intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình bệnh tụ huyết trùng dê tại một số huyện, thành phố của tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua tiến hành điều tra 957 dê nuôi tại 4 khu vực thuộc tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi có một số nhận xét sau: Tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng khác nhau ở từng huyện, tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 8,15%, tỷ lệ chết trung bình là 16,66%; Vụ Hè Thu, tỷ lệ mắc bệnh là 9,62% và tỷ lệ chết là 17,39%, cao hơn vụ Đông Xuân (tỷ lệ mắc bệnh 6,66% và tỷ lệ chết 15,62%).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình bệnh tụ huyết trùng dê tại một số huyện, thành phố của tỉnh Thái Nguyên

Đỗ Quốc Tuấn và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 107(07): 53 - 56<br /> <br /> TÌNH HÌNH BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG DÊ TẠI MỘT SỐ HUYỆN,<br /> THÀNH PHỐ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> Đỗ Quốc Tuấn*, Hoàng Thị Thu Trang, Phan Văn Nam<br /> Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Qua tiến hành điều tra 957 dê nuôi tại 4 khu vực thuộc tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi có một số<br /> nhận xét sau:<br /> Tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng khác nhau ở từng huyện, tỷ lệ mắc bệnh trung bình<br /> là 8,15%, tỷ lệ chết trung bình là 16,66%;<br /> Vụ Hè Thu, tỷ lệ mắc bệnh là 9,62% và tỷ lệ chết là 17,39%, cao hơn vụ Đông Xuân (tỷ lệ mắc<br /> bệnh 6,66% và tỷ lệ chết 15,62%).<br /> Lứa tuổi dê khác nhau, mức độ mẫn cảm với bệnh tụ huyết trùng cũng khác nhau, lứa tuổi 2 - 6<br /> tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh tới 7,53%, tỷ lệ chết tới 22,72%, ở lứa tuổi > 6 tháng, tỷ lệ mắc bệnh<br /> là 7,09% và chết là 8,82% (thấp hơn tương ứng là 0,44% và 13,90% so với giai đoạn trước).<br /> Từ khóa: Dê, vi khuẩn, tụ huyết trùng<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Trong những năm gần đây, chăn nuôi của tỉnh<br /> Thái Nguyên phát triển mạnh, trong đó có<br /> chăn nuôi dê. Khi đàn gia súc phát triển thì<br /> dịch bệnh cũng tăng lên, gây tổn thất đáng kể<br /> cho người chăn nuôi. Một trong những bệnh<br /> đang đe doạ sự phát triển của đàn dê của tỉnh<br /> trong thời gian qua là bệnh tụ huyết trùng<br /> (THT) dê. Để có cơ sở cho việc đề ra những<br /> biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn<br /> dê nuôi tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tiến<br /> hành "Nghiên cứu tình hình bệnh tụ huyết<br /> trùng dê tại một số huyện, thành phố của tỉnh<br /> Thái Nguyên".<br /> NỘI DUNG VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br /> PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nội dung<br /> - Điều tra tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh tụ<br /> huyết trùng dê.<br /> - Ảnh hưởng của mùa vụ đến bệnh tụ huyết<br /> trùng dê<br /> - Điều tra bệnh tụ huyết trùng dê theo lứa tuổi.<br /> Vật liệu<br /> - Bệnh tụ huyết trùng dê nuôi tại một số xã<br /> thuộc các huyện, thành phố của tỉnh Thái<br /> Nguyên.<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912 500 027; Email: tuancthssv@gmail.com<br /> <br /> - Mẫu bệnh phẩm là phổi, dịch nhày cuống<br /> họng, xương ống của dê chết có biểu hiện<br /> bệnh tích tụ huyết trùng.<br /> - Động vật thí nghiệm: chuột nhắt trắng khỏe<br /> mạnh (18-20g/con)<br /> - Các loại môi trường hóa chất nuôi cấy phân<br /> lập vi khuẩn<br /> Phương pháp<br /> - Dùng phương pháp điều tra, phân tích các<br /> kết quả thu thập được<br /> - Số liệu thu được xử lý theo phương pháp<br /> toán học thông dụng<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Kết quả điều tra bệnh tụ huyết trùng dê tại<br /> các huyện và khu vực thành phố của tỉnh<br /> Thái Nguyên<br /> Đã tiến hành điều tra 957 dê nuôi tại các<br /> huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ và<br /> thành phố Thái Nguyên để xác định tỷ lệ mắc,<br /> tỷ lệ chết do bệnh tụ huyết trùng. Kết quả<br /> được trình bày ở bảng 1.<br /> Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng của<br /> đàn dê nuôi tại các huyện thuộc tỉnh Thái<br /> Nguyên trung bình là 8,15%, nhưng khác<br /> nhau ở các khu vực (các huyện trong tỉnh). Tỷ<br /> lệ mắc cao nhất là ở Đồng Hỷ (8,69 %), tiếp<br /> theo là huyện Phú Lương (7,57 %), thấp nhất<br /> là Định Hoá (5,67 %).<br /> 53<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đỗ Quốc Tuấn và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 107(07): 53 - 56<br /> <br /> Tỷ lệ chết do bệnh tụ huyết trùng dê trung bình là 19,40 % và tỷ lệ chết cũng khác nhau ở các<br /> huyện, cao nhất là xã Phú Lương (20,83%), 2 xã còn lại là Đồng Hỷ, Định Hoá có tỷ lệ chết thấp<br /> hơn, tương ứng là 16,66 % và 14,28 %, thành phố Thái Nguyên có tỷ lệ thấp nhất (13,33 %). Sự<br /> khác nhau này là do vị trí địa lý, tỷ lệ tiêm phòng của các huyện khác nhau, huyện Phú Lương có<br /> tỷ lệ tiêm phòng hàng năm đạt thấp hơn so với huyện Định Hoá, Đồng Hỷ và thành phố, nên tỷ lệ<br /> mắc bệnh tụ huyết trùng cao hơn.<br /> Bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng dê ở các huyện và khu vực thành phố Thái Nguyên<br /> Số<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Địa điểm điều tra<br /> Định Hóa<br /> Phú Lương<br /> Đồng Hỷ<br /> Thành phố<br /> Tổng số<br /> <br /> Số dê điều<br /> tra (con)<br /> <br /> Số con mắc<br /> bệnh (con)<br /> <br /> Tỷ lệ mắc<br /> bệnh (%)<br /> <br /> Số con chết<br /> (con)<br /> <br /> Tỷ lệ chết<br /> (%)<br /> <br /> 370<br /> 317<br /> 138<br /> 132<br /> 957<br /> <br /> 21<br /> 24<br /> 18<br /> 15<br /> 78<br /> <br /> 5,67<br /> 7,57<br /> 8,69<br /> 7,57<br /> 8,15<br /> <br /> 3<br /> 5<br /> 3<br /> 2<br /> 13<br /> <br /> 14,28<br /> 20,83<br /> 16,66<br /> 13,33<br /> 19,40<br /> <br /> Ảnh hưởng của mùa vụ đến bệnh Tụ huyết trùng dê nuôi tại các huyện, thành phố của tỉnh<br /> Thái Nguyên<br /> Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia thành 2 mùa vụ: vụ Hè - Thu từ tháng 4 đến tháng 10, vụ<br /> Đông - Xuân từ tháng 11 đến tháng 3. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến<br /> bệnh tụ huyết trùng dê ở 4 địa điểm của tỉnh Thái Nguyên, kết quả được trình bày ở bảng 2.<br /> Bảng 2: Tỷ lệ dê mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng theo mùa vụ tại các huyện,<br /> thành phố của tỉnh Thái Nguyên<br /> Mùa vụ<br /> Địa điểm<br /> Định Hóa<br /> Phú Lương<br /> Đồng Hỷ<br /> Thành phố<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Số dê<br /> điều tra<br /> (con)<br /> 187<br /> 150<br /> 72<br /> 69<br /> 478<br /> <br /> Vụ Hè - Thu<br /> Dê mắc<br /> bệnh (con)<br /> SL<br /> %<br /> 12<br /> 6,41<br /> 14<br /> 9,33<br /> 11<br /> 15,27<br /> 9<br /> 13,04<br /> 46<br /> 9,62<br /> <br /> Dê chết<br /> bệnh (con)<br /> SL<br /> %<br /> 2<br /> 16,66<br /> 3<br /> 21,42<br /> 2<br /> 18,18<br /> 1<br /> 11,11<br /> 8<br /> 17,39<br /> <br /> Số dê<br /> điều tra<br /> (con)<br /> 183<br /> 167<br /> 66<br /> 63<br /> 479<br /> <br /> Vụ Đông - Xuân<br /> Dê mắc<br /> Dê chết<br /> bệnh (con)<br /> bệnh (con)<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> 9<br /> 4,91<br /> 1<br /> 11,11<br /> 10<br /> 5,98<br /> 2<br /> 20,00<br /> 7<br /> 10,60<br /> 1<br /> 14,28<br /> 6<br /> 9,52<br /> 1<br /> 16,66<br /> 32<br /> 6,66<br /> 5<br /> 15,62<br /> <br /> Số liệu bảng 2 cho thấy: Trong tổng số 478 dê điều tra ở vụ Hè – Thu, số con mắc bệnh là 46,<br /> chiếm 9,62 %, số con chết là 8, chiếm tỷ lệ 17,39 %. Vụ Đông - Xuân với số dê điều tra là 480<br /> con, số con mắc bệnh là 32, chiếm tỷ lệ (6,66%), số con chết là 5, chiếm tỷ lệ 15,62%. Như vậy,<br /> tỷ lệ dê mắc và chết do bệnh tụ huyết trùng trong vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông - Xuân tại các<br /> địa điểm nghiên cứu. Tỷ lệ này cũng phù hợp với từng huyện nghiên cứu, cụ thể: Ở Định Hóa tỷ<br /> lệ dê mắc bệnh trong vụ Hè - Thu là 6,41%, chết là 16,66% so với vụ Đông - Xuân tương đương<br /> là 4,91 % và 11,11%; Tương tự, các huyện khác như Phú Lương là 9,33 % và 21,42% so với<br /> 5,98% và 20,00 %; huyện Đồng Hỷ là 15,27 % và 18,18 % so với 10,60% và 14,28 %; còn ở khu<br /> vực thành phố là 13,04 %và 11,11 % so với 9,52 % và 16,66 %; Sự sai khác này có ý nghĩa với<br /> P<br /> 6 tháng tuổi, kết quả được trình bày ở bảng 3.<br /> Bảng 3: Tỷ lệ dê mắc bệnh tụ huyết trùng và chết theo lứa tuổi<br /> Tuổi<br /> dê<br /> Địa điểm<br /> Định Hóa<br /> Phú Lương<br /> Đồng Hỷ<br /> Thành phố<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Số dê<br /> kiểm<br /> tra<br /> (con)<br /> 187<br /> 150<br /> 72<br /> 69<br /> 478<br /> <br /> Lứa tuổi 2 - 6 tháng<br /> Số<br /> Tỷ<br /> Số<br /> con<br /> lệ<br /> con<br /> mắc<br /> (%)<br /> chết<br /> bệnh<br /> 12<br /> 6,41<br /> 2<br /> 14<br /> 9,33<br /> 4<br /> 9<br /> 12,50<br /> 2<br /> 9<br /> 13,04<br /> 2<br /> 44<br /> 7,53<br /> 10<br /> <br /> Số liệu bảng 3 cho thấy: Mức độ cảm nhiễm<br /> với bệnh tụ huyết trùng ở các lứa tuổi dê có<br /> sự khác nhau theo lứa tuổi, cụ thể là ở lứa tuổi<br /> 2 - 6 tháng, tổng số dê nghiên cứu là: 478<br /> con, số con mắc bệnh là 44, chiếm tỷ lệ<br /> 7,53% và 10 con chết, chiếm tỷ lệ 22,72%. Ở<br /> lứa tuổi > 6 tháng số dê nghiên cứu là 479<br /> con nhưng chỉ có 34 con mắc bệnh, chiếm tỷ<br /> lệ 7,09 % và 3 con chết chiếm tỷ lệ 8,82%.<br /> Như vậy tỷ lệ mắc bệnh và chết do THT dê ở<br /> lứa tuổi 2-6 tháng cao hơn dê trên 6 tháng<br /> tuổi. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê,<br /> với P < 0,05 và cũng hoàn toàn phù hợp với<br /> quy luật mắc bệnh theo lứa tuổi của dê đối<br /> với bệnh tụ huyết trùng mà các tác giả trước<br /> đây đã nghiên cứu…<br /> KẾT LUẬN<br /> Từ kết quả nghiên cứu tình hình bệnh tụ huyết<br /> trùng dê tại 4 khu vực thuộc tỉnh Thái<br /> Nguyên, chúng tôi có một số nhận xét sau:<br /> - Đàn dê nuôi ở 3 huyện và khu vực thành<br /> phố có tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh tụ<br /> huyết trùng có sự khác nhau theo khu vực,<br /> tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 8,15%, tỷ lệ<br /> chết trung bình là 16,66%, cao hơn kết quả<br /> của Cao Văn Hồng (2001) [1], nghiên cứu<br /> ở Đắc Lắk.<br /> - Tại các huyện nghiên cứu, bệnh tụ huyết<br /> trùng dê xảy ra trong vụ hè thu với tỷ lệ mắc<br /> bệnh tới 9,62% và tỷ lệ chết 17,39% cao hơn<br /> vụ Đông Xuân, chỉ mắc bệnh với tỷ lệ 6,66%<br /> và tỷ lệ chết chỉ 15,62%. Kết quả này phù hợp<br /> <br /> Tỷ<br /> lệ<br /> chết<br /> (%)<br /> 16,66<br /> 28,57<br /> 22,22<br /> 22,22<br /> 22,72<br /> <br /> Số dê<br /> kiểm<br /> tra<br /> (con)<br /> 183<br /> 167<br /> 66<br /> 63<br /> 479<br /> <br /> Lứa tuổi > 6 tháng<br /> Số<br /> Tỷ<br /> Số<br /> con<br /> lệ<br /> con<br /> mắc<br /> (%)<br /> chết<br /> bệnh<br /> 9<br /> 4,91<br /> 1<br /> 10<br /> 4,93<br /> 1<br /> 9<br /> 13,63<br /> 1<br /> 6<br /> 9,52<br /> 0<br /> 34<br /> 7,09<br /> 3<br /> <br /> Tỷ<br /> lệ<br /> chết<br /> (%)<br /> 11,11<br /> 10,00<br /> 11,11<br /> 0<br /> 8,82<br /> <br /> với sự phát triển của mầm bệnh Pasteurella<br /> multocida và quy luật phát sinh bệnh tụ huyết<br /> trùng, tương đồng với ý kiến nhận xét của<br /> Dương Thế Long (1995) [2], nghiên cứu tiến<br /> hành ở Sơn La, và của Nguyễn Vĩnh Phước<br /> (1978) [3].<br /> - Dê nuôi ở các huyện và khu vực thành phố,<br /> ở độ tuổi khác nhau, mức độ mẫn cảm với<br /> bệnh tụ huyết trùng cũng khác nhau, lứa tuổi<br /> 2 - 6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh tới 7,53%,<br /> tỷ lệ chết tới 22,72%, cao hơn lứa tuổi > 6<br /> tháng, chỉ mắc với tỷ lệ 7,09% và chết là<br /> 8,82%. Kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù<br /> hợp với kết quả nghiên cứu của Cao Văn<br /> Hồng (2001) [1], thực hiện ở Đắc Lăk và tính<br /> mẫn cảm bệnh tụ huyết trùng theo lứa tuổi đã<br /> được nhiều tác giả đưa ra.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Cao Văn Hồng, (2002), Nghiên cứu đặc điểm<br /> dịch tễ bệnh THT trâu, bò, lợn tại Đắc Lắc và một<br /> số biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sỹ Nông<br /> nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.<br /> 2. Dương Thế Long, (1995), “Nghiên cứu một số<br /> đặc điểm dịch tễ và vi khuẩn học của bệnh tụ<br /> huyết trùng trâu bò ở Sơn La để xác định biện<br /> pháp phòng trị thích hợp”, Luận án Phó tiến sỹ<br /> Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông<br /> nghiệp Việt Nam, Hà Nội.<br /> 3. Nguyễn Vĩnh Phước, (1979), Giáo trình bệnh<br /> truyền nhiễm gia súc, Nhà xuất bản Nông thôn, Hà<br /> Nội, tr:223 - 231.<br /> <br /> 55<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đỗ Quốc Tuấn và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 107(07): 53 - 56<br /> <br /> SUMMARY<br /> SITUATION OF PASTEURELLOSIS IN GOATS AT SOME LOCATIONS OF<br /> THAI NGUYEN PROVINCE<br /> Do Quoc Tuan*, Hoang Thi Thu Trang, Phan Van Nam<br /> College of Agriculture and Forestry - TNU<br /> <br /> From the research on Pasteurellosis conducted at some locations of Thai Nguyen province, we<br /> have drawn some following conclusions:<br /> - The average of infection rate was 8.15%, mortality was 16.66%.<br /> - The infection and mortality rate in the Summer - Autumn were 9.62% and 17.39%, higher than<br /> those in the Winter - Spring which were only 6.66% and 15.62%<br /> - The rate of infection and mortality goats at the age of 2 - 6 months were 7.53% and 22.72%,<br /> higher than those at the age of more 6 months which were only 7.09% and 8.82%.<br /> Key words: Goats, Bacteria, Pasteurrllosis.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 22/4/2013; Ngày phản biện:23/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br /> Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Quang Tính - Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912 500 027; Email: tuancthssv@gmail.com<br /> <br /> 56<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2