intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam có dấu hiệu chựng lại: Đâu là nguyên nhân và giải pháp khắc phục?

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

66
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau hơn 30 năm tăng trưởng liên tục, nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chững lại và suy giảm. Bằng phương pháp phân tích định tính với các công cụ như thống kê phân tích, thông kê mố tả, so sánh dựa trên các số liệu từ Niên giám Thống kê và các nguồn thứ cấp khác, tác giả đã cố gắng nhận dạng những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nông nghiệp trong thời gian qua và từ đó đề xuất một số giải pháp để lấy lại đà tăng trưởng thông qua bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam có dấu hiệu chựng lại: Đâu là nguyên nhân và giải pháp khắc phục?

Tốc độ tăng trưởng . . .<br /> <br /> Kinh tế<br /> TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> CÓ DẤU HIỆU CHỰNG LẠI: ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN VÀ<br /> GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC?<br /> <br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Hoàng Thị Chỉnh*<br /> <br /> Sau hơn 30 năm tăng trưởng kên tục, nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chững lại và suy<br /> giảm. Bằng phương pháp phân tích định tính với các công cụ như thống kê phân tích, thông kê mố<br /> tả, so sánh…dựa trên các số liệu từ Niên giám Thống kê và các nguồn thứ cấp khác, tác giả đã cố<br /> gắng nhận dạng những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nông nghiệp trong thời gian qua và từ đó<br /> đề xuất một số giải pháp để lấy lại đà tăng trưởng.<br /> Từ khóa: tăng trưởng nông nghiệp, cơ cấu nông nghiệp, đầu tư cho nông nghiệp, biến<br /> đổi khí hậu<br /> <br /> GROWTH RATE OF VIETNAM WITH AGRICULTURAL SIGNS OF<br /> SLOWING: WHERE IS THE CAUSE AND RECOVERY SOLUTIONS?<br /> ABSTRACT<br /> After more than 30 years of continuous growth vulture, agriculture Vietnam has begun<br /> to level off and decline. By means of qualitative analysis with tools such as statistical analysis,<br /> descriptive statistics, comparing ... based on the data from the Statistical Yearbook and other<br /> secondary sources, the author has tried to identify these causes of the decline in agriculture in<br /> recent years and has since proposed a number of measures to regain growth momentum.<br /> Keywords: agricultural growth, agricultural structures, agricultural investment,<br /> climate change<br /> *<br /> <br /> GS.TS. Giảng viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Một trong những điểm nổi bật của nền kinh<br /> tế Việt Nam 6 tháng đầu năm qua là sự suy<br /> giảm của GDP nông nghiệp (bao gồm nông<br /> nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản). Theo số liệu<br /> của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br /> thì con số đó là 0,18% (1). Đây là lần đầu tiên<br /> kể từ hơn 30 năm qua, nông nghiệp lại có tốc<br /> độ tăng trưởng âm như vậy. Sự suy giảm của<br /> nông nghiệp, một ngành kinh tế quan trọng<br /> bậc nhất, vốn là ưu thế của Việt Namkhiến<br /> nhiều người không khỏi ngạc nhiên và đi tìm<br /> lời giải đáp. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu cả<br /> quá trình phát triển nông nghiệp trong một<br /> thời gian dài thì sự suy giảm của nông nghiệp<br /> trong những năm gần đây là điều tất yếu, là hệ<br /> quả của những chính sách chưa tạo điều kiện<br /> tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp.<br /> 1.1. Nông nghiệp Việt Nam bắt đầu suy<br /> giảm từ bao giờ?<br /> Nếu lấy mốc thời gian là từ năm 1986 khi<br /> Việt Nam bắt đầu đổi mới nền kinh tế thì tốc<br /> độ tăng trưởng nông nghiệp tính bình quân<br /> qua các giai đoạn được thể hiện qua bảng 1<br /> <br /> Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp Việt<br /> Nam qua các giai đoạn<br /> Các giai đoạn<br /> 1986-1990<br /> 1991- 1995<br /> 1996-2000<br /> 2001-2005<br /> 2006-2010<br /> 2011-2015<br /> <br /> Tốc độ tăng trưởng<br /> bình quân(%)<br /> 3,74<br /> 5,86<br /> 6,74<br /> 5,44<br /> 4,76<br /> 3,13<br /> <br /> Nguồn:Tính toán từ “Kinh tế 2015-2016:<br /> Việt Nam và Thế giới”<br /> <br /> Như vậy, sau 30 năm đổi mới kinh tế,<br /> nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến<br /> nhất định và bước vào giai đoạn tăng trưởng<br /> khá liên tục trong 10 năm (từ năm 1991 đến<br /> năm 2000), đặc biệt năm 1992 đạt 7,4%; năm<br /> 1996 đạt 7,7%; năm 1999 đạt 7,4% (2).Tuy<br /> nhiên, bước qua năm 2001 nông nghiệp Việt<br /> Nam bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại<br /> và càng ngày càng chậm, đặc biệt là từ năm<br /> 2011 đến nay (bảng 1.2)<br /> <br /> Bảng 2:Tốc độ tăng trưởng GDP của nông nghiệp so với các ngành khác<br /> giai đoạn 2011-2015,%<br /> Năm<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 2011<br /> 2012<br /> 2013<br /> 2014<br /> 2015<br /> <br /> 6,24<br /> 5,25<br /> 5,42<br /> 5,98<br /> 6,68<br /> <br /> Nông-LâmThủy sản<br /> 4,23<br /> 2,92<br /> 2,63<br /> 3,44<br /> 2,41<br /> <br /> Công nghiệp-Xây dựng<br /> <br /> Dịch vụ<br /> <br /> 7,60<br /> 7,39<br /> 5,08<br /> 6,42<br /> 9,64<br /> <br /> 7,47<br /> 6,71<br /> 6,72<br /> 6,16<br /> 6,33<br /> <br /> Nguồn: Tốc độ tăng GDP (%) Kinh tế 2015-2016: Việt Nam và Thế giới, trang 93<br /> <br /> Do tác động của cuộc khủng hoảng tài<br /> chính thế giới và nhiều nguyên nhân chủ quan<br /> khác mà tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam<br /> đã giảm hẳn từ năm 2008. Đến năm 2015<br /> Việt nam đã lấy lại được đà tăng trưởng. Tuy<br /> <br /> nhiên, nếu 2 khu vực Công nghiệp-xây dựng<br /> và dịch vụ đều có dấu hiệu hồi phục, đặc biệt<br /> là công nghiệp còn đạt tới 9,64% thì ở khu<br /> vực nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng chậm<br /> hơn hẳn, năm 2015 chỉ tăng trưởng 2,41% so<br /> 2<br /> <br /> Tốc độ tăng trưởng . . .<br /> <br /> với năm 2014 và đến năm 2016 thì bắt đầu<br /> giảm (0,18% cho 6 tháng đầu năm (như đã<br /> nói ở trên)<br /> 1.2. Vì sao nông nghiệp Việt Nam<br /> giảm sút?<br /> Thứ nhất, do nhận thức chưa đúng<br /> về vai trò của nông nghiệp. Mặc dù trong<br /> cơ cấu GDP, tỷ lệ của nông nghiệp đã giảm<br /> nhưng hiện nay vẫn còn chiếm 17,8%, dân<br /> số chiếm 65,7%; và lao động chiếm 44,3%<br /> trong cả nền kinh tế quốc dân nói chung (2).<br /> Hơn thế nữa, trải qua hàng ngàn năm lịch<br /> sử của dân tộc, nông nghiệp là nơi cung cấp<br /> sức người, sức của, là hậu phương vững chắc<br /> giúp tiền tuyến đánh thắng giặc ngoại xâm.<br /> Trong các cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn<br /> 1997-1998; 2008-2009, trong khi các ngành<br /> công nghiệp, dịch vụ gặp nhiều khó khăn thì<br /> nông nghiệp vẫn vươn lên, là “bà đỡ”, là “cứu<br /> cánh” cho cả nền kinh tế; Trong khi cả nền<br /> kinh tế nhập siêu liên tục (cho đến năm 2012)<br /> thì nông nghiệp vẫn xuất siêu. Bên cạnh đó,<br /> xét về tiềm năng, Việt Nam rất có tiềm năng<br /> về nông nghiệp nhờ các nguồn lợi tự nhiên<br /> như đất đai trù phú, nguồn nước ngọt dồi<br /> dào, nắng lắm mưa nhiều, cây trái xanh tươi<br /> <br /> 4 mùa…Với tất cả những lợi thế như vậy, nếu<br /> nông nghiệp được chú trọng đúng mức, được<br /> đầu tư thỏa đáng, được định hướng chiến<br /> lược bài bản… thì kết quả đã không phải ảm<br /> đạmnhư vậy!<br /> Vì có quan điểm cho rằng để đạt được<br /> mục tiêu đưa đất nước sớm trở thành một<br /> nước công nghiệp hóa vào năm 2020 thì phải<br /> nhanh chóng thu hẹp nông nghiệp, mở rộng<br /> công nghiệp và dịch vụ. Do tư tưởng nóng vội<br /> nên bằng mọi giá phải phát triển các khu công<br /> nghiệp, phải lấy đất nông nghiệp cho các mục<br /> tiêu phi nông nghiệp, phải đầu tư nhiều hơn<br /> vào công nghiệp… Kết quả là nhiều khu công<br /> nghiệp mọc lên nhưng thực tế chỉ để cỏ mọc<br /> um tùm, trong khi người nông dân lại mất<br /> đất sản xuất, thất nghiệp và ngày càng sa sút.<br /> Biểu hiện rõ nhất cho việc không coi trọng<br /> nông nghiệp chính là đầu tư cho nông nghiệp<br /> quá ít, không tương xứng với sự đóng góp<br /> của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc<br /> dân. Không những đầu tư cho nông nghiệp đã<br /> ít mà còn ngày càng suy giảm, tính đến năm<br /> 2012. Ba năm gần đây tỷ lệ đầu tư cho nông<br /> nghiệp có tăng trở lại nhưng còn quá khiêm<br /> tốn (bảng 3)<br /> <br /> Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành của Việt Nam giai đoạn 2000- 2015<br /> <br /> Ngành<br /> <br /> 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015<br /> <br /> Nông<br /> nghiệp<br /> <br /> 13,8<br /> <br /> 7,5<br /> <br /> 7,4<br /> <br /> 6,5<br /> <br /> 6,4<br /> <br /> 6,3<br /> <br /> 6,2<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> 5,6<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> Công<br /> nghiệp<br /> <br /> 39,3<br /> <br /> 42,6<br /> <br /> 42,2<br /> <br /> 43,5<br /> <br /> 41,5<br /> <br /> 40,6<br /> <br /> 41,3<br /> <br /> 43,1<br /> <br /> 43,9<br /> <br /> 44,2<br /> <br /> 44,3<br /> <br /> 44,5<br /> <br /> Dịch vụ<br /> <br /> 46,9<br /> <br /> 49,9<br /> <br /> 50,4<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> 52,1<br /> <br /> 53,1<br /> <br /> 52,5<br /> <br /> 50,9<br /> <br /> 50,9<br /> <br /> 50,2<br /> <br /> 49,7<br /> <br /> 49,5<br /> <br /> Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0<br /> Nguồn: Niên giám Thống kê 2014, Kinh tế 2015-2016: Việt Nam và Thế giới<br /> 3<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> Đầu tư trong nước vào nông nghiệp đã ít,<br /> đầu tư từ nước ngoài vào nông nghiệp lại càng<br /> ít hơn. (bảng 4)<br /> <br /> xuất khẩu nông sản và thủy sản hàng đầu của<br /> Việt Nam nhưng đầu tư FDI vào lĩnh vực này<br /> còn quá ít. Theo số liệu của Cục xúc tiến đầu<br /> tư , Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì từ nằm 1993<br /> đến hết tháng 9/2014 FDI vào ĐBSCL là 903<br /> dự án còn hiệu lực với tổng số vốn là 11,8 tỷ<br /> USD, chỉ chiếm 4,1% so với cả nước, nhưng<br /> điều đáng nói là trong số đó chỉ có 242,5 triệu<br /> USD là đầu tư vào nông lâm nghiệp thủy sản<br /> trong vùng,có nghĩa chỉ chiếm 2% trong tổng<br /> FDI cho cả vùng và bằng 0,08% so với tổng<br /> đầu tư FDI của cả nước trong khoảng thời<br /> gian đó! (bảng 3)<br /> Thứ hai, sản xuất nông nghiệp manh<br /> mún, quy mô nhỏ, thiếu quy hoạch, năng<br /> suất lao động thấp<br /> Do thực hiện phương châm “Người cày có<br /> ruộng” và chính sách hạn điền cùng với phong<br /> trào khoán hộ mà đất nông nghiệp Việt Nam<br /> hiện nay bị chia cắt quá manh mún (bình quân<br /> một hộ chỉ có 0,7 ha) (4). Đồng ruộng quá<br /> nhỏ bé khiến người nông dân khó áp dụng cơ<br /> giới hóa, khó áp dụng những tiến hộ kỹ thuật<br /> trong nông nghiệp, khó tiếp cận tín dụng…<br /> Công tác quy hoạch làm chưa tốt, chưa tính<br /> đến nhu cầu của thị trường, tình trạng “được<br /> mùa rớt giá” rồi “trồng, chặt”, “chặt, trồng”<br /> vẫn xảy ra. Một trong những biểu hiện của<br /> một nền nông nghiệp kém hiệu quả chính là<br /> năng suất lao động rất thấp, thấp hơn hẳn so<br /> với các ngành khác trong nền kinh tế quốc<br /> dân (bảng 5)<br /> <br /> Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nông<br /> nghiệp và tỷ trọng trong tổng FDI<br /> <br /> Năm<br /> 2002<br /> 2003<br /> 2004<br /> 2005<br /> 2006<br /> 2007<br /> 2008<br /> 2009<br /> 2010<br /> 2011<br /> 2012<br /> 2013<br /> 2014<br /> 2015<br /> <br /> Đầu tư vào<br /> Nông nghiệp<br /> (1000USD)<br /> 1.427,8<br /> 1.551,0<br /> 2.764,6<br /> 3.795,0<br /> 3.807,5<br /> 4.415,5<br /> 4.221,0<br /> 4.379,1<br /> 3.218,0<br /> 3.266,0<br /> 87,8<br /> 111,8<br /> 101,1<br /> 303,0<br /> <br /> Tỷ trọng trong<br /> tổng FDI (%)<br /> 3,36<br /> 3,50<br /> 5,83<br /> 5,78<br /> 5,16<br /> 2,78<br /> 2,19<br /> 2,27<br /> 1,55<br /> 2,10<br /> 0,6<br /> 0,5<br /> 0,5<br /> 1,3<br /> <br /> Nguồn: Kinh tế 2001-2002 đến 2015-2016<br /> Việt Nam và Thế giới và Cục đầu tư nước ngoài,<br /> bộ Kế hoạch và Đầu tư<br /> <br /> Rõ ràng đầu tư trực tiếp của nước ngoài<br /> vào nông nghiệp Việt Nam còn quá ít và càng<br /> ngày càng giảm. Nếu trước năm 2000 FDI<br /> vào nông nghiệp còn chiếm 15% tổng vốn<br /> FDI vào Việt Nam thì những năm gần đây con<br /> số này chỉ còn xoay quanh từ 0,5% đến 1%!.<br /> Đặc biệt Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi<br /> <br /> Bảng 5: Năng suất lao động các ngành của Việt Nam (triệu/đồng/người)<br /> Ngành<br /> Tổng số<br /> Nông, lâm-thủy sản<br /> Công nghiệp - xây dựng<br /> Dịch vụ<br /> <br /> 2009<br /> 37,9<br /> 14,1<br /> 70,7<br /> 57,9<br /> <br /> 2010<br /> 44,0<br /> 16,8<br /> 78,9<br /> 56,9<br /> <br /> 2011<br /> 55,2<br /> 22,9<br /> 98,3<br /> 76,5<br /> <br /> 2012<br /> 63,1<br /> 26,2<br /> 114,4<br /> 83,3<br /> <br /> 2013<br /> 68,7<br /> 27,0<br /> 124,2<br /> 92,6<br /> <br /> 2014<br /> 74,7<br /> 28,6<br /> 116,5<br /> 90,5<br /> <br /> 2015<br /> 79,3<br /> 30,4<br /> 115,4<br /> 96,0<br /> <br /> Nguồn: Kinh tế 2015-2016 Việt Nam và Thế giới<br /> 4<br /> <br /> Tốc độ tăng trưởng . . .<br /> <br /> Thứ ba, cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở vật<br /> chất kỹ thuật nghèo nàn cũng là nguyên nhân<br /> dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó<br /> khăn, đời sống của người dân ít được cải thiện.<br /> Mặc dù, trong thời gian qua giao thông nông<br /> thôn đã được Chính phủ đầu tư xây dựng,<br /> nhiều cây cầu mới đã đưa vào sử dụng nhưng<br /> đường nội bộ ở nông thôn vẫn chưa phát triển,<br /> cả giao thông đường thủy cũng vậy. Hệ thống<br /> điện, đường, trường, trạm còn thiếu, chưa đáp<br /> ứng được yêu cầu đi lại, vận chuyển nông sản<br /> cũng như nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe<br /> cộng đồng cho người dân. Cơ sở hạ tầng chưa<br /> phát triển dẫn đến khó tiếp cận thị trường, giá<br /> thành cao, làm mất đi tính cạnh tranh của sản<br /> phẩm…<br /> Thứ tư, cơ cấu cây trồng chưa phù hợp,<br /> tập trung quá nhiều cho cây lúa<br /> Trong những năm qua, xuất phát từ nhiệm<br /> vụ phải đảm bảo an ninh lương thực và xuất<br /> khẩu gạo vốn là sản phẩm truyền thống của<br /> Việt Nam mà diện tích trồng lúa vẫn không<br /> ngừng tăng lên qua các năm (cho đến năm<br /> <br /> 2014) (6). Diện tích đất dành cho cây lúa<br /> trong nhiều năm luôn chiếm từ 50-55% trong<br /> tổng diện tích các cây trồng. Ngoài ra, cây<br /> mía vốn là cây trồng không có hiệu quả bởi<br /> năng suất thấp và trữ đường kém, khả năng<br /> cạnh tranh rất kém so với một số nước khác<br /> trong khu vực nhưng diện tích trồng mía cũng<br /> vẫn tăng lên qua các năm. Hoặc cây cao su,<br /> chủ yếu lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc,<br /> xuất khẩu mấy năm qua gặp nhiều khó khăn<br /> nhưng diện tích vẫn tăng đều qua các năm và<br /> đạt gần 1 triệu ha vào năm 2014! Trong khi<br /> đó, những cây trồng khác, như cây bông, rất<br /> cần cho công nghiệp dệt may, là ngành xuất<br /> khẩu chủ lực của Việt Nam thì hàng năm vẫn<br /> phải nhập khẩu một lượng bông rất lớn; bắp,<br /> và một số các loại cây trồng làm thức ăn gia<br /> súc khác thì tăng không đáng kể. Đặc biệt là<br /> cây ăn trái, nếu được đầu tư thỏa đáng cho<br /> công nghệ chế biến và bảo quản thì hiệu quả<br /> kinh tế rất cao cho xuất khẩu nhưng diện tích<br /> qua các năm lại chẳng thay đổi bao nhiêu mà<br /> có năm còn bị giảm đi (6)<br /> <br /> Bảng 6: Diện tích một số cây trồng chủ yếu giai đoạn 2005-2015 (1000 ha)<br /> 2005<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 2013<br /> <br /> 2014<br /> <br /> 2015<br /> <br /> Lúa<br /> <br /> 7329<br /> <br /> 7325<br /> <br /> 7207<br /> <br /> 7422<br /> <br /> 7437<br /> <br /> 7489<br /> <br /> 7655<br /> <br /> 7761<br /> <br /> 7903<br /> <br /> 7814<br /> <br /> 3112<br /> <br /> Ngô<br /> <br /> 1053<br /> <br /> 1033<br /> <br /> 1096<br /> <br /> 1140<br /> <br /> 1089<br /> <br /> 1126<br /> <br /> 1121<br /> <br /> 1157<br /> <br /> 1170<br /> <br /> 1178<br /> <br /> …<br /> <br /> Mía<br /> <br /> 266<br /> <br /> 268<br /> <br /> 293<br /> <br /> 271<br /> <br /> 266<br /> <br /> 269<br /> <br /> 282<br /> <br /> 302<br /> <br /> 309<br /> <br /> 305<br /> <br /> …<br /> <br /> Bộng<br /> <br /> 26<br /> <br /> 21<br /> <br /> 12<br /> <br /> 6<br /> <br /> 10<br /> <br /> 9<br /> <br /> 10<br /> <br /> 7<br /> <br /> 3<br /> <br /> ….<br /> <br /> 200<br /> <br /> Lạc<br /> <br /> 270<br /> <br /> 247<br /> <br /> 255<br /> <br /> 255<br /> <br /> 245<br /> <br /> 231<br /> <br /> 224<br /> <br /> 219<br /> <br /> 216<br /> <br /> 209<br /> <br /> 101<br /> <br /> Cao su<br /> <br /> 483<br /> <br /> 522<br /> <br /> 556<br /> <br /> 632<br /> <br /> 678<br /> <br /> 749<br /> <br /> 802<br /> <br /> 918<br /> <br /> 959<br /> <br /> 979<br /> <br /> 645<br /> <br /> Cà phê<br /> <br /> 497<br /> <br /> 497<br /> <br /> 509<br /> <br /> 531<br /> <br /> 539<br /> <br /> 555<br /> <br /> 586<br /> <br /> 623<br /> <br /> 637<br /> <br /> 641<br /> <br /> 135<br /> <br /> Tiêu<br /> <br /> 49<br /> <br /> 49<br /> <br /> 48<br /> <br /> 50<br /> <br /> 51<br /> <br /> 51<br /> <br /> 56<br /> <br /> 60<br /> <br /> 69<br /> <br /> 86<br /> <br /> …<br /> <br /> Cây ăn trái<br /> <br /> 767<br /> <br /> 771<br /> <br /> 779<br /> <br /> 776<br /> <br /> 774<br /> <br /> 780<br /> <br /> 773<br /> <br /> 766<br /> <br /> 707<br /> <br /> 794<br /> <br /> …<br /> <br /> Nguồn: Kinh tế 2015-2016:Việt Nam và Thế giới<br /> <br /> Nhận biết được điều này, năm 2015 dưới<br /> sự chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương đã<br /> mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo<br /> <br /> hướng giảm diện tích trồng lúa (năm 2015,<br /> chỉ còn 3112 ngàn ha), cao su, cà phê; tăng<br /> diện tích trồng bông lên 200 ngàn ha. Đó là<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2