intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm trong kho báu nhân loại: Quan điểm về phương pháp học tập của Khổng Tử ý nghĩa trong thời đại ngày nay

Chia sẻ: Ha Huy Chung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

83
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Khổng Tử phương pháp học tập gồm năm bước đó là: Bác học chi, thẩm vấn chi, thận tư chi, biện minh chi, đốc hành chi. Tức là: Học cho rộng, học cho kỹ, nghĩ cho chín, xét cho sáng tỏ, dốc lòng thực hiện. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về quan điểm này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu tìm trong kho báu nhân loại "Quan điểm về phương pháp học tập của Khổng Tử ý nghĩa trong thời đại ngày nay". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm trong kho báu nhân loại: Quan điểm về phương pháp học tập của Khổng Tử ý nghĩa trong thời đại ngày nay

  1. Tìm trong kho báu nhân loại QUAN ĐIỂM VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA KHỔNG TỬ Ý NGHĨA TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY Phương   pháp   học   tập   gồm   năm   bước   trong   cuốn   sách   “Đại   học”  Khổng Tử nói mục tiêu của việc giáo dục chính là:”Đại học chi đạo, tại minh   minh đức, tại tân dân, tại chỉ   ư  chí thiên”( con đường của đai học là  ở  chỗ  làm sáng tỏ  cái đức ở  nơi con người,  ở chỗ  làm mới người dân, ở  chỗ  dừng  lại  ở  nơi thật đẹp) Nghĩa là: chúng ta học hỏi là để  mở  mang tâm trí của  mình, sau đó đem sự  hiểu biết của bản thân mà khai hoá giúp đỡ  cho những   người khác cùng tiến bộ, từ đó đưa xã hội ,quốc gia đi đến chỗ tốt đẹp hơn. Theo Khổng Tử  phương pháp học tập gồm năm bước đó là: bác học   chi; thẩm vấn chi; thận tư chi; biện minh chi; đốc hành chi ; Tức là: Học cho  rộng; học cho kỹ; nghĩ cho chín; xét cho sáng tỏ; dốc lòng thực hiện. Điều đầu tiên là phải “bác học chi” tức là học cho rộng, không chỉ học  riêng một chuyên ngành, một lĩnh vực nào đó mà đòi hỏi phải có tri thức tổng   hợp, nắm vững kiến thức về xã hội, văn hoá, kinh tế, thiên văn, đạo đức ứng   xử…người nào hiểu rộng thì càng được coi trọng  và càng dễ tiến thân. Thứ hai, khi đã học rộng rồi thì cần phải biết hoài nghi và hỏi cho kỹ”   thẩm vấn chi”, vì một người giỏi không được bằng lòng khi sở hữu một khối   lượng kiến thức đồ  sộ  nhưng chỉ  ở  bề mặt hời hợt. Biết nhiều là tốt nhưng  quan trọng hơn thế là cần phải hỏi cho kỹ, đào sâu vào từng ngóc ngách, khía   cạnh nhỏ nhất của vấn đề, chủ  động mổ xẻ  đặt câu hỏi để  được lý giải về  nó. Biết đặt câu hỏi tức là đã hiểu và muốn hiểu sâu hơn nữa. Sau khi đã “thẩm vấn chi” thì phải “thận tư chi” nghĩ cho chín. Câu trả  lời của thầy, các bậc tiên sư không phải bao giờ cũng là câu trả lời duy nhất   và hoàn toàn đúng cho mọi trường hợp. Bản thân người học phải biết suy   nghĩ cho thật chín chắn, hiểu cặn kẽ  đáp án của thầy đồng thời thử  tìm ra   một câu trả lời khác theo ý kiến của riêng mình. Chỉ khi nào nghĩ kỹ càng về  vấn đề thì khi gặp lại nó trong một trường hợp khác chúng ta mới có thể vận  dụng và biến đổi một cách linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Tiếp theo là phải “biện minh chi” tức là xét cho sáng tỏ. Đây là một  khâu vô cùng quan trọng của quá trình học tập làm cho vấn đề trở nên rõ ràng   mạch lạc và lôgíc từ khâu hiểu biết,  hoài nghi cho đến khi đưa ra câu trả lời   với tính chất thoả đáng của nó. Người học phải suy xét vấn đề  cho kỹ càng,  1
  2. toàn diện, sâu sắc để có thể trình bày những suy nghĩ hiểu biết của mình sao  cho dễ hiểu nhất, thuyết phục nhất. Cuối cùng trong phương pháp học là “đốc hành chi”, nghĩa là dốc lòng  làm; mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ  có cây đời mãi xanh tươi; tức là vấn   đề   “hành”(thực   hành)   được   đề  cao.   “Tri”  phải  đi  đôi  với  “hành”.   Mọi  lý  thuyết chỉ có ý nghĩa và hiệu quả thực sự  khi nó được đưa vào sử dụng trên   thực tế. Chính thực tế  kiểm định hiệu quả  của mọi lý thuyết. Con người  không  được và không thể  trở thành nô lệ  của sách vở, không nhất thiết làm  theo sách vở  giống như  việc răm rắp tuân theo mệnh lệnh của một thánh  nhân. Sách vở  là phương tiện phục vụ  tri thức của con người nên chúng ta   cần phải biết nắm bắt chọn lọc những gì có lợi cần thiết phù hợp và vận  dụng vào thực tế. Đọc sách của người xưa ngẫm tới hôm nay chúng ta thấy ý nghĩa vô   cùng sâu sắc đó là: Ngày nay việc học đã khác rất nhiều so với thời Khổng  Tử. Học không phải để  biết đạo, theo đạo, đạt đạo mà xã hội hiện đại đặc  biệt chú trọng đến những kỹ  năng, kỹ  xảo để  người học ứng dụng và thành  công sau khi ra trường. Tuy nhiên, phương pháp học tập theo năm bước của   Khổng Tử  vẫn không bao giờ  mất đi ý nghĩa dù cho xã hội có phát triển và   hiện đại đến đâu. Khi khoa học công nghệ  bùng nổ  phát triển thì hơn hết  người học phải biết “bác học chi” cập nhật thông tin, học  ở  trường lớp, tự  học trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền hình, mạng   Internet để  mở  rộng vốn hiểu biết về  văn hoá ­ xã hội, kinh tế  ­ chính trị… Đồng thời cũng phải “thẩm vấn chi”, vì chế độ giáo dục của chúng ta rất coi  trọng sự  đối thoại giữa người dạy và người học. Học không chỉ  là quá trình  truyền đạt kiến thức một chiều mà người học phải biết sáng tạo đặt câu hỏi,  biết lắng nghe để  đồng tình hoặc phản đối …Đồng thời phải “  biện minh   chi” là một điều không thể thiếu. Thuyết trình thảo luận hoặc tranh luận giữa  các học trò với nhau, giữa học trò với thầy giáo chính là những biểu hiện của  sự suy xét cho sáng tỏ một vấn đề nào đó, trò dám đưa ra và khẳng định chính  kiến của mình sau một quá trình nghiên cứu kỹ  càng và chu đáo. Chính việc  đưa ra chính kiến lập luận và bảo vệ  ý kiến của mình là một phương pháp   quan trọng trong quá trình học tập hiện đại, giúp cho người học thêm vững  vàng tự tin và phát huy được tối đa phẩm chất năng lực cá nhân, chống định   kiến bảo thủ.  2
  3. Cuối cùng là “đốc hành chi” cũng đã và đang được thực hiện rất hiệu  quả  trong giai đoạn hiện nay. Sự  kết hợp lý thuyết với thực hành từ  những  ngành khoa học xã hội nhân văn và đặc biệt là những  ngành khoa học kĩ thuật  và tự nhiên đã khẳng định ý nghĩa của phương pháp học này. Tuy nhiên, khả  năng “đốc hành chi” của mỗi người học hiện nay còn phụ thuộc vào chính sự  năng động, sự say mê tìm tòi và trải nghiệm của bản thân người đó. Như vậy, phương pháp học tập năm bước của Khổng Tử đến nay vẫn  còn nguyên giá trị, có ý nghĩa thiết thực và mang lại hiệu quả  cao cho hoạt  động giáo dục. Học cần phải biết rộng, biết hoài nghi và hỏi cho kỹ, biết  nghĩ cho chín chắn, xét cho sáng tỏ  rồi dốc lòng làm ­ đó là một trong những  quan điểm không chỉ của người xưa mà còn nguyên giá trị cho bất cứ thời đại  nào, xã hội nào.    3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2