intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức giờ dạy thực hành giải pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày các hình thức tổ chức giờ học giáo dục thể chất; Các biện pháp tổ chức giờ học giáo dục thể chất; Thực trạng phương pháp tổ chức giờ học hiện nay; Một số giải pháp đổi mới hình thức tổ chức giờ học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức giờ dạy thực hành giải pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. TỔ CHỨC GIỜ DẠY THỰC HÀNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ThS. Trịnh Phước Thành TÓM TẮT Trong giờ học giáo dục thể chất việc tổ chức lớp học sinh động và phù hợp với đặc thù nội dung học là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả giờ dạy. Cho nên, khi lên lớp giảng viên cần phải có các biện pháp tổ chức lớp học phù hợp cho từng nội dung học thì giờ học mới đạt hiệu quả. Để tổ chức một giờ lên lớp thực hành giảng dạy có hiệu quả thì cần phải có các giải pháp hiệu quả sao cho: tổ chức hình thức tập luyện thật khoa học mới tăng được mật độ động giờ học; tổ chức đội hình lớp học phải phù hợp với từng nội dung giảng dạy; vị trí giảng viên giảng giải cũng phải hợp lý; khi làm mẫu kỹ thuật động tác,căn cứ vào điểm mấu chốt động tác mà giảng viên phải chọn đúng phương hướng, vị trí và thời cơ làm mẫu cho phù hợp; cần phải hạn chế di chuyển đội hình vì nó sẽ làm tăng thời gian chết dẫn đến mật độ động giảm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Từ khóa: phương pháp tổ chức, giáo dục thể chất, phương pháp giáo dục thể chất 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục trong giáo dục toàn diện con người mới XHCN. Sức khỏe, trí tuệ là hai tài sản quý nhất, là tài sản vô giá của mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi quốc gia. “Sức khỏe là chiếc xe chở tri thức”, là chìa khóa khám phá mọi kho tàng bí ẩn của tự nhiên và xã hội, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người. Môn học Giáo dục thể chất ở trường đại học là mắt xích nối tiếp của phổ thông để thực hiện nhiệm vụ trên. Cải tiến phương pháp dạy học hiện nay nhằm đào tạo người học có năng lực xử lý tình huống, có phương pháp tiếp cận vấn đề, có trách nhiệm,... Nói cách khác người được giáo dục và đào tạo phải tự tìm hiểu, định hướng, xác định nhiệm vụ của mình để chủ động nắm bắt các kiến thức cần thiết và không bị áp đặt. Người thầy chỉ định hướng giúp đỡ, người học chiếm lĩnh tri thức bằng sự nỗ lực của chính mình, từ đó dần dần bồi dưỡng năng lực tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Một trong những đặc trưng của giờ học giáo dục thể chất là giảng dạy thực hành động tác kỹ thuật. Nếu không tổ chức tốt các hình thức tập luyện sẽ làm giảm lượng vận động, lớp học kém sinh động, giảm sự tập trung chú ý của người học là nguyên nhân dẫn đến sai sót kỹ thuật, hiệu quả giờ học giảm thậm chí dễ gây mất an toàn cho người học. Việc từng bước cải tiến phương pháp giảng dạy cho sinh viên là nhiệm vụ trọng tâm của giảng viên ở trường đại học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để đạt được mục tiêu nâng cao sức khỏe cho sinh viên được hiệu quả cần phải đổi mới nội dung, cơ sở vật chất trang thiết bị, cách đánh giá và phương pháp giảng dạy trong đó có cải tiến hình thức tổ chức giảng dạy. 718
  2. 2. NỘI DUNG 2.1 Các hình thức tổ chức giờ học giáo dục thể chất Hiệu quả giờ học giáo dục thể chất không những phụ thuộc vào các phương tiện giảng dạy, tuân thủ các nguyên tắc giảng dạy giáo dục thể chất và sử dụng linh hoạt đa dạng các phương pháp giảng dạy phù hợp. Mà còn phải biết tổ chức hình thức tập luyện cho thật sinh động và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học. Hình thức tổ chức giờ học phụ thuộc vào nhiệm vụ, nội dung bài học cụ thể, phương tiện trang thiết bị học tập và phương pháp giảng dạy. Giờ giáo dục thể chất có đặc điểm là giảng viên tổ chức, lãnh đạo, điều khiển tập thể sinh viên có cùng lứa tuổi và trình độ cùng tập. Hình thức tổ chức của giờ giáo dục thể chất bao gồm: Nội dung giờ học, cấu trúc giờ học và tổ chức cho sinh viên tập luyện. 2.1.1 Nội dung giờ học giáo dục thể chất bao gồm: các bài tập thể chất, các hoạt động của sinh viên, các hoạt động của giảng viên và giảng viên đánh giá quá trình tâm - sinh lý biến đổi bên trong cơ thể người học. - Tổ chức cho sinh viên thực hiện các bài tập thể chất. Bài tập thể chất là phương tiện cơ bản nhất trong giờ học, nó giải quyết độc lập các nhiệm vụ giáo dục thể chất. - Tổ chức cho sinh viên hoạt động trong giờ học gồm nghe giảng viên giảng giải, quan sát động tác mẫu, tiếp thu kỹ thuật động tác, suy nghĩ cách thực hiện tuần tự kỹ thuật, thiết kế các hoạt động tiếp theo, thực hiện kiểm tra đánh giá các hoạt động của bản thân, trao đổi với giảng viên về các vấn đề xuất hiện trong quá trình tập luyện, theo dõi trạng thái cơ thể mình và điều chỉnh cho phù hợp. - Thiết kế các hoạt động của giảng viên trong giờ học bao gồm giải thích mục đích giờ học, nhiệm vụ học tập, xác định yêu cầu cụ thể cho từng đối tượng và tổ chức sinh viên luyện tập. Theo dõi hoạt động của sinh viên, phân tích, đánh giá kết quả việc thực hiện của sinh viên. Điều chỉnh lượng vận động, phê phán uốn nắn một cách tế nhị các hành vi của sinh viên. Xây dựng mối quan hệ giữa các sinh viên và giữa sinh viên với giảng viên. - Quan sát đánh giá quá trình tâm – sinh lý sinh viên: sự biến đổi và tích lũy dần dẫn đến biến đổi nhảy vọt bên trong các hệ thống chức năng, hình thái, tri thức, kỹ năng và kỹ xảo của sinh viên. Nó là tiêu chí đánh giá về các mặt giáo dục, giáo dưỡng, sức khỏe đồng thời định hướng cho các giờ học tiếp theo. Nhằm đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống của quá trình giáo dục thể chất. 2.1.2 Cấu trúc của giờ học giáo dục thể chất. Muốn giải quyết có hiệu quả nội dung của một giờ học giáo dục thể chất cần phải có một hình thức tổ chức hay phương pháp tổ chức thích hợp bao gồm mối quan hệ giữa người dạy và người học; giữa những người học và sự sắp xếp hợp lý các bài tập. Cấu trúc giờ học giáo dục thể chất gồm có ba phần: - Phần mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt tạo tiền đề cho sinh viên thực hiện nhiệm vụ chính. Tùy theo tính chất của từng giờ học có thể bao gồm khởi động chung, chuyên môn với hình thức đội hình tập cả lớp, cá nhân tập tại chỗ hay di động; đội hình hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn... 719
  3. - Phần cơ bản có nhiệm vụ giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển thể lực cho sinh viên. Phương pháp tổ chức giảng dạy nội dung mới, kiến thức mới học trước, nội dung hấp dẫn tổ chức học sau. Tuần tự thể lực linh hoạt, khéo léo học trước, sức nhanh, sức mạnh, sức bền học sau. Lượng vận động tác động phải phát triển toàn diện đến các bộ phận cơ thể, tổ chức các hoạt động hoạt động cần luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi - Phần kết thúc có nhiệm vụ điều chỉnh trạng thái tâm lý làm giảm hưng phấn của các hệ thống cơ quan tim mạch, phổi, thần kinh và loại bỏ những căng thẳng thừa của cơ bắp. 2.1.3 Các biện pháp tổ chức giờ học giáo dục thể chất Các hình thức tổ chức giảng dạy trong một giờ giáo dục thể chất bao gồm: * Tổ chức các điều kiện vật chất kỹ thuật - Nơi tập luyện phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh bị trơn trượt hoặc mất an toàn cho sinh viên trong quá trình tập luyện. - Kiểm tra bố trí sân tập, dụng cụ tập luyện, phân phối dụng cụ tập luyện hợp lý. Nếu chuẩn bị trang thiết bị tốt sẽ sử dụng hiệu quả thời gian của giờ học, sinh viên tập luyện an toàn, giáo dục cho sinh viên về thái độ, trách nhiệm đối với của công. Giáo dục tính tổ chức kỷ luật, có tình cảm và thẩm mỹ. Do đó, công việc tổ chức các điều kiện vật chất phải được tính toán phù hợp và hoàn thành trước giờ học. Công việc này phải được kiểm tra, theo dõi và đánh giá kịp thời. * Bố trí và di chuyển đội hình Bố trí đội hình hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học. Cần tính toán sao cho người học dễ quan sát hoạt động của giảng viên và bạn cùng tập. Được đứng ở vị trí thích hợp để thực hiện bài tập, tránh lộn xộn mất thời gian và đảm bảo an toàn. Còn người dạy dễ dàng theo dõi tiếp xúc sinh viên và thay đổi đội hình khi cần thiết. Ngoài ra, tính đa dạng của biến đổi đội hình giúp cho sinh viên nâng cao sức tập trung chú ý học tập, duy trì khả năng hưng phấn cao trong tập luyện. * Các hình thức tập luyện thông thường Trong giờ học giáo dục thể chất thông thường có các đội hình sau: - Đội hình tập luyện theo lớp bao gồm cac hình thức như: + Sinh viên cùng tập một động tác dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giảng viên. + Sinh viên tập từng đôi một (một người tập cùng với người khác giúp đỡ). + Sinh viên thực hiện động tác kỹ thuật theo hình thức làn sóng. + Sinh viên thực hiện động tác kỹ thuật theo hình thức dòng chảy. - Hình thức tập luyện theo nhóm. Sinh viên được phân nhóm theo trình độ, giới tính...mỗi nhóm có nhiệm vụ riêng. Giảng viên chỉ đạo cụ thể cho từng nhóm có thể nhóm chuyển đổi và nhóm không chuyển đổi. 720
  4. + Nhóm không chuyển đổi là chia lớp học ra nhiều nhóm tập luyện theo cùng nội dung và thứ tự định trước. Hình thức này có ưu điểm là giảng viên dễ quan sát và quản lý việc tập luyện của sinh viên về nội dung và lượng vận động như nhau. Nhưng khuyết điểm của hình thức này là đòi hỏi dụng cụ phải đầy đủ. + Nhóm chuyển đổi là chia lớp học ra nhiều nhóm tập luyện theo các nội dung khác nhau sau đó chuyển đổi các nhóm. Hình thức này có ưu điểm là khắc phục tình trạng, điều kiện thiếu sân tập, dụng cụ; có thể tăng lượng vận động, bồi dưỡng và rèn luyện năng lực độc lập và giúp đỡ nhau trong học tập. Nhưng giảng viên gặp khó khăn trong chỉ đạo toàn diện, việc sắp xếp nội dung và thời gian tập luyện khó khăn. - Hình thức tập quay vòng là hình thức tập từng động tác riêng rồi lần lượt tập sang động tác khác. - Hình thức tập luyện cá nhân Mỗi sinh viên có nhiệm vụ riêng, đặc điểm riêng hoặc cùng bài tập nhưng với yêu cầu khác nhau. * Bồi dưỡng cán sự lớp Cán sự thể dục thể thao không những có vai trò tích cực mang đến hiệu quả giờ học mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt giáo dục và giáo dưỡng. * Tổ chức kiến tập Trong giờ học thực hành kỹ thuật động tác giảng viên cần phải dự kiến tổ chức cho sinh viên kiến tập, quan sát lớp, nghe giảng viên giảng giải và phân tích kỹ thuật động tác. 2.2 Thực trạng phương pháp tổ chức giờ học hiện nay Giảng dạy môn giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay do chưa có nhà tập luyện nên hầu hết là phải học ngoài trời với điều kiện sân tập nhỏ hẹp cùng lúc có nhiều lớp cùng học là điều không tránh khỏi. Việc tổ chức lớp học trong một giờ học giáo dục thể chất hiện nay còn chưa được chú trọng. Vấn đề lượng vận động hợp lý trong giờ học đôi lúc còn bị xem nhẹ đặc biệt là chưa chú trọng tăng mật độ động dẫn đến lượng vận động thường còn thấp ảnh hưởng mục tiêu môn học. Hình thức tổ chức tập luyện trong giờ học chưa được khai thác đúng mức ảnh hưởng đến tính hứng thú học tập của sinh viên. Vấn đề tổ chức cho sinh viên tự quản của cán sự lớp học trong buổi học chưa được chú trọng. Căn cứ vào đặc điểm, nội dung chương trình, đề cương chi tiết học phần quy định. Cho nên từng giờ dạy giáo dục thể chất thường chỉ giảng dạy một nội dung. Do đó việc sử dụng các hình thức tập luyện mang các đặc điểm phổ biến sau: - Phần lớn giảng viên ít sử dụng hình thức tập luyện đồng loạt, thường chỉ sử dụng hình thức tập luyện lần lượt (phù hợp nội dung một tiết học) để giảng viên có điều kiện quan sát, đánh giá và sửa chữa động tác sai cho từng sinh viên. - Một số giảng viên ít sử dụng hình thức tập luyện theo nhóm do không có kế hoạch bồi dưỡng cán sự thể thao và giảng viên chưa tin tưởng vào năng lực tiềm tàng của sinh viên. 721
  5. - Hình thức tập luyện cá nhân hầu như giảng viên chưa được quan tâm. - Tổ chức đội hình lớp học khi giảng viên giảng giải, làm mẫu hay phân tích kỹ thuật động tác cho từng nội dung học còn chưa hợp lý. (vị trí, phương hướng và thời cơ) - Tổ chức phân chia nhóm đối tượng tập luyện theo yêu cầu trình độ năng lực và sức khỏe ít được chú ý. - Kế hoạch giảng dạy cho môn học, bài giảng còn cứng nhắc chưa phù hợp. Phương pháp tổ chức trong một giờ học giáo dục thể chất là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng giờ học. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tính hứng thú tập luyện của sinh viên, mật độ động, mật độ hữu ích của một giờ học, tinh thần tự quản làm việc nhóm của sinh viên, khả năng tiếp thu kỹ động tác kỹ thuật, mức độ sai sót kỹ thuật động tác... Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giờ học giáo dục thể chất, không đạt được mục tiêu và yêu cầu của chương trình giáo dục thể chất. Qua khảo sát 20 giảng viên giảng dạy giáo dục thể chất về sự quan tâm đến hình thức tổ chức giờ học thể chất. Chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1: Khảo sát mức độ quan tâm đến các biện pháp và hình thức tổ chức trong giờ học thực hành môn giáo dục thể chất Biện pháp và hình thức tổ chức Mức độ Số lượng Tỉ lệ % Vị trí làm mẫu của giảng viên có ảnh hưởng đến quá Rất ảnh hưởng 18 90 trình tiếp thu động tác của Không ảnh hưởng 2 10 Sử dụng sinh viên. phương Phương hướng làm mẫu có Rất ảnh hưởng pháp trực 16 80 ảnh hưởng đến quá trình tiếp Không ảnh hưởng quan 4 20 thu động tác của sinh viên. Giảng viên có cần thiết phải Rất cần thiết 15 75 chọn thời cơ làm mẫu không. Không cần thiết 5 25 Sinh viên có nhất thiết phải Rất cần thiết 11 55 tham gia cùng giảng viên Không cần thiết 9 45 không. Đánh giá Giảng viên có nhất thiết đề Rất cần thiết 19 95 ra yêu cầu phân loại đối Không cần thiết 1 5 tượng không. Cần thay đổi theo nội dung Rất cần thiết 20 100 học. Không cần thiết 0 0 Thường xuyên 16 80 Chia nhóm trong tập luyện Đội hình Thỉnh thoảng 4 20 có được sử dụng không. tập luyện Không chia nhóm 0 0 Việc bố trí dụng cụ trong Rất ảnh hưởng 11 55 buổi học có ảnh hưởng đến Không ảnh hưởng 9 45 kết quả học tập không. Giảng viên có chú ý đến việc Rất chú ý 20 100 Nội dung sắp xếp thứ tự các nội dung Không chú ý 0 0 trong buổi học không. 722
  6. Qua khảo sát ở bảng trên cho thấy đa số giảng viên quan tâm tuyệt đối đến việc sắp xếp thứ tự các nội dung trong buổi học, thay đổi đội hình tập luyện theo nội dung học, quan tâm nhiều đến phân loại đối tượng, vị trí-phương hướng làm mẫu và thường xuyên chia nhóm tập luyện. Tuy nhiên, giảng viên còn quan tâm thấp đến các việc bố trí dụng cụ tập luyện, thời cơ làm mẫu và tổ chức cho sinh viên cùng tham gia đánh giá trong buổi học. Những vấn đề trên cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giờ học giáo dục thể chất hiện nay. 2.3 Một số giải pháp đổi mới hình thức tổ chức giờ học Để khắc phục những hạn chế về hình thức tổ chức làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ học giáo dục thể chất chúng tôi đưa ra một số giải pháp khắc phục như sau: - Sử dụng hình thức tập luyện đồng loạt là điều cần thiết, nhưng chỉ sử dụng một số lần nhất định để chiếm ít thời gian trong một giờ học nhằm tăng mật độ vận động trong giờ học. - Hạn chế sử dụng hình thức tập luyện lần lượt để tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều thời gian luyện tập. Nhằm tăng mật độ động dẫn đến nâng cao lượng vận động của giờ học. - Tăng cường hình thức tập luyện theo nhóm (nhóm chuyển đổi và nhóm không chuyển đổi) nhằm tăng thời gian tự học, tự tập luyện của sinh viên, tăng cường vai trò tự quản của cán sự thể thao và tạo tình huống cho nhóm sinh viên tự quản; khắc phục tình trạng sân tập còn hạn chế và tăng mật độ vận động trong giờ học. - Hình thức tập luyện cá nhân (nguyên tắc cá biệt hóa) cũng cần được quan tâm sử dụng khi cần thiết. - Xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo cần linh hoạt hơn nhằm tăng cường lượng vận động trong giờ học cho phù hợp với mục tiêu là tăng cường sức khỏe cho sinh viên. Tránh tổ chức giảng dạy giờ lý thuyết và giờ thực hành tổ chức riêng biệt hoặc nội dung học quá nặng như chạy cự ly trung bình học độc lập. - Tổ chức đội hình giảng dạy phù hợp với nội dung nhất là khi giảng giải kết hợp với làm mẫu phải chọn đúng vị trí, thời cơ và phương hướng. - Tổ chức cho sinh viên tham gia vào việc đánh giá và có ý kiến cho việc sửa chữa động tác sai cho nhau. Nhằm nâng cao hiệu quả giờ học kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng, hình thành kỹ xảo động tác. Giảng viên cần trang bị cho sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản từ đó tạo điều kiện, định hướng cho các em quan sát cụ thể động tác sai cơ bản của bạn cùng tập, hướng cho sinh viên nhận biết, phát hiện ra các lỗi sai thường mắc; tổ chức cho nhóm thảo luận tìm ra nguyên nhân dẫn đến lỗi sai cơ bản, từ đó đưa ra hướng sửa cho phù hợp dưới sự quan sát với sự định hướng của giảng viên. - Chọn vị trí giảng viên làm mẫu thích hợp sao cho đội hình cả lớp đều quan sát rõ nét chính của động tác và đặc biệt cần tránh: + Không tổ chức đội hình lớp học quay mặt về hướng nắng, hướng gió, hướng có mục tiêu di động hoặc hấp dẫn sự chú ý cua sinh viên vì sẽ làm giảm sự tập trung chú ý quan sát của sinh viên. 723
  7. + Không tổ chưc đội hình lớp học mà gáy của sinh viên quay về hướng mặt trời vì nó là nguyên nhân gây khó chịu thậm chí sẽ gây cảm nắng. Cần phải tổ chức đội hình lớp học sao cho sinh viên ít di chuyển nhất mà vẫn quan sát được dễ dàng (nhất là khi tổ chức các trò chơi vận động). Chọn phương hướng làm mẫu của giảng viên cho phù hợp để sinh viên dễ dàng quan sát được nét chính của động tác. Tùy vào nội dung giảng dạy mà giảng viên chọn vị trí, đội hình thích hợp để sinh viên quan sát rõ về góc độ, biên độ động tác và phương hướng kỹ thuật động tác theo chiều: Thẳng hướng, lệch hướng hay soi gương khi giảng viên làm động tác mẫu. Chọn thời cơ làm mẫu cho phù hợp, khi bắt đầu học động tác mới, khi nhấn mạnh một khâu chủ yếu mà sinh viên chưa rõ; khi cần nâng cao chất lượng từng thành phần của động tác. Kết quả: Qua ba năm áp dụng các giải pháp trên chúng tôi nhận thấy lượng vận động trong giờ học được tăng lên nhất là mật độ động, mật độ hữu ích, giảm thời gian chết, tăng tính hứng thú, ít sai sót khi học kỹ thuật động tác, tăng cường giao tiếp giữa sinh viên với nhau và giữa sinh viên với giảng viên. Sinh viên tham gia chạy đội hình tập thể giải “Chào năm mới” đóng góp trên 30% sinh viên của trường tham gia và luôn đạt thứ hạng cao tốp (nhất, nhì, ba) trong mười năm qua. 3. KẾT LUẬN Đổi mới phương pháp hình thức tổ chức giờ học thực hành là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất. Nhờ vậy mà lượng vận động được tăng cường; nâng cao hiệu quả khả năng tiếp thu động tác; lớp học sinh động, tăng tính hứng thú tập luyện; tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu, tự quản, khả năng giao tiếp giữa các sinh viên với nhau, tạo điều kiện cho sinh viên làm việc nhóm; khắc phục tình trạng sân tập còn hạn chế... Qua đó, chất lượng giờ dạy thực hành môn giáo dục thể chất sẽ được nâng cao. Giảng viên chọn phương hướng, vị trí và thời cơ làm mẫu hợp lý giúp cho sinh viên hạn chế các động tác sai, làm tăng mật độ động giờ học, giảm thời gian chết nên lượng vận động được nâng lên đạt được mục tiêu chương trình môn giáo dục thể chất đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), 2007, Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Nxb Hà Nội; 2. Nguyễn Mậu Loan, 1998, Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, Nxb GD; 3. Quyết định 2434/QĐ/BGD&ĐT, Đổi mới chương trình giảng dạy, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 08/7/1999; 4. Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT Quy định về chương trình môn học giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 14/10/2015. 724
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2