intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình khai thác, sử dụng và biện pháp phòng tránh một số loài cá biển có gai độc ở Nha Trang, Khánh Hòa

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi năm nước ta có hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến các loài sinh vật biển mang độc tố. Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2012 nhằm cung cấp những thông tin về tình hình khai thác và sử dụng một số loài cá biển mang độc tố, nhóm cá có gai độc tại Nha Trang – Khánh Hòa. Các mẫu cá độc được thu gom tại các cảng và các chợ đầu mối, các bãi triều ven biển và từ các ngư dân khai thác quanh vùng biển Nha Trang và được phân loại thông qua các tài liệu phân loại cá hiện hành trong và ngoài nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình khai thác, sử dụng và biện pháp phòng tránh một số loài cá biển có gai độc ở Nha Trang, Khánh Hòa

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2014<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH<br /> MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN CÓ GAI ĐỘC Ở NHA TRANG - KHÁNH HÒA<br /> STATUS OF EXPLOITATION, UTILIZATION AND PREVENTIVE MEASURES<br /> OF SOME VENOMOUS SPINE FISH SPECIES IN NHA TRANG – KHANH HOA<br /> Lê Thị Hồng Mơ1, Trần Văn Dũng2<br /> Ngày nhận bài: 06/9/2013; Ngày phản biện thông qua: 09/01/2014; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mỗi năm nước ta có hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến các loài sinh vật biển mang độc tố. Nghiên cứu<br /> được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2012 nhằm cung cấp những thông tin về tình hình khai thác và sử dụng một số loài cá<br /> biển mang độc tố, nhóm cá có gai độc tại Nha Trang – Khánh Hòa. Các mẫu cá độc được thu gom tại các cảng và các chợ<br /> đầu mối, các bãi triều ven biển và từ các ngư dân khai thác quanh vùng biển Nha Trang và được phân loại thông qua các<br /> tài liệu phân loại cá hiện hành trong và ngoài nước. Đồng thời, kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)<br /> và phương pháp điều tra qua phiếu (SQ) nhằm tìm hiểu về tình hình khai thác và sử dụng các loài cá độc. Kết quả điều tra<br /> cho thấy, sản lượng cá mang độc tố được khai thác và sử dụng hàng ngày là rất lớn (150 kg/ngày/hộ). Ngoài 10 loài cá nóc<br /> độc đã được công bố trước đó, còn có 14 loài cá có gai độc thường được người dân khai thác và sử dụng làm thực phẩm,<br /> làm cảnh và thức ăn chăn nuôi. Nhìn chung, các thông tin và hiểu biết của người dân về các loài cá độc này còn hạn chế.<br /> Nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ ngộ độc từ việc khai thác và sử dụng các loài cá này.<br /> Từ khóa: cá mang độc tố, gai độc, khai thác, phòng chống ngộ độc, sử dụng<br /> <br /> ABSTRACT<br /> There are hundreds of cases of food poisoning related to exploitation and utilization of poisonous marine animals.<br /> This investigation was conducted from 2011 to 2012 to provide information about the status of exploitation and utilization<br /> of some venomous fish in Nha Trang – Khanh Hoa. Venomous fish samples were collected in fishing ports, wholesale<br /> markets, coastal areas and from fishermen exploited around Nha Trang coastal areas and then identified by common<br /> classification materials at home and abroad. The survey methods of rapid rural appraisal (RRA) and questionnaires were<br /> carried out to learn about the status of exploitation and utilization of venomous fish. The result showed that a large amount<br /> of venomous fish were daily exploited and utilized (150 kg/day/household). Apart from 10 poisonous puffer fish species<br /> published in the previous paper, there were also 14 other venomous fish species commonly exploited and utilized by<br /> inhabitants and then used for food, ornament and feed for animal husbandry. In general, the information and inhabitants’<br /> knowledge of venomous fish species were still limited. This survey also put forward a great number of solutions to reduce<br /> the risk of food poisoning related to exploitation and utilization of venomous fish.<br /> Keywords: exploitation, poisoning prevention and treatment, utilization, venomous fish, venomous spine<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hải sản nói chung và cá biển nói riêng là loại<br /> thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi giá trị<br /> dinh dưỡng cao và mùi vị thơm ngon của chúng.<br /> Tuy nhiên, nhiều loài hải sản được biết đến có mang<br /> độc tố gây chết người [7],[9],[12],[15],[19],[20],[22].<br /> <br /> 1<br /> <br /> Các vùng biển nước ta đã ghi nhận 39 loài sinh vật<br /> độc hại, có khả năng gây chết người bao gồm 22<br /> loài cá, 10 loài rắn biển, 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc<br /> cối, 3 loài cua hạt và 1 loài sam [7]. Trên thế giới đã<br /> thống kê được ít nhất 1.200 loài cá biển mang độc<br /> tố [13].<br /> <br /> ThS. Lê Thị Hồng Mơ, 2 ThS. Trần Văn Dũng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> Nguồn gốc độc tố và phương thức gây độc của<br /> các loài cá mang độc tố rất đa dạng. Các chất độc<br /> có thể do bản thân các loài cá mang độc hoặc do<br /> ăn phải những loài sinh vật khác có chứa độc tố<br /> như tảo, vi khuẩn và nguyên sinh động vật [15]. Con<br /> người có thể bị ngộ độc thông qua con đường ăn<br /> uống (cá nóc, cá trích, cá chình, cá mòi đường, cá<br /> hồng,…), bị chúng cắn/chích (cá mao tiên, cá mặt<br /> quỷ, cá đuối, cá ngát,…) hoặc có thể bằng cả hai<br /> cách trên (cá chình, cá nóc,…) [7],[15]. Bản chất<br /> của các loại độc tố ở cá chủ yếu thuộc nhóm chất<br /> độc thần kinh thường gặp là tetrodotoxin, hay một<br /> số chất độc có bản chất là protein,… Hầu hết chúng<br /> là những chất độc rất nguy hiểm có thể gây tử vong<br /> trong thời gian ngắn ở liều lượng thấp. Người bị<br /> nhiễm độc, tùy theo mức độ nặng nhẹ, có thể biểu<br /> hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, rối loạn thần kinh,<br /> co giật, liệt cơ, hoại tử, hôn mê, trụy tim mạch và<br /> chết [2]. Các cơ quan mang độc tố ở cá cũng rất<br /> đa dạng, chúng có thể nằm trong nội tạng, tuyến<br /> sinh dục, cơ, da, xương, tia vây hay các gai độc<br /> [4],[6],[9],[15],[19].<br /> Trên thế giới cũng như trong nước, nhiều<br /> trường hợp ngộ độc do vô tình hay cố ý tiếp xúc với<br /> các loài cá có gai độc đã được báo cáo, và nhiều<br /> trường hợp nhiễm độc nặng và tử vong đã được ghi<br /> nhận [7], [17], [23]. Sự thiếu hụt các thông tin nghiên<br /> cứu, cảnh báo, nhận biết cũng như các biện pháp<br /> phòng tránh những loài cá có mang độc tố này là<br /> một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng<br /> các trường hợp ngộ độc. Điều tra về tình hình khai<br /> thác, sử dụng và đề xuất một số biện pháp phòng<br /> tránh ngộ độc gây ra do các loài cá độc, đặc biệt là<br /> nhóm cá có gai độc, là rất cần thiết góp phần nâng<br /> cao ý thức người dân và hạn chế những trường hợp<br /> ngộ độc có liên quan.<br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2011 đến<br /> năm 2012 trên các loài cá độc tại vùng biển Nha<br /> Trang – Khánh Hòa. Các mẫu cá độc được thu tại<br /> các cảng cá và chợ đầu mối, các bãi triều ven biển<br /> và từ các ngư dân lặn bắt quanh khu vực vùng biển<br /> Nha Trang – Khánh Hòa. Trong quá trình điều tra,<br /> tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân và thông<br /> qua trả lời các bản câu hỏi (phương pháp đánh giá<br /> nhanh nông thôn - RRA và phương pháp điều tra<br /> qua phiếu - SQ) nhằm tìm hiểu về tình hình khai thác,<br /> <br /> Số 1/2014<br /> chế biến và sử dụng các loài cá độc; cách nhận biết<br /> các bộ phận và cơ quan có chứa độc tố, phương<br /> pháp loại bỏ các loại độc tố đó. Các mẫu cá được<br /> thu, phân tích và định loại thông quan các tài liệu<br /> phân loại cá biển thông dụng [15], [16]. Các mẫu<br /> cá độc được lưu giữ tại Bảo tàng Thủy sinh vật Trường Đại học Nha Trang phục vụ công tác tuyên<br /> truyền, giảng dạy và tham quan.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Trình độ của người tham gia khai thác và<br /> sử dụng một số loài cá mang độc tố<br /> Kết quả điều tra cho thấy: Hầu hết các ngư dân<br /> khai thác và sử dụng nguồn cá biển mang độc tố<br /> được điều tra có trình độ văn hóa rất hạn chế. Đa<br /> phần có trình độ văn hóa cấp II chiếm 69,44%, trong<br /> khi số người học cấp III chỉ chiếm 13,89% thấp hơn<br /> cả số người học cấp I (16,67%).<br /> 2. Các hình thức khai thác và lưu giữ cá mang<br /> độc tố<br /> Bảng 1. Phương thức khai thác và lưu giữ cá<br /> mang độc tố (n = 36)<br /> STT<br /> <br /> Chỉ tiêu điều tra<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> <br /> Số người trả lời<br /> <br /> 1<br /> <br /> Hình thức khai thác<br /> - Giã cào<br /> - Lặn bắt<br /> - Lưới<br /> - Câu<br /> - Hình thức khác<br /> <br /> 47,22<br /> 11,11<br /> 13,89<br /> 19,44<br /> 8,33<br /> <br /> 17<br /> 4<br /> 5<br /> 7<br /> 3<br /> <br /> Hình thức lưu giữ<br /> - Ướp lạnh<br /> - Giữ sống<br /> - Không ướp lạnh<br /> <br /> 22,22<br /> 25,00<br /> 52,78<br /> <br /> 8<br /> 9<br /> 19<br /> <br /> 2<br /> <br /> Các hộ ngư dân sử dụng nhiều phương tiện<br /> khác nhau để khai thác các loài cá mang độc tố như:<br /> giã cào, lặn bắt, lưới, câu và các hình thức khác.<br /> Trong đó, hình thức khai thác bằng giã cào là phổ<br /> biến nhất chiếm 47,22%. Sản lượng khai thác trung<br /> bình đạt 150 kg/ngày/hộ bao gồm nhiều loài cá khác<br /> nhau. Sau khi khai thác, các loài cá có gai độc này<br /> được lưu giữ sống (25%) hoặc tươi bằng cách ướp<br /> lạnh (22,22%) hoặc không (52,78%). Hoạt động<br /> khai thác các loài cá này thường diễn ra quanh năm<br /> trừ những tháng mưa bão lớn, tập trung chủ yếu từ<br /> tháng 1 đến tháng 10.<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2014<br /> <br /> 3. Các loài cá mang độc tố thường được người dân sử dụng<br /> Bảng 2. Các loài cá mang độc tố thường được người dân sử dụng<br /> STT<br /> <br /> Tên tiếng việt<br /> <br /> Tên khoa học<br /> <br /> Sử dụng<br /> <br /> 1<br /> <br /> Cá đuối bồng mõm nhọn Dasyatis zugei Muller & Henle, 1841<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> 2<br /> <br /> Cá đuối bông lồi<br /> <br /> Dasyatis bennettii Müller & Henle, 1841<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> 3<br /> <br /> Cá đuối bồng đuôi vằn<br /> <br /> Dasyatis kuhlii Müller & Henle, 1841<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> 4<br /> <br /> Cá đuối bồng mõm tù<br /> <br /> Dasyatis variden Garman, 1885<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> 5<br /> <br /> Cá bọ cạp có gai ở đầu<br /> <br /> Scorpaena hatizyoensis Matsubara, 1943<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> 6<br /> <br /> Cá ngát<br /> <br /> Plotosus anguillaris Bloch, 1797<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> 7<br /> <br /> Cá mao tiên<br /> <br /> Dendrochius zebra Cuvier & Valenciennes, 1829<br /> <br /> Thực phẩm, làm cảnh<br /> <br /> 8<br /> <br /> Cá mặt quỷ xám<br /> <br /> Inimicus idactylus Pallas, 1769<br /> <br /> Thực phẩm, làm cảnh<br /> <br /> 9<br /> <br /> Cá mặt quỷ rạn san hô<br /> <br /> Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801<br /> <br /> Thực phẩm, làm cảnh<br /> <br /> 10<br /> <br /> Cá bống Vân Mây<br /> <br /> Yongeichthys nebulosus Forskal, 1775<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> 11<br /> <br /> Cá dìa chấm<br /> <br /> Siganus javus Linnaeus, 1766<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> 12<br /> <br /> Cá dìa vệt vàng<br /> <br /> Siganus orgamin Bloch & Schncider 1801<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> 13<br /> <br /> Cá dìa đen<br /> <br /> Siganus fuscescens Houttuyn, 1782<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> 14<br /> <br /> Cá dìa sọc<br /> <br /> Siganus guttatus Bloch, 1787<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> 15<br /> <br /> Cá dìa đôi vạch<br /> <br /> Siganus virgatus Valenciennes, 1835<br /> <br /> Thực phẩm<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 15 loài cá độc<br /> thuộc 8 giống thường được người dân khai thác<br /> và sử dụng. Trong số này, cá dìa có số lượng loài<br /> nhiều nhất với 5/15 loài, tiếp theo là cá đuối với 4/15<br /> loài. Trong các loài kể trên, cá mặt quỷ, cá mao tiên,<br /> cá bọ cạp có gai ở đầu, là những loài độc nhất, có<br /> thể gây chết người. Các trường hợp nhiễm độc<br /> gây chết người liên quan đến các loài cá này đã<br /> được báo cáo ở nhiều nơi trên thế giới [14],[18],[21].<br /> <br /> So với nghiên cứu về thành phần cá nóc độc trước<br /> đó (10 loài), nhóm cá này có độc tính kém hơn, tuy<br /> nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho<br /> người khai thác và sử dụng đặc biệt là khi tiếp xúc<br /> với chúng [4]. Sau khi chuyển vào bến cảng, hầu<br /> hết các loài cá này, đặc biệt là những cá thể có kích<br /> thước lớn, được các thương lái mua ngay dùng làm<br /> thực phẩm. Một số loài cá đẹp được giữ sống để<br /> nuôi làm cảnh như cá mao tiên và cá mặt quỷ.<br /> <br /> 4. Cách chế biến và sử dụng các loài cá mang độc tố<br /> Bảng 3. Cách chế biến, sử dụng và loại bỏ độc tố các loài cá độc (n = 36)<br /> STT<br /> <br /> Chỉ tiêu điều tra<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> <br /> Số người trả lời<br /> <br /> 1<br /> <br /> Người sử dụng cá<br /> - Có sử dụng cá độc<br /> <br /> 100<br /> <br /> 36<br /> <br /> 2<br /> <br /> Cách phòng tránh bị ngộ độc<br /> - Không để bị đâm, chích bởi gai độc<br /> <br /> 100<br /> <br /> 36<br /> <br /> 44,44<br /> 25,00<br /> 19,44<br /> 5,56<br /> 5,56<br /> <br /> 16<br /> 9<br /> 7<br /> 2<br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> Cách chế biến, sử dụng<br /> - Nướng<br /> - Canh chua<br /> - Chiên, kho, hấp, sốt<br /> - Làm đồ mỹ nghệ, làm cảnh<br /> - Làm thức ăn nuôi thủy sản<br /> <br /> Hầu hết các loài cá mang độc tố trong nghiên<br /> cứu này đều được sử dụng làm thực phẩm (88,89%).<br /> Cách chế biến, sử dụng các loại cá này tương tự<br /> <br /> 54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> như những loài cá thông thường với các cách chế<br /> biến như: nướng, canh chua, chiên, hấp,… Một<br /> số loài cá hình dạng đẹp được sử dụng làm cảnh<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2014<br /> <br /> (cá mao tiên, cá mặt quỷ). Những cá thể có kích thước<br /> nhỏ, giá trị kinh tế thấp thường được sử dụng cùng với<br /> cá tạp làm thức ăn nuôi thủy sản hay chăn nuôi.<br /> Tất cả các loài cá này đều có khả năng gây độc<br /> thông qua các gai, tia vây hoặc đuôi có mang độc<br /> tố. Trong quá trình khai thác và sử dụng, để tránh bị<br /> nhiễm độc, người dân cần tránh tiếp xúc trực tiếp và<br /> không để bị chích bởi các cơ quan mang độc tố trên.<br /> Nhiều loài cá trong nghiên cứu này có mùi vị thơm<br /> ngon, được người dân ưa chuộng và bán trong các<br /> nhà hàng với giá khá cao, đặc biệt là cá mặt quỷ có<br /> giá từ 350 – 720 nghìn đồng/kg.<br /> 5. Cách nhận biết các bộ phận mang độc tố ở cá<br /> Bảng 4. Cách nhận biết các bộ phận<br /> chứa độc tố ở cá (n = 36)<br /> STT<br /> <br /> Chỉ tiêu điều tra<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> <br /> Số người<br /> trả lời<br /> <br /> 1<br /> <br /> Khả năng nhận biết được<br /> bộ phận chứa độc tố ở cá<br /> - Có<br /> - Không<br /> <br /> 91,67<br /> 8,33<br /> <br /> 33<br /> 3<br /> <br /> 2<br /> <br /> Các bộ phận chứa độc tố<br /> - Các tia vây sắc, nhọn<br /> - Gai đuôi, sắc nhọn<br /> <br /> 69,44<br /> 30,56<br /> <br /> 25<br /> 11<br /> <br /> 3<br /> <br /> Biết được bộ phận chứa<br /> độc tố ở cá qua<br /> - Nghe nói<br /> - Qua kinh nghiệm<br /> - Qua tài liệu<br /> <br /> 58,33<br /> 36,11<br /> 5,56<br /> <br /> 21<br /> 13<br /> 2<br /> <br /> Hơn 90% số người được hỏi nhận biết được bộ<br /> phận mang độc tố ở cá. Trong đó, tùy loài cá mà cơ<br /> quan chứa độc tố có thể là các tia vây (69,44%) hay<br /> gai đuôi (30,56%). Các bộ phận hay cơ quan chứa<br /> độc tố ở cá được người dân nhận biết chủ yếu qua<br /> nghe nói từ những người xung quanh (58,33%), còn<br /> lại thông qua kinh nghiệm của bản thân (36,11%), rất<br /> ít người biết thông qua sách vở hay tài liệu (5,56%).<br /> 6. Các loại độc tố và giải pháp phòng tránh<br /> 6.1. Cơ chế gây độc và triệu chứng ngộ độc<br /> Gai độc trên các tia vây hoặc đuôi được nối với<br /> tuyến độc nằm ngay phía gốc mỗi tia vây. Đây là cơ<br /> quan tự vệ và tấn công quan trọng của các loài cá<br /> độc [10]. Nhiều loài cá độc, đặc biệt là cá mặt quỷ,<br /> cá mao tiên hay cá bọ cạp có gai ở đầu và cá đuối,<br /> thường có khả năng ngụy trang rất tốt trong các rạn<br /> san hô, dưới cát hay các hang, hốc đá [15],[16],[21].<br /> Việc khó nhận biết chúng khi tham quan, thám hiểm<br /> hoặc bơi lội làm gia tăng nguy cơ bị những loài cá<br /> này tấn công. Khi vô tình tiếp xúc phải chúng, tùy<br /> áp lực mạnh hay nhẹ, lượng độc tố phóng ra có thể<br /> <br /> nhiều hay ít [9]. Các chất độc sẽ phóng ra cùng lúc<br /> khi các gai độc chích vào nạn nhân. Cơ quan bị nhiễm<br /> độc thường là chân, tay, hoặc các ngón tay do tiếp xúc<br /> trực tiếp với các loài cá này.<br /> Bản chất của các chất độc trên các loài cá có<br /> gai độc thường là các loại chất độc thần kinh, có bản<br /> chất là protein hoặc các dạng peptide tồn tại ở rất<br /> nhiều dạng khác nhau tùy theo loài cá (crinotoxin,<br /> thromboxane, phosphodiesterase, verrucotoxin,<br /> stonustoxin,…) [9]. Chúng đều là những chất có độc<br /> tính cao và có khả năng gây tử vong trong trường<br /> hợp nhiễm nặng và không có các biện pháp xử lý kịp<br /> thời. Khác với Tetrodotoxin ở cá nóc, các chất độc có<br /> bản chất protein dễ dàng bị phân hủy bởi nhiệt, tan<br /> trong nước và biến tính hoàn toàn trong quá trình chế<br /> biến. Do vậy, mức độ nguy hiểm gây ra liên quan đến<br /> các loài cá có gai độc thường thấp hơn các nhóm<br /> mang độc tố Tetrodotoxin hay Ciguatoxin.<br /> Triệu chứng lâm sàng khi ngộ độc: Tùy theo<br /> lượng độc nhiễm vào cơ thể, sau vài giờ nạn nhân<br /> có biểu hiện đau nhức, bầm tím, da biến màu, sưng<br /> phù, bội nhiễm, vết sưng lan rộng xung quanh vùng<br /> bị chích, hoại tử cục bộ. Trường hợp nhẹ, các dấu<br /> hiệu sẽ ổn định lại sau 12 – 24 giờ nhiễm độc. Trong<br /> trường hợp nhiễm độc nặng, nạn nhân có biểu hiện<br /> đau nhức dữ dội, khó thở, hạ huyết áp, nhịp tim<br /> chậm và rối loạn, suy tim, liệt cơ. Trường hợp nặng<br /> hơn, nạn nhân có biểu hiện suy hô hấp, co giật, liệt<br /> toàn thân, hôn mê và chết [9].<br /> 6.2. Giải pháp phòng tránh<br /> Để hạn chế nguy cơ nhiễm độc trong quá trình<br /> khai thác và sử dụng các loài cá độc cần có sự phối<br /> hợp của người dân, chính quyền các cấp và các cơ<br /> quan chức năng. Hạn chế khai thác và sử dụng các<br /> loài cá có gai độc. Trong trường hợp khai thác và sử<br /> dụng, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với chúng khi còn<br /> sống, trong quá trình chế biến, cần có các dụng cụ<br /> bảo vệ như găng tay [1]. Cần tìm hiểu và nhận biết<br /> các loài cá có gai độc này thông qua sách báo, tài liệu<br /> và các phương tiện truyền thông đại chúng để có biện<br /> pháp bảo vệ khi tiếp xúc với chúng. Khi lặn bắt hoặc<br /> tham quan phải trang bị đầy đủ thiết bị bảo vệ. Không<br /> cầm nắm, tiếp xúc các loài hải sản có mang độc tố.<br /> Khi bị chích bởi các loài cá có gai độc này, cần<br /> nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu kịp<br /> thời: rửa sạch vết thương (nước muối, giấm hay xà<br /> phòng), tìm kiếm và loại bỏ các gai nhỏ, gai gãy còn<br /> sót lại xung quanh vết thương; ngâm phần bị tổn<br /> thương trong nước muối ấm 45 – 500C (tùy theo khả<br /> năng chịu đựng của nạn nhân) trong thời gian khoảng<br /> 30 – 90 phút cho đến khi dấu hiệu đau nhức giảm<br /> bớt. Để duy trì nhiệt độ nước không thấp hơn 450C,<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> cần tiến hành thay nước ấm định kỳ 10 phút/lần [8],<br /> [11], [18]. Sau đó, cần đưa nạn nhân đến các cơ sở<br /> y tế gần nhất trước khi xuất hiện các triệu chứng<br /> nặng hơn (đau nhức dữ dội, sưng phù, hoại tử cục<br /> bộ, rối loạn hô hấp, nhịp tim,...) để được điều trị kịp<br /> thời với các biện pháp như gây tê, tiêm thuốc giảm<br /> đau, thuốc giải độc,...<br /> Ngoài ra, chính quyền các cấp và các cơ quan<br /> chức năng (ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển<br /> nông thôn) cần phối hợp với nhau trong việc tuyên<br /> truyền người dân về tính độc hại của các loài cá<br /> mang độc tố, biện pháp phòng tránh, và giám sát<br /> việc thực thi các chỉ thị về phòng chống ngộ độc do<br /> các loài cá mang độc tố gây ra.<br /> <br /> Số 1/2014<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> 1. Kết luận<br /> Sản lượng cá mang độc tố được khai thác và<br /> sử dụng hàng ngày là rất lớn (150 kg/ngày/hộ). Có<br /> 14 loài cá có gai độc thường được người dân khai<br /> thác và sử dụng làm thực phẩm, làm cảnh và thức<br /> ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, hiểu biết của người dân về<br /> các loài cá độc còn rất hạn chế.<br /> 2. Kiến nghị<br /> Cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng<br /> cao ý thức người dân về mối nguy hiểm và các biện<br /> pháp phòng chống ngộ độc khi khai thác và sử dụng<br /> các loài cá mang độc tố.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> 3.<br /> 4.<br /> 5.<br /> 6.<br /> 7.<br /> <br /> Tiếng Việt<br /> Bộ Thủy sản, 2003. Chỉ thị về việc ngăn chặn ngộ độc cá nóc. Số: 06/2003/CT-BTS.<br /> Bộ Y tế, 2002. Quyết định số 354/QĐ-BYT ngày 06/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và<br /> phòng ngộ độc cá nóc.<br /> Đào Việt Hà, Đỗ Thị Tuyết Nga, 2006. Độc tính Tetrodotoxin (TTX) của cá bống vân mây (Yongeichthys nebulosus Forskal,<br /> 1775) thu tại Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học Công nghệ Biển, số 1: 82 – 91.<br /> Lê Thị Hồng Mơ, Trần Văn Dũng, 2012. Tình hình khai thác và sử dụng một số loài cá nóc độc ở Nha Trang – Khánh Hòa.<br /> Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, số 3, trang: 25 - 29.<br /> Đỗ Tuyết Nga, Đào Việt Hà, Phạm Xuân Kỳ, Lưu Thị Hà, Cao Phương Dung, 2003. Xác định độc tố Tetrodotoxin trong một<br /> số loài cá nóc thu ở Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu biển, Viện Hải dương học Nha Trang, tập 13: 215 - 224.<br /> Lâm Ngọc Trâm, Đỗ Tuyết Nga, Nguyễn Phi Đính, 1999. Các hợp chất tự nhiên trong sinh vật biển Việt Nam. NXB Khoa<br /> học và Kỹ thuật.<br /> Võ Sĩ Tuấn, 2006. Khảo sát và nghiên cứu sinh vật mang độc tố có thể gây chết người ở vùng biển Việt Nam. Tuyển tập<br /> Nghiên cứu biển, tập XV. NXB Khoa học và Kỹ thuật.<br /> Tiếng Anh<br /> <br /> 8.<br /> 9.<br /> 10.<br /> 11.<br /> 12.<br /> 13.<br /> 14.<br /> 15.<br /> 16.<br /> 17.<br /> 18.<br /> 19.<br /> 20.<br /> 21.<br /> 22.<br /> 23.<br /> <br /> Atkinsin P.R.T., Boyle A., Hartin D., McAuley D., 2006. Is hot water immersion an effective treatment for marine envenomation?<br /> Emerg Med J, 23: 503-508.<br /> Chan, HY, Chan, YC, Tse, ML, Lau, FL, 2010. Venomous fish sting cases reported to Hong Kong Poison Information Centre:<br /> a three-year retrospective study on epidemiology and management. Hong Kong Journal of Emergency Medicine vol. 17 (1): 40 - 44.<br /> Cooper, MNK, 1991. Stone fish and Stingrays - Some notes on the injuries that they cause to man. J R Army Med Corps, 137: 136 - 140.<br /> Edmonds CE., 1975. Dangerous Marine Animals of the Indo-Pacific Region. Newport, Victoria: Wedneil: 24-78<br /> Fusetani N, Kem W., 2009. Marine toxins: an overview. In: Fusetani N, W. Kem (eds) Marine toxins as research tools,<br /> Springer-Verlag, Berlin, Germany: 1-44.<br /> Grady, D., 2006. Venom runs thick in fish families, Researchers Learn. New York Times.<br /> Gwee, MCE, Gopalakrishnakone, P, Yuen, TR, Khoo, HE, and Low, KSY, 1994. A review of stonefish venoms and toxins. Pharmac.<br /> Ther. Vol. 64: 509-528.<br /> Halstead, B.W., 1988. Poisonous and venomous marine animals of the world, 2nd rev. ed. Princeton, NJ, Darwin Press, 1168: 288 plates.<br /> Halstead, B.W., Auerbach, P.S., Campbell, D., 1990. A colour atlas of dangerous marine animals. London, Wolfe Medical<br /> Publications Ltd., 192 pp.<br /> Russell, FE, 1965. Marine toxins and venomous and poisonous marine animals. In: Russell FS, ed. Advances in marine biology. Vol.<br /> 3. London, Academic Press, 255 pp.<br /> Russell, FF., 1974. Prevention and Treatment of Venomous Animal Injuries. Cellular and Molecular Life Sciences, 30 (1): 8-12.<br /> Southcott, RV and D.sc, MD., 1977. Australian Venomous and Poisonous Fishes. Clinical Toxicology 10(3): 291-325.<br /> Sutherland SK, 1983. Australian animal toxins: the creatures, their toxins and the care of the poisoned patient. Melbourne, Oxford<br /> University Press, 540 pp.<br /> Tam, G, Ng, H, Chau, C, Chan, T, Chan, A., Mak, T, Lau, FL, Tse, ML, Ngan, T, Wong, I., 2007. Venomous Fishes Venomous Fishes<br /> - They Sting. Hongkong Poison Control Network. Poisoning.com Vol 2, Issue 3.<br /> Taylor, G., 2000. Toxic fish spine injury: Lessons from 11 years experience. SPUMS Journal Volume 30, no.1.<br /> Williamson JA, Fenner PJ, Burnett JW, Rifkin JF, ed., 1996. Venomous and poisonous marine animals: a medical and biological handbook.<br /> Sydney, University of New South Wales Press/Fortitude Valley Queensland, Surf Life Saving Queensland Inc., 504 pp.<br /> <br /> 56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0