intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình sử dụng hàng xa xỉ tại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Xuân Hiền | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

230
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàng hóa xa xỉ là hàng hóa có giá rất cao mà chỉ một số bộ phận người có thu nhập cao mới có thể mua được. Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập thế giới, nhu cầu về hàng hóa xa xỉ cũng đa dạng hơn rất nhiều. Đó có thể là những hàng hóa mang giá trị cao như: ô-tô, máy tính, điện thoại… hoặc những mặt hàng tiêu dùng mang tính thay đổi theo thời gian như thời trang, mĩ phẩm, trang sức... Tiêu dùng hàng hóa xa xỉ đang là một thói quen,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình sử dụng hàng xa xỉ tại Việt Nam

  1. MỞ ĐẦU: CLIP KHÁI NIỆM HÀNG XA XỈ Hàng hóa xa xỉ là hàng hóa có giá rất cao mà chỉ một số bộ phận người có thu nhập cao mới có thể mua được. Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập thế giới, nhu cầu về hàng hóa xa xỉ cũng đa dạng hơn rất nhiều. Đó có thể là những hàng hóa mang giá trị cao như: ô-tô, máy tính, điện thoại… hoặc những mặt hàng tiêu dùng mang tính thay đổi theo thời gian như thời trang, mĩ phẩm, trang sức... Tiêu dùng hàng hóa xa xỉ đang là một thói quen, một xu hướng tiêu dùng mới của người Việt Nam. Trong kinh tế học, hàng hóa xa xỉ là loại hàng hóa mà cầu về hàng hóa đó tăng hơn tỉ lệ tăng của thu nhập, khác với hàng hóa thông thường. Trong thực tế, một số hàng hóa trở thành hàng hóa xa xỉ vì thiết kế, chất lượng, độ bền hay hiệu suất cao từ chính bản thân sản phẩm đó. Các hàng hóa này có chất lượng rất tốt dựa trên các yếu tố về thành phần chất lượng và nguyên vật liệu, có phong cách thời trang, độ bền và tính năng vượt trội so với hàng hóa thông thường. Nhưng bên cạnh đó, có những hàng hóa được coi là hàng hóa xa xỉ vì nó là biểu tượng của sức mạnh, địa vị, sự giàu có của người sở hữu chúng. Những hàng hóa này không nhất thiết phải có chất lượng tốt hơn hàng hóa thông thường khác mà nó nhằm mục đích chủ yếu là thể hiện sự giàu có, thời thượng của chủ nhân. TÌNH HÌNH VIỆT NAM Trong khi xu hướng tiêu dùng hàng hóa xa xỉ ở Việt Nam đang có chiều hướng tăng thì không ít người đã đặt ra câu hỏi: “Việt Nam giàu hay nghèo?”. Các bạn hãy tự tìm câu trả lời cho mình sau khi nhìn những con số chúng tôi đưa ra sau đây. Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam hiện là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Theo Global Finance, thu nhập bình quân của người Việt Nam năm 2011 đạt 1.100 USD thuộc dạng thấp so với các nước trên thế giới và có một khoảng cách rất xa so với một số nước phát triển như của Qatar ước tính cho năm 2010 lên tới 90.149 USD, Mỹ (47.084 USD), Singapore (56.797 USD) hay Hà Lan (42.447 USD )…tức là chỉ xấp xỉ bằng 1/70 lần so với nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. So với các nước trong khu vực khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tụt hậu 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore về thu nhập bình quân đầu người. Tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn trong những năm vừa qua, lạm phát hai con số, sản xuất kinh doanh trì trệ, hệ thống tài chính-ngân hàng còn yếu kém, tệ quan liêu - tham nhũng còn phổ biến, cuộc sống của người dân, nhất là tầng lớp lao động gặp rất nhiều khó khăn. Theo tiêu chuẩn mới năm 2011, cả nước có 3,1 triệu hộ nghèo, chiếm 14,42% và 1,65 hộ cận nghèo, tỷ lệ 7,69%. Những con số phải gọi là khá “chua xót”. Như vậy, qua đây chúng ta có thể thấy được Việt Nam là một nước đông dân, có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân còn nghèo đói, lạc hậu, các dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giáo dục…chưa phát triển. Nhưng nhìn ở góc độ khác, nhiều người nước ngoài và cả chính người dân chúng ta ngạc nhiên với mức độ “chịu chơi”, “đại gia” của một bộ phận người Việt. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÀNG XA XỈ TẠI VIỆT NAM Một số người Việt tiêu xài hoang phí, chạy đua theo hàng hiệu với những siêu xe, chuyên cơ, đồng hồ, mỹ phẩm... Thế giới có gì sang trọng Việt Nam đều có cả. "Nhà giàu" khoác lên mình một lô hàng hiệu chỉ để thoả mãn cho sự khoe của bất chấp sự khó khăn chung của xã hội. nhóm 20% người giàu nhất tiêu dùng 43,3% tổng chi tiêu cả nước.
  2. Một chuyên gia đã từng nói: “Tôi có nhiều người bạn quốc tế có trình độ cao, có thu nhập lớn, trong đó có những người là tỷ phú, họ cực kỳ ngạc nhiên trước sự tiêu xài của không ít người Việt. Không có một người lao động Việt Nam nào với năng lực hiện nay có thể kiếm tiền để mua xe ô tô Rolls -Royce. Trong khi đó, tại Việt Nam, tất cả những hãng xe nổi tiếng, các loại xe siêu sang đều có mặt ở nước ta.Chúng ta đang bắt đầu có những chiếc máy bay cá nhân đầu tiên. Ngoài ra các đồ thời trang hàng hiệu, trang sức, rượu ngoại, thuốc lá, hàng công nghệ cao…trên thế giới vẫn ùn ùn nhập về Việt Nam. Thị trường bán lẻ ở nước ta đứng thứ tư, sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và mỗi năm tăng 20%, đạt tới 53 tỉ USD vào năm 2010. Chả thế mà người Việt được đánh giá là tiêu xài lạc quan vào hạng nhất thế giới! Theo MasterCard World Wide, Việt Nam đứng đầu về tiêu xài nhất khu vực Châu Á, Ở nước ta, làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng. tổ chức MasterCard World Wide công bố một khảo sát tiêu dùng trên 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì: ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hong Kong 75%. Tỷ lệ tiêu dùng một cách tuỳ nghi, không toan tính thì Việt Nam cũng dẫn đầu đến 62%, Úc và Hàn Quốc 59%. Các mặt hàng xa xỉ được người dân VN ưa chuộng sử dụng: kể theo list ra, có thể kèm giá ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NHẬP KHẨU/SỬ DỤNG HÀNG XA XỈ ĐẾN KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM Đối với nền kinh tế vĩ mô: Đa số các mặt hàng xa xỉ trên, trong nước chưa sản xuất được nên nguồn cung cấp chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài. Và chính điều này đang gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế và đời sống xã hội Việt Nam. Vấn đề nhập siêu đang là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ và Bộ Công Thương. Nhập siêu năm 2011 đạt 9,8 tỷ USD, đáng chú ý là nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 7,82 tỷ USD; nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu đạt 7,63 tỷ USD, tăng 20%. Cụ thể là NK ôtô dưới 9 chỗ nguyên chiếc đạt con số tới hơn 32.000 xe, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ; trong khi mặt hàng điện thoại di động và linh kiện tăng tới 74% so với cùng kỳ. Theo thống kê và công bố của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 11.2011, tổng số nhóm hàng cần kiểm soát NK ước đạt 7,2 tỉ USD; trong khi kim ngạch của nhóm hàng cần hạn chế ước đạt 6,7 tỉ USD. Trong số này đáng lưu ý là có gần 51.000 ôtô nguyên chiếc, trong đó xe dưới 9 chỗ lên tới 32.800 chiếc (tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước). Với lượng xe này, số tiền mà Việt Nam phải trả giá cho NK là khoảng 1 tỉ USD. Đối với mặt hàng điện thoại và linh kiện, chỉ tính riêng trong tháng 11.2011, Việt Nam NK 327 triệu USD, nâng kim ngạch NK nhóm hàng này trong 11 tháng của năm 2011 lên 2,3 tỉ USD (tăng 74% so với năm trước). Như vậy số tiền để NK 2 nhóm mặt hàng này lên tới 3,3 tỉ USD. Đấy là còn chưa tính đến các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, mỹ phẩm... Trong khi đó theo tính toán đến khoảng tháng 11.2011, Việt Nam XK khoảng hơn 6 triệu tấn gạo và đạt gần 4 tỉ USD. Theo các chuyên gia thì đây đúng là sự trả giá... ngọt ngào. Bởi hàng chục triệu nông dân trên toàn Việt Nam làm lụng vất vả để XK được lượng gạo và lượng tiền chỉ bằng đúng số tiền NK ôtô và điện thoại di động. Hàng xa xỉ đang khiến nhập siêu tăng cao và không mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh
  3. tế cũng như làm hao tổn nguồn lực ngoại tệ của đất nước. Với thực tế này thì dòng hàng hóa xa xỉ nhập khẩu về Việt Nam vẫn chảy mạnh, trong khi nhiều hàng hóa của Việt Nam không tìm được đầu ra ở thị trường xuất khẩu.Nhập siêu tăng làm gia tăng bất ổn cho nền kinh tế, điều này khiến thâm hụt cán cân thương mại ngày càng lớn, làm giảm lượng giự trữ ngoại tệ trong nước, gia tăng tỷ lệ lạm phát, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước lại đang phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để bù giá, trợ giá cho nhiều hàng hóa nội để kích thích sản xuất trong nước. Đối với đời sống xã hội: Vấn đề nhập khẩu quá nhiều các mặt hàng xa xỉ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân. Một thực tế đáng buồn hơn là trong khi những mặt hàng cao cấp đang được nhập khẩu nhiều như thế thì ở nhiều nơi, nhân dân vẫn đang trong tình trạng phải cứu đói. Trong tháng 5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ gần 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 5 tỉnh là Kon Tum, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái và Gia Lai để hỗ trợ nhân dân trong dịp giáp hạt năm 2011 và cứu đói cho hộ nghèo thiếu đói do bị hạn hán. Nếu làm phép tính nhẩm, đơn giản với gạo hỗ trợ quy ra ngoại tệ chỉ tương đương với khoảng vài triệu USD, một con số quá nhỏ so với kim ngạch nhập khẩu mới chỉ một mặt hàng là ôtô (trong tháng 5 đó, kim ngạch nhập khẩu ôtô đạt khoảng 292 triệu USD). Như vậy có nghĩa là chỉ vài cái xe siêu sang thôi nhưng lại cứu đói được cho hàng trăm nghìn hộ dân! Không chỉ có thế, việc nhập khẩu quá nhiều mặt hàng xa xỉ như điện thoại(Iphone), rượu , thuốc lá, mỹ phẩm,… cũng khiến cho một bộ phận không nhỏ giới trẻ có thu nhập thấp (nhưng tính cách nông nổi, ăn chơi, đua đòi theo giới thượng lưu) thay đổi cách chi tiêu của mình, tiêu dùng hoang phí trên đồng tiền không phải do chính mình làm ra, làm ảnh hưởng tiêu cực đến người thân và xã hội, sâu xa có thể dẫn tới các tệ nạn khó lường… NGUYÊN NHÂN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM THÍCH SỬ DỤNG HÀNG XA XỈ - Họ tin rằng hàng ngoại có chất lượng tốt cả về thương hiệu lẫn mẫu mã, trái lại họ chưa có được niềm tin tuyệt đối vào chất lượng của hàng hóa trong nước. -Họ xuất phát từ những nhu cầu, thú sưu tầm, niềm đam mê mới lạ, độc đáo, có phần “quái” mà nhu cầu hàng hóa trong nước không đáp ứng đủ. -Họ thích khoe của , phô trương thanh thế bất chấp sự khó khăn chung của xã hội, bất chấp năng lực của nền kinh tế. -Họ muốn khẳng định “đẳng cấp nhà giàu” của mình, đặc biệt là các trọc phú. - xuất phát từ những món tiền kiếm được một cách “ngẫu nhiên” và phi lao động. Nhiều người giàu lên một cách nhanh chóng, dễ dàng bằng những cách không bình thường, không minh bạch. Vì kiếm tiền quá dễ nên họ tiêu xài phung phí, chỉ quen dùng hàng hiệu MỘT SỐ HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ Để hạn chế việc người dân tiêu dùng những mặt hàng này, Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp: + Đẩy mạnh tuyên truyền người Việt dùng hàng Việt, nâng cao năng lực sản xuất trong nước + Đưa ra danh sách hàng hạn chế nhập khẩu một số hàng xa xỉ:
  4. - đồ uống, rượu ngoại; -thuốc là và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến; -các loại tinh dầu, nước hoa mĩ phẩm, -các sản phẩm thuộc da -gỗ và các mặt hàng từ gỗ -Quần áo, hàng may mặc phụ trợ… -giày dép, mũ và các sản phẩm tương tự -Ngọc trai, kim loại quý, đá quý… -xe oto -các thiết bị điện tử, đồng hồ -các tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ , đồ sưu tầm… … Các mặt hàng này không được nhà nước khuyến khích nhập khẩu, mà hơn thế nữa, khi nhập khẩu sẽ phải chịu nhiều loại phụ phí khác so với hàng hóa thông thường. + Đánh thuế mạnh các mặt hàng này , tiêu biểu là Thuế tiêu thụ đặc biệt, được đánh vào các mặt hàng xa xỉ, không thực sự cần thiết với nhu cầu thiết yếu của đời sống. Ví dụ như: thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá 45%, của oto dưới 5 chỗ là 50%, dịch vụ kinh doanh vũ trường là 40%, dịch vụ kinh doanh casino, kinh doanh đặt cược là 30%, dịch vụ kinh doanh golf là 20%... Ngoài ra, nhưng mặt hàng xa xỉ nhập khẩu còn phải chịu thêm thuế nhập khẩu. Đơn cử như một chiếc oto được nhập về nước ta sẽ chịu 3 loại thuế: Thuế nhập khẩu (TNK), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTDB), thuế giá trị gia tăng (VAT). Trong đó thuế nhập khẩu là 70%, TTDB là 50% (đối với xe dưới 5 chỗ, VAT là 10%. Cách tính: TNK = A * 70%, TTDB = (A + TNK) * 50% (xe từ 05 chỗ trở xuống), VAT = (TNK + TTDB + A) * 10%. Như vậy giá của chiếc xe đã tăng lên gấp gần 3 lần. Tuy nhiên, với nhiều “đại gia” hàng rào thuế quan không ngăn họ thể hiện sự “chịu chơi” và “đẳng cấp” của mình. Như một đại gia Sài Thành đã mang về VN siêu xe Bugatti Veron với mức chi phí “trên trời” , cho dù đã được miễn thuế nhập khẩu do chủ nhân là Việt kiều hồi hương nhưng trị giá chiếc xe đã lên tới 1,4 triệu USD (khoảng 30 tỷ VND) bao gồm: 800.000 USD giá chiếc xe, 480.000 USD thuế tiêu thụ đặc biệt và 128.000 USD thuế giá trị gia tăng. Hay một đại gia mua chiếc du thuyền Sunseeker với giá lên tới 2 triệu USD (gồm 10% thuế nhập khẩu, 30% thuế tiêu thụ đặc biệt và 10% thuế giá trị gia tăng). Mặt khác, chính sách thuế của nước ta lại gặp trở ngại lớn do việc VN gia nhập WTO. Khi gia nhập WTO VN đã cam kết giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng xa xỉ như: thuốc lá điếu từ 150% xuống 135%, xì gà từ 150% xuống 100%, oto con từ 90% xuống 52%... Điều này lại càng tạo cơ hội cho việc hàng hóa xa xỉ nhập khẩu về nước ta ngày càng nhiều. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ Tóm lại việc nhập khẩu hàng và sử dụng xa xỉ cần phải cân nhắc và hạn chế bởi đất nước ta còn nghèo, ngân sách Nhà nước đang phải gồng mình đầu tư cho phát triển nguồn lực, khoa học công nghệ, các vấn đề về an sinh xã hội, bên cạnh đó, đại bộ phận người dân còn ở mức thu nhập thấp, cộng với tình hình thiên tai địch họa luôn đe dọa, mất mùa và dịch bệnh luôn thường trực…. Cần có người viết nốt cái kết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2