intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tinh bột thực phẩm - Chương 5

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

471
lượt xem
178
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ứng dụng tinh bột biến hình bằng phương pháp axit làm chất ổn định sữa chua. Tinh bột biến hình bằng phương pháp axit được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Bên cạnh khả năng tạo gel, chất làm ổn định, chất làm đặc còn có khả năng tan dễ dàng trong nước ấm, là một phụ gia quan trọng để sản xuất các sản phẩm hòa tan như cà phê, bột trái cây, bột sữa chua, bột đậu nành và các loại trà uống khác. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tinh bột thực phẩm - Chương 5

  1. Tinh bột thực phẩm Chương 5. ỨNG DỤNG CỦA TINH BỘT BIẾN HÌNH 5.1. Ứng dụng tinh bột biến hình trong công nghiệp thực phẩm 5.1.1. Ứng dụng tinh bột biến hình bằng phương pháp axit làm chất ổn định sữa chua. Tinh bột biến hình bằng phương pháp axit được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Bên cạnh khả năng tạo gel, chất làm ổn định, chất làm đặc còn có khả năng tan dễ dàng trong nước ấm, là một phụ gia quan trọng để sản xuất các sản phẩm hòa tan như cà phê, bột trái cây, bột sữa chua, bột đậu nành và các loại trà uống khác. Trong công nghiệp dệt và công nghiệp giấy cũng là thành phần không thể thiếu được, để làm tăng độ bền độ mài mòn và độ bóng của sản phẩm. Hiện tại các nhà máy sữa thường dùng phụ gia polyaards cho sản phẩm sữa chua, nó tạo gel, tạo độ đặc và làm ổn định khối sữa chua thành phẩm nhưng phải nhập ngoại đắt tiền,có thể thay thế bằng tinh bột biến hình để tạo gel và làm chất ổn định sữa chua. * Tối ưu hóa điều kiện công nghiệp sản xuất tinh bột biến hình ứng dụng làm chất ổn định sữa chua. Với mục đích là cho sữa chua có khả năng tạo gel tốt nhất, chọn 2 đại lượng độ nhớt sữa chua và độ bền gel sữa chua làm 3 mục tiêu của bài toán tối ưu hóa. Cả 2 hàm này đều có gía trị cực đại, nên phải tìm tối ưu cho cả 2 quá trình này bằng phương pháp chập tuyến tính.Kết quả: tìm được điều kiện tốt nhất để sản xuất tinh bột biến hình bằng axit ứng dụng làm chất ổn định gel cho sản phẩm sữa chua là nồng độ tinh bột 37,5%, hàm lượng axit 112,5ml (0,5N) và thời gian biến hình 78 phút. Ở điều kiện này khả năng tạo gel của sữa chua cao nhất thể hiện ở giá trị độ bền gel là 560g và độ nhớt là 39,04 CSt. Chọn qui trình sản xuất sữa chua: - 109 -
  2. Tinh bột thực phẩm Chất ổn định Sữa tươi 1% Gia nhiệt Đường 2% Trộn khô Nước gia Sữa bột Pha chế độ ẩm 60-80% nhiệt Đường Khuấy trộn (T=20’) Thanh trùng (950C) Đồng hóa (2 phút) Lọc chân không Làm nguội (420C) Lên men (t0=420C, T=4-6h, pH=4-5) Men giống 5% Phá gel (T=1 phút) Để nguội ở nhiệt độ phòng Rót hộp Bảo quản (T=24h, t0=4-60C) Hình 5.1. Qui trình sản xuất sữa chua - 110 -
  3. Tinh bột thực phẩm Nguyên liệu: - Sữa tươi của Vinamilk được phối trộn với sữ bột gầy. Tỉ lệ phối trộn sữa tươi và sữa bột gầy: 93/3 - Chất ổn định là 1%, thành phần như sau: + Tinh bột biến hình: 0,6% + Pectin: 0,2% +Gelatin: 0,2% 5.1.2. Ứng dụng tinh bột oxi hóa vào công nghệ sản xuất bánh phồng tôm Một trong số ứng dụng quan trọng là tạo độ dòn, độ xốp cho sản phẩm. Nhờ sự tạo thành các nhóm cacboxyl tích điện âm nên tác dụng đẩy nhau là tăng độ phồng nở của tinh bột lên nhiều lần và độ trắng cao sau khi được oxi hóa. Hình 5.2. Qui trình sản xuất bánh phồng tôm. - 111 -
  4. Tinh bột thực phẩm * Tối ưu hóa điều kiện công nghệ để sản xuất tinh bột biến hình oxi hóa ứng dụng làm bánh phồng tôm Tiến hành thực nghiệm theo ma trận TĐY23 Hàm mục tiêu được chọn là độ phồng nở của bánh phồng tôm được xác định theo phương pháp đo. (độ phồng nở của bánh phồng tôm được đánh giá theo tỉ trọng, bằng cách cho bánh đã biết trước khối lượng và đã bọc 1 lớp parafin vào nước, dựa vào thể tích bánh trong nước và khối lượng của bánh tính được tỉ trọng của bánh.) -Tối ưu hóa thực nghiệm theo phương pháp dốc đứng Thu được các điều kiện công nghệ sản xuất tinh bột oxi hóa để làm bánh phồng tôm có độ phồng nở tốt nhất. Bảng 4.14. Các điều kiện công nghệ để sản xuất tinh bột oxi hóa để làm bánh phồng tôm Loại tinh bộtNồng độ Thể tích nước Thời gian Độ phồng biến hình, nở g/cm3 tinh bột % javel, ml h Tinh bột sắn 31 10,5 6,2 0,350 dây Tinh bột sắn 30,5 13,5 7 0,328 5.1.3. Ứng dụng tinh bột huỳnh tinh biến hình bằng axit trong sản xuất bánh qui xốp Trong công nghiệp sản xuất bánh qui, thường bổ sung tinh bột vào quá trình nhào bột để có độ dòn, xốp thích hợp. Trong quá trình nướng sẽ tạo trên bề mặt sản phẩm chất dextrin làm cho sản phẩm bóng đẹp. Xu hướng ứng dụng tinh bột huỳnh tinh có triển vọng lớn vì rẻ và có độ dòn, xốp cao. Bảng 4.15. Thực đơn pha chế bánh qui xốp Nguyên liệu Khối lượng (g) Nguyên liệu Khối lượng (g) 900 Tinh bột biến hình Bột mì 100 450 Bơ Đường 250 150 Trứng Sữa 180 (3 quả) 4 NaHCO3 Muối 4 NH4HCO3 8 Đường chuyển hóa 10 - 112 -
  5. Tinh bột thực phẩm Qui trình công nghệ: Hình 5.3. Qui trình sản xuất bánh qui xốp Chọn tinh bột biến hình bổ sung vào bánh qui xốp Để thực hiện việc chọn lựa tinh bột biến hình phù hợp với bánh qui xốp các tác giả đã tiến hành quá trình biến hình tinh bột với những điều kiện khác nhau. Điều kiện biến hình được trình bày trong bảng 4.16 Bảng 4.16. Các điều kiện biến hình tinh bột để sản xuất bánh qui xốp Điều kiện biến hình Mẫu Tinh bột biến hình Thời gian biến hình Hàm lượng axit bánh (phút) HCl 0,5N, ml A Mẫu bột bình thường 0 0 B Tinh bột biến hình 1 30 50 C Tinh bột biến hình 2 120 50 D Tinh bột biến hình 3 30 210 E Tinh bột biến hình 4 1 20 200 - 113 -
  6. Tinh bột thực phẩm Dùng cảm quan đánh giá các mẫu bánh qui được sản xuất theo qui trình và thực đơn đã đề xuất. Mẫu E ưa thích nhất, chứng tỏ tinh bột biến hình bằng axit khi bổ sung vào bánh qui tạo độ dòn xốp cao hơn nhiều so với tinh bột chưa biến hình. Qua nghiên cứu các tác giả đã khẳng định: 1. Tinh bột huỳnh tinh được biến hình ở nồng độ tinh bột 37,5%, hàm lượng axit 112,5 ml và thời gian 78 phút có khả năng tạo gel tốt nhất cho sữa chua (sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, giảm giá thành) 2. Tinh bột huỳnh tinh biến hình ở nồng độ tinh bột 33%, hàm lượng axit 200 ml và thời gian 120 phút có khả năng tạo độ dòn, xốp cao. Khi được bổ sung vào thực đơn sản xuất bánh qui xốp với tỉ lệ 10% tổng lượng bột. 3. Tinh bột sắn oxi hóa ở nồng độ tinh bột 30,5%, thể tích nước javel 13,5 ml và thời gian oxi hóa 7h có khả năng tạo độ phồng nở tốt nhất khi sản xuất bánh phồng tôm. 5.1. 4. Ứng dụng tinh bột biến hình trong sản xuất giò chả. 5.1.4.1.Thuyết minh qui trình sản xuất: Thực đơn: 1. Thịt nạc :1200g 2. Mỡ :500g 3. Muối :12g 4. Đường :40g 5. Bột ngọt : 6g 6. Nước mắm : 40g 7. Tiêu trắng :12g 8. Polyphotphate : 4g 9. Hành :10g 10. Tỏi :20g 11. Vitamin C : 0,9g 1. Thịt heo tươi - Yêu cầu khi chọn thịt: bên ngoài màng thịt khô, mỡ có màu sắc và mùi vị bình thường, chỗ vết cắt khối thịt có màu sắc bình thường, sáng khô, rắn chắc, độ đàn hồi cao. - Loại thịt: thịt nạc đùi, nạc thân, nạc vai. - 114 -
  7. Tinh bột thực phẩm 2. Mỡ - Khối mỡ phải săn chắc, có màu sắc bình thường và không có mùi lạ. 3. Tinh lọc cắt nhỏ - Để tạo điều kiện cho sự tạo gel trong công đọan quết thịt, không ảnh hưởng đến cấu trúc gel, chúng ta phải tiến hành lọc thịt tức lọc bỏ gân, mỡ, máu, da còn sót lại. -Tạo điều kiện cho công đoạn xay thô, cắt thịt và mỡ thành những miếng nhỏ cỡ: 5x5x2 cm. Hình 5.4. Qui trình sản xuất giò chả: 4. Xay thịt a. Xay lần 1 (xay thô) - Dùng máy chém gân để xay riêng thịt nạc, thịt mỡ trong thời gian 30s. - Nhiệt độ khối thịt sau khi xay phải nhỏ hơn 200 C. Đây là nhiệt độ tốt nhất - 115 -
  8. Tinh bột thực phẩm cho ra khối thịt xay mềm, mịn và nhẵn. Nhiệt độ này cũng làm chậm sự phát triển của vi khuẩn trong thịt và thiết bị. b. Xay lần 2 (quết thịt) - Cho thịt xay thô vào máy quết, quết khoảng 5 phút thì cho gia vị vào theo thứ tự: Muối, đường, bột ngọt (tinh bột + Muối polyphotphat) hay tinh bột Hình vào và tiếp tục quết. Tổng thời gian quết khoảng 5-10 phút. - Sau khi quết xong, mở của lấy thịt ra. - Nhiệt độ làm mát xay luôn thấp hơn 50C và khối thịt sau khi quết phải dưới 200C để khối thịt xay mềm, mịn, nhẵn và luôn giữ được cấu trúc gel. 5. Phối trộn - Cho thịt quết, mỡ đã xay nhỏ vào máy phối trộn. - Cho thêm hỗn hợp nước mắm, tiêu, hành, tỏi và vitamin C vào. - Cho máy chạy khoảng 2-3 phút. - Sau khi trộn xong khối thịt sẽ đồng nhất và kết dính tốt hơn. - Nhiệt độ khối thịt sau khi phối trộn phải nằm trong khoảng 25-270C. 6. Gói, buộc dây và luộc - Là công đoạn quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản. - Luôn giữ nhiệt độ nước luộc 90-950C. Nếu nhiệt độ nước luộc quá cao sẽ làm bề mặt sản phẩm không đẹp. Nếu nhiệt độ nước luộc thấp thì sản phẩm không chín và nhanh hỏng. - Thời gian luộc: + Sản phẩm 200 g: 30 phút + Sản phẩm 500g : 50 phút + Sản phẩm 1 kg: >60 phút 7. Bảo quản: - Nhiệt độ bảo quản càng thấp. sản phẩm bảo quản càng lâu - 116 -
  9. Tinh bột thực phẩm Nơi bảo quản Thời hạn sử dụng Phòng khô ráo,thoáng 3 ngày Tủ lạnh nhiệt độ 1-4 0C 1 tuần Tủ lạnh đông nhiệt độ -5 đến - 3 tuần 300C 5.1.4.2.Nghiên cứu sử dụng tinh bột biến hình làm chất phụ gia trong sản xuất giò chả - Tinh bột biến hình được sử dụng với hàm lượng 10%, 15%, 20% (so với nguyên liệu) bổ sung thực đơn sản xuất giò chả để so sánh với chất lượng mẫu giò chả có sử dụng (10% tinh bột sắn + 0,33% muối photphate) - Sử dụng phương pháp cảm quan để đánh giá: + Mẫu 1: 10% tinh bột sắn tự nhiên + 0,33 muối photphate + Mẫu 2: 10% tinh bột biến hình + Mẫu 3: 15% tinh bột biến hình + Mẫu 4: 20% tinh bột biến hình - Kết quả: các mẫu giò chả đều khác nhau khi sử dụng với hàm lượng tinh bột khác nhau. Tuy nhiên, mẫu giò chả có sử dụng 15% tinh bột biến hình được chấp nhận cao hơn so với mẫu có sử dụng (10% tinh bột sắn+0,33% polyphotphate). Như vậy hàm lượng tinh bột biến hình sử dụng tốt nhất so với mẫu giò chả có bổ sung tinh bột sắn và muối polyphotphate là 15%. 5.2. Ứng dụng tinh bột liên kết ngang - Trong công nghiệp giấy: tinh bột photphate cùng với protein và casein trong đậu nành để làm chất keo bảo vệ cho mực in. Sử dụng hỗn hợp tinh bột photphate- rosin trong công nghiệp giấy nhằm giữ được mực in, chống thấm nước và nhanh khô. - Sử dụng làm chất kết dính: sử dụng tinh bột photphate cùng với tinh bột tự nhiên, borate, xút dùng làm chất kết dính giấy lót làn sóng để bảo quản thủy tinh. - 117 -
  10. Tinh bột thực phẩm - Trong công nghiệp dệt: sử dụng để hồ sợi, in nhuộm vải, làm chất hồ cứng. Khi bổ sung tinh bột photphate nhằm làm tăng khả năng hòa tan, độ nhớt cho việc hồ sợi vải ở điều kiện gia nhiệt có áp lực. - Trong công nghiệp dược, tẩy rửa: sử dụng tinh bột photphate để pha bột sát trùng trong phẩu thuật, dễ lành vết thương hơn, tăng nhanh sự phát triển của mô.Tinh bột photphate cùng với cacboxymetyl cellulose (CMC) dùng làm chất xử lí nước thải bằng phương pháp lắng. - Trong nông nghiệp: trộn 0,5-5% tinh bột photphate vào đất mặn nhằm làm tăng tính giữ nước, đặc biệt trong trồng cỏ. Sử dụng tinh bột photphate như chất phụ gia bổ sung vào thức ăn của gia súc, gia cầm. - Trong công nghiệp đúc: tinh bột photphate cùng với acide glutamic, cồn tạo hỗn hợp kết dính trong việc tạo khuôn. -Trong công nghiệp thực phẩm: tinh bột photphate được dùng để ổn định trạng thái nhũ tương ổn đinh độ bền, độ đặc trong các sản phẩm cần ổn định khi tan giá. Tinh bột photphate trộn khô với đường và hương liệu, cho vào sữa lạnh để định dạng sản phẩm bánh pudding. Tinh bột photphate còn được dùng để ổn định trạng thái nhũ tương của sốt mayonnaise, cải thiện chất lượng bánh mì... 5.3. Ứng dụng của cyclodextrin. - Công nghiệp dược: Sử dụng cyclodextrin làm chất bao có khả năng làm tăng hoạt tính sinh học cho các phân tủ chất khách thể. Phức này làm tăng khả năng hòa tan và hấp thụ thuốc. Như vậy có thể tiết kiệm thuốc và giảm tác dụng phụ của thuốc. Người ta thường dùng cyclodextrin để sản xuất steroit, thuốc giảm đau, thuốc chống nhiễm trùng. Một số thuốc thường ở dạng hỗn hợp raxemic không thể dùng điều trị được do phản ứng phụ của một trong số đồng phân enantiome.Tuy nhiên qua sắc kí ái lực với β-cyclodextrin sẽ cho phép chuyển hóa một số sản phẩm đồng phân - 118 -
  11. Tinh bột thực phẩm raxemic để có lợi cho điều trị như các chất phong bế β, các chất làm dịu, thuốc chống histamin, thuốc chống co giật, thuốc lợi niệu, các chất chống gây nghiện. - Nông nghiệp: Các cyclodextrin làm tăng năng suất của ngũ cốc. Ở những hạt giống được xử lí bằng b-cyclodextrin sự nảy mầm chậm lại vài ngày nhưng năng suất thu được cao hơn 20-40% so với mẫu đối chứng. - Công nghiệp thực phẩm: Sử dụng cyclodextrin để sản xuất dầu ăn, chất thơm, chất màu, vitamin… b-cyclodextrin được dùng để loại cholesterol trong chất béo của sữa, cũng như để vận tải các chất thơm. - Công nghiệp mỹ phẩm: Cyclodextrin được sử dụng trong sản xuất dầu bôi đầu, nước hoa… - Công nghiệp nông hóa: Cyclodextrin được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diẹt cỏ, thuốc trừ nấm… - Công nghiệp hóa dược: Các cyclodextrin được dùng để sản xuất các chất tẩy rửa, chất xúc tác, phân tách các hợp chất…Các cyclodextrin sau khi được ghép lên phân tử chất mang cao phân tử như sepharose 6B hay silicagel được dùng làm phối tử trong sắc kí ái lực. Các enzym cyclodextrin glucozyltransferaza, b- và a-amilaza của ngũ cốc đều được tinh sạch trên gel kiểu này. Pha cố định được ghép trên cơ sở các cyclodextrin thường được sử dụng trong phân tách các đồng phân. Các pha ghép này nhanh chóng thể hiện khả năng đáng ngạc nhiên trong trường hợp pha nghịch đảo cổ điển và thậm chí trong pha bình thường thì khả năng lựa chọn của chúng gần giống với khả năng của pha diol. Một ứng dụng nữa là ứng dụng phân tích các hỗn hợp raxemic bằng cách tạo nên phức đặc hiệu lập thể. - 119 -
  12. Tinh bột thực phẩm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương thị Minh Hạnh, 2003. Nghiên cứu các dạng biến hình tinh bột hoa màu và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm. Luận án tiến sĩ kỹ thuật. Trường đaih học bách khoa Đà Nẵng. 2. Trương thị Minh Hạnh, Lê Văn Hoàng, Biện Thị Khánh Phước, 2002. Nghiên cứu biến hình tinh bột bình tinh bằng phương pháp axít, Táp chí Khoa học và công nghệ số 2, tr. 30-34. 3. Trương Thị Minh Hạnh, Trần Thị Xô, Huỳnh Thanh Hiệp, Võ Văn Nha,2000. Biến hình tinh bột bằng phương pháp axít trong môi trường ancol. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình biến hình tinh bột. Kỹ yếu hội thảo khoa học công nghệ thực phẩm và bảo vệ môi trường, NXB Đại học Quốc gia T.P Hồ Chí Minh, tr. 114-122. 4. Lê Văn Hoàng, 2006. Ứng dụng và triển khai công nghệ sau thu hoạch. NXB Đà Nẵng. 5. Lê Văn Hoàng , Trương Thị Minh Hạnh, Châu Thanh Hiền,2002. Nghiên cứu biến hình tinh bột sắn dây bằng phương pháp enzym. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến hình tinh bột. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 9, tr.45-50. 6. Nguyễn Văn Khôi, 2005. Polysacarit và ứng dụng các dẫn xuất tan của chúng trong thực phẩm. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 7. Lâm Xuân Thanh,1996. Nghiên cứu các phương pháp biến hình protein đậu tương và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm. Luận án PTS Khoa học kỷ thuật, Trường đậi học Bách khoa Hà Nội. 8. Lê Ngọc Tú (chủ biên), 1999. Hóa học thực phẩm. NXB Khoa học và Kỷ thuật, Hà Nội 9. Lê Ngọc Tú (chủ biên), 2002. Biến hình sinh học các sản phẩm từ hạt. NXB Khoa học và Kỷ thuật, Hà Nội. - 120 -
  13. Tinh bột thực phẩm 10. Lê Ngọc Tú (chủ biên), 200. Hóa sinh công nghiệp. NXB Khoa học và Kỷ thuật, Hà Nội. 11. Các công trình nghiênc cứu ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm giai đoạn 1986-1995. NXb Khoa học và Kỷ thuật, Hà Nội. 12. Aguilera J.M, and D.W. Stanley, 1986, Food Engineering and process Appicatión, vol 2. Elservier Applied Sacience Publishers, London, 131. 13. Aguilera J.M., 1992, Genaration of engineered structions in gels, Physical Chemistry of Food, Marcel Dekker Tnc., NY, Basel and Hong Kong. 14. Atkinson. B., Matituna F. 1983, Biochemcal Engineering and Biotechnology, Handbook, p.120. The Nature Press, New York. 15. Durant G., Monsan P, 1982. Les enzymes- production et utilisation industrielles, Bordas, Paris. 16. Wolfgang-Gerharrtz. 1991. Enzymes im Industry- Production and applications VHC publishes. - 121 -
  14. Tinh bột thực phẩm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 Chương 1............................................................................................................................ 2 CẤU TẠO VÀTÍNH CHẤT CỦA TINH BỘT .............................................................. 2 1.1. Hình dạng, đặc điểm, kích thước hạt tinh bột. .................................................... 2 1.1.1. Dùng vi ảnh của kính hiển vi điện tử quét ..................................................... 4 1.1.2. Nghiên cứu kích thước trung bình của hạt tinh bột bằng phương pháp nhiễu xạ lazer. ...............................................................Error! Bookmark not defined. 1.2 Thành phần hóa học của tinh bột .......................................................................... 8 1.2.1 Thành phần cấu trúc của amiloza. ................................................................. 8 1.2.2 Thành phần cấu trúc của amilopectin ........................................................... 10 1.3. Các phản ứng tiêu biểu của tinh bột .................................................................. 11 1.3.1. Phản ứng thủy phân ...................................................................................... 11 1.3.2 Phản ứng tạo phức.......................................................................................... 12 1.3.3 Tính hấp phụ của tinh bột .............................................................................. 13 1.3.4. Khả năng hấp thụ nước và khả năng hòa tan của tinh bột ......................... 13 1.4 Những tính chất vật lí của huyền phù tinh bột trong nước.............................. 13 1.4.1 Độ tan của tinh bột.......................................................................................... 13 1.4.2 Sự trương nở ................................................................................................... 14 1.4.3 Tính chất hồ hóa của tinh bột ........................................................................ 14 1.4.4. Độ nhớt của hồ tinh bột ................................................................................. 15 1.4.5. Khả năng tạo gel và sự thoái hóa gel ............................................................ 15 1.5 Vai trò của tinh bột đối với chất lượng gạo ....................................................... 15 Chương 2.......................................................................................................................... 17 CÁC PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA TINH BỘT ....................................................................................................................... 17 2.1. Xác định tinh bột bằng phương pháp so màu. .................................................. 17 2.2. Xác định nhiệt độ hồ hóa của tinh bột bằng phương pháp phân tích nhiệt vi sai .................................................................................................................................. 22 2.3. Cách xác định độ hòa tan và khả năng hydrat hóa của tinh bột ..................... 23 - 122 -
  15. Tinh bột thực phẩm Chương 3.......................................................................................................................... 27 KỸ THUẬT SẢN XUẤT TINH BỘT ........................................................................... 27 3.1. Sản xuất tinh bột từ quả ...................................................................................... 27 *Tinh bột của các hạt họ đậu .................................................................................. 27 3.2. Sản xuất tinh bột từ ngũ cốc .............................................................................. 27 3.2.1. Lúa .................................................................................................................. 27 3.2.2. Hạt lúa mì ....................................................................................................... 28 3.2.3. Ngô ................................................................................................................. 29 3.3. Tinh bột của các loại củ ....................................................................................... 30 3.3.1. Khoai tây ......................................................................................................... 30 3.3.2. Khoai lang ...................................................................................................... 31 3.3.3. Sắn .................................................................................................................. 31 3.4. Các qui trình hiện đại sản xuất tinh bột ............................................................ 31 3.4.1 Các bước kỹ thuật sản xuất tinh bột .................................................................. 3.4.3. Thu tinh bột từ nguyên liệu củ ...................................................................... 31 3.4.3. Qui trình sản xuất tinh bột của Thái Lan: ................................................... 32 3.4.4 Qui trình sản xuất tinh bột photphate qui mô pilot ....................................... 47 Chương 4.......................................................................................................................... 49 BIẾN HÌNH TINH BỘT ................................................................................................ 49 4.1. Phương pháp biến hình vật lí .............................................................................. 49 4.1.1. Trộn với chất rắn trơ...................................................................................... 49 4.1.2. Biến hình bằng hồ hóa sơ bộ......................................................................... 49 4.1.3. Biến hình tinh bột bằng gia nhiệt khô ở nhiệt độ cao ................................. 50 4.2. Biến hình bằng phương pháp hóa học .............................................................. 52 4.2.1. Biến hình bằng axit........................................................................................ 52 4.2.1.1. Nghiên cứu phương pháp biến hình bằng phương pháp axít trong môi trường ancol. ......................................................................................................... 53 Cách xác định mức độ trùng hợp của tinh bột: ....................................................... 54 4.2.1.2 Nghiên cứu biến hình tinh bột bằng phương pháp axit trong môi trường nước ...................................................................................................................... 59 4.2.2. Biến hình tinh bột bằng kiềm ........................................................................ 65 - 123 -
  16. Tinh bột thực phẩm 4.2.3. Biến hình tinh bột bằng oxy hóa ................................................................... 66 4.2.4. Nghiên cứu biến hình tinh bột bằng phương pháp oxi hóa ....................... 68 4.2.5. Biến hình tinh bột bằng xử lí tổ hợp để thu nhận tinh bột keo đông .......... 72 4.2.6. Biến hình bằng cách tạo liên kết ngang ....................................................... 73 4.3 Biến hình sinh học tinh bột .................................................................................. 76 4.3.1 Các tác nhân biến hình tinh bột ..................................................................... 76 4.3.1.1 Các enzym thủy phân ................................................................................ 76 * Các enzym đặc hiệu với liên kết α-1,4 .................................................................... 76 * Các enzym đặc hiệu với liên kết α- 1,6 ................................................................... 84 * Các enzym đặc hiệu với liên kết α- 1,4 và α- 1,6 ................................................... 84 4.3.1.2 Các enzym xúc tác phản ứng tổng hợp các oligosaccarit......................... 86 * Nghịch đảo của phản ứng thủy phân ..................................................................... 86 * Enzym chuyển thủy phân (transhydrolaza) .......................................................... 86 * Enzym transferaza ................................................................................................... 88 4.2.1.3. Enzym đồng phân ..................................................................................... 89 4.3.2. Biến hình tinh bột bằng phản ứng thủy phân enzym để thu dextrin và các sản phẩm đặc thù ..................................................................................................... 90 4.3.2.1. Dextrin hóa: sự thủy phân nữa vời và thu nhận maltodextrin ................. 91 4.3.2.2. Đường hóa: sự phân cắt sâu sắc tinh bột ............................................... 93 * Đương lượng dextro và thành phần các oligosacarit ............................................ 94 * Độ ngọt và khả năng kết tinh của dịch đường tinh bột . ...................................... 94 * Khả năng giữ nước và tạo áp suất thẩm thấu ....................................................... 95 * Khả năng tạo nhớt của dung dịch đường tinh bột ................................................ 96 * Khả năng lên men của các sản phẩm thủy phân ................................................... 96 4.3.2.3. Sorbitol và manitol ................................................................................... 96 *Sorbitol- chất có vị ngọt nhưng không phải là đường ........................................... 96 * Sử dụng manitol trong sản xuất kẹo cao su ........................................................... 98 4.3.3. Biến hình tinh bột bằng phản ứng tổng hợp có enzym và sự chế tác cylodextrin .............................................................................................................. 100 4.3.3.1 Enzym xúc tác và cơ chế biến hình để tạo cyclodextrin.......................... 100 4.3.3.2. Cấu trúc và tính chất của các xyclodextrin ........................................... 102 - 124 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2