intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu tổng hợp nhựa epoxy bằng phương pháp epoxy hóa dầu thực vật và ứng dụng làm vật liệu composite

Chia sẻ: Bautroibinhyen24 Bautroibinhyen24 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

155
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tổng hợp nhựa epoxy bằng phương pháp epoxy hóa dầu đậu nành để thay thế một phần nhựa epoxy thương phẩm trong chế tạo vật liệu composite từ nhựa epoxy thương phẩm và sợi thủy tinh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu tổng hợp nhựa epoxy bằng phương pháp epoxy hóa dầu thực vật và ứng dụng làm vật liệu composite

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> BÁO CÁO TỔNG KẾT<br /> <br /> ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NHỰA EPOXY BẰNG<br /> PHƢƠNG PHÁP EPOXY HÓA DẦU THỰC VẬT VÀ<br /> ỨNG DỤNG LÀM VẬT LIỆU COMPOSITE<br /> Mã số: Đ2014-02-104<br /> <br /> Chủ nhiệm đề tài: TS. Đoàn T<br /> <br /> Đà Nẵng, 12/2014<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Với những tính năng ưu việt như nhẹ, bền và đặc biệt là độ bền cơ lý riêng cao, chịu môi trường,<br /> bền với môi trường ăn mòn hoá học, độ dẫn nhiệt, dẫn điện thấp và nhiều tính năng đặc biệt khác, loại<br /> vật liệu mới polymer-composite đã và đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm<br /> nghiên cứu và đã ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực từ giao thông vận tải (chế tạo nhiều chi tiết,<br /> linh kiện ôtô, đóng tàu, xuồng, ca nô; dựa trên những ưu thế đặc biệt như giảm trọng lượng, tiết kiệm<br /> nhiên liệu, tăng độ chịu ăn mòn, giảm độ rung, tiếng ồn và tiết kiệm nhiên liệu cho máy móc), hàng<br /> không vũ trụ (cánh máy bay, mũi máy bay và một số linh kiện, máy móc khác của các hãng như Boing<br /> 757, 676 Airbus 310, y tế (hệ thống chân, tay giả, răng giả, ghép sọ…), ngành công nghiệp điện tử (các<br /> chi tiết, các bảng mạch và các linh kiện điện tử,…), thể thao (gậy gôn, vợt tennit,..), xây dựng đến nuôi<br /> trồng thủy hải sản, môi trường, ...<br /> Vật liệu polymer-composite có thể được chế tạo từ nhiều loại nhựa nền khác nhau, một trong<br /> những loại nhựa nền cao cấp được sử dụng là loại nhựa epoxy. Hiện nay trên thị trường có sẵn loại nhựa<br /> epoxydian, tuy nhiên sự sử dụng nhựa này hiện đang bị hạn chế do giá thành cao so với các loại nhựa<br /> khác như: polyester không no, vinylester…và phải nhập ngoại nên không chủ động nguồn nguyên liệu.<br /> Hơn nữa, ngoài những tính năng ưu việt như độ bền kéo, độ bền nhiệt, độ bám dính, chịu hóa chất, môi<br /> trường… thì nhựa epoxy còn có nhược điểm là tương đối dòn.<br /> Các polymer trên cơ sở dầu thực vật được xem là vật liệu mới có khả năng phân hủy sinh học<br /> và đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học [1], [2], [3]. Polymer trên cơ sở dầu<br /> thực vật đã có những ưu điểm nổi bậc về mặt môi trường và xã hội so với những polymer có nguồn gốc<br /> từ dầu mỏ truyền thống. Một số nhà nghiên cứu đã khảo sát chế tạo và đánh giá tính chất cơ học của<br /> nhựa epoxy biến tính bằng nhựa epoxy hóa từ dầu thực vật. Miyagawa và các cộng sự đã công bố kết quả<br /> nghiên cứu tính chất vật lý, tính chất nhiệt và độ bền va đập của nhựa epoxy chứa dầu lanh epoxy hóa<br /> [4], [5]. Nhóm nghiên cứu của tác giả Park SJ đã khảo sát tính chất cơ học của hệ epoxy bốn chức biến<br /> tính bằng dầu đậu nành epoxy hóa và hệ epoxy hai chức biến tính bằng dầu thầu dầu epoxy hóa [6], [7],<br /> [8]. Nói chung, các nghiên cứu hiện nay đối với loại nhựa epoxy thu được từ epoxy hóa dầu thực vật<br /> phần lớn dùng để làm chất biến tính cho composite epoxy. Các loại dầu được sử dụng để epoxy hóa<br /> thường là loại bán khô và khô như dầu đậu nành, dầu thầu dầu khử nước, dầu lanh…<br /> Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã thực hiện biến tính nhựa epoxy bằng cardanol từ dầu thầu dầu<br /> và sử dụng để biến tính nhựa polyester không no (UPE) hoặc sử dụng monoglyceride dầu lanh để biến<br /> tính nhựa UPE [9]. Các nhóm nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt<br /> Nam đã thực hiện các đề tài nghiên cứu sử dụng dầu thựa vật chứa nhóm epoxy, acrylate để biến tính cao<br /> su [10], [11]. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào loại dầu lanh. Nghiên cứu về epoxy hóa dầu đậu<br /> nành còn rất hạn chế.<br /> Ở nước ta đậu nành là cây trồng đang được Chính phủ ưu tiên phát triển trong những năm gần<br /> đây. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra các chương trình nghiên cứu Khoa học Công<br /> nghệ phát triển cây có dầu ngắn ngày, phát triển các loại đậu đỗ ăn hạt đã được triển khai có kết quả.<br /> Trong đó, đậu nành là một trong những cây trồng chính quan trọng được phê duyệt chiến lược quốc gia<br /> sau thu hoạch đến năm 2020 (Quyết định 20/2007/QĐ-BNN). Chính vì vậy, nguồn nguyên liệu dầu đậu<br /> nành khá phong phú và có thể chủ động được ở trong nước. Về đặc điểm cấu trúc, dầu đậu nành là loại<br /> dầu bán khô rất thuận lợi cho quá trình epoxy hóa vì vậy chúng tôi đã lựa chọn cho nghiên cứu này.<br /> Nghiên cứu của chúng tôi nhằm tạo ra nhựa epoxy từ nguồn nguyên liệu trong nước nên có thể<br /> chủ động được nguồn nguyên liệu, đó là loại nhựa được tổng hợp bằng phương pháp epoxy hóa dầu dầu<br /> <br /> 2<br /> <br /> đậu nành. Mặt khác, nhu cầu sử dụng epoxy để chế tạo vật liệu composite trên thế giới cũng như ở trong<br /> nước ngày càng tăng nên định hướng của chúng tôi là nghiên cứu ứng dụng loại nhựa epoxy này nhằm<br /> thay thế một phần epoxy thương phẩm trong chế tạo vật liệu composite.<br /> Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu tổng hợp nhựa epoxy bằng phương pháp epoxy hóa dầu thực vật<br /> và ứng dụng làm vật liệu composite” rất cần thiết nhằm tạo ra loại nhựa epoxy từ nguồn nguyên liệu<br /> trong nước và cải thiện tính giòn của nhựa epoxy từ đó cải thiện tính chất của composite trên cơ sở nhựa<br /> epoxy thương phẩm và sợi thủy tinh.<br /> 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> Tổng hợp nhựa epoxy bằng phương pháp epoxy hoá dầu đậu nành để thay thế một phần nhựa epoxy<br /> thương phẩm trong chế tạo vật liệu composite từ nhựa epoxy thương phẩm và sợi thủy tinh.<br /> 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:<br /> - Phương pháp tổng hợp nhựa epoxy từ dầu đậu nành (epoxy hóa dầu đậu nành)<br /> - Phương pháp gia công chế tạo mẫu nhựa đúc, mẫu composite<br /> - Phương pháp đo mẫu: đo cơ lý, phân tích nhiệt lượng quét vi sai (DSC), FTIR…<br /> - Phương pháp khảo sát khả năng chịu nước và môi trường<br /> - Phương pháp phân tích xử lý số liệu bằng excel, oringin.<br /> 5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI<br /> Ý nghĩa khoa học: Góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết về phương pháp tổng hợp loại nhựa epoxy hóa từ<br /> dầu đậu nành (ESO) và vật liệu composite nền nhựa epoxy kết hợp với ESO.<br /> Ý nghĩa thực tiễn: Tạo sản phẩm mới có giá trị từ nguồn nguyên liệu trong nước, cải thiện tính chất của<br /> nhựa đúc cũng như composite từ nhựa epoxy thương phẩm.<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƢƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT<br /> 1.1. VẬT LIỆU COMPOSITE NHỰA EPOXY/SỢI THỦY TINH<br /> 1.1.1. Sợi thủy tinh<br /> 1.1.2 Nhựa Epoxy<br /> a. Nhựa Epoxydian<br /> b. Nhựa polyepoxy<br /> c. Nhựa Epoxy tổng hợp từ dầu thực vật<br /> 1.2. TỔNG HỢP NHỰA EPOXY BẰNG PHƢƠNG PHÁP EPOXY HOÁ DẦU THỰC VẬT<br /> 1.2.1. Giới thiệu chung về dầu thực vật<br /> 1.2.2. Phân loại dầu<br /> 1.2.3. Một số phản ứng hóa học của dầu<br /> 1.2.4. Dầu đậu nành<br /> 1.2.5. Tổng hợp epoxy từ dầu đậu nành<br /> 1.3. ĐÓNG RẮN NHỰA EPOXY [12]<br /> Nhựa epoxy có thể chuyển sang trạng thái không hòa tan, không nóng chảy khi sử dụng chất<br /> đóng rắn hoặc xúc tác ở điều kiện nhiệt độ phù hợp. Các chất đóng rắn thường sử dụng là các loại amine,<br /> các acid và một số hợp chất đóng rắn khác.<br /> 1.3.1. Đóng rắn bằng amin<br /> 1.3.2. Đóng rắn bằng axit<br /> 1.3.3. Đóng rắn bằng các chất đóng rắn khác<br /> 1.4. TÍNH CHẤT CỦA NHỰA EPOXY<br /> 1.5. BIẾN TÍNH NHỰA EPOXY<br /> 1.5.1. Cơ sở hóa lý của quá trình biến tính polymer<br /> 1.5.2. Thay đổi nguyên liệu tổng hợp nhựa<br /> 1.5.3. Sử dụng các chất làm biến đổi cấu trúc<br /> 1.5.4. Thay đổi cấu trúc nhựa<br /> 1.6. CÁC PHƢƠNG PHÁP GIA CÔNG COMPOSITE NHỰA EPOXY/SỢI THỦY TINH<br /> 1.6.1. Phƣơng pháp lăn ƣớt (Hand lay- up)<br /> 1.6.2. Phƣơng pháp phun (Spray up)<br /> 1.6.3. Phƣơng pháp túi chân không (Vaccum bagging)<br /> 1.6.4. Phƣơng pháp đúc chuyển nhựa có sự trợ giúp của chân không (VARTM)<br /> 1.7. ỨNG DỤNG<br /> 1.7.1. Nhựa epoxy ứng dụng làm sơn<br /> 1.7.2. Nhựa epoxy ứng dụng làm keo dán<br /> 1.7.3. Nhựa epoxy ứng dụng làm vật liệu composite<br /> <br /> 4<br /> <br /> CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM<br /> 2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ HÓA CHẤT<br /> 2.2. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM<br /> 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br /> Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ Hình 2.1.<br /> <br /> Dầu đậu nành<br /> Epoxy hóa<br /> Epoxydian<br /> <br /> Chất đóng rắn<br /> <br /> ESO<br /> Mẫu nhựa đúc<br /> <br /> Xác định nhiệt độ hóa<br /> thủy tinh<br /> Epoxydian<br /> <br /> Kết luận<br /> ESO<br /> <br /> Chất đóng rắn<br /> <br /> Khảo sát tính chất<br /> cơ lý<br /> Sợi thủy tinh<br /> <br /> Tạo mẫu composite<br /> Khảo sát độ bền môi<br /> trường<br /> <br /> Kết luận<br /> <br /> Khảo sát tính chất<br /> cơ lý<br /> <br /> Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu<br /> 2.4. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM<br /> 2.4.1. Tổng hợp nhựa ESO từ phản ứng epoxy hóa dầu đậu nành<br /> Chuẩn bị nguyên liệu: dầu đậu nành, acid acetic, hydro peroxide cùng các hoá chất khác.<br /> Lắp hệ thống như Hình 2.2.<br /> Cho 200g dầu đậu nành, 50.4g acid acetic, 50ml toluene vào bình cầu 3 cổ khuấy trộn trong 500C<br /> trong 25 phút. Sau đó cho 158.8g H2O2 (nồng độ 30%) cho vào từ từ, duy trì nhiệt độ 50, 55 và 60oC<br /> trong 6, 7, 8 và 9 giờ. Sản phẩm sau đó được rửa 2 lần bằng dung dịch Na2CO3 (5% khối lượng), sau đó<br /> rửa lại bằng nước cất, làm khô bằng Na2SO4. Tách toluene bằng cách sấy ESO dưới nhiệt độ 700C, 8 giờ<br /> trong môi trường chân không [27].<br /> 2.4.2. Khảo sát ảnh hƣởng của tỉ lệ ESO đến tính chất của mẫu nhựa đúc<br /> Để khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng ESO đến tính chất cơ lý của mẫu nhựa đúc từ epoxy<br /> thương phẩm, mẫu được tạo thành với các hàm lượng ESO khác nhau lần lượt là 0%, 5%, 7%, 9% và<br /> 11%.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2