intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về tín dụng xanh - Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam (Sách tham khảo): Phần 1

Chia sẻ: Dương Hoàng Lạc Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

53
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của cuốn sách "Tín dụng xanh - Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam" trình bày những nội dung về: tổng quan tín dụng xanh; kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh trên thế giới và bài học cho Việt Nam; đo lường lợi ích kinh tế - xã hội của triển khai tín dụng xanh ở các ngân hàng thương mại Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về tín dụng xanh - Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam (Sách tham khảo): Phần 1

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ———— SÁCH THAM KHẢO TÍN DỤNG XANH - TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Chủ biên: Đặng Thị Minh Nguyệt Nguyễn Thanh Phƣơng HÀ NỘI - 2021
  2. LỜI NÓI ĐẦU Tín dụng xanh được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chỉ thị 03/CT- NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh. Theo đó, hoạt động cấp tín dụng cần chú trọng bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người đảm bảo phát triển bền vững. Thực tế tại các NHTM Việt Nam, tín dụng xanh đã được triển khai. Một số dự án tài trợ theo chương trình này đã được thực hiện, đem lại những lợi ích nhất định cho các bên tham gia. Cụ thể, các chương trình tín dụng xanh đã mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng, nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai tín dụng xanh là xu thế tất yếu mặc dù các NHTM đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và tiến độ chậm chạp. Hiện nay nhiều NHTM lựa chọn phương án triển khai, xác định lợi ích kinh tế - xã hội của tín dụng xanh hướng tới sự phát triển bền vững. Xuất phát từ nhận thức nêu trên, nhóm tác giả đã biên soạn Sách tham khảo “Tín dụng xanh - Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam” với những nội dung chính: Tổng quan tín dụng xanh; kinh nghiệm triển khai của một số quốc gia, đo lường lợi ích kinh tế - xã hội và thực trạng tín dụng xanh tại Việt Nam; từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam, góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tín dụng xanh tại Việt Nam. Chúng tôi cũng hy vọng đây là tài liệu có giá trị phục vụ cho giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên, cao học viên và nghiên cứu sinh ngành Tài chính - Ngân hàng; ngoài ra đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các độc giả quan tâm đến lĩnh vực này. Bố cục Sách tham khảo gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tín dụng xanh Chương 2: Kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh trên thế giới và bài học cho Việt Nam i
  3. Chương 3: Đo lường lợi ích kinh tế - xã hội của triển khai tín dụng xanh ở các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 4: Thực trạng tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam Chương 5: Một số giải pháp nhằm phát triển và mở rộng tín dụng xanh ở Việt Nam Tham gia thực hiện cuốn Sách tham khảo này gồm: Chủ biên: 1. TS. Đặng Thị Minh Nguyệt, Phó Trưởng Bộ môn Ngân hàng và Thị trường tài chính, Trường Đại học Thương mại, đồng chủ biên, đồng biên soạn chương 1; 2. TS. Nguyễn Thanh Phương, giảng viên Bộ môn Ngân hàng và Thị trường tài chính, Trường Đại học Thương mại, đồng chủ biên, đồng biên soạn chương 4. Tham gia biên soạn: 1. ThS. Nguyễn Thị Liên Hương, giảng viên Bộ môn Quản trị tài chính, Trường Đại học Thương mại, đồng biên soạn chương 1; 2. ThS. Ngô Thị Ngọc, giảng viên Bộ môn Quản trị tài chính, Trường Đại học Thương mại, đồng biên soạn chương 2; 3. ThS. Bùi Thanh Tùng, Phòng Kế hoạch Tài chính, Trường Đại học Thương mại, đồng biên soạn chương 2; 4. ThS. Nguyễn Ngọc Khánh Linh, giảng viên Bộ môn Quản trị tài chính Trường Đại học Thương mại, đồng biên soạn chương 3; 5. ThS. Nguyễn Thị Hiên, giảng viên Bộ môn Toán, Trường Đại học Thương mại, đồng biên soạn chương 3; 6. ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga, giảng viên Bộ môn Quản trị Thương hiệu Trường Đại học Thương mại, đồng biên soạn chương 4; 7. ThS. Đàm Thị Thanh Hà, Trường Đại học Nội vụ, đồng biên soạn chương 4; 8. ThS. Đào Thế Sơn, Bộ môn Kinh tế học, Trường Đại học Thương mại, đồng biên soạn chương 5; ii
  4. 9. ThS. Đinh Thị Hà, Bộ môn Tin học, Trường Đại học Thương mại, đồng biên soạn chương 5. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS,TS. Lê Thị Kim Nhung, Trưởng Khoa Tài chính - Ngân hàng, các Thầy/Cô giáo trong: Bộ môn Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Bộ môn Tài chính công, Bộ môn Quản trị tài chính và nhà phản biện đã có những góp ý có giá trị, giúp nâng cao chất lượng Sách tham khảo. Mặc dù tập thể tác giả đã rất cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu để mang đến những thông tin hữu ích về lý thuyết cũng như thực tiễn triển khai tín dụng xanh ở Việt Nam, nhưng do trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến của bạn đọc để nội dung Sách tham khảo có thể hoàn thiện hơn. Thay mặt tập thể tác giả CHỦ BIÊN TS. Đặng Thị Minh Nguyệt TS. Nguyễn Thanh Phƣơng iii
  5. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ .............................................................................vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XANH ............................................ 1 1.1. Bối cảnh ra đời của tín dụng xanh.................................................................... 1 1.1.1. Bối cảnh ra đời của tín dụng xanh trên thế giới ....................................................... 1 1.1.2. Bối cảnh ra đời tín dụng xanh ở Việt Nam ............................................................... 3 1.2. Những vấn đề cơ bản về tín dụng xanh ............................................................ 8 1.2.1. Quan điểm về tín dụng xanh ...................................................................................... 8 1.2.2. Phân loại tín dụng xanh ........................................................................................... 11 1.2.3. Đặc điểm của tín dụng xanh .................................................................................... 12 1.2.4. Mục tiêu của tín dụng xanh ..................................................................................... 13 1.2.5. Vai trò của tín dụng xanh ......................................................................................... 14 1.3. Khung pháp lý về tín dụng xanh..................................................................... 16 1.3.1. Khung pháp lý về tín dụng xanh trên thế giới ......................................................... 16 1.3.2. Khung pháp lý về tín dụng xanh ở Việt Nam .......................................................... 20 CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÍN DỤNG XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ................................................................. 29 2.1. Kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh của một số quốc gia trên thế giới .. 29 2.1.1.Kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh của Trung Quốc ......................................... 29 2.1.2. Kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh ở Ấn Độ ..................................................... 31 2.1.3. Kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh ở Bangladesh............................................. 34 2.1.4. Kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh ở Indonesia ................................................ 38 2.1.5. Kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh của Thái Lan ............................................. 39 2.1.6. Kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh tại Mỹ ......................................................... 40 2.1.7. Kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh tại Pháp ..................................................... 41 2.1.8. Kinh nghiệm triển khai tín dụng xanh tại Nhật Bản .............................................. 43 iv
  6. 2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ......................................... 43 2.2.1. Tăng cường các hoạt động ngân hàng bền vững trong nội bộ ngân hàng ........... 43 2.2.2. Thúc đẩy quản lý rủi ro khí hậu và môi trường ở cấp danh mục tín dụng, dự án đầu tư ................................................................................................................................... 44 2.2.3. Thoái vốn khỏi các dự án cho vay có hại tới môi trường và khí hậu ..................... 45 2.2.4. Đa dạng hoá nguồn lực cho tín dụng xanh với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ..... 46 2.2.5. Hướng dòng vốn tín dụng đến các lĩnh vực ưu tiên ở nông thôn .......................... 46 2.2.6. Ngân hàng cần đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư ............ 46 2.2.7. Nâng cao nhận thức về tín dụng xanh của ngân hàng và khách hàng ................. 47 2.2.8. Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ để phát triển tín dụng xanh ................. 47 2.2.9. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước ...................................... 47 CHƢƠNG 3: ĐO LƢỜNG LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TRIỂN KHAI TÍN DỤNG XANH Ở NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................. 49 3.1. Quy trình tiền xử lý, phân tích để xây dựng mô hình................................... 49 3.1.1 Định tính .................................................................................................................... 49 3.1.2 Định lượng ................................................................................................................. 49 3.2. Mô hình đo lƣờng lợi ích kinh tế - xã hội của triển khai tín dụng xanh ở NHTM Việt Nam ..................................................................................................... 53 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu và Dữ liệu nghiên cứu................................................... 53 3.2.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 57 3.3. Kết quả nghiên cứu đo lƣờng lợi ích kinh tế-xã hội của triển khai tín dụng xanh ở NHTM Việt Nam ........................................................................................ 61 3.3.1. Kiểm định hệ số tin cậy ronbach s lpha ............................................................. 61 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................... 64 3.3.3. Kiểm định mô hình hồi qui…………………………………………………. CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG XANH TẠI VIỆT NAM................. 72 4.1. Cơ sở pháp lý để triển khai tín dụng xanh ở Việt Nam 4.2. Thực trạng triển khai tín dụng xanh của một số ngân hàng ở Việt Nam ... 72 4.2.1. Thực trạng triển khai tín dụng xanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Ngân hàng hính sách xã hội ................................................... 72 v
  7. 4.2.2. Thực trạng triển khai tín dụng xanh tại một số ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước chi phối ....................................................................................................... 78 4.2.3. Thực trạng triển khai tín dụng xanh tại một số ngân hàng thương mại cổ phần . 83 4.3. Đánh giá thực trạng tín dụng xanh tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam........................................................................................................................... 93 4.3.1. Kết quả đạt được ....................................................................................................... 93 4.3.2. Một số hạn chế .......................................................................................................... 98 4.3.3. Nguyên nhân của một số hạn ................................................................................. 100 CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH Ở VIỆT NAM ...................................... 104 5.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xanh và tín dụng xanh ở Việt Nam .......... 104 5.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam .................................................. 104 5.1.2. Định hướng phát triển tín dụng xanh của Việt Nam ............................................ 105 5.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển tín dụng xanh ................... 108 5.2.1. Nhóm giải pháp trước mắt...................................................................................... 108 5.2.2. Nhóm giải pháp lâu dài .......................................................................................... 113 5.2.3. Một số giải pháp khác ............................................................................................. 117 5.3. Kiến nghị ......................................................................................................... 118 5.3.1. Kiến nghị với hính Phủ ........................................................................................ 118 5.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ...................................................................... 121 5.3.3. Kiến nghị khác ........................................................................................................ 122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 124 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TRIỂN KHAI TÍN DỤNG XANH TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ........ 129 PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ Ý KIẾN CHUYÊN GIA....................... 137 PHỤ LỤC 3: GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CÁC BIẾN ........................................... 139 vi
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thống kê các văn bản pháp lý của NHNN liên quan đến tín dụng xanh . 25 Bảng 3.1: Bảng khảo sát sơ bộ đo lường lợi ích kinh tế - xã hội của triển khai tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam ......................................................................... 53 Bảng 3.2: Bảng khảo sát chính thức đo lường lợi ích kinh tế - xã hội của triển khai tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam .................................................................... 55 Bảng 3.3: Danh sách biến của mô hình ..................................................................... 57 Bảng 4.1: Một số sản phẩm tín dụng xanh trên thị trường ....................................... 97 DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Hình vẽ 3.1 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 61 Biểu đồ 4.1: Khảo sát Tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam ............................... 93 Biểu đồ 4.2: Dư nợ Tín dụng xanh ở Việt Nam ........................................................ 95 Biểu đồ 4.3: Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ ................................... 99 vii
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI BVMT Bảo vệ môi trường CSTT Chính sách tiền tệ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐTCS Đối tượng chính sách NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TDX Tín dụng xanh TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TB Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong TIẾNG ANH TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ABAC Agriculture Bank and Ngân hàng Nông nghiệp và hợp tác Agricultural Cooperatives of xã Nông nghiệp Thái Lan Thailand ABBank An Binh Commercial Joint Stock Ngân hàng thương mại cổ phần An Bank Bình AgriBank Vietnam Bank for Agriculture and Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Rural Development triển Nông thôn Việt Nam ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động BIDV Bank for Investment and Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Developmet of Vietnam Việt Nam BRI Bank Rakyat Indonesia Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia CBSC China Banking Supervision Uỷ ban quản lý giám sát ngân hàng viii
  10. management Committee Trung Quốc CDP Carbon disclosure Project Dự án công bố Carbon CERE Center for environment education Trung tâm nghiên cứu giáo dục môi research trường CSR Corporate social responsibility Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá Eps Equatoe Principles Nguyên tắc xích đạo HD Bank Ho Chi Minh City Devolopment Ngân hàng thương mại cổ phần Joint Stock Commercial Bank phát triển thành phố Hồ Chí Minh HSBC Hongking and Shanghai Banking Ngân hàng Hồng Kông- Thượng Corporation Hải IDBI Bank Industrial Development Bank of Ngân hàng Phát triển Công nghiệp India Ấn Độ IEA International Energy Agency Cơ quan năng lượng quốc tế IFC International Finance Corporation Tập đoàn tài chính quốc tế MB Bank Military Commercial Joint Stock Ngân hàng thương mại cổ phần Bank Quân Đội MEP Ministry of Environmental Bộ bảo vệ môi trường cộng hoà Protection of the Pople‟s Republic nhân dân Trung Hoa of China NAPCC National Clinate Change Action Kế hoạch hành động Quốc gia về Plan biến đổi khí hậu PBC Central bank of China Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ix
  11. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XANH 1.1. Bối cảnh ra đời của tín dụng xanh 1.1.1. Bối cảnh ra đời của tín dụng xanh trên thế giới Ngày nay, các quốc gia trên thế giới phải đối mặt cùng lúc với nhiều cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng tài chính và kinh tế. Toàn thế giới đã nhận thấy những yếu kém và rủi ro trong cấu trúc kinh tế và sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, sự phát thải khí nhà kính quá mức gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu. Những áp lực này đã tạo ra sự qui tụ của cộng đồng các quốc gia, tổ chức, thể chế để tìm những hướng phát triển mới hài hòa hơn với thiên nhiên vì tương lai bền vững của trái đất. Tại Hội nghị COP 16, trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tổ chức năm 2010 tại Cancun (Mexico), các bên tham gia đã đưa ra yêu cầu “tích hợp tăng trưởng xanh trong hoạt động kinh tế”, đặt kỳ vọng là tiếp cận này góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng khác. Hàn Quốc là một quốc gia điển hình đã kết hợp giải quyết khủng hoảng kinh tế với gói kích thích quan trọng cho chi tiêu xanh, chuyển mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, ít các-bon. Những định hướng chính sách chính của Hàn Quốc là giảm GHG hiệu quả; giảm lệ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, phát triển công nghệ xanh như là năng lượng trong tương lai; xây dựng nền tảng chính sách cho kinh tế xanh, cải thiện chất lượng cuộc sống… Nền kinh tế xanh cũng được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế và xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế... xác định bao gồm các yếu tố: 1) đầu tư vào vốn tài nguyên; 2) tạo việc làm và công bằng xã hội; 3) thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo và công nghệ ít các-bon; 4) khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn; 5) đô thị bền vững và giao thông ít các-bon; 6) cơ chế tài chính, tài khóa; 7) hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ. Đồng thời xác định mô hình kinh tế xanh sẽ cần chuyển đổi cơ bản cấu trúc kinh tế truyền thống, giải quyết hiệu quả các thách thức về kinh tế, môi trường và xã hội của khu vực, qua tiếp cận hiệu quả sinh thái. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã đưa ra khái niệm về kinh tế xanh: “là nền kinh tế mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái”. Đây được coi 1
  12. là định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất về kinh tế xanh. Theo đó, kinh tế xanh đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập, việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm thiểu phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ của hệ sinh thái. Trong khái niệm về kinh tế xanh của UNEP, kinh tế “xanh” là khái niệm đối lập với kinh tế “nâu”. Kinh tế xanh không chỉ đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế mà còn quan tâm nhiều tới hạnh phúc của con người, công bằng xã hội và các vấn đề môi trường, sinh thái. Nội hàm của kinh tế xanh bao gồm: Phát thải carbon thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và đảm bảo công bằng xã hội. Xét theo lĩnh vực, kinh tế xanh được xuất phát bởi việc tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giúp bảo vệ và phát triển vốn tự nhiên của trái đất, hạn chế suy giảm sinh thái và các rủi ro về môi trường, bao gồm: Năng lượng tái tạo, giao thông phát thải carbon thấp, xây dựng nhà hiệu quả năng lượng, các công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, hệ thống cung cấp nước sạch tiên tiến, và nông-lâm-ngư nghiệp bền vững (UNEP, 2010). Đặc biệt, việc đầu tư này cần được hỗ trợ bởi các cải cách về chính sách trong nước, chính sách quốc tế và những nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng của thị trường. Với những ý tưởng về nền kinh tế xanh, một nền kinh tế vừa thỏa mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa giải quyết được những thách thức về môi trường đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến từ khá sớm. Trong đó, hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất quan điểm, xu hướng phát triển kinh tế xanh tập trung sẽ bám sát vào 3 trụ cột chính, đó là: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định khái niệm “kinh tế xanh” không thay thế khái niệm bền vững, nhưng nó ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp, làm nền tảng cho phát triển bền vững. Trong đó tính bền vững là một mục tiêu dài hạn quan trọng, nhưng xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa mỗi quốc gia đi tới đích - phát triển bền vững. Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn, đặc biệt là cung cấp „tín dụng xanh” cho các trụ cột trong nền kinh tế nhằm hướng đến nền kinh tế xanh. Do vậy, khái niệm “tín dụng xanh” được xuất hiện cùng với “kinh tế xanh”, “ngân hàng xanh”. Lần đầu xuất hiện vào năm 2003 ở các nước phương tây với mục đích bảo vệ môi trường, sau đó được nhiều nhà kinh tế sử dụng trong các nghiên cứu của mình. 2
  13. Cụ thể, ngân hàng giảm lượng carbon trong chính ngân hàng của mình bằng cách thực hiện các hoạt động trực tuyến, sử dụng hệ thống ATM, mobile banking, các loại thẻ, trao đổi qua thư điện tử…nhằm giảm thiểu các hoạt động liên quan đến giấy tờ, văn phòng phẩm, máy điều hòa… Đối với mục tiêu giảm lượng khí thải ngoài ngân hàng, các ngân hàng thực hiện tín dụng xanh hay là tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, giảm thải ô nhiễm, ưu tiên đối với những ngành công nghiệp xanh. Như vậy, khái niệm ngân hàng xanh có thể được hiểu theo hai khía cạnh: (i) Ngân hàng thực hiện các hoạt động trực tiếp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường như sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước, xử lý rác thải… (ii) Ngân hàng tác động gián tiếp đến môi trường thông qua việc tăng cường hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường như: Nhà máy sử dụng khí đốt từ chất thải, nhà máy cung cấp năng lượng tái tạo và năng lượng mặt trời, nhà máy chế tạo phân sinh học…Như vậy, ngân hàng xanh cũng giống các ngân hàng khác nhưng có cân nhắc đến yếu tố môi trường, xã hội thông qua việc giảm thiểu lượng carbon theo hướng khuyến khích hoạt động tín dụng xanh và xanh hóa các hoạt động điều hành tổ chức công việc của ngân hàng. Các hoạt động của ngân hàng xanh bao gồm: hoạt động tín dụng xanh và hoạt động nội bộ ngân hàng xanh. 1.1.2. Bối cảnh ra đời tín dụng xanh ở Việt Nam Chủ trương phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cập trong nhiều năm qua. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định lại chủ trương “phát triển nhanh và bền vững” và phát triển kinh tế xanh: “Bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước”. Ngay từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Đây là một chiến lược khung bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện, đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt 3
  14. Nam chỉ rõ: Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử và trên thực tế, nhiều nước đã xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện để phát triển bền vững trong thế kỷ XXI. Trong đó nêu rõ những hoạt động cần ưu tiên trong lĩnh vực kinh tế là thực hiện “công nghiệp hóa sạch”, xây dựng nền “công nghiệp xanh”, là: Thứ nhất, thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường, dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo lại được, giảm tối đa chất thải độc hại và khó phân hủy, duy trì lối sống của cá nhân và xã hội hài hòa, gần gũi với thiên nhiên. Thứ hai, duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học - công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường. Thứ ba, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học. Thứ tư, phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững. Thứ năm, thực hiện quá trình “công nghiệp hóa sạch”, nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”. Thứ sáu, thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”. Những tiêu chuẩn môi trường cần được đưa vào danh mục tiêu chuẩn thiết yếu nhất để lựa chọn các ngành nghề khuyến khích đầu tư, công nghệ sản xuất và sản phẩm, quy hoạch các khu công 4
  15. nghiệp, khu chế xuất và xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm. Ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong đó nêu rõ: “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội”; và “Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất”. Mục tiêu chính của Chiến lược là: + Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế carbon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực. + Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng”. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 cũng nêu rõ các nhiệm vụ cho giai đoạn này, trong đó có việc “Xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng carbon thấp. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Từng bước thị trường hóa giá năng lượng, nâng dần tỷ trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam. Xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế môi trường và đưa thêm môi trường và các khía cạnh xã hội vào khuôn khổ hạch toán tài khoản quốc gia (SNA)”. Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ “phát triển bền vững vùng và các địa phương, xây dựng các chương trình phát triển bền vững của vùng và địa phương”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020” (Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 11/11/2013). 5
  16. Nhằm thực hiện chủ trương về phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Đây là bản chiến lược đầu tiên, toàn diện về lĩnh vực phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện trong nước và bắt kịp với xu hướng chung trên thế giới. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh nêu rõ: “tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế”. Ngày 26/8/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP phê duyệt chủ trương đầu tư 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Mục tiêu của Chương trình là tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng con người và tài sản. Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên; tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế carbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững. Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao. Thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, tích cực thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế bảo vệ khí hậu trái đất. Chương trình cũng đặt ra mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020 trồng mới và phục hồi 10.000 ha rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, hấp thụ 2 triệu tấn khí CO2 mỗi năm và tạo sinh kế ổn định cho người dân. Đến năm 2020, giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8% đến 10% so với mức 2010; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 1% đến 1,5% mỗi năm; xây dựng Trung tâm nghiên cứu, đào tạo ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng xanh tại Việt Nam với quy mô 50 ha. Xây dựng kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh cấp ngành, vùng và địa phương. 6
  17. Ngày 28/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2053/QĐ- TTg về Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu. Kế hoạch xác định 5 nhóm nhiệm vụ: giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bị nguồn lực; thiết lập hệ thống công khai, minh bạch (MRV); xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế. Riêng hai nhóm nhiệm vụ: giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu có 38 trên tổng số 68 nhiệm vụ, tập trung vào hướng sử dụng năng lượng sạch, tăng trưởng xanh, tái cơ cấu các ngành kinh tế, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư. Có thể khẳng định rằng, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thấy rõ vai trò của phát triển bền vững và đã nỗ lực đề ra nhiều chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện. Chính sách của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế xanh được xác định rõ trong các văn bản ban hành và đang được tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp độ. Với Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam thể hiện quyết tâm và hành động trong phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững đất nước. Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, cần có nhiều giải pháp trong đó có giải pháp tích cực triển khai tín dụng xanh với sự tham gia của cả hệ thống ngân hàng và các bộ ngành liên quan. Khoảng 5 năm về trước, tín dụng xanh là khái niệm còn khá mới mẻ với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đến môi trường, thì khái niệm “tín dụng xanh” mới thực sự được quan tâm đúng mức. Đây là bước đi cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, nhất là khi Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm hàng đầu hiện nay. Tín dụng xanh là hướng đi tất yếu của ngành tài chính toàn cầu và ngành này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Trong kế hoạch hành động của Chính phủ, các tổ chức tín dụng được xem là thành phần quan trọng để hướng dòng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất thân thiện với môi trường, giảm thiểu rủi ro, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. 7
  18. 1.2. Những vấn đề cơ bản về tín dụng xanh 1.2.1. Quan điểm về tín dụng xanh 1.2.1.1. Quan điểm về tín dụng xanh trên thế giới Trên thế giới, tín dụng xanh đã được nhiều học giả, tổ chức nghiên cứu. Các quan điểm về tín dụng xanh đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Tại Trung Quốc, tín dụng xanh được sử dụng rộng rãi theo định nghĩa trong “Nguyên tắc Xích đạo” (2002). “Nguyên tắc Xích đạo” yêu cầu các tổ chức tài chính chú ý đến các tác động môi trường và xã hội của các dự án tài chính, ngoài việc đánh giá khả năng thanh toán truyền thống và họ yêu cầu các ngân hàng sử dụng các khoản cho vay để thúc đẩy các dự án đóng vai trò tích cực trong bảo tồn năng lượng và giảm phát thải và tạo ra một xã hội ổn định. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa ra một loạt các chính sách xanh, bao gồm thuế xanh, mua sắm xanh, cũng như các chính sách xanh liên quan đến lĩnh vực tài chính, cụ thể là tín dụng xanh, bảo hiểm và chính sách bảo mật. Trong số đó, chính sách TDX là tiên tiến nhất, với ba cơ quan (Bộ Bảo vệ Môi trường, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc) cùng chịu trách nhiệm thực hiện. Chính sách này, sau bốn năm thực hiện, đã tỏ ra chống lại biến động kinh tế lớn của Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thành công trong tương lai của nó phụ thuộc vào việc thu thập và phổ biến dữ liệu môi trường hiệu quả, hướng dẫn kỹ thuật và cung cấp các ưu đãi tài chính thực sự cho các ngân hàng. Cùng quan điểm như vậy, Jin và Mengqi (2011) cũng cho rằng tín dụng xanh, còn được gọi là tài chính bền vững, chủ yếu nhằm mục đích đạt được sự phát triển bền vững thông qua việc điều chỉnh triết lý kinh doanh, chính sách quản lý và các quá trình hoạt động của ngành tài chính. Bên cạnh đó, Wang và các cộng sự (2019) cho rằng tín dụng xanh sẽ khiến các tổ chức tài chính điều chỉnh các chiến lược tín dụng của họ đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, bao gồm cả việc điều chỉnh cơ cấu tỷ lệ tín dụng dài hạn và ngắn hạn, nó sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng. Một trong những mục tiêu của tín dụng xanh là giúp các doanh nghiệp giảm tiêu thụ năng lượng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tín dụng xanh là cách để Chính phủ và các tổ chức tài chính thực hiện kiểm soát vĩ mô. Tín dụng xanh còn là nguồn tài trợ chính cho dự án kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Thông qua việc 8
  19. phân bổ các nguồn tín dụng và hướng dẫn tiêu dùng và hành vi đầu tư, tín dụng xanh ảnh hưởng trực tiếp đến mức năng lượng tái tạo đầu tư (He và cộng sự, 2019). Như vậy, hiện nay trên thế giới chưa có một khái niệm thống nhất nhưng thuật ngữ “tín dụng xanh” đã được đề cập đến trong các tài liệu hướng dẫn của một số quốc gia như Ấn độ, Trung Quốc, Bangladesh, Thuật ngữ “tín dụng xanh” được dựa trên “Nguyên tắc Xích đạo” (GRI, 2006), nguyên tắc này được chính thức thành lập vào tháng năm 2002. Điều này được Tổng công ty Tài chính Quốc tế và Ngân hàng Hà Lan đưa vào thành một tiêu chí cho vay quan trọng đối với ngành ngân hàng trong quá trình cho vay đối với doanh nghiệp. Nguyên tắc Xích đạo yêu cầu các tổ chức tài chính chú ý đến các tác động môi trường và xã hội của các dự án tài chính, ngoài việc đánh giá khả năng thanh toán truyền thống họ còn yêu cầu các ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính để thúc đẩy các dự án đóng vai trò tích cực trong bảo tồn năng lượng và giảm phát thải và tạo ra một xã hội ổn định. Nguyên tắc Xích đạo cũng là nguyên tắc đầu tiên trên thế giới sử dụng việc bảo vệ môi trường làm tiêu chí trong quá trình hoạt động tài chính doanh nghiệp và nó cung cấp một tiêu chuẩn dùng làm tham chiếu để phát triển ngân hàng cho hoạt động kinh doanh TDX. 1.2.1.2. Quan điểm về tín dụng xanh ở Việt Nam Ở Việt Nam, mặc dù tín dụng xanh là khái niệm còn khá mới mẻ nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngày càng ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đến môi trường, thì khái niệm tín dụng xanh cần được quan tâm đúng mức. Nhiều nghiên cứu như: Thu Hà (2019), Trúc Minh (2019), Huyền Trang (2015) cho rằng tín dụng xanh là việc các tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung. Trên thực tế, xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh đã phát triển từ lâu trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Theo Trúc Minh (2019), khái niệm "xanh" trước kia thường được hiểu là các dự án liên quan đến môi trường, liên quan nhiều đến việc tài trợ các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Các dự án này thường có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn lâu, nên ít tổ chức tín dụng mặn mà. Tuy nhiên, đến thời điểm này các dự án xanh được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Ở góc nhìn khác, Trần Trọng Phong và cộng sự (2016) đề cập đến quan điểm về tín dụng xanh là những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp phát cho các dự án sản 9
  20. xuất kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Thông qua việc giảm các tác động tiêu cực của khối doanh nghiệp đến môi trường - xã hội, TDX không những có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và còn góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế. Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu (2016) đã tổng hợp các quan điểm về ngân hàng xanh và TDX. Theo đó các hoạt động tín dụng xanh bao gồm: cho vay thế chấp xanh, cho vay thiết bị gia đình xanh, cho vay xây dựng tòa nhà thương mại xanh, cho vay mua xe xanh, thẻ tín dụng xanh và tài trợ dự án xanh. Cho vay thế chấp xanh là những khoản vay với lãi suất thấp hơn hẳn so với thị trường được áp dụng cho những khách hàng mua những ngôi nhà dùng năng lượng xanh. Đối với các dự án xây tòa nhà thương mại có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn (khoảng 15% - 25%), giảm chất thải và ít ô nhiễm hơn so với các tòa nhà truyền thống, ngân hàng sẽ thiết kế và đưa ra các thỏa thuận vay hấp dẫn với sản phẩm cho vay xây dựng tòa nhà thương mại xanh. Tương tự, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất ưu đãi khi cho vay mua thiết bị gia đình xanh hoặc cho vay mua xe xanh - những chiếc xe có cường độ khí nhà kính thấp hoặc được tiết kiệm cao về nhiên liệu. Hoạt động tài trợ dự án xanh dành cho khách hàng doanh nghiệp, được ngân hàng thực hiện bằng cách tạo ra các nhóm dành riêng cho việc xem xét tài trợ các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch quy mô lớn, lập danh mục nợ cam kết tài trợ hoàn toàn hoặc một phần dự án. Ngoài ra, rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội như lao động trẻ em, biến đổi khí hậu… sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để các ngân hàng xét đến khi thực hiện các khoản cho vay, tài trợ dự án của mình. Tín dụng xanh cũng được xem là những khoản tín dụng được ngành ngân hàng hỗ trợ các dự án sản xuất kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Xu hướng tăng trưởng TDX đã phát triển từ lâu trên thế giới với mục đích hướng tới các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch. Các sản phẩm TDX góp phần đem lại những lợi ích to lớn về phát triển nền kinh tế, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh. Thông qua việc giảm các tác động tiêu cực của khối doanh đến môi trường - xã hội, TDX không những có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, mà còn góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế. Vì vậy, “xanh hóa” tín dụng là một hành động rất cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2