intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Đại học y Hà Nội năm 2016

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

181
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 120 bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân. Nghiên cứu cho thấy theo chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ suy dinh dưỡng là 20% và thừa cân/béo phì là 7,5%. Có 29,1% đối tượng nghiên cứu bị suy dinh dưỡng theo phân loại Albumin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Đại học y Hà Nội năm 2016

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ<br /> TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2016<br /> Dương Thị Phượng, Lê Thị Hương, Nguyễn Thùy Linh, Dương Thị Yến<br /> Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 120 bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm<br /> mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân. Nghiên cứu<br /> cho thấy theo chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ suy dinh dưỡng là 20% và thừa cân/béo phì là 7,5%. Có 29,1%<br /> đối tượng nghiên cứu bị suy dinh dưỡng theo phân loại Albumin. 51,7% bệnh nhân ung thư có nguy cơ suy<br /> dinh dưỡng theo phân loại PG - SGA. Tỷ lệ thiếu máu là 59,2% (đặc biệt là nữ giới chiếm 70,5%). Tỷ lệ bị<br /> giảm cân trong 6 tháng qua và một tháng qua lần lượt là 75% và 50%. Vậy tình trạng suy dinh dưỡng của<br /> bệnh nhân ung thư đang ở mức khá cao và đây là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm.<br /> Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, ung thư, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ung thư là một trong những nguyên nhân<br /> <br /> đó, bệnh nhân ung thư có nhu cầu dinh<br /> <br /> gây tử vong hàng đầu trên thế giới, đang ngày<br /> <br /> dưỡng cao hơn do nhu cầu trao đổi chất tăng<br /> <br /> càng gia tăng và trở thành gánh nặng bệnh tật<br /> <br /> lên [5]. Kết quả là suy dinh dưỡng liên quan<br /> <br /> cho toàn xã hội, trong đó bao gồm cả Việt<br /> <br /> đến bệnh nhân ung thư thường biểu hiện như<br /> <br /> Nam [1]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế<br /> <br /> một dấu hiệu ban đầu của một bệnh tiến triển<br /> <br /> giới, năm 2010, mỗi ngày ở Việt Nam có<br /> <br /> nhanh chóng với biểu hiện là sụt cân nhiều<br /> <br /> khoảng 350 trường hợp ung thư được xác<br /> <br /> trong thời gian ngắn [6]. Việc sàng lọc, can<br /> <br /> định và 190 trường hợp tử vong do ung thư<br /> <br /> thiệp dinh dưỡng kịp thời trước và trong suốt<br /> <br /> [2]. Tuy nhiên, quản lý y tế vẫn tập trung vào<br /> <br /> quá trình điều trị ung thư có thể góp phần làm<br /> <br /> việc chăm sóc, điều trị lâm sàng cho bệnh<br /> <br /> giảm tác dụng gây độc tế bào và các biến<br /> <br /> nhân mà ít chú ý tới vấn đề chăm sóc dinh<br /> <br /> chứng liên quan do tác dụng phụ của các<br /> <br /> dưỡng, đặc biệt là tình trạng dinh dưỡng của<br /> <br /> phương pháp điều trị [7]. Vì vậy, chúng tôi tiến<br /> <br /> các bệnh nhân này [3]. Điều này dẫn đến tình<br /> <br /> hành nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh<br /> <br /> trạng dinh dưỡng của bệnh nhân không được<br /> <br /> dưỡng và một số triệu chứng lâm sàng và cận<br /> <br /> đảm bảo. Trong khi đó, việc đánh giá tình<br /> <br /> lâm sàng của bệnh nhân ung thư tại bệnh viện<br /> <br /> trạng dinh dưỡng và can thiệp dinh dưỡng có<br /> <br /> Đại học Y Hà Nội.<br /> <br /> vai trò quan trọng góp phần tăng hiệu quả<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> điều trị, thời gian sống và chất lượng cuộc<br /> sống cho bệnh nhân ung thư [4]. Bênh cạnh<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thùy Linh, Viện Đào tạo Y học Dự<br /> phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: linhngthuy.hmu@gmail.com<br /> Ngày nhận: 30/11/2016<br /> Ngày được chấp thuận: 26/2/2017<br /> <br /> TCNCYH 106 (1) - 2017<br /> <br /> thư bằng mô bệnh học và được điều trị tại<br /> Khoa Ung bướu & Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh<br /> viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng<br /> 1 đến tháng 5 năm 2016.<br /> <br /> 163<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 2. Phương pháp<br /> Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.<br /> Chọn mẫu và cỡ mẫu<br /> Cỡ mẫu: tính theo công thức cỡ mẫu cho<br /> việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể:<br /> <br /> p.(1 − p)<br /> 2<br /> n = Z (1− α/2) .<br /> 2<br /> (ε . p )<br /> <br /> Công cụ thu thập thông tin: bộ câu hỏi<br /> nghiên cứu đã được xây dựng sẵn. Ngoài ra,<br /> các công cụ thu thập một số chỉ số nhân trắc<br /> bao gồm: cân tanita, thước dây và thước gỗ<br /> đo chiều cao.<br /> Xử lý và phân tích số liệu<br /> Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch<br /> và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1. Các phân tích sẽ được thực hiện<br /> <br /> n: cỡ mẫu nghiên cứu.<br /> <br /> bằng phần mềm STATA 12.0.<br /> <br /> p: tỷ lệ bệnh nhân ung thư có nguy cơ<br /> hoặc bị suy dinh dưỡng theo PG - SGA lấy từ<br /> nghiên cứu trước là p = 0,59 [8].<br /> ε: là sai số tương đối của nghiên cứu, lấy<br /> ε = 0,15.<br /> α: mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05. Khi<br /> đó, Z(1-α/2) = 1,96.<br /> Thay vào công thức tính được cỡ mẫu của<br /> <br /> 3. Đạo đức nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ<br /> ràng về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu và<br /> tự nguyện tham gia nghiên cứu. Các thông tin<br /> thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> <br /> nghiên cứu là n = 119. Cỡ mẫu cuối cùng thu<br /> thập được là 120.<br /> Chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu thuận<br /> tiện, tất cả bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại<br /> bệnh viện trong thời gian tiến hành nghiên<br /> cứu và thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn đều<br /> được đưa vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ<br /> mẫu.<br /> Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin<br /> <br /> Nghiên cứu tiến hành trên 120 bệnh nhân<br /> ung thư với tỷ lệ khá tương đồng giữa nam và<br /> nữ (49,2% và 50,8%); tuổi trung bình là 55,3 ±<br /> 13,4 tuổi. Trong đó, ung thư đường tiêu hóa<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất với 59,2%, tiếp đến là<br /> ung thư vú/cổ tử cung/buồng trứng với 13,3%<br /> và ung thư phổi với 7,5%.<br /> Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số<br /> BMI, kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng<br /> <br /> Kỹ thuật thu thập thông tin: phương<br /> pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên<br /> cứu; kết hợp với phương pháp quan sát và đo<br /> đạc các thông số về nhân trắc học, một số chỉ<br /> số cơ thể khác theo bộ công cụ đã xây dựng<br /> sẵn. Một số thông tin về kết quả cận lâm sàng<br /> được lấy từ hồ sơ bệnh án.<br /> <br /> 164<br /> <br /> chung là 20,0%. Trong đó, tỷ lệ suy dinh<br /> dưỡng độ 3 ở nữ cao hơn ở nam (6,6% và<br /> 1,7%); ngược lại suy dinh dưỡng độ 1 và độ 2<br /> ở nam (10,2%) lại cao hơn ở nữ (1,6% và<br /> 9,8%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê,<br /> p < 0,05 (bảng 1).<br /> <br /> TCNCYH 106 (1) - 2017<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo BMI<br /> Phân loại BMI (kg/m2)<br /> <br /> Chung n (%)<br /> <br /> Nam n (%)<br /> <br /> Nữ n (%)<br /> <br /> < 16,0<br /> 16,0 - 16,99<br /> <br /> 5 (4,2)<br /> 7 (5,8)<br /> <br /> 1 (1,7)<br /> 6 (10,2)<br /> <br /> 4 (6,6)<br /> 1 (1,6)<br /> <br /> 17,0 - 18,49<br /> 18,5 - 24,99<br /> <br /> 12 (10,0)<br /> 87 (72,5)<br /> <br /> 6 (10,2)<br /> 45 (76,3)<br /> <br /> 6 (9,8)<br /> 42 (68,9)<br /> <br /> 9 (7,5)<br /> <br /> 1 (1,7)<br /> <br /> 8 (13,1)<br /> <br /> ≥ 25<br /> <br /> p<br /> <br /> 0,025<br /> <br /> Bảng 2. Tình trạng dinh dưỡng theo một số chỉ số hóa sinh máu<br /> Chỉ số hóa sinh<br /> Albumin (g/l)<br /> n = 86<br /> Hemoglobin<br /> n = 120<br /> <br /> Chung n (%)<br /> <br /> Nam n (%)<br /> <br /> Nữ n (%)<br /> <br /> > 35<br /> <br /> 61 (70,9)<br /> <br /> 23 (56,1)<br /> <br /> 38 (84,4)<br /> <br /> 28 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2