intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trình bày các yếu tố cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Một số vấn đề về thực trạng áp dụng pháp luật đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và kiến nghị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

  1. TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) Lê Khánh Giang* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Tội "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi" quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 - là tội danh được sửa đổi, bổ sung từ tội "Hiếp dâm trẻ em" quy định tại Điều 112 BLHS sự năm 1999. Dây là tội phạm duy nhất trong các tội liên quan đến tình dục quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội danh lên đến tử hình. Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng điều luật trên có những quy định gây khó khăn, bất cập khi xử lý tội phạm này. Từ việc phân tích các quy định pháp luật về các yếu tố cấu thành “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo quy định của BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Chỉ ra những bất cập trong quy định của điều luật và đồng thời đề ra các giải pháp góp phần hoàn thiện nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm về tình dục, các hành vi phạm tội hiếp dâm. Từ khóa: Bộ luật Hình sự, người dưới 16 tuổi, tội hiếp dâm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 cũng đã quy định khá cụ thể về các tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn các vướng mắc và thiếu sót chưa đáp ứng được hết yêu cầu của thực tiễn. Xuất phát từ tình hình tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi hiện nay đang có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm, người phạm tội có thể là những người thân thích, quen biết nạn nhân thực hiện hành vi phạm tội trái với pháp luật cũng như các chuẩn mực đạo đức xã hội, nạn nhân là đối tượng chưa thực sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần, dễ bị dụ dỗ, mua chuộc hoặc không thể chống cự, tự vệ lại hành vi xâm hại. Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi cho thấy còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh, định khung và quyết định hình phạt dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, xử lí quá nghiêm khắc hoặc nhẹ hơn với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, gây ảnh hưởng đến chất lượng của pháp luật khi vận dụng vào cuộc sống. Do đó, việc tìm hiểu, phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội danh này là một vấn đề cần thiết, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, đúng đắn trong việc áp dụng pháp luật đối trong thực tiễn và đấu tranh phòng ngừa tội phạm này. 2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI 2533
  2. Xét về mặt cấu trúc theo khoa học hình sự Việt Nam, tội phạm được hợp thành bởi bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Bốn yếu tố này hợp thành cấu thành tội phạm. Cũng như bất kỳ loại tội phạm nào, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố cấu thành tội phạm, cụ thể đó là: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Việc tìm hiểu và phân tích bốn yếu tố này của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi giúp làm rõ các dầu hiệu pháp lý của tội phạm, có tác dụng xác định có hay không có tội cho hành vi đã xảy ra đồng thời phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác. Thứ nhất, về mặt khách thể của tội phạm. “Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại” [5]. Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, tình dục, danh dự, nhân phẩm của trẻ chính là khách thể được Luật hình sự bảo vệ, cụ thể là quyền được tôn trọng nhân phẩm, danh dự và quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em, ngoài ra tội phạm còn có thể xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của trẻ em. Tội này còn xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức xã hội, đạo đức truyền thống tốt đẹp, xâm phạm Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn. Ví dụ: Tại Bản án về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi số 16/2019/HS-ST của Toà Án Nhân Dân Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang đã tuyên bị cáo Lý Văn S, sinh ngày 21/6/1994 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 07 (bảy) năm tù về tội "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi". Cụ thể, bị cáo đã có hành vi hiếp dâm cháu Lý Thị L, sinh ngày 18/02/2004 (cùng thôn - cháu L bị câm điếc bẩm sinh). Thân thể của cháu Lý Thị L thấy có vết sưng sây sát vùng vai. Các vết này sẽ khỏi không để lại di chứng, không gây tổn hại phần trăm về sức khỏe; bộ phận sinh dục không có tổn thương; màng trinh hình vành khăn còn nguyên vẹn chưa bị rách; Lý Thị L không có thai. Nhận thấy, hành vi phạm tội của bị cáo đã xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của trẻ em chính là khách thể được pháp luật bảo vệ. Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm. Các dấu hiệu hợp thành mặt khách quan của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bao gồm: hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng, hậu quả nghiêm trọng, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện chi phối hành vi, hậu quả của hành vi và các dấu hiệu khách quan khác như: thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm tội (không phải là dấu hiệu bắt buộc). Về hành vi, theo quy định tại Điều 142 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi bao gồm: Một là, hành vi dùng vũ lực. Với mục đích là làm hạn chế hoặc vô hiệu hóa sự kháng cự của nạn nhân để người thực hiện hành vi phạm tội tiến hành việc giao cấu như: vật lộn, giữ chân tay, dùng hung khí de dọa, bịt mồm, dùng dây trói, bóp cổ, đánh đấm. Đối với trường hợp nạn nhân bị dùng vũ lực tới mức ngất xỉu (chưa chết), sau khi người phạm tội thực hiện xong hành vi giao cấu thì người nạn nhân mới chết, ngoài việc người thực hiện hành vi trên phạm tội hiếp dâm còn phải chịu thêm về tội giết người do đã bỏ mặc cho hậu quả xảy ra chết người. Hai là, hành vi đe dọa dùng vũ lực. Người thực hiện hành vi có thể lời nói hoặc hành động mang tính bạo lực uy hiếp về tinh thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi như: dọa giết chết, dọa tính mạng sức khỏe 2534
  3. người thân, dọa đánh, dọa chém, dọa bắn khiến cho nạn nhân không dám phản kháng, phải để cho người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của mình. Ba là, hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân. Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết Số: 06/2019/NQ-HĐTP quy định bằng các hành vi như bỏ thuốc mê, chuốc say nạn nhân, vì lý do nào đó như như nạn nhân bị tai nạn, bệnh tâm thần, đang lâm bệnh nặng khiến cho nạn nhân rơi vào tình trạng bị người khác tấn công hoặc thực hiện hành vi giao cấu thì không thể phản kháng lại được [2]. Bốn là, Khoản 8 Điều 3 Nghị quyết Số: 06/2019/NQ-HĐTP hành vi dùng thủ đoạn khác bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác [2]. Quy định này mang tính mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống và xử lý tội phạm này. Theo Khoản 9 Điểu 3 Nghị quyết Số: 06/2019/NQ-HĐTP thì hành vi giao cấu trái ý muốn của người bị hại là dấu hiệu bắt buộc đối với cấu thành tội hiếp dâm nói chung và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng, đây là vấn đề quan trọng xác định có tội hay không có tội (trái ý muốn hay đồng tình) [2]. Tuy nhiên, việc chứng minh trạng thái tâm lý trái ý muốn nạn nhân có thể gặp trởi ngại, khó khăn. Đối với trường hợp do có sự thỏa thuận nên khai mình bị hiếp dâm, có trường hợp tội phạm ẩn diễn ra đã lâu nhưng vì sợ ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm mà không tố giác nên khi phát hiện thì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, ngược lại có trường hợp bị hiếp dâm thật nhưng do bị mua chuộc, hay bị đe dọa nên khai là có sự đồng ý. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đánh giá cẩn trọng, khách quan nhằm hạn chế việc chủ quan, đánh giá phiến diện, tránh trường hợp xử lý oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Về hậu quả thiệt hại. Hành vi khách quan của tội hiếp dâm gây ra không chỉ nguy hại về vật chất, thể chất mà còn nguy hại đến các quyền nhân thân của người bị hại, đồng thời ảnh hưởng xấu đến các quan hệ xã hội khác được pháp luật hình sự bảo vệ. Ở đây có thể hiểu, do tính chất nghiêm trọng của hành vi hiếp dâm, xâm phạm vào khách thể có tầm quan trọng đặc biệt, chỉ cần người nào có ý định hiếp dâm người khác và có hành động dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm mục đích giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ là đã đủ điều kiện để cấu thành tội phạm, bất kể hành vi đó có được hoàn thành và gây hậu quả hay không. Như vậy việc cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm chỉ cần đề cập đến hành vi gây nguy hiểm mà không cần hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là đủ [1]. Tại Bản án về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi số 16/2019/HS-ST của Toà Án Nhân Dân Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang, bị cáo S đã thực hiện hành vi giao cấu với bé Lý Thị L, sinh ngày 18/02/2004 (cùng thôn - cháu L bị câm điếc bẩm sinh) khiến cho bé bị nhiều vết thương thể xác, tinh thần bên trong, bị cáo đã thực hiện các hành vi như vòng hai tay qua người và đẩy cháu L ngã xuống đất nhưng do cháu L chống cự nên S không vật được. S và cháu L giằng co nhau khoảng 02 - 03 phút, S vật được cháu L ngã xuống đất, S ngồi lên chân cháu L, cháu L dùng tay đẩy vào ngực S, cháu L chống cự nên S đã nhặt hòn đá kích thước (4x6)cm giơ lên để dọa 2535
  4. cháu L mục đích không cho cháu L chống cự. Sau đó, S dùng tay phải tụt quần của cháu L xuống đến ngang đùi để hở bộ phận sinh dục, S tụt quần của mình ra rồi thực hiện hành vi quan hệ tình dục với cháu L nhưng do cháu L khép chặt chân nên S không cho dương vật vào sâu bên trong âm đạo của cháu L được, khoảng 03 phút sau thì S xuất tinh. S dùng tình trạng không thể tự vệ nạn nhân vì cô bé bị câm đã thực hiện hành vi giao cấu của mình. S bị tuyên án về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Thứ ba, về mặt chủ thể. Khi xem xét yếu tố chủ thể đối với tội danh theo Điều 142 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, cần xem xét các góc độ sau: Một là, chủ thể phải là một con người là cá nhân, đang sống. Theo pháp luật hình sự Việt Nam, chủ thể chung của tội phạm bao gồm cá nhân và pháp nhân thương mại. Theo quy định tại Điều 76 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định pháp nhân thương mại không là chủ thể đối với tội danh hiếp dâm người dưới 16 tuổi, như vậy ở chủ thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là cá nhân. Hai là, tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Như vậy, chủ thể của Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Ba là, năng lực trách nhiệm hình sự. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người có khả năng nhận thức bình thường về hành vi do mình thực hiện và có năng lực điều khiển được hành vi đó. Ví dụ: Tại Bản án về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi số 16/2019/HS-ST của Toà Án Nhân Dân Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang, bị cáo S sinh năm 1994 đã hoàn toàn có khả năng nhận thức, năng lực trách nhiệm hình sự để thực hiện hành vi “đòi bại” với cháu L. Nên S là chủ thể của tội phạm này. Thứ tư, về mặt chủ quan. “Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội” [5]. Mặt chủ quan bao gồm những nội dung cụ thể sau: dấu hiệu bắt buộc là lỗi (lỗi vô ý, lỗi cố ý) và các dấu hiệu không bắt buộc gồm có động cơ và mục đích. Lỗi của người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp do tội danh này và người phạm tội biết rõ hoặc không quan tâm đến tuổi của nạn nhân, người phạm tội mong muốn thỏa mãn cho được tình dục của bản thân. Trong một số trường hợp bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Thông thường động cơ phạm tội của những người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thường là do ham muốn, nhu cầu tình dục hoặc do các lý do khác như mâu thuẫn cá nhân hoặc có thể là lời thách thức hơn thua. Tuy nhiên, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc để định khung và định tội. Ví dụ, Tại Bản án về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi số 16/2019/HS-ST của Toà Án Nhân Dân Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang, bị cáo S sinh năm 1994 sau khi S thấy cháu L mặc áo ngoài sáng màu không đóng cúc, áo phông bên trong màu hồng nhạt, mặc quần vải dài màu đen. S nhìn thấy ngực cháu L to nên nảy sinh ý định muốn quan hệ tình dục với cháu L và S đã thực hiện hành vi cố ý “hiếp dâm” đối với cháu L. 2536
  5. Từ Bản án về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi số 16/2019/HS-ST của Toà Án Nhân Dân Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang, nhận thấy hành vi bị cáo S có đầy đủ các yếu tố cấu thành về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam. 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI VÀ KIẾN NGHỊ Có một số điểm mới so với BLHS 1999, tội phạm trên nếu như BLHS năm 1999 đặt tên điều luật là Tội hiếp dâm trẻ em thì BLHS năm 2015 đổi tên điều luật thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142). Tại khoản 1 Điều 142 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 mô tả rõ hành vi khách quan là dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu (khác với quan hệ tình dục) để giải quyết vướng mắc trong thực tế khi BLHS năm 1999 không mô tả rõ hành vi này. Khoản 2 Điều 142 bổ sung tình tiết Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 31% đến 60%; đồng thời thay mệnh đề phạm tội nhiều lần thành phạm tội 02 lần trở lên để thuận lợi cho tính toán khi định tội danh và quyết định hình phạt. Khoản 3 Điều 142 bổ sung các tình tiết Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi và Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 61% trở lên nhằm xử lý nghiêm khắc hơn hành vi phạm tội khi nạn nhân còn quá nhỏ hoặc bị sốc tinh thần quá lớn. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong quy định tại điều luật này và cần hoàn thiện quy định này. Thứ nhất, về xác định hành vi khách quan "Quan hệ tình dục khác" của tội phạm. So với Điều 112 của BLHS sự 1999, Điều 142 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đề cập đến dạng hành vi mới, đó là "hành vi quan hệ tình dục khác". Cụ thể, Tại Khoản 1 Điều 142 quy định về cấu thành cơ bản của tội danh này. Theo đó, căn cứ vào độ tuổi của người bị hại, các dạng hành vi phạm tội được chia thành 2 loại. Loại thứ nhất (theo Điểm a, Khoản 1): Đối với bị hại từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Hành vi khách quan của tội phạm biểu hiện ra bên ngoài phải thỏa mãn một trong các trường hợp sau: "Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực" hoặc "Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân" hoặc dùng "thủ đoạn khác" để giao cấu trái ý muốn hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người bị hại. Loại thứ hai (Theo Điểm b, Khoản 2): Đối với bị hại dưới 13 tuổi: Hành vi khách quan của tội phạm gồm "giao cấu" hoặc thực hiện "hành vi quan hệ tình dục khác". Không cần có yếu tố trái ý muốn [6]. Có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh quy định này, chưa có văn bản hướng dẫn, khiến những người áp dụng pháp luật gặp khó khăn khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với dạng hành vi này. Vì vậy, cần ban hành các hướng dẫn áp dụng các tình tiết định tội đã quy định tại Điều 142 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về hành vi quan hệ tình dục khác như sau: “Hành vi quan hệ tình dục khác” quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là những hành vi quan hệ tình dục không phải hành vi giao cấu nhưng vẫn nhằm làm thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội, bao gồm các hành vi người phạm tội sử dụng tay, chân, lưỡi, miệng, các dụng cụ tình dục hoặc bất cứ công cụ nào khác để kích thích âm đạo, dương vật hoặc hậu môn của người bị hại hoặc người phạm tội đưa bộ phận sinh dục của mình vào miệng hoặc hậu môn của người bị hại nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục”. 2537
  6. Thứ hai, về độ tuổi bị hại và mức xử phạt Điều 142 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 chia Điều luật thành 4 khoản. Trong đó, tại Khoản 1 quy định mức hình phạt cơ bản của tội phạm là từ 7 năm đến 15 năm. Tại Khoản 1, việc truy cứu đối với người phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi bị hại, được quy định ở 2 dạng: Bị hại từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Phải có yếu tố trái ý muốn của bị hại; Bị hại dưới 13 tuổi. Không nhất thiết phải có yếu tố trái ý muốn của bị hại. Người thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì dù đồng thuận hay không đồng thuận, vẫn phải chịu mức án ở khung cơ bản này., Khoản 2 quy định các tình tiết định khung với mức hình phạt từ 12 đến 20 năm, nhưng không có tình tiết nào đề cập đến độ tuổi của bị hại để làm căn cứ xác định mức hình phạt ở khoản này. Tại Khoản 3, mức hình phạt được quy định cao nhất trong Điều luật (từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình). Trong đó, tại điểm c quy định độ tuổi người bị hại là "dưới 10 tuổi". Như vậy, trong trường hợp người bị hại dưới 10 tuổi, thì người phạm tội phải chịu mức hình phạt khởi điểm là 20 năm tù. Nhưng bị hại đủ 10 tuổi đến dưới 13 tuổi, thì người phạm tội chỉ phải chịu mức hình phạt ở khoản 1 với mức cao nhất là 15 năm tù. Trong khi đó người bị hại dưới 10 tuổi với từ đủ 10 tuổi trên thực tế chỉ chênh lệch nhau có 1 ngày [6]. Vì vậy, cần có hướng dẫn áp dụng mức hình phạt theo hương như sau “Người nào thực hiện một trong các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm” và “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Phạm tội đối với người dưới 13 tuổi”. Nhằm đấu tranh tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi, việc phân định quá nhiều độ tuổi tương ứng nhiều định khung hình phạt hình sự thì sẽ khiến các cơ quan tố tụng khó khăn trong việc xem xét, đánh giá đúng người, đúng tội nên thay vì đưa ra các hình phát tương ứng cho từng phân độ tuổi như người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; người người dười 13 hay từ đủ 10 tuổi đến dưới 13 tuổi mà chỉ cần đưa ra các phân độ tuổi cần thiết như đã nếu trên là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuồi và người dưới 13 tuổi tương ứng tại khung hình phạt quy định tại Khoản 1, Điểm e Khoản 3 Điều này. Bên cạnh đó, bổ sung các tình tiết sau đây làm tình tiết định khung tăng nặng đối vối tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng các tình tiết này: Tình tiết: “Nạn nhân là phụ nữ đang mang thai”, Tình tiết: “Làm nạn nhân hư thai hoặc sẩy thai”, Tình tiết “Nạn nhân sinh con dưới 3 tháng”. Việc giao cấu như vậy không chỉ ảnh hưởng nạn nhân mà còn ảnh hưởng thai nhi, nghiêm trọng hơn còn cướp đi sinh mạng của một con người trong tương lai gần, mà thời gian chỉ tính bằng tháng, gây ảnh hưởng chấn động tâm lý có khi suốt cả cuộc đời. Đồng thời không loại trừ việc hư thai đó có thể cướp đi vĩnh viễn khả năng sinh con của nạn nhân bởi hậu quả từ thương tích và các biến chứng sức khỏe của cơ thể. Nên cần đưa ra khung hình phạt nghiêm khắc hơn đối với nạn nhân đang mang thai, làm nạn nhân hư thai hay nạn nhân sinh con dưới 3 thàng tuổi là chung thân hoặc tử hình. 2538
  7. 4. KẾT LUẬN Trải qua quá trình thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm về tình dục nói chung và các hành vi phạm tội hiếp dâm nói riêng. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định trong BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung có nhiều sửa đổi phù hợp và đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới. Người thực hiện hành vi hiếp dâm đã xạm phạm quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, tình dục, danh dự, nhân phẩm và quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em, ngoài ra tội phạm còn có thể xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cần chú trọng những quy định về khung hình phạt thật nặng góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quốc Việt (2019), Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn Tỉnh Long An, Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự; 2. Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi 3. Quốc Hội (1999), Bộ luật Hình sự năm 1999, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội; 4. Quốc Hội (2017), Bộ luật Hình sự năm 2015, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội; 5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (tập 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 6. Vũ Thị Đoan - Phòng 2 VKSND tỉnh Quảng Ninh (2019), Một số vướng mắc khi áp dụng Điều 142 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội: "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi" ngày 31/05/2019, https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/dien-dan/mot-so-vuong-mac-khi-ap-dung-dieu-142-cua-bo- luat-hinh-su-2015-ve-toi-hiep-dam-nguoi-duoi-16-tuoi-70667.html 2539
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2