intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tội dâm ô người dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

19
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung làm rõ các yếu tố cấu thành tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi cũng như nêu ra một vài ví dụ để thấy được tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi khác với một số tội xâm phạm về tình dục như thế nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tội dâm ô người dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự Việt Nam

  1. TỘI DÂM Ô NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Lâm Thị Mỹ Thƣơng, Bùi Thị Thùy Linh Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội dâm ô với người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 146. Cụ thể: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Có thể thấy pháp luật đã quy định cụ thể về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Vì vậy, trên cơ sở đó cần phân tích chi tiết hơn để trên thực tế khi có một vụ việc xảy ra cơ quan thực thi, cơ quan bảo vệ pháp luật,… có thể nhận định đúng tính chất của vụ án. Ngoài ra, việc phân tích quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi còn tạo cơ sở pháp lý chắc chắn nhằm xét xử vụ án đó một cách đúng đắn và khách quan nhất có thể. Xuất phát từ những yêu cầu thiết thực đó trong bài này chúng tôi sẽ làm rõ các yếu tố cấu thành tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi cũng như nêu ra một vài ví dụ để thấy được tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi khác với một số tội xâm phạm về tình dục như thế nào. 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ Tại Điều 146, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như sau: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hay các hành vi quan hệ tình dục khác thì bị phạt từ 6 tháng đến 3 năm. Các trường hợp phạm tội có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; đối với 2 người trở lên; với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% và tái phạm nguy hiểm thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 7 năm tù. Các trường hợp bị phạt tù từ 7 đến 12 năm là người phạm tội làm nạn nhân tự sát hoặc gây rối loạn tâm thần nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là 61% trở lên. Đồng thời, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, câm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. So với Điều 146, Bộ luật Hình sự năm 2015 ta có thể thấy Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bước đầu đã có sự quy định rõ ràng, cụ thể hơn về các hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi để xác định tội danh. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thay thế cụm từ “gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%” tại điểm đ, Khoản 2, Điều 145 bằng cụm từ “gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” tại điểm đ, Khoản 2, Điều 146. Cụm từ “gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên” được thay bằng cụm từ “gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”. Các hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể được chia ra các mốc phần trăm rõ ràng, dễ dàng hơn cho việc đánh giá các hành vi của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Tỷ lệ tổn thương cơ thể là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giải quyết nhiều vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án về xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người. Nó là căn cứ trực tiếp để định tội danh và định khung hình phạt đối với người phạm tội, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan khác. Tại Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) so với Bộ luật hình sự năm 2015 đã tăng nặng tỷ lệ tổn thương cơ thể nhằm dựa vào đó để tăng nặng mức hình phạt đối với tội danh này. Tỷ lệ tổn thương cơ thể được hiểu là tỳ lệ suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ thương tích, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tổn hại sức khỏe. Việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được căn cứ vào Thông tư liên tịch số 28/2013/ TTLT-BYT-BLĐTBXH. 228
  2. 2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI Có thể thấy từ trước đến nay, Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền tự do tình dục và quyền bất khả xâm phạm về tình dục. Luật hình sự nước ta cũng có nhiều điều luật quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tự do và bất khả xâm phạm về tình dục đối với con người (như: tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm,…), trong đó có tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Để có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự một người với các tội danh trên nói chung cũng như tội dâm ô người dưới 16 tuổi nói riêng thì cần phải chứng minh và nêu rõ căc cứ áp dụng điều luật của Bộ luật hình sự hiện hành. Vậy phải dựa vào đầy đủ các yếu tố như: mặt khách thể, mặt khách quan, mặt chủ thể và mặt chủ quan để xác định người đó có phạm tội dâm ô đói với người dưới 16 tuổi hay không. Theo quy định tại Điều 146, Bộ luật hình sự hiện hành, tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được hiểu là hành vi dâm ô của người đã thành niên đối với người dưới 16 tuổi. 2.1 Mặt khách thể Tội phạm này đã xâm phạm đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của người dưới 16 tuổi. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo Điều 12, Luật trẻ năm 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Người thực hiện hành vi phạm tội này đã có hành vi dâm ô đối với trẻ em, vi phạm đến quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục của trẻ em. Hành vi dâm ô này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ (về thể chất hoặc tinh thần hoặc cả 2). Độ tuổi của nạn nhân bị thực hiện hành vi dâm ô này cũng hoàn toàn khác so với các tội bất khả xâm phạm về tình dục khác. Độ tuổi của nạn nhân bị thực hiện hành vi dâm ô không phải là độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 như tội hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em,… mà độ tuổi của nạn nhân bị thực hiện hành vi dâm ô pháp luật chỉ quy định là dưới 16 tuổi. Đây cũng là điểm đặc biệt của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi so với các tội xâm hại tình dục khác. 2.2 Mặt khách quan Hành vi dâm ô được hiểu là hành vi sinh hoạt tình dục dưới các dạng khác nhau nhưng không phải ở dạng hành vi giao cấu. Dựa vào Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV Hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự ta có thể thấy, mặt khách quan của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được thể hiện qua các dấu hiệu sau: Có hành vi kích dục đối với trẻ em như sờ, bóp, hoặc dùng các bộ phận nhạy cảm như dương vật cọ sát vào cơ thể hoặc bộ phận sinh dục của người dưới 16 tuổi,… Có hành vi buộc trẻ em sờ, bóp, cọ xát,… vào những bộ phận kích thích tình dục hoặc bộ phận sinh dục của người phạm tội. Bộ phận nhạy cảm được nhắc đến ở đây không chỉ là bộ phận sinh dục mà còn là những bộ phận khác như: mông, đùi, ngực,… Cần lưu ý là người phạm tội thực hiện những hành vi nêu trên đều chưa và không có mục đích giao cấu với người dưới 16 tuổi. Người thực hiện hành vi phạm tội này nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục. Nạn nhân bị dâm ô có thể đồng tình, tự nguyện hoặc bị cưỡng ép thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội. Việc đồng tình, tự nguyện của nạn nhân không phải là căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội vì độ tuổi và nhận thức của nạn nhân còn non nớt, chưa đủ chín chắn để nhận thức, nhìn nhận được việc bản thân đang bị xâm hại. Thế nên, việc xử lý hành vi dâm ô không xem xét đến yếu tố đồng tình, tự nguyện của nạn nhân. Và chỉ khi hành vi đó đã được thực hiện thì mới được xem là hành vi dâm ô. Nếu người đó chỉ mới có ý định hoặc có những lời nói kích dục với người dưới 16 tuổi thì không đủ căn cứ để cấu thành tội này. 229
  3. 2.3 Mặt chủ thể Chủ thể của tội phạm này là người đã thành niên, tức là đủ 18 tuổi trở lên, có thể là nam hoặc nữ. Và quan trọng người đã đủ 18 tuổi đó khi thực hiện hành vi dâm ô phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định người đó có lỗi hay không khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy. 2.4 Về mặt chủ quan Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Lỗi cố ý bao gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Lỗi cố ý trực tiếp được thể hiện về lý trí và ý chí. Về lý trí, người phạm tội biết rõ được tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả tất yếu xảy ra và có thể xảy ra. Về ý chí, thì người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra. Như vậy, đối với lỗi cố ý trực tiếp thái độ đối với hậu quả là mong muốn tức là hậu quả có mục đích cuối cùng của việc phạm tội và họ chủ động trong việc gây ra hậu quả. Đối với lỗi gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Có thể thấy, lỗi cố ý gián tiếp cũng được thể hiện qua lý trí và ý chí. Về lý trí người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra. Về ý chí người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc không quan tâm đến hậu quả và hậu quả xảy ra như thế nào cũng chấp nhận. Người thực hiện hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi cũng được thực hiện do lỗi cố ý bao gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp được thể hiện về việc người phạm tội biết rõ việc dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là hành vi mang tính chất nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ nhưng vẫn tiếp tục thực hiện nhằm thỏa mãn được nhu cầu sinh lý của bản thân và mong muốn hậu quả xảy ra đối với nạn nhân. Về lỗi cố ý gián tiếp được thể hiện khi người phạm tội biết rõ hành động của mình là hành vi vi phạm pháp luật và phải bị trừng phạt nhưng không kìm chế được khả năng ham muốn của bản thân nên vẫn tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội của mình mặc cho kết quả xấu xảy ra đối với nạn nhân. 3. NHẬN ĐỊNH VIỆC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN VỀ DÂM Ô VÀ HIẾP DÂM 3.1 Xét xử tội dâm ô đối với ngƣời dƣới 16 tuổi Vào khoảng 19 giờ 30 phút ngày 28/11/2017, sau khi uống rượu về đến nhà tại ấp L, xã P, huyện Đ, Bùi Minh A (sinh năm 1989) thấy cháu Nguyễn Lê Mỹ L (sinh ngày 24/8/2008) đang ngồi xem ti vi một mình trong nhà bà Lê Thị Huệ (bà ngoại cháu L) đối diện nhà A. Lúc này, A gọi cháu L ra ngoài để A hỏi chuyện. Khi cháu L đi ra, A kêu cháu L đi đến nơi góc khuất bên hông nhà bà Huệ, cháu L đi theo A. Tại đây, A quan sát xung quanh thấy không có người nên A đứng sát vào người cháu L và dùng tay phải đưa vào bên trong quần sờ vào bộ phận sinh dục của cháu L để thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Ngay lúc này, cháu L nghe tiếng bà Huệ gọi nên giật tay A ra và bỏ chạy vào trong nhà. Sau đó, cháu L kể lại sự việc trên cho chị Lê Thị Kiều T (là mẹ ruột của L) biết sự việc và chị T đã làm đơn tố cáo hành vi của Bùi Minh A. Tại Cơ quan điều tra, Bùi Minh A đã khai nhận toàn bộ hành vi như đã nêu trên. Xử phạt Bùi Minh A 08 (tám) tháng tù về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, nhưng cho hưởng án treo. Và bồi thường 30.000.000đ cho gia đình nạn nhân. Có thể thấy Bùi Minh A bị tuyên án về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là hoàn toàn hợp lý. Vì hành vi của A có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý để kết thành tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Thứ nhất về mặt chủ thể tại thời điểm gây án Bùi Minh A đã 28 tuổi (là người đã thành niên), có năng lực trách nhiệm hình sự và đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quuy định tại Điều 12, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa 230
  4. đổi, bổ sung năm 2017). Thứ hai về mặt khách quan A đã có hành vi dùng tay phải của mình đưa vào bên trong quần và sờ vào bộ phận sinh dục của cháu L để thỏa mãn nhu cầu sinh lý trong khi cháu L chỉ mới có 9 tuổi. Thứ ba về mặt chủ quan A đã cố ý thực hiện hành vi phạm tội này. Vì A đã có chủ ý từ trước nên mới gọi cháu L ra góc khuất để hỏi chuyện sau đó mới thực hiện hành vi dâm ô. Và cuối cùng hành vi này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của cháu L. Sở dĩ A bị tuyên phạt về tội dâm ô đối người dưới 16 tuổi mà không phải tội hiếp dâm đối với người dưới 16 tuổi vì A chỉ dùng tay sờ vào bộ phận “nhạy cảm” của cháu L để thỏa mãn nhu cầu sinh lý chứ không thực hiện hành vi giao cấu. Thêm vào đó, A cũng không có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không tự vệ được của cháu L hoặc thủ đoạn khác để giao cấu. Ngoài ra trong các yếu tố cấu thành tội cưỡng dâm thì nạn nhân phải đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật (từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi). Mà độ tuổi của cháu L (9 tuổi) không nằm trong độ tuổi nêu trên và cũng tương tự A không có hành vi ép buộc bằng những thủ đoạn khác nhau khiến cháu L phải miễn cưỡng giao cấu. Thế nên A sẽ không bị xử phạt về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hay cưỡng dâm người đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. 3.2 Xét xử tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi Khoảng 20 giờ ngày 02/10/2017, Lò Văn P, sinh năm 1996 cùng với Lò Văn N, sinh năm 1993; Lò Văn X, sinh năm 2001; Lò Văn S, sinh năm 2000 đều trú tại huyện T điều khiển xe môtô ra thị trấn T chơi. Khoảng 22 giờ 30 phút sau khi ăn đêm uống rượu, P cùng với N, X, S rủ nhau đi hát Karaoke ở thị trấn T, đến 23 giờ 30 phút cùng nhau đi về. Trên đường về, tại Quốc lộ 32 thuộc thị trấn T, đoạn rẽ vào bệnh viện đa khoa huyện T, P gặp Lò Thị S, sinh năm 2002; Lò Thị T sinh năm 2002 cùng trú tại thị trấn T đi chơi và đang đợi bạn đến để đưa về nhà. Do quen biết từ trước, sau khi nói chuyện với P một lúc thì S nhờ P đưa S và T về nhà. Khoảng 00 giờ ngày 03/10/2017, P điều khiển xe môtô chở S còn X chở T về bản T. Khi đi đến khu vực ngã ba đường rẽ lên bản N để về bản T thì P nảy sinh ý định quan hệ tình dục với S. Khi đi đến đầu bản N, xã P, huyện T, P chở S đi vào đoạn đường bê tông hướng đi lên đồi chè phía sau cây xăng ở bản N, đi được khoảng 100m do đường xấu không đi được nên P dừng xe. S xuống xe rồi đi bộ xuống quốc lộ 32, thấy vậy P thả trôi xe môtô theo rồi dựng xe và chạy đến ôm lấy S. S phản kháng nhưng P dùng lực đẩy S nằm ngửa xuống nền đường rồi đè lên người. Mặc cho S vẫn giãy dụa, P dùng tay trái tỳ lên giữ tay phải của S, tay phải tỳ lên gáy của S và cúi xuống hôn lên má phải của S, S phản kháng cắn vào bả vai phải của P, do vậy P cắn 2 phát vào má phải của S rồi bỏ ra không cắn nữa đồng thời đẩy mạnh người P ra và kêu "cứu tôi với". Thấy S kêu sợ bị phát hiện, P dùng tay trái bịt miệng S lại nhưng do S giãy dụa nên tay P bị trượt ra khỏi miệng nên cắn vào cổ tay trái của P. Ngay lúc đó Đoàn Hồng C cùng với Nguyễn Văn H và Nguyễn Văn Q đang trên đường xuống thị trấn T để ăn đêm thì nghe thấy tiếng kêu cứu nên đã điều khiển xe môtô đến vị trí S đang kêu. Thấy có người đến nên P vùng dậy định bỏ chạy thì bị 3 thanh niên này giữ lại đồng thời báo cơ quan Công an đến lập biên bản phạm tội quả tang. Tại phiên tòa P đã thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình. Tòa án tuyên phạt P 3 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em. Đồng thời bị cáo P đã bồi thường số tiền là 20 triệu đồng cho gia đình bị hại. Việc Tòa án tuyên phạt bị cáo Lò Văn P 3 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em là hoàn toàn đúng người, đúng tội. Đầu tiên phải kể đến mặt chủ thể, tại thời điểm thực hiện hành vi giao cấu với cháu S thì P đã thành niên (21 tuổi) và đây cũng là độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 12, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khi thực hiện hành vi trên, P cũng có năng lực trách nhiệm hình sự. Tiếp đến là về mặt khách quan, P đã có hành vi dùng vũ lực như dùng tay bịt miệng, dùng lực đẩy S nằm ngửa xuống đường rồi lần lượt dùng tay trái và phải của mình để tỳ và giữ cơ thể của S lại. Thêm vào đó, P đã có mục đích giao cấu với S từ trước nhưng không được sự đồng ý của nạn nhân. Đồng thời hành vi giao cấu của P không thực hiện được do sự kháng cự từ S và có người phát hiện. Hành vi này theo quy định tại Điều 15 bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được coi là phạm tội chưa đạt vì Lò Văn P đã cố ý thực hiện hành vi của mình bằng vũ lực là bịt miệng, đẩy, và dùng tay cố định cơ thể của nạn nhân lại. Nhưng vẫn không thực hiện được đến cùng vì sự chống cự của nạn nhân và việc phát hiện của những người xung quanh. Đó là những nguyên nhân ngoài ý muốn của P và đã làm 231
  5. cho mục đích giao cấu không thực hiện được. Ta cũng có thể thấy, những yếu tố cấu thành tội này khác với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi phạm tội với mục đích thỏa mãn nhu cầu tình dục chứ không có mục đích giao cấu. Còn trong trường hợp này, P mặc dù không giao cấu với S nhưng đã có mục đích giao cấu từ đầu và vì nguyên nhân ngoài ý muốn nên không thể thực hiện hành vi giao cấu được. Tại thời điểm xảy ra vụ án trên thì S chỉ mới 15 tuổi. Về mặt chủ quan, P chắc chắn biết rằng hành động của mình là vi phạm pháp luật và ảnh hưởng một phần không nhỏ đến nạn nhân nhưng vẫn cố gắng thực hiện để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mình, tuy nhiên hành vi sai trái đó đã không thể thực hiện được như ý muốn của P. Việc làm này của P đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển về sức khỏe và tâm sinh lý của S. Đó như một vết thương trong tâm hồn sẽ đi theo suốt cuộc đời em. P đã có mục đích giao cấu trái với ý muốn của S nhưng do bị chống cự từ nạn nhân và có người phát hiện nên P không thực hiện được hành vi của mình chứ không đơn thuần là sờ mó bộ phận “nhạy cảm” của S hay là bắt S sờ mó bộ phận “nhạy cảm” của mình. Đó cũng chính là tất cả các nguyên nhân tại sao P bị kết tội về hiếp dâm trẻ em mà không phải tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ luật hình sự năm 2015. [2] Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). [3] Luật trẻ em năm 2012. [4] GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm. [5] TS. Đinh Thế Hưng (đồng chủ biên), TS. Trần Văn Biên, Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). [6] TS. Trần Thị Quang Vinh, TS. Vũ Thị Thúy, Tập bài giảng luật hình sự. [7] Luật gia: Nguyễn Ngọc Điệp (biên soạn), Bình luận khoa học phần các tội phạm bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017. [8] Ths. Đoàn Tấn Minh, Luật gia: Nguyễn Ngọc Điệp, Phương pháp định tội danh với 538 tội danh trong bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. [9] Bản án 22/2018/HS-ST ngày 12/3/2018 về tội dâm ô đối với trẻ em của Tòa án nhân dân huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. [10] Bản án 06/2017/HSST ngày 27/11/2017 về tội hiếp dâm trẻ em huyện L, tỉnh T. [11] Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV Hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự. [12] Thông tư liên tịch số 28/2013/ TTLT-BYT-BLĐTBXH. 232
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2