intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: Văng Bảo Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai trình bày đánh giá tình hình sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2013. Nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện trên 275 bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ điều trị tại bệnh viện Bạch Mai,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> TÌNH TRẠNG SỐC PHẢN VỆ Ở BỆNH VIỆN BẠCH MAI<br /> Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Thị Thùy Ninh<br /> Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/01/2009 đến ngày<br /> 31/12/2013. Nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện trên 275 bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ<br /> điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2013. Kết quả cho thấy trong nhóm<br /> nghiên cứu nam và nữ lần lượt chiếm 46,2% và 53,8%. Tỷ lệ sốc phản vệ trong 5 năm lần lượt là 0,056%,<br /> 0,06%, 0,061%, 0,069%, 0,07%. Biểu hiện ở da và niêm mạc hay gặp nhất (96,1%), tim mạch (95%), hô hấp<br /> (80,1%), tiêu hóa (35,6%). 5 trường hợp tử vong trong nghiên cứu. Tỷ lệ sử dụng epinephrine là 65,2%. Tỷ<br /> lệ sốc phản vệ có xu hướng gia tăng theo năm. Nguyên nhân gây sốc phản vệ hay gặp là thuốc, thức ăn và<br /> nọc côn trùng.<br /> Từ khóa: sốc phản vệ, bệnh viện Bạch Mai<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt<br /> nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng<br /> nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp<br /> thời. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài<br /> giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với dị<br /> nguyên. Những năm gần đây, vấn đề sốc<br /> phản vệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn<br /> và người ta cũng nhận thấy tỷ lệ sốc phản vệ<br /> ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân<br /> gây ra sốc phản vệ nhưng hay gặp là thuốc,<br /> thức ăn và nọc côn trùng. Tỷ lệ sốc phản vệ<br /> thay đổi theo từng nghiên cứu [1]. Theo<br /> nghiên cứu của Decker và cộng sự năm 2008<br /> tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sốc phản vệ là 49,8/100.000<br /> người/năm [1; 2], một nghiên cứu khác ở Anh<br /> tỷ lệ này là 7,9/100.000 người/năm [2 - 5]. Tỷ<br /> lệ sốc phản vệ khác nhau giữa các nhóm<br /> nguyên nhân, từng lứa tuổi, từng vùng... Thức<br /> ăn là nguyên nhân sốc phản vệ hay gặp ở trẻ<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Đoàn, Bộ môn Dị ứng,<br /> Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: mr.doan1956@yahoo.com.vn<br /> Ngày nhận: 13/8/2015<br /> Ngày được chấp thuận: 25/12/2015<br /> <br /> 24<br /> <br /> em còn thuốc và nọc côn trùng thường gặp ở<br /> người lớn.<br /> Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến<br /> mức độ nặng và tỷ lệ tử vong của sốc phản vệ<br /> như: tuổi, bệnh phối hợp, thuốc chữa bệnh<br /> đang dùng, tiền sử cá nhân…<br /> Ở nước ta, cùng với sự phát triển của các<br /> nghành công nghiệp hóa mỹ phẩm, dược<br /> phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường là sự<br /> gia tăng tình trạng dị ứng, trong đó sốc phản<br /> vệ xảy ra ngày càng nhiều và có nhiều trường<br /> hợp tử vong đáng tiếc [6; 7; 8]. Nguyên nhân<br /> của tình trạng này một phần do lạm dụng<br /> thuốc, hóa chất, mỹ phẩm ở cộng đồng, thiếu<br /> hiểu biết của người dân về sốc phản vệ trong<br /> đó có cả vài trò của nhân viên y tế.<br /> Ở Việt Nam, năm 1960 Võ Văn Vinh thông<br /> báo trường hợp phản vệ do penicillin đầu tiên.<br /> Năm 2014, tác giả Nguyễn Năng An và<br /> Nguyễn Văn Đoàn đã thông báo 3 trường hợp<br /> sốc phản vệ hy hữu do thuốc gây tử vong [2]<br /> (1994). Theo Vũ Văn Đính, từ năm 1992 đến<br /> năm 1994, một số bệnh viện đã điều trị 131<br /> trường hợp sốc phản vệ bằng adrenalin và<br /> các biện pháp hồi sức. Trong số đó có 111<br /> <br /> TCNCYH 98 (6) - 2015<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> trường hợp sốc phản vệ do thuốc (84,73%),<br /> 63 trường hợp do kháng sinh [1] và nhiều<br /> thông báo nhỏ lẻ khác …<br /> <br /> + Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áp tâm<br /> thu hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi.<br /> + Người lớn: huyết áp tâm thu < 90 mmHg<br /> <br /> Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một<br /> nghiên cứu quy mô lớn nào về sốc phản vệ.<br /> <br /> hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm thu.<br /> <br /> Vì vậy, nghiên cứu tình trạng sốc phản vệ ở<br /> Việt Nam được tiến hành với mục tiêu: đánh<br /> <br /> 2. Phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi<br /> cứu.<br /> <br /> giá tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch<br /> Mai từ năm 2009 đến năm 2013.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> 1. Đối tượng<br /> 275 bệnh nhân nhập viện Bạch Mai từ<br /> ngày 01/01/2009 đến 31/12/ 2013 đáp ứng đủ<br /> tiêu chuẩn chẩn đoán sốc phản vệ của Tổ<br /> chức Dị ứng Thế giới (WAO) 2009 - 2013 [9].<br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br /> Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán khi có<br /> một trong 3 tiêu chuẩn sau:<br /> - Các triệu chứng xuất hiện cấp tính (trong<br /> vài phút đến vài giờ) ở da, niêm mạc và ít nhất<br /> <br /> Các chỉ số nghiên cứu<br /> - Tuổi<br /> - Giới<br /> - Tiền sử<br /> - Triệu chứng lâm sàng<br /> - Kết quả điều trị<br /> - Nguyên nhân<br /> 3. Xử lý số liệu: nhập, quản lý, làm sạch<br /> số liệu và phân tích số liệu bằng phần mềm<br /> SPSS 16.0 với độ tin cậy >95%.<br /> 4. Đạo đức nghiên cứu<br /> Tất cả hoạt động tiến hành trong nghiên<br /> cứu này đều tuân thủ quy định và nguyên tắc<br /> <br /> 1 trong 2 triệu chứng sau:<br /> + Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít,<br /> <br /> chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học<br /> <br /> ran rít, giảm lưu lượng đỉnh, giảm oxy máu)<br /> + Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt<br /> <br /> thập được trong nghiên cứu là hoàn toàn<br /> <br /> huyết áp như ngất, đại tiểu tiện không tự chủ.<br /> <br /> nhân trong nghiên cứu được bảo mật.<br /> <br /> - Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện<br /> trong vòng vài phút – vài giờ sau khi người<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> <br /> bệnh tiếp xúc với thuốc:<br /> + Biểu hiện ở da, niêm mạc.<br /> + Các triệu chứng hô hấp.<br /> + Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt<br /> <br /> của Việt Nam và quốc tế. Toàn bộ số liệu thu<br /> trung thực. Các số liệu y học mang tính cá<br /> <br /> 1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân<br /> nghiên cứu<br /> Tỷ lệ giới tính: bệnh nhân nam chiếm<br /> <br /> huyết áp.<br /> <br /> 46,2%, bệnh nhân nữ chiếm 53,8%.<br /> <br /> + Các triệu chứng tiêu hoá kéo dài (nôn,<br /> đau bụng do co thắt).<br /> <br /> Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân<br /> nghiên cứu là 39,93 ± 18,84.<br /> <br /> - Tụt huyết áp xuất hiện vài phút đến vài<br /> giờ sau khi tiếp xúc với 1 dị nguyên mà người<br /> <br /> 2. Tình hình sốc phản vệ<br /> <br /> bệnh đã từng bị dị ứng.<br /> <br /> 2.1. Tỷ lệ sốc phản vệ trong 5 năm<br /> <br /> TCNCYH 98 (6) - 2015<br /> <br /> 25<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013<br /> Biểu đồ 1. Tỷ lệ sốc phản vệ trong 5 năm (n = 275)<br /> <br /> Tỷ lệ sốc phản vệ năm 2009 là 0,056%, năm 2013 là 0,07%.<br /> 2.2. Phân bố tỷ lệ sốc phản vệ ở các khoa và trung tâm<br /> <br /> Khoa - Trung tâm<br /> <br /> Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng<br /> Chống độc<br /> Nhi<br /> Tim mạch<br /> Hồi sức tích cực<br /> Cấp cứu<br /> Hô hấp<br /> Nội tiết<br /> Tiêu hóa<br /> Mắt<br /> Đông Y<br /> Gây mê hồi sức<br /> <br /> 48,4<br /> 37,4<br /> 3,64<br /> 2,92<br /> 2,92<br /> 1,83<br /> 1,09<br /> 0,36<br /> 0,36<br /> 0,36<br /> 0,36<br /> 0,36<br /> <br /> 0<br /> 10<br /> 20<br /> 30<br /> 40<br /> 50 %<br /> Biểu đồ 2. Phân bố sốc phản vệ ở các khoa và trung tâm (n = 275)<br /> <br /> Tỷ lệ sốc phản vệ cao nhất ở Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, sau đó lần lượt là<br /> Trung tâm chống độc (37,4%), Nhi (2,92%), Cấp cứu (1,83%).<br /> 2.3. Triệu chứng sốc phản vệ<br /> <br /> 96,1<br /> Triệu chứng<br /> <br /> 95<br /> 80,1<br /> <br /> Hô hấp<br /> <br /> Thần kinh<br /> <br /> 33,1<br /> <br /> 20<br /> <br /> Tim mạch<br /> <br /> Tiêu hóa<br /> <br /> 35,6<br /> <br /> Triệu chứng khác<br /> <br /> 0,4<br /> 0<br /> <br /> Da, niêm mạc<br /> <br /> 40<br /> <br /> 60<br /> <br /> 80<br /> <br /> 100<br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Biểu đồ 3. Tỷ lệ triệu chứng sốc phản vệ<br /> 26<br /> <br /> TCNCYH 98 (6) - 2015<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Triệu chứng sốc phản vệ hay gặp nhất là triệu chứng trên da, niêm mạc sau đó là tim mạch,<br /> hô hấp.<br /> 2.4. Tỷ lệ dùng adrenaline và cách sử dụng<br /> <br /> Biểu đồ 4. Tỷ lệ dùng adrenaline (n = 275)<br /> <br /> Biểu đồ 5. Cách sử dụng adrenaline (n = 275)<br /> <br /> Tỷ lệ dùng adrenaline là 65,2%. Chủ yếu dùng dưới dạng truyền tĩnh mạch 63,2%, dùng<br /> đường tiêm bắp là 45,5%.<br /> 2.5. Các thuốc khác sử dụng trong điều trị sốc phản vệ<br /> 98,9<br /> <br /> 100<br /> <br /> 93,1<br /> <br /> 80<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 62,9<br /> 60<br /> <br /> 54,2<br /> <br /> 40<br /> 20<br /> <br /> 9,8<br /> <br /> 7,3<br /> <br /> 3,6<br /> <br /> 0<br /> Truyền dịch Corticoid<br /> <br /> Kháng<br /> Thở oxy<br /> Kháng<br /> Kích thích Hồi sức tim các thuốc<br /> Histamin H1<br /> Histamin H2 Beta 2 giao<br /> phổi<br /> khác<br /> cảm<br /> <br /> Biểu đồ 6. Tỷ lệ sử dụng các thuốc trong điều trị sốc phản vệ (n = 275)<br /> Truyền dịch sử dụng khác phổ biến trong điều trị sốc phản vệ (96%). Corticoid (98,9%), kháng<br /> histamine (93,1%).<br /> 2.6. Kết quả điều trị<br /> 275 bệnh nhân sốc phản vệ nhập viện Bạch Mai 5 năm (từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2013)<br /> được điều trị kịp thời, tỉ lệ bệnh nhân sốc phản vệ được cứu sống là 98,2%, tỉ lệ tử vong trung<br /> bình trong 5 năm qua là 1,8%.<br /> <br /> TCNCYH 98 (6) - 2015<br /> <br /> 27<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Nghiên cứu 275 bệnh nhân sốc phản vệ,<br /> chúng tôi ghi nhận được 53,8% bệnh nhân nữ<br /> và 46,2% bệnh nhân nam. Bệnh nhân trẻ nhất<br /> là 2,5 tháng tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 91<br /> tuổi, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân<br /> nghiên cứu là 39,93 ± 18,4. Trong đó, tuổi<br /> trung bình của nhóm bệnh nhân nam là 38,36<br /> ± 17,9, nhóm bệnh nhân nữ là 39,42 ± 18,9,<br /> không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình<br /> giữa nhóm nam và nữ.<br /> Những năm gần đây, số người mắc bệnh<br /> dị ứng tăng lên đáng kể trong đó số người<br /> mắc sốc phản vệ ngày càng nhiều. Theo<br /> nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân được<br /> chẩn đoán sốc phản vệ nhập viện Bạch Mai<br /> có xu hướng gia tăng từ 0,056% năm 2009<br /> đến 0,07% năm 2013. Cùng với sự phát triển<br /> của các nghành công nghiệp, nông nghiệp,<br /> thủy hải sản xuất hiện nhiều loại chế phẩm<br /> trên thị trường cũng làm gia tăng tình trạng<br /> dị ứng cũng như sốc phản vệ. Trong các<br /> Khoa và Trung tâm của Bệnh viện Bạch Mai tỷ<br /> lệ gặp sốc phản vệ ở Trung tâm Dị ứng –<br /> Miễn dịch lâm sàng chiếm một nửa số trường<br /> hợp của viện, sau đó là Trung tâm Chống độc<br /> (37,4%), Khoa Nhi đứng hàng thứ ba, Khoa<br /> cấp cứu và Khoa hồi sức tích cực chiếm<br /> 2,92%. Sở dĩ tỷ lệ bệnh nhân sốc phản vệ ở<br /> Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng chiếm<br /> tỷ lệ cao nhất vì đây là đơn vị chuyên nghành<br /> điều trị các bệnh dị ứng, số bệnh nhân sốc<br /> phản vệ ở Trung tâm chủ yếu là bệnh nhân<br /> <br /> Biểu hiện lâm sàng của sốc phản vệ rất đa<br /> dạng bao gồm nhiều cơ quan khác nhau trong<br /> cơ thể, những bệnh nhân khác nhau có biểu<br /> hiện lâm sàng khác nhau có bệnh nhân triệu<br /> chứng chỉ xuất hiện ở da, niêm mạc nhưng có<br /> bệnh nhân triệu chứng ở mức độ nặng (IV),<br /> thậm chí tử vong. Những biểu hiện đầu tiên<br /> thường ở da hoặc đường hô hấp. Các triệu<br /> chứng này có thể thay đổi, không có sự tham<br /> gia bắt buộc của tất cả các cơ quan hệ thống.<br /> Những biểu hiện ở da giúp phân biệt sốc phản<br /> vệ với những tình trạng khác như nhồi máu cơ<br /> tim hay cơn hoảng loạn. Tuy nhiên, có khoảng<br /> 10% bệnh nhân không có biểu hiện ở da,<br /> niêm mạc hoặc có biểu hiện nhưng không<br /> được ghi nhận. Trong trường hợp này, sốc<br /> phản vệ có thể không được ghi nhận. Những<br /> triệu chứng ở hô hấp và tim mạch thường liên<br /> quan đến các tình trạng nặng, đe dọa tính<br /> mạng của sốc phản vệ và tử vong. Những<br /> biểu hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn chiếm<br /> 18,5% và 12% các trường hợp, theo thứ tự.<br /> Đây là những triệu chứng báo hiệu nguy cơ tử<br /> vong cao.<br /> Để hạn chế tình trạng nặng cũng như tỷ lệ<br /> tử vong của sốc phản vệ cần chẩn đoán sớm<br /> và điều trị kịp thời. Ngay cả một vài phút chậm<br /> trễ có thể dẫn đến thiếu oxy – thiếu máu não<br /> hoặc tử vong. Hầu hết các hướng dẫn điều trị<br /> trong vòng 30 năm qua đều nhấn mạnh vai trò<br /> của adrenalin (epinephrine), là thuốc được lựa<br /> chọn đầu tiên trong điều trị sốc phản vệ. Việc<br /> lựa chọn đường dùng của adrenalin cũng rất<br /> <br /> mới vào viện. Số trường hợp sốc phản vệ ở<br /> <br /> quan trọng, theo khuyến cáo mới nhất của<br /> Viện Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Châu Âu<br /> <br /> Khoa cấp cứu thấp hơn, điều này cũng dễ giải<br /> <br /> (European Academy of Allergy and Clinical<br /> <br /> thích vì bệnh nhân xảy ra sốc phản vệ ở cộng<br /> <br /> Immunology) năm 2014, adrenalin nên được<br /> tiêm bắp vào 1/3 giữa của đùi, có thể sử dụng<br /> <br /> đồng nhập Khoa cấp cứu, phần lớn các<br /> trường hợp được xử trí ổn định sẽ chuyển lên<br /> Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng điều<br /> <br /> adrenalin theo đường truyền tĩnh mạch hoặc<br /> khí dung. Việc sử dụng adrenalin theo đường<br /> <br /> trị tiếp.<br /> <br /> hít và tiêm dưới da không được khuyến cáo.<br /> <br /> 28<br /> <br /> TCNCYH 98 (6) - 2015<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2