặc dầu không tỷ lệ với số lượng của một hàng hóa khác nào đó mà người mua sẵn sàng và có thể bỏ ra để đổi lấy nó, nhưng trên thực tế thì nó tỷ lệ với số lượng lao động mà người mua sẽ bỏ ra để đổi lấy nó; sở dĩ như vậy là vì nguyên nhân sau đây: số lượng lao động mà một hàng hóa thường chi phối, biểu hiện một cách chính xác cho số cầu thực tế về hàng hóa ấy; bởi vì nó đại biểu một cách chính xác cho tổng số lao động và lợi nhuận cần thiết cho việc đưa hàng hóa đó ra thị trường; trong lúc đó thì lượng lao động thực tế mà một hàng hóa có thể chi phối, nếu nó chênh lệch với số lượng thông thường, lại biểu hiện một số dư hoặc một số hụt của lượng cầu do những nguyên nhân nhất thời gây ra" (s.đ.d., tr.135). Cả trong điều này, Man-tút cũng đúng. Những điều kiện để đưa ra thị trường, nghĩa là những điều kiện của sản xuất, hay nói cho đúng hơn, là của tái sản xuất hàng hóa trên cơ sở nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hàng hóa hay giá trị của nó (số tiền mà nó chuyển hóa thành) được trao đổi - trong quá trình sản xuất và tái sản xuất ra nó - lấy một số lao động nhiều hơn là số lao động chứa đựng trong nó; bởi vì nó được sản xuất chỉ là để thực hiện một lợi nhuận. Ví dụ, một chủ xưởng sản xuất vải hoa bán vải hoa của hắn. Điều kiện để đưa vải hoa mới ra thị trường là trong quá trình tái sản xuất vải hoa, hắn trao đổi tiền - giá trị trao đổi của vải hoa - lấy một số lao động nhiều hơn là số lao động đã chứa đựng trong vải hoa hoặc được biểu hiện bằng tiền. Vì rằng chủ xưởng vải hoa sản xuất vải hoa với tư cách là nhà tư bản. Cái mà hắn ta muốn sản xuất không phải là vải hoa, mà là lợi nhuận. Việc sản xuất vải hoa chỉ là một phương tiện sản xuất ra lợi nhuận. Nhưng từ đó, cần rút ra điều gì? Trong vải hoa đã sản xuất ra, có nhiều thời gian lao động hơn, có nhiều lao động hơn là trong vải hoa ứng trước. Số thời gian lao động thặng dư đó - số giá trị thặng dư đó - cũng được đại biểu trong sản phẩm thặng dư, trong nhiều vải hoa hơn so với số được đem đổi lấy lao động. Như vậy, một
  10. T.R. MAN-TÚT 13 bộ phận sản phẩm không phải hoàn lại số vải đã đổi lấy lao động, mà tạo thành một sản phẩm thặng dư thuộc về chủ xưởng. Hoặc nếu chúng ta xem xét toàn bộ sản phẩm, thì mỗi ác-sin vải hoa chứa đựng một phần nhất định (hay giá trị của nó chứa đựng một phần nhất định) mà người ta không trả một vật ngang giá nào cả và là lao động không được trả công. Do đó, nếu người chủ xưởng bán một ác-sin vải hoa theo giá trị của nó, nghĩa là đem nó ra trao đổi lấy một số tiền hay hàng hóa cũng chứa đựng từng ấy thời gian lao động, thì hắn ta thực hiện được một số tiền nhất định hay nhận được một số lượng hàng hóa nhất định không tốn kém gì cho hắn cả. Bởi vì hắn bán vải hoa không phải theo số thời gian lao động hắn đã trả công, mà theo số thời gian lao động chứa đựng trong vải hoa ấy, trong đó có một phần [756] hắn không trả công. Vải hoa chứa đựng một thời gian lao động bằng 12 si-linh chẳng hạn. Trong số đó, chủ xưởng chỉ trả có 8 si-linh. Hắn bán vải lấy 12 si-linh, nếu như bán theo giá trị của vải, - và do đó lãi được 4 si-linh. [2) QUAN NIỆM TẦM THƯỜNG VỀ "LỢI NHUẬN DO CHUYỂN NHƯỢNG" THEO CÁCH LÝ GIẢI CỦA MAN-TÚT. SỰ PHI LÝ TRONG QUAN NIỆM CỦA MAN-TÚT VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ] Còn về người mua thì, theo tiền đề, trong tất cả mọi hoàn cảnh, anh ta chỉ trả giá trị của vải hoa thôi. Nghĩa là anh ta bỏ ra một số tiền trong đó chứa đựng một thời gian lao động như trong vải. Ở đây có thể có ba trường hợp. 1) Người mua là một nhà tư bản. Số tiền (nghĩa là giá trị của hàng hoá) mà anh ta trả để mua vải hoa cũng chứa đựng một bộ phận lao động không được trả công. Do đó, nếu người này bán lao động không được trả công, thì người kia mua với lao động không được trả công. Mỗi người đều thực hiện được lao động không công, một người với tư cách là người
  11. 14 [CHƯƠNG XIX] bán, người kia với tư cách là người mua. 2) Hoặc người mua là một người sản xuất độc lập. Trong trường hợp này người ấy nhận được một vật ngang giá về một vật ngang giá. Dầu cho số lao động mà người bán bán cho anh ta trong hàng hóa có được trả công hay không, điều ấy cũng không hề liên quan gì đến anh ta. Anh ta nhận được một lao động vật hóa ngang với số anh ta bỏ ra. 3) Hoặc, cuối cùng, người mua là một công nhân làm thuê. Ngay cả trong trường hợp này - với giả định là hàng hóa được bán theo giá trị của chúng - người công nhân, giống như mọi người mua khác, cũng nhận được dưới dạng hàng hóa một vật ngang giá với số tiền của anh ta. Anh ta nhận được dưới dạng hàng hóa một lao động vật hóa, ngang với số anh ta bỏ ra dưới dạng tiền. Nhưng để nhận số tiền cấu thành tiền công của anh ta, anh ta đã bỏ ra nhiều lao động hơn số lao động chứa đựng trong số tiền ấy. Anh ta đã hoàn lại số lao động chứa đựng trong tiền + số lao động thặng dư mà anh ta cung cấp không công. Vậy, anh ta đã trả cho số tiền đó cao hơn giá trị của nó, do đó, cũng đã trả cho vật ngang giá của tiền, tức vải hoa, v.v., cao hơn giá trị của nó. Do đó, đối với anh ta với tư cách là người mua thì các chi phí lại lớn hơn là đối với người bán bất kỳ một hàng hóa nào khác, mặc dầu trong hàng hóa anh ta nhận được một vật ngang giá với số tiền của anh ta; nhưng trong tiền anh ta không nhận được vật ngang giá nào về lao động của mình; ngược lại, trong lao động anh ta đã bỏ ra nhiều hơn là vật ngang giá. Như vậy, công nhân là người mua duy nhất trả cho tất cả mọi hàng hóa nhiều hơn giá trị của chúng, ngay cả khi anh ta mua chúng theo giá trị, bởi vì anh ta đã mua vật ngang giá phổ biến ấy, tức là tiền, bằng một số lao động vượt quá giá trị của nó. Đối với người bán hàng hóa cho công nhân, thì điều đó không đem lại cho họ một món lãi nào cả. Người công nhân, cũng như mọi kẻ mua khác, không trả cho họ nhiều hơn, - anh ta trả giá trị do lao động tạo ra. Nhà tư bản bán trở lại cho công nhân những hàng hóa do công
  12. T.R. MAN-TÚT 15 nhân sản xuất ra, quả thật đã thực hiện được một lợi nhuận trong việc bán ấy, nhưng đó cũng chỉ là số lợi nhuận mà hắn thực hiện được khi bán hàng hóa của hắn cho mọi người mua khác. Vì vậy, lợi nhuận của nhà tư bản - khi bán hàng hóa cho công nhân của hắn - nảy sinh không phải do chỗ hắn bán hàng hóa cho công nhân cao hơn giá trị của chúng, mà vì trong thực tế, trước đó, tức là trong quá trình sản xuất, hắn đã mua hàng hóa ấy của người công nhân dưới giá trị của nó. Ấy thế mà ông Man-tút - vì ông ta đã biến việc sử dụng giá trị của hàng hóa với tư cách là tư bản thành giá trị của hàng hóa - lại biến một cách triệt để tất cả mọi người mua thành công nhân làm thuê, nghĩa là Man-tút bắt tất cả những người mua phải trao đổi lao động trực tiếp, chứ không phải hàng hóa, với nhà tư bản, và trả lại cho hắn nhiều lao động hơn là số chứa đựng trong hàng hóa, trong khi đó thì ngược lại, lợi nhuận của hắn bắt nguồn từ chỗ hắn bán toàn bộ lao động chứa đựng trong hàng hóa, nhưng hắn chỉ trả có một phần lao động chứa đựng trong hàng hóa mà thôi. Như vậy, nếu như ở Ri-các-đô sự khó khăn nảy sinh do chỗ quy luật trao đổi hàng hóa không trực tiếp giải thích sự trao đổi giữa tư bản và lao động làm thuê, mà ngược lại, hình như lại mâu thuẫn với sự trao đổi ấy, thì Man-tút giải quyết sự khó khăn ấy bằng cách là ông ta biến việc mua (trao đổi) hàng hóa thành việc trao đổi giữa tư bản và lao động làm thuê. Điều mà Man-tút không hiểu là sự khác nhau giữa tổng số lao động chứa đựng trong hàng hóa và tổng số lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa ấy. Chính số chênh lệch ấy cấu thành nguồn lợi nhuận. Nhưng sau đó Man-tút nhất thiết phải giải thích lợi nhuận bằng sự việc là người bán bán hàng hóa không phải chỉ cao hơn cái nó tốn kém đối với người đó (và nhà tư bản cũng làm như thế), mà còn cao hơn số nó trị giá, nghĩa là Man-tút quay trở lại cái quan điểm tầm thường coi lợi nhuận là "lợi nhuận do chuyển nhượng", do đó, giải thích giá trị thặng dư bằng sự việc là người bán bán hàng
  13. 16 [CHƯƠNG XIX] hóa cao hơn giá trị của chúng (nghĩa là lấy một số thời gian lao động nhiều hơn số thời gian lao động chứa đựng ở trong chúng). Như vậy, cái mà anh ta được với tư cách là người bán một hàng hóa, thì anh ta lại mất với tư cách là người mua hàng hóa khác, và tuyệt đối không thể hiểu được rằng bằng con đường tăng giá cả danh nghĩa lên một cách phổ biến như vậy thì trong thực tế người ta "được lợi" gì. [757] Điều đặc biệt khó hiểu là làm thế nào mà một xã hội en masse1* lại có thể giàu lên bằng cách ấy, làm thế nào mà một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư thật sự lại có thể nảy sinh bằng cách ấy. Đó là một quan niệm phi lý, ngu ngốc. Như chúng ta đã thấy2*, A-đam Xmít đã nói lên một cách ngây thơ tất cả những yếu tố mâu thuẫn nhau, và như vậy, học thuyết của ông ta đã trở thành một nguồn, thành điểm xuất phát cho những quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau. Dựa vào những luận điểm của A-đam Xmít, ông Man-tút mưu toan - một mưu toan rối rắm, nhưng dựa trên một cảm giác và một nhận thức đúng đắn về sự khó khăn còn chưa khắc phục được - đem một học thuyết mới ra đối lập với học thuyết của Ri-các-đô và giành về cho mình "vị trí hàng đầu". Bước chuyển từ mưu toan ấy sang cái quan điểm tầm thường phi lý diễn ra như sau: Nếu chúng ta xét việc sử dụng giá trị của hàng hóa với tư cách là tư bản, nghĩa là nếu chúng ta xét hàng hóa trong việc nó trao đổi lấy lao động sản xuất sống, thì ngoài số thời gian lao động chứa đựng ở trong bản thân nó - dưới dạng vật ngang giá mà người công nhân tái sản xuất ra, - hàng hóa còn chi phối được một số thời gian lao động thặng dư cấu thành nguồn của lợi nhuận. 1* – xét về toàn bộ, với tư cách là một tổng thể 2* Xem tập này, phần I, chương III và IV.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2