intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình dưa

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trời chập choạng, những luống hoa vạn thọ dưới tay tôi hình như đã bớt thẳng hàng. Vậy mà con Út Đẹt bên rào còn nhón chân qua bảo: - Bé Lùn! Bé Lùn nói nghe nè! - Gì? - Tôi dừng tay nhìn lên - Thằng Sơn Tinh nói nghỉ chơi với mày rồi! Từ nay mày đừng đòi đóng vai công chúa Mỵ Nương nữa nghe! Nó chỉ cho tao đóng thôi! - Xạo! Hồi nào tới giờ tao vẫn đóng mà!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình dưa

  1. Tình dưa Trời chập choạng, những luống hoa vạn thọ dưới tay tôi hình như đã bớt thẳng hàng. Vậy mà con Út Đẹt bên rào còn nhón chân qua bảo: - Bé Lùn! Bé Lùn nói nghe nè! - Gì? - Tôi dừng tay nhìn lên - Thằng Sơn Tinh nói nghỉ chơi với mày rồi! Từ nay mày đừng đòi đóng vai công chúa Mỵ Nương nữa nghe! Nó chỉ cho tao đóng thôi! - Xạo! Hồi nào tới giờ tao vẫn đóng mà! - Nhưng bây giờ nó hổng cho mày đóng nữa. Ai biểu mày hổng nhận trái dưa hấu nó cho, làm nó “quê một cục”. Trái dưa đó nó cực công mang từ rẫy về. Mỗi người cắt dưa chỉ được chủ tặng một trái, nó cho mày, sao không nhận? - Vì tao sợ… mẹ la. - Bởi vậy nó nghỉ chơi với mày rồi! Chơi với tao thôi. Tuổi thơ tôi, lứa tuổi mười ba, mười bốn ngày đó vui không sao tả xiết. Trong xóm đứa nào cũng mang những cái tên “nghe là biết người” do cha mẹ đặt. Hoặc không thì đứa nào có tên giông giống nhân vật trong tuồng hát là đều bị ghép thêm tên ngay. Thiết thì thêm “Mộc Chân” (nhân vật của tuồng Mắt em là bể oan cừu); Sơn thì thêm “tinh” (sự tích Sơn Tinh - Thủy Tinh); Hội thì thêm “Đồng Thăng” (tuồng Đời cô Lựu); Minh thì thêm “Khố Chuối” (tuồng Bên cầu dệt lụa).
  2. Sau những buổi đi học (thường là con gái còn được đi học chứ con trai 14 tuổi đã phải ra đồng phụ giúp cha mẹ) thì nhóm lại chơi đủ thứ trò. Nào là hát tuồng, chọi lon, trốn tìm. Lúc ấy điện chưa về nông thôn nên trò trốn tìm cực kỳ hồi hộp. Còn hát tuồng mỗi đứa phải mang đến góp một cây đèn dầu rồi phân vai ra mà hát. Tuồng thì nghe từ máy cát-xét nhà cô Loan thợ may. Từ sáng tới chiều chồng cổ đều bắt máy um sùm cả làng trên xóm dưới, nào những Gánh cỏ sông Hàn, Đêm lạnh chùa hoang, Người phu khiêng kiệu cưới, Mắt em là bể oan cừu, Sở Vân… nghe riết rồi đứa nào cũng có thể lên được hai ba câu vọng cổ, chỉ có điều lúc xuống giọng là “đứt dây cái tựt”. Có hai cô bé là tôi và Út Đẹt thì oẳn tù tì để vào vai công chúa Mị Nương (đứa nào thua đóng vai tì nữ), còn vai Sơn Tinh - Thủy Tinh thì thằng Sơn và thằng Thiết đóng, nhưng cũng oẳn tù tì, ai thắng thì đóng vai Sơn Tinh. Mà ai cũng ham vai tốt cho mình hết vì công chúa sẽ được mặc áo choàng bằng the (là chiếc khăn đội đầu của bà ngoại Út Đẹt), đầu đội vòng hoa kết từ hoa tigôn hồng tươi. Còn Sơn Tinh cầm kiếm dài, chuôi kiếm lủng lẳng túm vải vụn đủ màu xin từ tiệm may cô Loan. Đầu Sơn Tinh đội mão bằng lá mít kết vàng ươm! Nói chung là rất đẹp. Nhưng không hiểu sao cứ ba lần hát tuồng thì tôi và thằng Sơn đều oẳn tù tì thắng thằng Thiết và Út Đẹt hết hai lần. oOo Nhà tôi có ít đất, ba mẹ quanh năm ngoài lúc buôn bán ở chợ thì trồng thêm hoa vạn thọ. Tôi mười hai tuổi đã biết chu kỳ sinh trưởng của hoa vạn thọ là hai tháng rưỡi. Nào những hoa vạn thọ thường, vạn thọ cúc, vạn thọ Pháp… đều biết cả. Muốn đợt hoa sau nhiều hoa cái để bán được tiền thì khi tách hoa khô gieo giống chỉ lấy những hoa to, hoa nở đầu tiên trong liếp mà để riêng.
  3. Sơn mồ côi cha. Mẹ Sơn là người phụ nữ có vóc nhỏ nhắn nhưng cực siêng. Việc gì dì ấy cũng làm được. Từ giãy cỏ, chặt mì, bẻ bắp, cắt dưa, róc lá mía… Với dì ấy, mỗi ngày còng lưng đủ mua hai lít gạo và mớ cá nuôi bầy con trai ba đứa no lòng là đủ lắm rồi. Anh của Sơn 17 tuổi, thằng em út lên 8, Sơn 14. Anh của Sơn nghe đâu mắc chứng bệnh gì đó nếu ra nắng là bị xỉu. Anh chỉ ở trong nhà đọc sách. Anh có cả rương truyện “Thằng Bờm” làm chúng tôi mê tít thò lò. Nhưng chỉ được phép ghé mắt nhìn chứ không bao giờ mượn được vì anh bảo “Mấy cưng nhỏ lắm, coi rồi giành nhau rách sách của anh. Chừng nào lớn thì anh cho mượn”. Lớn á? Ai thèm đọc truyện tranh nữa. Vậy nên tôi không hay sang nhà Sơn dù cách nhau có một phần đất trống. - Sơn Tinh, sao mày ngồi đây, tối thui rồi? Sơn ngồi thu lu tại gốc dừa ngoài cổng nhà tôi tự bao giờ. Tôi tung tăng tay nắm nhang cháy đỏ, tay cầm khúc khoai mì hâm hấp nóng, đi mua trà cho ba. Chả là nhà có khách đột xuất mà hết trà. Nắm nhang này làm “đuốc” cho đỡ sợ ma ấy mà. - Hồi chiều tao giãy cỏ sau nhà, giãy nhanh quá, đứt mấy dây mướp của má, tao sợ má uýnh… - Dì Ba chưa về à? - Chưa. Hổng biết sao bữa nay má tao về trễ vậy. Mà tao ngồi đây là để chờ mày… - Chờ tao làm chi? - Má tao về chửi vụ dây mướp thì mày nói giùm tại mày lùa con heo bị đứt nhen?
  4. - Nhưng heo nhà tao đâu có sổng chuồng? - Thì… cứ nói đại vậy. Bả thương mày nên hổng la. Rồi từ từ tao trồng lại. Chứ bả biết là tao giãy chết nó chắc bả đánh nát lưng! - Ừ! Nhưng… tao sợ nói láo mai mốt chết bị quỷ sứ cắt lưỡi quá! - Chừng đó… mày kêu quỷ sứ cắt lưỡi tao là lưỡi mày còn y hà! Sơn nhỏ con mà còn đen nhẻm, trời chập choạng muỗi như vãi trấu. Vậy mà chỉ mặc một chiếc quần đùi, đi chân không, cái lưng còn vương đầy bụi đất. Tội nghiệp Sơn quá nên tôi nhận lời chứ kỳ thật tôi vẫn còn ghét anh Sơn vì không cho mượn truyện tranh. Giúi vào tay Sơn khúc khoai mì, tôi bước nhanh về quán tạp hóa ông Ba Bắc. Hôm ấy dì Ba không đánh đòn Sơn được vì dì đi róc lá mía bị rắn cắn phải nằm viện. Ba anh em Sơn tự nấu cơm nuôi nhau. Ngày sau mẹ bảo tôi mang cho anh em Sơn nồi canh đu đủ to sầm. Cây đu đủ đầy trái nhưng con heo sổng chuồng ra ủi bật gốc, trái rơi trái rụng. Sơn giúi vào tay tôi những ba quyển truyện Thằng Bờm và quả dưa hấu to sầm: “Về cho em mày ăn với. Truyện đọc nhớ đừng rách. Tao chôm của ổng cho mày mượn đó”. Mười lăm tuổi. Tôi thấy hình như mình đã nhìn thằng bạn hàng xóm bằng ánh mắt lạ lẫm lắm. Nhỏ Út Đẹt thì cứ “đẹt ngắt” như trẻ lên tám dù bạn bè trang lứa đã nhưng nhức nơi ngực áo. Nó cứ xun xoe khen chiếc áo lót mẹ may cho tôi rồi bảo: “Kêu mẹ mày may cho tao một cái với nghen bé Lùn!”. Đấy là chiếc áo lót đầu tiên của mình, do mẹ may từ vải katê, có chấm hoa cà tim tím. Nhà cứ thông thốc từ trên xuống dưới, nhà tắm cũng chẳng có vì trước giờ cứ con nít thì cởi truồng ra tắm,
  5. người lớn thì chờ tối mới xối nhanh vài ca nước lên cả bộ quần áo là xong. Tôi loay hoay mãi mới tìm được chỗ mặc thử chiếc áo lót đầy háo hức. Đó là ngoài góc nhà sau, nơi cự củi. Chiếc áo lót là một miếng vải băng ngang ngực, có sáu chiếc nút bóp gài lộc cộc vào nhau, bề cao chừng 15cm. Xiết cứng và nhức ngực không thể tả. Gài không hết nút, cũng không cởi ra kịp, trên cánh tay còn vướng cái áo dài tay như hai cái cánh gà rũ xuống, tôi chạy ào vào bếp gọi mẹ giúp thì chạm “cốp” phải một cái đầu. - Tối thui, ăn mặc gì kỳ vậy bà nội? Là thằng Sơn “tinh”. Nhưng không phải là người hùng dời núi bốc thành nữa mà bây giờ là tinh ranh, tinh quái. - Mày rình ăn trộm nhà tao à? - Tôi hét lên. - Trộm… cái quần! - Nó nổi cáu - Con rắn bự bằng bắp chân từ bên nhà tao đập chạy qua đây. Xém bắt được thì đụng đầu mày… - Rắn? - Tôi ngã sấp còn kịp nghe nhiều tiếng kêu ồn ào. oOo Mười bảy tuổi. Thằng Sơn làm “đầu công” đi chặt mì, hái dưa, róc lá mía. Mỗi buổi đi làm về nó đều mang cho tôi nhiều quà. Ấy là những bó mía mót cứng còng (mía đường mà) ốm ròm như cây trúc. Ấy là những quả dưa hấu to đùng nhưng nứt một bên vì “Gói trong mấy lớp áo, bỏ ngoài nắng cả ngày, sao không nứt?”. Tôi học hết lớp 10 thì sang nhà cô Loan học may, bởi nhà đông con quá, ba mẹ không lo xuể. Sơn mỗi chiều đi làm về đều “thảy” quà trước nhà cô Loan, tự tôi biết thứ ấy dành cho mình và mang vô.
  6. Nhưng dạo này mẹ không cho nhận quà của Sơn nữa. “Mình có làm ơn làm nghĩa gì cho người ta mà cứ nhận quà bánh hoài, không nên đâu con”. Tôi bảo, bạn bè mà, đó của Sơn đi làm mang về chứ có mua bán gì mà mẹ lo tốn tiền? Mẹ lại nói, con gái con trai lớn cồ rồi, không thể gọi nhau là mày tao, là bạn bè bá vai, bá cổ được. Tôi thì nhớ về tuồng hát Sơn Tinh - Thủy Tinh, cảnh Sơn trong vai Sơn Tinh đánh với Thiết vai Thủy Tinh - vừa đánh kiếm sao cho kêu bộp bộp (kiếm bằng tre mà) cho khán giả khoái chí, vừa dang tay che cho Mỵ Nương khỏi trúng kiếm của Thủy Tinh mà thấy thương Sơn quá đỗi. Sao mẹ lại cấm chúng tôi thân thiện như hồi nào? Mẹ Sơn mất do lao động quá sức. Anh của Sơn nương náu vào một ngôi chùa. Nhà còn hai anh em nuôi nhau. Tôi theo người dì lên thị trấn làm nghề may “để có tương lai hơn”- mẹ bảo vậy. Hai mươi tuổi - Sơn đã là ông chủ rẫy dưa to sầm. Đất mướn thôi, nhưng mình làm chủ lấy mình và xen canh được. Hết trồng dưa thì trồng hành, trong hành có rau dền cơm, rau đắng mọc chung, chịu khó tưới để nhổ hành rồi bán rau cũng khá tiền. Dưa Sơn trồng toàn giống Hắc mỹ nhân, da xanh đen nhưng ruột đỏ ngọt tan trên đầu lưỡi. Dịp nào dưa chín, lên thị trấn mua sắm gì đó cho mùa màng Sơn đều mang lên cho tiệm may dì tôi vài trái. “Của cây nhà lá vườn còn tươi nguyên, ăn thoải mái! Chứ hổng phải lén giấu rồi ủ nắng đến nứt nẻ như ngày nào đâu nghen bà”. Sơn bảo tôi. Tôi cười híp mắt. Vỏ dưa ăn xong chà lên mặt nghe mát rượi một mối tình. Vụ dưa này Sơn đầu tư rất nhiều, mang cả giấy đỏ thế chấp - là thế chấp cho bọn cho vay nóng vay nguội chứ không phải cho ngân hàng. Bởi vụ dưa tết rất “trúng” nên bây giờ Sơn ỷ y.
  7. Vậy mà dưa bây giờ bán đầy đường, xanh tươi mát mặt, đỏ bầm gan ruột nhưng chỉ bốn - năm ngàn một ký. Ấy là phải tự mang từ ruộng ra bán chứ sang cho thương lái chỉ có hai ngàn. Lỗ tận xương tủy. Chủ nợ réo từng ngày, hăm dọa không trả đúng hẹn sẽ “xiết đất, xiết nhà”. Thằng em mười bốn tuổi của Sơn đạp xe cọc cạch lên thị trấn hỏi tôi có cách nào giúp đỡ. Sơn sợ chủ nợ nên bỏ nhà đi mất rồi. Rẫy dưa đỏ bầm chua loét mùi rạn vỡ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2