intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình tai nạn tàu cá ở tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả điều tra cho thấy tàu thuyền nghề cá Khánh Hòa có công suất nhỏ, hoạt động đánh bắt ven bờ, trang thiết bị trên tàu còn thiếu thốn và chưa đảm bảo an toàn. Từ năm 2008 đến năm 2012 đã xảy ra 19 vụ tai nạn đâm va tàu cá, nguyên nhân chính là do trình độ thuyền trưởng còn non kém.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình tai nạn tàu cá ở tỉnh Khánh Hòa

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2014<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> TÌNH HÌNH TAI NẠN TÀU CÁ Ở TỈNH KHÁNH HÒA<br /> ACCIDENT SITUATION FISHING VESSELS IN KHANH HOA PROVINCE<br /> Nguyễn Đức Sĩ1<br /> Ngày nhận bài: 31/12/2013; Ngày phản biện thông qua: 19/3/2014; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Kết quả điều tra cho thấy tàu thuyền nghề cá Khánh Hòa có công suất nhỏ, hoạt động đánh bắt ven bờ, trang thiết<br /> bị trên tàu còn thiếu thốn và chưa đảm bảo an toàn.<br /> Từ năm 2008 đến năm 2012 đã xảy ra 19 vụ tai nạn đâm va tàu cá, nguyên nhân chính là do trình độ thuyền trưởng<br /> còn non kém. Có 96 vụ tai nạn hỏng máy do chất lượng máy và công tác bảo dưỡng máy kém. Có 2 vụ tai nạn cháy tàu do<br /> bị chập mạch điện và sử dụng bếp ga không đúng kỹ thuật.<br /> Từ khóa: tai nạn, thiết bị an toàn<br /> <br /> ABSTRACT<br /> The survey results showed that fishing vessels in Khanh Hoa province with small capacity, inshore fisheries, shortage<br /> of equipments and not ensure safety.<br /> From 2008 to 2012 there were 19 accidents collision of fishing vessels happened, the cause was due to poor skills<br /> of master. There are 96 accidents due to the quality of machine breakdowns and poor maintenance work. There were 2 fire<br /> accidents due to short-circuit the electric and gas stoves do not use proper technique.<br /> Keywords: accidents, safety equipment<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho tình<br /> hình thời tiết trên các vùng biển của thế giới và Việt<br /> Nam diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường.<br /> Nhiều cơn bão nhiệt đới đã đổ bộ vào Việt Nam gây<br /> nên những tổn thất to lớn về người và tài sản cho<br /> ngư dân các tỉnh ven biển, trong đó có ngư dân tỉnh<br /> Khánh Hòa.<br /> Tàu cá của ngư dân Khánh Hòa đã thực hiện<br /> việc trang bị an toàn nhưng chưa đáp ứng yêu cầu<br /> để hoạt động đánh bắt trên biển đặc biệt là đánh bắt<br /> xa bờ. Trong 5 năm gần đây, đã xảy ra một số tai<br /> nạn tàu thuyền đâm va, cháy nổ, hỏng máy,... gây<br /> thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Những tai nạn<br /> này nguyên nhân chính là do chủ quan, bất cẩn của<br /> người điều khiển phương tiện. Bên cạnh đó, các<br /> trang thiết bị, máy móc đã quá hạn sử dụng hoặc<br /> giảm độ bền đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn có<br /> thể xảy ra bất cứ lúc nào cho người lao động biển.<br /> Hiện nay Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản<br /> pháp quy có liên quan đến việc đảm bảo an toàn<br /> <br /> 1<br /> <br /> cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên<br /> biển. Gần đây là Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày<br /> 13/7/2007 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện<br /> Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của<br /> Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu<br /> cá hoạt động thủy sản; Chỉ thị số 22/2006/CT-TTg<br /> ngày 30/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc<br /> “Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho hoạt<br /> động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt<br /> là tàu đánh bắt xa bờ”. Các cơ quan chức năng<br /> không ngừng kiểm tra giám sát hoạt động đánh bắt<br /> hải sản của ngư dân. Tuy nhiên, việc chấp hành<br /> các quy định về trang bị an toàn trên tàu cá của ngư<br /> dân chưa nghiêm, còn thiếu thốn và chưa đảm bảo<br /> an toàn.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA<br /> 1. Đối tượng điều tra<br /> - Các loại tai nạn xảy ra trên tàu cá tỉnh<br /> Khánh Hòa.<br /> <br /> TS. Nguyễn Đức Sĩ: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2014<br /> <br /> 2. Phương pháp điều tra<br /> - Các văn bản pháp quy có liên quan đến công<br /> tác an toàn tàu cá được lưu trữ ở các cơ quan chức<br /> năng trong tỉnh Khánh Hòa.<br /> - Số liệu thống kê về tàu thuyền, trang thiết<br /> bị an toàn, các loại tai nạn tàu thuyền do Chi cục<br /> Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa<br /> quản lý.<br /> - Phỏng vấn ngư dân theo mẫu thiết kế sẵn để<br /> <br /> thu thập số liệu về tàu thuyền, trang thiết bị an toàn,<br /> các loại hình tai nạn.<br /> III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA<br /> 1. Tàu thuyền<br /> Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ<br /> nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, số lượng tàu thuyền<br /> nghề cá tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 là<br /> 9712 chiếc được thể hiện ở các bảng 1.<br /> <br /> Bảng 1. Tổng hợp số lượng tàu thuyền theo các địa phương trong Tỉnh<br /> Công suất (CV)<br /> <br /> < 20<br /> <br /> 20 - < 50<br /> <br /> 50 - < 90<br /> <br /> 90-< 250<br /> <br /> 250 - <<br /> 400<br /> <br /> ³ 400<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Câu<br /> <br /> 771<br /> <br /> 247<br /> <br /> 28<br /> <br /> 54<br /> <br /> 40<br /> <br /> 7<br /> <br /> 1147<br /> <br /> Lưới rê<br /> <br /> 338<br /> <br /> 59<br /> <br /> 44<br /> <br /> 80<br /> <br /> 109<br /> <br /> 39<br /> <br /> 669<br /> <br /> Lưới kéo<br /> <br /> 50<br /> <br /> 476<br /> <br /> 187<br /> <br /> 190<br /> <br /> 82<br /> <br /> 15<br /> <br /> 1000<br /> <br /> Nghề<br /> <br /> Lưới cước<br /> <br /> 1701<br /> <br /> 403<br /> <br /> 25<br /> <br /> 8<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2138<br /> <br /> Lưới quét<br /> <br /> 2<br /> <br /> 36<br /> <br /> 41<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 81<br /> <br /> Lưới mành<br /> <br /> 728<br /> <br /> 749<br /> <br /> 33<br /> <br /> 18<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1534<br /> <br /> 1<br /> <br /> 28<br /> <br /> 57<br /> <br /> 90<br /> <br /> 24<br /> <br /> 7<br /> <br /> 207<br /> <br /> Pha xúc<br /> Lưới trũ<br /> <br /> 39<br /> <br /> 155<br /> <br /> 95<br /> <br /> 73<br /> <br /> 23<br /> <br /> 4<br /> <br /> 389<br /> <br /> Lưới vây<br /> <br /> 39<br /> <br /> 131<br /> <br /> 47<br /> <br /> 22<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 244<br /> <br /> Dịch vụ thủy sản<br /> <br /> 26<br /> <br /> 143<br /> <br /> 69<br /> <br /> 44<br /> <br /> 8<br /> <br /> 1<br /> <br /> 291<br /> <br /> 1840<br /> <br /> 157<br /> <br /> 10<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 5535<br /> <br /> 2584<br /> <br /> 636<br /> <br /> 583<br /> <br /> 297<br /> <br /> 77<br /> <br /> 9712<br /> <br /> Nghề khác<br /> Tổng<br /> <br /> Hình 1. Phân bố số lượng tàu thuyền theo nghề<br /> <br /> Bảng 2. Phân bố số lượng tàu thuyền theo nhóm công suất<br /> Năm<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> < 20<br /> <br /> 8.160<br /> <br /> 8.049<br /> <br /> 5.539<br /> <br /> 5.533<br /> <br /> 5.535<br /> <br /> 20 ÷ < 50<br /> <br /> 3.398<br /> <br /> 3.414<br /> <br /> 2.638<br /> <br /> 2.599<br /> <br /> 2.584<br /> <br /> 50 ÷ < 90<br /> <br /> 849<br /> <br /> 828<br /> <br /> 663<br /> <br /> 641<br /> <br /> 636<br /> <br /> 90 ÷ < 250<br /> <br /> 510<br /> <br /> 570<br /> <br /> 594<br /> <br /> 579<br /> <br /> 583<br /> <br /> 250 ÷ < 400<br /> <br /> 109<br /> <br /> 138<br /> <br /> 212<br /> <br /> 278<br /> <br /> 297<br /> <br /> ≥ 400<br /> <br /> 17<br /> <br /> 27<br /> <br /> 36<br /> <br /> 67<br /> <br /> 77<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 13.043<br /> <br /> 13.026<br /> <br /> 9.682<br /> <br /> 9.697<br /> <br /> 9.712<br /> <br /> Loại tàu (CV)<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2014<br /> <br /> Hình 2. Biến động số lượng tàu thuyền trong 5 năm<br /> <br /> Từ bảng 1, bảng 2, hình 1 và hình 2 cho thấy, biến động tàu thuyền theo nghề và theo công suất tàu từ<br /> năm 2008 đến năm 2012 có sự thay đổi đáng kể, nhóm tàu có công suất < 90 CV đều giảm, riêng nhóm<br /> tàu < 20 CV giảm mạnh. Nhóm tàu từ 90 - < 250 CV tăng 1,14 lần; từ 250 - < 400 CV tăng 2,72 lần, đặc biệt là<br /> nhóm tàu ≥ 400 tăng gấp 4,5 lần so với năm 2008. Tuy nhiên, nếu tính theo nghề thì tàu thuyền làm nghề đánh<br /> cá ven bờ chiếm trên 50% so với tổng số tàu thuyền toàn Tỉnh.<br /> 2. Trang bị phương tiện bảo đảm an toàn<br /> Bảng 3. Tổng hợp các phương tiện bảo đảm an toàn trên tàu cá<br /> Phạm vi hoạt động (hải lý)<br /> <br /> Trang bị<br /> an toàn<br /> <br /> TT<br /> <br /> 1<br /> <br /> Phao bè<br /> <br /> 0 ÷ < 24<br /> (7 tàu)<br /> <br /> 24 ÷ < 50<br /> (19 tàu)<br /> <br /> > 50<br /> (16 tàu)<br /> <br /> 01<br /> <br /> 17<br /> <br /> 16<br /> <br /> Tổng số<br /> (cái)<br /> <br /> Số lượng trang bị<br /> theo quy định (cái)<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> 34<br /> <br /> 41<br /> <br /> 83<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phao tròn<br /> <br /> 06<br /> <br /> 27<br /> <br /> 23<br /> <br /> 56<br /> <br /> 116<br /> <br /> 48,3<br /> <br /> 3<br /> <br /> Phao áo<br /> <br /> 33<br /> <br /> 128<br /> <br /> 98<br /> <br /> 259<br /> <br /> 396<br /> <br /> 65,4<br /> <br /> 4<br /> <br /> Bơm chính<br /> <br /> 07<br /> <br /> 19<br /> <br /> 22<br /> <br /> 48<br /> <br /> 51<br /> <br /> 94,1<br /> <br /> 5<br /> <br /> Vải bạt<br /> <br /> 07<br /> <br /> 19<br /> <br /> 16<br /> <br /> 42<br /> <br /> Khuyến khích<br /> <br /> 100<br /> <br /> 6<br /> <br /> Dầu rái<br /> <br /> 03<br /> <br /> 15<br /> <br /> 15<br /> <br /> 33<br /> <br /> Khuyến khích<br /> <br /> 100<br /> 68,6<br /> <br /> 7<br /> <br /> Bình cứu hỏa<br /> <br /> 04<br /> <br /> 19<br /> <br /> 25<br /> <br /> 48<br /> <br /> 70<br /> <br /> 8<br /> <br /> Rìu<br /> <br /> 06<br /> <br /> 19<br /> <br /> 16<br /> <br /> 41<br /> <br /> X<br /> <br /> 100<br /> <br /> 9<br /> <br /> Xô<br /> <br /> 23<br /> <br /> 63<br /> <br /> 62<br /> <br /> 148<br /> <br /> X<br /> <br /> 100<br /> <br /> 10<br /> <br /> Chăn<br /> <br /> 07<br /> <br /> 19<br /> <br /> 16<br /> <br /> 42<br /> <br /> X<br /> <br /> 100<br /> <br /> 11<br /> <br /> Xà beng<br /> <br /> 06<br /> <br /> 19<br /> <br /> 16<br /> <br /> 41<br /> <br /> X<br /> <br /> 100<br /> <br /> Từ bảng 3 cho thấy, mức độ trang bị các phương tiện phòng nạn trên các tàu hoạt động ở vùng biển<br /> < 24 hải lý; từ 24 ÷ < 50 hải lý và trên 50 hải lý còn thấp so với quy định, đặc biệt là áo phao cá nhân trang bị<br /> chưa đủ mỗi người một chiếc.<br /> 3. Tai nạn đâm va<br /> Bảng 4. Tổng hợp số vụ tai nạn đâm va tàu cá<br /> Năm<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> Tổng số vụ<br /> <br /> Số vụ<br /> Số tàu<br /> <br /> 03<br /> 05<br /> <br /> 04<br /> 06<br /> <br /> 05<br /> 07<br /> <br /> 04<br /> 06<br /> <br /> 03<br /> 04<br /> <br /> 19<br /> 28<br /> <br /> Bảng 5. Nguyên nhân tai nạn đâm va tàu cá<br /> Nguyên nhân<br /> <br /> Số vụ<br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Không<br /> tín hiệu<br /> <br /> Tốc độ chạy tàu<br /> không an toàn<br /> <br /> Điều kiện<br /> ngoại cảnh<br /> <br /> Quan sát<br /> <br /> Bất khả kháng<br /> <br /> Tổng số vụ<br /> <br /> 03<br /> <br /> 04<br /> <br /> 05<br /> <br /> 04<br /> <br /> 03<br /> <br /> 19<br /> <br /> 15,8<br /> <br /> 21,05<br /> <br /> 26,3<br /> <br /> 21,05<br /> <br /> 15,8<br /> <br /> 100<br /> <br /> Từ bảng 4 và bảng 5 cho thấy, số vụ tai nạn đâm va giữa tàu với tàu hàng năm đều xảy ra, nguyên nhân<br /> chính là do điều kiện thời tiết xấu, thuyền trưởng chạy tàu với tốc độ không an toàn trong điều kiện tầm nhìn<br /> xa bị hạn chế.<br /> <br /> 44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2014<br /> <br /> 4. Tai nạn cháy tàu<br /> Bảng 6. Tổng hợp số vụ tai nạn cháy tàu<br /> Năm<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Số vụ<br /> <br /> 01<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 01<br /> <br /> 02<br /> <br /> Từ bảng 6 cho thấy từ năm 2008 - 2012 chỉ có 2 vụ tai nạn cháy tàu cá, nguyên nhân chủ yếu là do chập<br /> mạch điện và sử dụng bếp ga không an toàn.<br /> 5. Tai nạn hỏng máy<br /> Bảng 7. Tổng hợp số vụ tai nạn hỏng máy<br /> TT<br /> <br /> Nhóm công suất (CV)<br /> <br /> Số vụ tai nạn (vụ)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> < 20<br /> 20 ÷ < 50<br /> 50 ÷ < 90<br /> 90 ÷ < 250<br /> 250 ÷ < 400<br /> ≥ 400<br /> Tổng<br /> <br /> 01<br /> 07<br /> 29<br /> 29<br /> 28<br /> 02<br /> 96<br /> <br /> 1,0<br /> 7,3<br /> 30,2<br /> 30,2<br /> 29,2<br /> 2,1<br /> 100<br /> <br /> Bảng 8. Nguyên nhân tai nạn hỏng máy<br /> Nguyên nhân<br /> <br /> Vận hành máy<br /> <br /> Không thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng<br /> <br /> Do chất lượng máy<br /> <br /> Số vụ<br /> <br /> 20<br /> <br /> 36<br /> <br /> 40<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 20,8<br /> <br /> 37,5<br /> <br /> 41,7<br /> <br /> Từ bảng 7 và bảng 8 cho thấy, nhóm tàu có<br /> công suất từ 50 - < 400 CV xảy ra tai nạn hỏng máy<br /> nhiều nhất, nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng<br /> máy hầu hết đã qua sử dụng, không thực hiện việc<br /> kiểm tra, bảo dưỡng máy thường xuyên.<br /> <br /> quy định nhằm đảm bảo an toàn cho người và<br /> tàu cá.<br /> - Tổ chức các lớp tập huấn cho ngư dân kiến<br /> thức và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị an toàn<br /> trên tàu cá để phòng tránh tai nạn.<br /> <br /> 6. Đề xuất giải pháp<br /> - Cơ quan đăng kiểm cần tăng cường kiểm tra<br /> tình trạng kỹ thuật của tàu và đưa ra khuyến cáo cho<br /> chủ tàu, thuyền trưởng biết, thường xuyên kiểm tra<br /> các trang thiết bị an toàn trên tàu như đèn hiệu, neo,<br /> cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng... Kiên quyết không<br /> cho tàu đi đánh bắt nếu trên tàu chưa đáp ứng đầy<br /> đủ quy định về trang thiết bị an toàn.<br /> - Cơ quan quản lý nghề cá cần tăng cường<br /> nâng cao nhận thức của ngư dân trong công<br /> tác đảm bảo an toàn và tự giác thực hiện các<br /> <br /> IV. KẾT LUẬN<br /> - Tàu cá Khánh Hòa đa số là tàu có công suất<br /> nhỏ chủ yếu đánh bắt ven bờ. Việc trang bị các<br /> phương tiện cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng còn<br /> thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu về đảm bảo an toàn<br /> cho người và tàu cá hoạt động thủy sản theo quy<br /> định của Nhà nước.<br /> - Trong các loại hình tai nạn xảy ra cho tàu cá<br /> Khánh Hòa thì tai nạn đâm va, tai nạn hỏng máy còn<br /> ở mức cao do chất lượng máy kém và sự chủ quan<br /> của người điều khiển phương tiện.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Bộ Thủy sản, 2007. Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn Nghị định<br /> số 66/2005/NĐ-CP.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, 2012. Báo cáo tổng hợp tàu cá tỉnh Khánh Hòa năm 2012.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Nguyễn Lê Lâm, 2011. Điều tra những rủi ro, tác hại nghề nghiệp của nghề lưới kéo tỉnh Khánh Hòa. Đồ án tốt nghiệp An<br /> toàn hàng hải. Trường Đại học Nha Trang.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Thủ tướng Chính phủ, 2005. Nghị định 66/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá<br /> hoạt động thủy sản.<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 45<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2