intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức giảng dạy các chương trình cập nhật kiến thức về quản lý tài chính, tài sản và kế toán hành chính sự nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự đổi mới về thể chế tài chính trong những năm qua dẫn đến hàng loạt các chính sách, chế độ tài chính ra đời. Sự đổi mới chính sách tài chính luôn luôn kéo theo sự đổi mới trong lĩnh vực kế toán. Vì vậy, nhu cầu tập huấn cập nhật kiến thức để triển khai thực hiện là hết sức cần thiết. Bài viết "Tổ chức giảng dạy các chương trình cập nhật kiến thức về quản lý tài chính, tài sản và kế toán hành chính sự nghiệp" trình bày một số kinh nghiệm trong vấn đề tổ chức các chương trình cập nhật kiến thức về quản lý tài chính, tài sản và hành chính sự nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức giảng dạy các chương trình cập nhật kiến thức về quản lý tài chính, tài sản và kế toán hành chính sự nghiệp

  1. Tổ chức giảng dạy các chương trình cập nhật kiến thức về quản lý tài chính, tài sản và kế toán hành chính sự nghiệp Phan Thị Thúy Ngọc Thạc sĩ, Giảng viên chính, Trường Đại học Mở TPHCM Tóm tắt Sự đổi mới về thể chế tài chính trong những năm qua dẫn đến hàng loạt các chính sách, chế độ tài chính ra đời. Sự đổi mới chính sách tài chính luôn luôn kéo theo sự đổi mới trong lĩnh vực kế toán. Vì vậy, nhu cầu tập huấn cập nhật kiến thức để triển khai thực hiện là hết sức cần thiết. Bài viết này trình bày một số kinh nghiệm trong vấn đề tổ chức các chương trình cập nhật kiến thức về quản lý tài chính, tài sản và hành chính sự nghiệp. Từ khóa: Giảng dạy, Kế toán hành chính sự nghiệp, Chương trình cập nhật kiến thức 1. Giới thiệu Cập nhật kiến thức là nhu cầu thực tế khách quan không thể thiếu được đối với người làm công tác quản lý tài chính, kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Sự đổi mới về thể chế tài chính từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1985 đến nay dẫn đến hàng loạt các chính sách, chế độ tài chính ra đời. Cơ sở pháp lý của sự đổi mới chính sách tài chính công là Luật ngân sách nhà nước. Sự đổi mới chính sách tài chính luôn luôn kéo theo sự đổi mới trong lĩnh vực kế toán. Vì vậy, khi có chính sách, chế độ tài chính mới ban hành, thông thường các cơ quan tài chính, ban ngành của các tỉnh, thành phố thuộc trung ương lập kế hoạch cho việc tập huấn cập nhật kiến thức để triển khai thực hiện. Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức các chương trình cập nhật kiến thức về quản lý tài chính, tài sản và hành chính sự nghiệp. Trong phần đầu, tác giả trình bày nhu cầu của loại hình đào tạo này. Phần tiếp theo bàn về việc 110
  2. xây dựng chương trình tập huấn. Cuối cùng là một số nhân tố quyết định sự thành công của các chương trình này. 2. Nhu cầu tổ chức các chương trình cập nhật kiến thức Lộ trình đổi mới nền tài chính công từ năm 1985 đến nay tiến độ ngày càng nhanh đòi hỏi công chức viên chức đang thực thi nhiệm vụ tài chính, kế toán công không ngừng học tập để nắm bắt kịp thời chính sách, chế độ. Thông thường sự đổi mới chính sách tài chính diển ra trong từng 5 năm một lần trọn một chu kỳ của cấp chính quyền, chính sách tài chính thay đổi trước rồi đến chế độ kế toán. Vì vậy, việc cập nhật kiến thức diển ra liên tục, sôi động nhất là năm đầu của một nhiệm kỳ. Các chương trình tập huấn cũng theo đó mà phát triển. Nhu cầu cập nhật kiến thức tính ra rất lớn. Bình quân khối cơ quan, hành chính sự nghiệp của 1 tỉnh hoặc thành phố thuộc trung ương từ 1.500 đến 2.000 đơn vị. Bình quân 1 quận (huyện) có từ 70 đến 120 cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trong đó các trường từ mầm non cho đến trung học cơ sở bình quân từ 50 trường. Với một tỉnh có 12 huyện thì số lượng đơn vị có thể đến 1.500 đơn vị là chuyện bình thường. Nếu 1 đơn vị chỉ tính 1 kế toán và 1 chủ tài khoản thì số lượng có nhu cầu tập huấn đã đến trên 2.000 người. Có thể minh họa con số ước lượng sau đây tại một số địa phương đã thực hiện chương trình tập huấn: • Thành phố Hồ Chí Minh: Có 24 quận, huyện. Bình quân 80 đơn vị/quận,huyện, trong đó các trường phải trên 50 trường. Bình quân khi triển khai cập nhật chính sách đổi mới từ 2.000 học viên trở lên. • Thành phố Cần Thơ: 10 quận, huyện. Bình quân 90 đơn vị/1 quận, huyện trong đó các trường phải trên 50. Bình quân khi triển khai cập nhật chính sách đổi mới từ 1.500 học viên trở lên. • Tỉnh Hậu Giang: Thực hiện các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngay từ khi tách Tỉnh năm 2004. Bình quân từ 500 đến 800 học viên. • Tỉnh Khánh Hòa, Long An, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đắc Nông. Bình quân từ 300 học viên/1 chương trình tập huấn 3. Xây dựng chương trình tập huấn 3.1 Xác định đối tượng phục vụ của các chương trình tập huấn Xác định đúng đối tượng phục vụ giúp xây dựng chương trình đào tạo phù hợp. Cụ thể là: 111
  3. • Chủ tài khoản: Chương trình thích hợp là các nội dung quản lý tài chính, quản lý tài sản, đọc, hiểu, soát xét và phân tích các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính kế toán • Kế toán trưởng, kế toán viên: Chương trình thích hợp là các nội dung quản lý tài chính, quản lý tài sản, các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, kiểm soát chi của kho bạc, các quy trình kế toán, đọc, hiểu, soát xét và phân tích các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính kế toán • Chuyên viên chuyên quản, thẩm kế: Chương trình thích hợp là các nội dung về trình tự kiểm tra xét duyệt dự toán, quyết toán, chính sách, chế độ chi tiêu, hiểu và đọc được thông tin tài chính trên các báo cáo tài chính, kế toán của đơn vị 3.2 Các yêu cầu xây dựng chương trình Kinh nghiệm bản thân cho thấy chương trình tập huấn ngoài việc phù hợp với đối tượng phục vụ còn cần đảm bảo các yêu cầu sau: • Tính hệ thống: phải đảm bảo hệ thống pháp lý của các văn bản, các chính sách, chế độ mà cấp có thẩm quyền ban hành theo sự phân cấp bao gồm các văn bản Luật là cơ sở nền tảng để ban hành các nghị định nhằm chi tiết từng điều khoản của Luật, kế đến là các thong tư hướng dẩn thực hiện một số điều của nghị định. Theo sự phân cấp đến tận địa phương thì UBND các cấp, các cơ quan quản lý cấp trên tiếp tục có các công văn hướng thực thi các quy định tại địa phương và tại đơn vị. • Tính kế thừa: Bất kỳ một chính sách chế độ nào khi ban hành đều có tính kế thừa, khi xây dựng chương trình và nội dung trình bày đều phải xác định tính kế thừa trước khi phổ biến nội dung của chính sách, chế độ. Cuối cùng là hướng dẩn xử lý chuyển tiếp từ chính sách, chế độ cũ sang áp dụng các chính sách chế độ mới ban hành • Tính đồng bộ: Khi xây dựng chương trình luôn luôn tính đến các văn bản khác có liên quan đến việc thực hiện các chính sách, chế độ triển khai nhằm minh chứng tính đồng bộ của các văn bản khi thực thi • Tính dự báo: Sau khi xây dựng chương trình tập huấn và triển khai cho các đối tượng, tiếp cận thực tế theo dõi quá trình thực hiện, đánh giá thuận lợi, khó khăn để dự báo khả năng sửa đổi, bổ sung trong tương lai, gắn kết với nghị quyết của các cấp chính quyền, đối chiếu với lộ trình đổi mới để xác định thời gian sử dụng một chương trình tập huấn 112
  4. 3.3 Xác định nội dung chương trình • Tiêu đề của chương trình phải toát lên mục tiêu của chương trình. Thông thường là tiêu đề lớp bồi dưỡng…, lớp nâng cao năng lực quản lý…..Nếu là lớp bồi dưỡng thì đối tượng là các kế toán mới được tuyển dụng, các chủ tài khoản mới được bổ nhiệm, đề bạt. Lớp nâng cao năng lực dành cho đối tượng kế toán, chủ tài khoản đảm nhận chức vụ nhiều năm. Để biết rõ từng đối tượng thì chỉ có cách duy nhất là làm việc cụ thể với đơn vị đặt hàng. • Nội dung chương trình: Hiện nay chia làm các nhóm chương trình gồm: 1. Nhóm chương trình quản lý tài chính, tài sản và kế toán của các đơn vị sự nghiệp ngành giáo dục 2. Nhóm chương trình quản lý tài chính, tài sản và kế toán của các đơn vị sự nghiệp ngành y tế 3. Nhóm chương trình quản lý tài chính, tài sản và kế toán của các đơn vị sự nghiệp các ngành kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp,….. 4. Nhóm chương trình quản lý tài chính, tài sản và kế toán của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Đảng, tổ chức Hội, đoàn thể 5. Nhóm chương trình quản lý tài chính, tài sản và kế toán ngân sách, tài chính xã, phường, thị trấn 6. Nhóm chương trình thực hành kế toán và ứng dụng phần mềm kế toán IMAX 7. Nhóm chương trình quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng và kế toán các chủ đầu tư 8. Nhóm chương trình quản lý tài chính và kế toán hợp tác xã 9. Nhóm chương trình thi tuyển công chức tuyển vị trí việc làm kế toán, quản lý tài chính, quản lý công sản 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của các chương trình tập huấn cập nhật kiến thức Qua nhiều năm tham gia các chương trình tập huấn, cập nhật kiến thức tại các địa phương, người viết nhận thấy những nhân tố sau có ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình • Nắm bắt nhu cầu thực tế, xây dựng các chương trình tập huấn ngay từ đầu năm 113
  5. • Gửi chương trình cho Sở Tài chính, Sở Nội vụ địa phương để các Sở tập họp vào chương trình huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ để ghi vào dự toán • Sau khi dự toán duyệt các lớp tập huấn thì phối kết hợp với các Sở để tổ chức triển khai • Lựa chọn giảng viên thích hợp am hiểu thực tế tại địa phương và in ấn tài liệu tập huấn • Ký kết hợp đồng lưu ý đến điều khoản chi phí giữa 2 bên, chuẩn bị cơ sở vật chất và điều kiện học tập cho học viên 5. Kết luận Tóm lại, nhu cầu cập nhật chính sách, chế độ quản lý tài chính là nhu cầu cấp thiết khách quan và có số lượng đáng kể. Việc xây dựng chương trình cần xác định đối tượng phục vụ (học viên), xem xét các yêu cầu của chương trình và xác định các nội dung phù hợp. Đặc trưng của các lớp này là sử dụng kinh phí của ngân sách chứ không phải người học đóng góp. Vì vậy, cần am hiểu lề lối làm việc của cơ quan tài chính và hoạch định tổ chức tốt để lớp học thành công. Bài viết dừng lại ở mức độ chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Cần có các ý kiến đóng góp, các khảo sát chi tiết hơn để có thể hình thành một nghiên cứu đầy đủ. 114
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2