intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm kiếm một luật sư thích hợp cho doanh nghiệp

Chia sẻ: Nguyen CCC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

77
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm kiếm một luật sư thích hợp Cho dù là doanh nghiệp lớn hay những doanh nghiệp nhỏ có tốc độ tăng trưởng lớn, rất nhiều câu hỏi pháp lý buộc các doanh nghiệp phải chủ động đương đầu và giải quyết thấu đáo. Khi mà hầu hết các doanh nghiệp đồng ý rằng họ cần thuê những luật sư bên ngoài, việc xác định các loại hình luật sư cần thiết và tìm kiếm họ ở đâu đã trở thành nhiệm vụ quan trọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm kiếm một luật sư thích hợp cho doanh nghiệp

  1. Tìm kiếm một luật sư thích hợp Cho dù là doanh nghiệp lớn hay những doanh nghiệp nhỏ có tốc độ tăng trưởng lớn, rất nhiều câu hỏi pháp lý buộc các doanh nghiệp phải chủ động đương đầu và giải quyết thấu đáo. Khi mà hầu hết các doanh nghiệp đồng ý rằng họ cần thuê những luật sư bên ngoài, việc xác định các loại hình luật sư cần thiết và tìm kiếm họ ở đâu đã trở thành nhiệm vụ quan trọng. Liệu một luật sư có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong doanh nghiệp? Jeffrey Steinberger là một luật sư tố tụng kỳ cựu và làm sáng lập viên kiêm cộng sự cấp cao của nhiều hãng luật danh tiếng tại Mỹ, bản thân ông cũng sở hữu hãng luật Jeffrey W. Steinberger tại Beverly Hills, California, Mỹ. Với kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực tố tụng, tư vấn pháp lý và phân tích luật, Jefffrey có những quan điểm riêng của mình về vấn đề này. Theo Jefffrey, ngay từ ban đầu, hầu hết các doanh nghiệp cần đến những lời khuyên pháp lý liên quan tới nhiều lĩnh vực rộng khắp. Chúng bao gồm hình thức tổ chức của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, phương hức huy động vốn,….. Các thành viên sáng lập doanh nghiệp sẽ cần tới những cam kết ràng buộc; những bản hợp đồng cần thương thảo và những vấn đề pháp lý khác có thể phát sinh. Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới các loại hình trách nhiệm pháp lý phát sinh liên quan tới hoạt động kinh doanh. Ví dụ, doanh nghiệp thuê hay mua thiết bị, nhà xưởng, văn phòng? Nếu có nhiều nhân viên, doanh nghiệp có thể cần tới lời khuyên pháp lý liên quan tới bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách tiền lương, trách nhiệm nhân sự và nhiều câu hỏi pháp lý nhân sự khác.
  2. Không những vậy, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ cần ký kết các hợp đồng để mua và bán sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, nhu cầu cho những lời khuyên pháp lý có thể phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp nữa. Jefffrey đưa ra ví dụ rằng nếu doanh nghiệp có một sản phẩm hay một dịch vụ, doanh nghiệp sẽ cần một nhãn hiệu sản phẩm, nhãn hiệu dịch vụ hay một sáng chế. Hay chuyện gì xảy ra nếu doanh nghiệp cần kiện ai đó hay bị ai đó kiện lại? Từ sự ảnh hưởng khá lớn của pháp luật đến các hoạt động kinh doanh hàng ngày, các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý tại doanh nghiệp chắc chắn cần biết rõ cách thức giải quyết các yếu tố pháp lý kinh doanh. Trên cơ sơ đó, tư vấn pháp lý là rất cần thiết đế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được suôn sẻ. Các luật sư tư vấn pháp lý cung cấp thông tin pháp luật, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp và định hướng hành vi của doanh nghiệp trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước. Đây là khả năng của luật sư nhìn thấy sự khác biệt giữa pháp luật với các hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Vậy một doanh nghiệp có thể chỉ cần một luật sư để tư vấn bao trùm các vấn đề kinh doanh rộng khắp? Theo Jefffrey, có rất nhiều luật sư chuyên về hoạt động đại diện cho các doanh nghiệp nhỏ. Jefffrey khuyên các doanh nghiệp cần nghĩ về loại hình luật sư này như một vị bác sỹ đa khoa, người vừa phải là một nhà chẩn đoán tốt vừa phải có khả năng chữa nhiều bệnh khác nhau cho bệnh nhân, đồng thời sẽ giới thiệu họ tới những chuyên gia cụ thể khi cần thiết. Một luật sư có kinh nghiệm cho các doanh nghiệp nhỏ nên có khả năng tư vấn cho khách hàng tất cả các vấn đề kể trên khi nhận ra chúng, đồng thời sẽ giới thiệu cho doanh nghiệp những chuyên gia đúng chuyên ngành khi vấn đề trở nên quá phức tạp hay ngoài tầm kiến thức chung của luật sư.
  3. Ví dụ, các giới thiệu có thể cần thiết khi giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan tới nhãn hiệu, sáng chế, hay giải quyết các tranh chấp với cơ quan chứng khoán nhà nước hoặc các vụ kiện về phân biệt đối xử nhân viên. Có một vài cách để tìm kiếm một luật sư có kinh nghiệm trong tư vấn các khách hàng doanh nghiệp nhỏ. Thông thường, cách tốt nhất đó là tham khảo từ một số người cũng đang điều hành các doanh nghiệp nhỏ. Những khách hàng thỏa mãn vẫn là các nguồn lôi kéo những khách hàng mới của các luật sư. Nếu chủ doanh nghiệp biết một luật sư với chuyên môn riêng biệt nào đó, chẳng hạn như dân sự hay nhân sự, một vài câu hỏi thân thiện có thể đưa chủ doanh nghiệp đi đúng hướng. Theo Jefffrey, các chủ doanh nghiệm cũng có thể kiểm tra với các thành viên gia đình hay bạn bè. Hãy hỏi các chuyên gia kinh doanh có mối quan hệ với doanh nghiệp. Đấy là những người có liên lạc thường xuyên với các luật sư, chẳng hạn như các nhân viên kế toán, nhân viên ngân hàng, môi giới bất động sản hay các đại lý bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp vẫn cần s giúp đỡ, các hiệp hội thương mại hay tổ chức ngành nghề sẽ rất hữu ích. Những hiệp hội ngành nghề địa phương kiểu này thường có những dịch vụ giới thiệu thông tin. Cũng như vậy, các sách Trang vàng luôn tràn ngập địa chỉ các luật sư, các văn phòng luật, công ty luật. Song cần nhớ rằng nguồn thông tin này có rất ít hay không có giới thiệu về kin nghiệm và năng lực của các luật sư. Nếu doanh nghiệp có kế hoạch tìm kiếm luật sư theo một trong cách thức đó, hãy chắc chắn rằng sẽ xem xét chúng kỹ lưỡng. Hãy đề nghị và xem xét kỹ các tham khảo từ các khách hàng doanh nghiệp nhỏ tương tự.
  4. Một khi doanh nghiệp có được những cái tên của các luật sư có chất lượng, hãy liên lạc với họ. Hãy gặp gỡ từng luật sư và đưa ra các câu hỏi. Một luật sư có chất lượng sẽ mong đợi các khách hàng của họ làm nghiêm túc công việc này. Nhiệm vụ của doanh nghiệp lúc này là phán quyết về các chất lượng luật sư tư vấn, chẳng hạn như kinh nghiệm, kiến thức, giao tiếp cá nhân, khả năng tiếp cận và lòng nhiệt tình để quyết định doanh nghiệp mình có phải là một khách hàng mới của họ hay không. Một điều quan trọng nữa đó là luật sư mà doanh nghiệp thuê là thuê cho chính mình và do vậy rất quan trọng với việc lựa chọn người nào đó đáng tin cậy mà doanh nghiệp có thể giao tiếp tốt, đồng thời cũng phải là người đối xử công bằng nhất với doanh nghiệp. Rõ ràng, lợi nhuận luôn là mục tiêu tối thượng trong kinh doanh, song các doanh nghiệp không thể bỏ qua hành lang pháp lý. Nếu vi phạm hành lang này, mọi lợi nhuận có thể bị tước bỏ. Vai trò của luật sư chính là dẫn dắt doanh nghiệp đi trong hành lang pháp lý an toàn nhất.
  5. Luật sư công trợ giúp pháp lý: Tại sao không? Ở thời điểm này khi dịch vụ pháp lý của luật sư (LS) đã dần trở nên quen thuộc với người dân, nên chăng Việt Nam cũng cần tính đến việc xây dựng đội ngũ LS công trợ giúp pháp lý (TGPL). Nhiều lợi ích thiết thực So sánh hệ thống TGPL của một số nước trong khu vực và trên thế giới, một chuyên gia pháp lý đã đúc rút được nhiều ưu điểm nổi bật của mô hình LS công (một số nước gọi là LS nhà nước). Theo ông, điểm nổi bật đầu tiên của mô hình LS công chính là tiết kiệm chi phí cho nhà nước. Ông phân tích, LS công được tuyển dụng vào tổ chức TGPL và là công chức nhà nước, được trả lương cố định hàng tháng, hưởng các chế độ của một công chức như bảo hiểm, phụ cấp, nghỉ phép, được đào tạo, bồi dưỡng… và chịu sự điều chỉnh của các quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhất định. Chi phí mà nhà nước đầu tư để duy trì và phát triển đội ngũ LS công là tương đối ổn định, bản thân các LS công không tự ý nâng chi phí lên. Ngoài ra, nhà nước không phải trả chi phí cho những công việc hành chính như việc xác nhận của các thẩm phán, công tố viên và điều tra viên về thời gian các LS sử dụng để thực hiện các hành vi tố tụng, thu thập các chữ ký và con dấu cũng như trả lương cho các cán bộ nhà nước để họ xử lý các chứng từ đề nghị thanh toán của các LS. Qua thực tế nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng mô hình LS công, nhiều nước cũng nhận thấy đây là một mô hình hiệu quả, thể hiện nhiều ưu điểm so với mô hình LS chỉ định cũng như LS tư thực hiện TGPL. Đó là các lợi thế như tạo ra môi trường cạnh tranh giữa LS công và LS tư tiết kiệm nguồn nhân lực đối với công tác quản lý LS; tăng tính chủ động, kịp thời cho việc thực hiện chức năng TGPL của nhà nước trong tư vấn, bào chữa, đại diện và giúp đỡ pháp luật cho đối tượng TGPL; tăng tính giám sát đối với hoạt động tư pháp thông qua sự tham gia các quy trình tố tụng của LS công một mặt giúp người nghèo, mặt khác giúp khắc phục sự lạm quyền, cố ý làm trái, gây oan sai trong hoạt động tư pháp…
  6. Việt Nam nên hay chưa? Quay trở lại với năm 2005 - thời điểm mà Quốc hội thảo luận Luật LS, chúng tôi được biết rằng Quốc hội đang đứng trước lựa chọn có nên có LS công hay không. Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - TS luật Trần Ngọc Đường (đại biểu Kiên Giang) đã làm cả hội trường ngạc nhiên khi lên tiếng ủng hộ việc có LS trong các cơ quan, tổ chức nhà nước (lúc này tạm gọi là LS công). Ông Đường nhấn mạnh, TGPL đang trở thành một xu thế tiến bộ trên thế giới và ở Việt Nam cũng vậy, nhất là TGPL cho người nghèo. Qua đây thấy rằng Nhà nước cần có đội ngũ LS của mình để bào chữa giúp người nghèo. Ngược lại, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thế Vượng cũng đưa một số lý do để chứng minh vì sao “không nên có” LS công, cũng như không nên đặt ra vấn đề này trong dự án Luật LS. Theo ông Vượng, LS hoạt động với tính chất người làm nghề tự do và được quản lý theo tổ chức nghề nghiệp của họ, có sự chi phối bởi điều lệ. Trong khi pháp lệnh về công chức (nếu chế định được thông qua, LS công sẽ trở thành công chức) có nhiều điểm khác với đối tượng người hành nghề tự do. Theo dõi diễn biến bên ngoài nghị trường cũng có ý kiến ủng hộ quan điểm của ông Đường. Mặc dù là người ngoài cuộc và không am hiểu nhiều về lĩnh vực luật sư nhưng theo nhận định của bạn đọc Trí Nghĩa, ở các nước tiên tiến LS công đã có từ lâu. “Ở nước ngoài, người dân hành xử khác nước ta, chỉ cần có vấn đề là họ nhờ LS ngay. Do đó, công tác xét xử cũng nhanh mà người nghèo cũng được lợi. Riêng ở ta, đa số dân có mức thu nhập thấp nên chuyện thuê LS là chuyện xa vời, nếu không muốn nói là không thể”, Trí Nghĩa tâm tư. Từ đánh giá trên, Nghĩa đề nghị, cần nghiên cứu ngay việc thành lập LS công cho dù trong thực tế công tác tố tụng của chúng ta chưa có tiền lệ tồn tại LS công. Nếu được như vậy thì người nghèo, người thu nhập thấp sẽ hưởng được những đặc quyền mà xã hội ưu ái và đó là việc làm đáp ứng được lòng mong đợi của xã hội. Cục trưởng Cục TGPL Tạ Thị Minh Lý nhớ lại, sau khi Luật TGPL được thông qua, Phó Chủ tịch Quốc hội hội Nguyễn Văn An lúc đó đã khẳng định, trong một chừng
  7. mực nào đó, việc chưa phân biệt LS công – tư còn dễ hiểu. Khi nhận thức của người dân, các bộ đã chín muồi thì chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi. “Người có điều kiện được sử dụng LS, còn người nghèo thì dùng trợ giúp viên pháp lý, nghe sao mà mủi lòng trong khi bản chất chính của trợ giúp viên cũng là làm dịch vụ của LS”, bà Lý chia sẻ. LS Đào Ngọc Lý (Trưởng Văn phòng LS Đào Ngọc Lý): “Theo tôi là thừa và không cần thiết” Luật LS có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 đã quy định nhiều vấn đề quan trọng đối với LS và hành nghề LS như quyền và nghĩa vụ của LS, tiêu chuẩn, chức năng xã hội của LS, nguyên tắc hành nghề LS... nhằm đảm bảo việc trợ giúp pháp lý của LS cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội ngày càng tốt hơn. Đối với hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí của LS cũng được khẳng định một cách rõ nét tại Điều 8 Luật LS: “Nhà nước khuyến khích LS và tổ chức hành nghề LS tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí”. Như vậy, việc luật sư TGPL miễn phí cho các cá nhân và tổ chức đã được đảm bảo bằng pháp luật. Bởi vậy, nếu chúng ta đưa thêm chế định “LS công” thì có lẽ là thừa và không cần thiết, chưa nói là ở một khía cạnh nào đó có thể mang đến tác dụng ngược lại, làm hạn chế và cản trở hoạt động TGPL miễn phí vốn dĩ đang rất cần được khuyến khích và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Thừa là bởi cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn đã thấy không cần thiết sự có mặt của chế định này. Khi có chế định “LS công”, dễ buộc người ta phải hiểu đã có sự khoanh vùng và chuyên biệt đối với LS thành hai nhóm là “LS công” và “không phải LS công”. Vậy những LS không thuộc nhóm “LS công” nếu gặp
  8. những tình huống cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu cần TGPL miễn phí thì rõ ràng là họ sẽ không thật thoải mái và hào hứng để TGPL miễn phí như trước kia nữa. Vô hình chung, chế định “LS công” đã đẩy số LS có kinh nghiệm và tâm huyết này ra xa hơn đối với hoạt động TGPL miễn phí. Ngoài TGPL miễn phí cho người dân, số LS hàng năm phải đáp ứng yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố khác là rất lớn. Hoạt động trợ giúp này không phải bây giờ mới xuất hiện, nó diễn ra thường xuyên, liên tục từ khi có chế định LS theo Pháp lệnh LS năm 1987. Tôi vẫn nhớ một câu chuyện xảy ra cách đây khoảng 20 năm: có một đồng nghiệp khi ấy mới tham gia Đoàn LS TP Hà Nội đã phải tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (mà ta quen gọi là vụ việc chỉ định) là 60 vụ việc trong 1 năm. Quan điểm của tôi là, Luật LS đã quy định rõ, vấn đề là tạo môi trường và những yếu tố mang tính chất xã hội để tạo điều kiện khuyến khích các LS tích cực tự giác thực hiện công việc này. Các yếu tố tinh thần đối với LS rất cần được coi trọng, chẳng hạn như việc tôn vinh LS cần được quan tâm một cách thường xuyên và thoả đáng hơn nữa để LS có thêm nhiều tâm huyết tham gia TGPL miễn phí cho xã hội. Với ý kiến cho rằng ở một số nước khác đã có chế định “LS công” còn ở ta thì sao? Tôi nghĩ không nên áp dụng một cách máy móc cứng nhắc vấn đề này vì đặc điểm kinh tế xã hội của họ khác biệt rất lớn đối với chúng ta. Ngay hệ thống LS ở Việt Nam cũng
  9. mới hình thành và phát triển sau khi có Pháp lệnh LS năm 1987, còn ở nhiều nước khác hoạt động LS đã hoạt động chuyên nghiệp từ hàng trăm năm rồi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2