intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam" hệ thống hóa những vấn đề lý luận; khảo sát nhằm nhận diện thực trạng tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động; từ đó nhận diện xu hướng, đề xuất giải pháp tăng cường tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí, phát triển các hệ sinh thái nội dung, thông tin báo chí tại Việt Nam trong bối cảnh phát triển báo chí đa phương tiện và đa nền tảng hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN ĐỒNG ANH TƯƠNG TÁC CỦA CÔNG CHÚNG THẾ HỆ Z VỚI TIN TỨC BÁO CHÍ TRÊN CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 9320101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Mai Quỳnh Nam 2. PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng Phản biện 1: PGS, TS. Bùi Chí Trung Phản biện 2: PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi Phản biện 3: PGS, TS. Bùi Thu Hương Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế hệ Z là thế hệ đã sinh ra và lớn lên trong môi trường số, sử dụng các thiết bị điện tử và kết nối internet từ nhỏ. Điều này đã tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong cách tiếp cận và sử dụng thông tin so với các thế hệ trước đó. Thế hệ Z có xu hướng tìm kiếm thông tin trên các nền tảng số và có khả năng tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Việt Nam là một thị trường tiềm năng bởi chúng ta là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng internet và sử dụng các thiết bị di động cao nhất trên thế giới. Hiện nay cả nước có hơn 156 triệu thuê bao điện thoại di động trong đó lượng người sử dụng điện thoại thông minh chiếm đến 94,6%. Các thống kê của hãng nghiên cứu WeAreSocial tháng 2 năm 2022 cho thấy số lượng người truy cập internet qua điện thoại di động tại Việt Nam liên tục tăng nhanh, vượt qua số lượng người truy cập internet bằng các loại hình thiết bị khác như máy vi tính để bàn hay xách tay. Đây dần trở thành một thói quen của công chúng và có thể trở thành một xu hướng tiếp cận mới của các ngành nghề kinh doanh, trong đó có báo chí, truyền thông tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của thị trường điện thoại thông minh, các ứng dụng di động đa nền tảng (có thể chạy trên tất cả các hệ điều hành di động phổ biến như: iOS của Apple, Android của Google...) ngày càng được cải tiến đã biến chiếc điện thoại thông minh thành một cổng thông tin đa nhiệm, làm thay đổi hành vi tiếp nhận thông tin báo chí và tương tác của công chúng. Đây là cách thức tiếp nhận thông tin nhanh, có tính cá nhân hoá cao và đặc biệt là luôn di động, phù hợp với xu hướng vận động liên tục của thông tin cũng như phong cách sống hiện đại của công chúng kỷ nguyên kỹ thuật số. Sự xuất hiện của các nền tảng và các phần mềm ứng dụng di động làm xuất hiện loại hình báo chí mới: báo chí di động. Ứng dụng tin tức di động (app tin tức di động) là phần mềm ứng dụng tin tức được cài đặt trên thiết bị di động nhằm đáp ứng nhu cầu đọc, nghe, xem và tương tác trực tuyến của công chúng báo chí truyền thông. Theo tác giả Paula M. Pointdexter của Đại học Syracuse University trong một nghiên cứu tiến hành tại Mỹ năm 2016, 37% chủ sở hữu thiết bị di động sử dụng ứng dụng để nhận tin tức, tiếp theo là 20% sử dụng trình duyệt và 19% tương tác với tin tức trên Facebook. Ít hơn 1/10 (9%) tham gia sử dụng cảnh báo tin tức nóng hổi, 7% sử dụng công cụ tìm kiếm và chỉ 4% tương tác với tin tức trên thiết bị di động của họ thông qua Twitter. Thế hệ Z là thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời đại số hóa (sinh từ 1996), là thế hệ gắn liền với cách mạng công nghệ thông tin, truyền thông và các các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các phương tiện truyền thông mới; là thế hệ nòng cốt của xã hội thông tin và là thế hệ đầu tiên của thời đại siêu kết nối. Công chúng thế hệ Z ngay từ khi sinh ra đã tiếp cận và lớn lên cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng về công nghệ. Công chúng thế hệ Z là công chúng số, có năng lực tiếp cận, tiếp nhận và tương tác với tất cả các dòng thông tin trong xã hội hội thông tin. Đây đồng thời là công chúng truyền thông đa phương tiện, “có thể tương tác với nội dung đa phương tiện ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, Họ được quyền lựa chọn cao nhất về nội dung thông qua sự hỗ trợ của các nền tảng hay các ứng dụng kỹ thuật công nghệ.
  4. 2 Nội dung tương tác trong truyền thông đa phương tiện là đa chiều, trực tiếp (do truyền thông đa phương tiện đáp ứng được tính chất thời gian thực - real-time”. Các phương tiện truyền thông mới như internet, điện thoại di động đã và đang thể hiện vai trò ngày càng quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của họ. Nhu cầu thông tin và chia sẻ thông tin thể hiện rõ tính tương tác của thế hệ Z với tin tức báo chí trên các nền tảng công nghệ số hiện nay. Xu hướng phát triển các nền tảng di động đã tạo ra những nét đột phá trong thị trường truyền thông toàn cầu cũng như trong nước. Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông kỷ nguyên số trên thế giới và ở Việt Nam đang đặt ra các câu hỏi: Hành vi tương tác của thế hệ Z có đặc trưng gì, khác gì so với các thế hệ trước đó (thế hệ tĩnh lặng, thế hệ trung tuổi, thế hệ X, thế hệ Y)? Đặc trưng của tin tức báo chí trên ứng dụng di động là gì? Tần suất, đặc tính, phương thức tương tác giữa công chúng nói chung và công chúng thế hệ Z nói riêng với tin tức báo chí trên ứng dụng di động ở Việt Nam là như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng, tác động đến tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ứng dụng di động ở Việt Nam hiện nay? Có sự khác biệt gì về tần suất, đặc tính, phương thức tương tác giữa công chúng nói chung và công chúng thế hệ Z nói riêng với tin tức báo chí trên ứng dụng di động và tin tức truyền thống (xuất bản trên báo in, các chương trình phát thanh, truyền hình và phiên bản báo mạng điện tử trên màn hình máy tính thông thường)? Tin tức báo chí với tiêu chí như thế nào, nền tảng ứng dụng động của các cơ quan báo chí cần được thiết kế, xây dựng với hệ thống điều khiển và chương trình tương tác như thế nào thì góp phần thúc đẩy gia tăng tương tác giữa công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động? Đó chính là lý do để NCS chọn đề tài "Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ Báo chí học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận; khảo sát nhằm nhận diện thực trạng tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động; từ đó nhận diện xu hướng, đề xuất giải pháp tăng cường tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí, phát triển các hệ sinh thái nội dung, thông tin báo chí tại Việt Nam trong bối cảnh phát triển báo chí đa phương tiện và đa nền tảng hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài nghiên cứu tập trung thực hiện những nhiệm vụ cốt lõi sau đây: - Một là, hệ thống hoá lý luận về tương tác của công chúng, trong đó có thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động. - Hai là, khảo sát thực trạng tương tác giữa công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí ở các cơ quan báo chí và các ứng dụng di động tại Việt Nam - Ba là, nhận diện xu hướng và đề xuất giải pháp cả về nội dung lẫn phát triển các ứng dụng tăng cường tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ứng dụng di động tại Việt Nam hiện nay. 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
  5. 3 Câu hỏi 1: Cơ sở lý thuyết cho tương tác giữa công chúng với tin tức báo chí trên nền tảng ứng dụng di động. Câu hỏi 2: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động có những đặc tính gì? Câu hỏi 2: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng ứng dụng di động có gì khác so các nhóm công chúng khác và tin tức báo chí trên các nền tảng khác? Câu hỏi 4: Giải pháp để gia tăng tương tác giữa công chúng thế hệ Z với sản phẩm tin tức báo chí trên ứng dụng di động là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này “Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ứng dụng di động tại Việt Nam”. 4.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu và phạm vi khảo sát Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu sự tương tác của nhóm đối tượng công chúng thế hệ Z với nội dung tin tức báo chí, thông qua: số liệu truy cập, các phiên bản, giao diện và chức năng tương tác trên các ứng dụng di động là Báo Mới (Trang tin tức tổng hợp tự động của công ty cổ phần công nghệ EPI Technologies, thuộc tập đoàn VNG); ZingNews (ứng dụng di động của Tạp chí Tri thức trực tuyến (ZingNews), thuộc Hội xuất bản Việt Nam) và Thanhniên News (ứng dụng di động của báo Thanh Niên, thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam). Công chúng thế hệ Z Việt Nam được khảo sát tập trung ở các tỉnh, thành phố sau: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Cần Thơ, Đà Nẵng và Đắk Lắk. Khảo sát tiến hành cả ở khu vực thành thị và nông thôn, hải đảo (Quảng Ninh, Đà Nẵng). Lấy danh sách xã phường của từng vùng, dùng phần trăm cộng dồn để chọn, mỗi vùng sẽ có cận dưới (tối thiểu) là 371 trường hợp thì tổng dung lượng mẫu cận dưới là 2.226. Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, NCS lựa chọn dung lượng mẫu là 3.600 với cơ cấu mỗi địa phương 600 mẫu 4.3. Phạm vi thời gian Về thời gian khảo sát: Trong khoảng thời gian là từ 1/2021 đến hết tháng 9/2022. Đây là khoảng thời gian mà các nền tảng ứng dụng di động thuộc diện khảo sát chú trọng đẩy mạnh việc đầu tư vào tin tức di động, các phiên bản ứng dụng di động liên tục được phát hành và cập nhật. Đặc biệt trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2021 đến hết tháng 7 năm 2021 là giai đoạn tác giả đề tài được làm việc trực tiếp với đội ngũ quản lý các ứng dụng này và được chia sẻ những dữ liệu, số liệu của hệ thống về người dùng. Những số liệu thu thập được có độ chính xác cao do nó được tổng hợp bằng các công cụ đo đếm kỹ thuật số chính xác nằm trong chính phần mềm quản trị hệ thống của các ứng dụng, nên có giá trị rất lớn trong việc phân tích, đánh giá của tác giả. Những số liệu này cũng giúp tác giả định hình được các khu vực có lượng truy cập lớn nhất của công chúng đối với 3 ứng dụng được khảo sát, để từ đó xây dựng phương án về chọn mẫu, chọn địa điểm tiến hành khảo sát. Nguyên tắc là phải có truy cập của công chúng thì mới có thể có các mức độ khác nhau của tương tác. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa lý thuyết của việc chọn mẫu khảo sát với số liệu đo đếm chính xác của hệ thống thống kê trên nền tảng số chính là một phương pháp
  6. 4 nghiên cứu vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa tận dụng những giá trị ưu việt của công nghệ số. 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu 1 - Công chúng thế hệ Z có năng lực và điều kiện tiếp cận, tiếp nhận và tương tác với tin tức báo chí trên ứng dụng di động. 2- Các nền tảng di động tạo ra sự khác biệt về tần suất, mức độ, đặc tính, phương thức tương tác giữa công chúng thế hệ Z ở Việt Nam với tin tức báo chí xuất bản trên các nền tảng đó. 3- Cùng với tính xu hướng, chất lượng nội dung và phương thức sản xuất, phân phối tin tức xuất bản trên nền tảng di động; việc xây dựng và phát triển các phiên bản ứng dụng với các chức năng cập nhật có ảnh hưởng đến tần suất, mức độ, đặc tính và phương thức tương tác của công chúng với tin tức báo chí trên nền tảng di động. 4- Nếu xác định rõ được tần suất, mức độ, đặc tính, phương thức tương tác giữa công chúng nói chung và công chúng thế hệ Z nói riêng với tin tức báo chí trên ứng dụng di động ở Việt Nam; Yêu cầu và điều kiện đối với các cơ quan báo chí trong sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất, phân phối nội dung tin tức trên các ứng dụng di động, thì có cơ sở xây dựng giải pháp chiến lược phát triển hệ sinh thái nội dung số phù hợp nhằm phát triển công chúng số nói chung và công chúng thế hệ Z nói riêng, từ đó có giải pháp tối ưu hoá công tác quản lý báo chí truyền thông và hoạch định các chính sách quản lý, thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan báo chí hiện nay. 5.2. Khung phân tích
  7. 5 6. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý thuyết: Luận án tiếp cận mục tiêu và các nội dung nghiên cứu dựa trên những lý thuyết chính sau đây: - Lý thuyết báo chí đa nền tảng và truyền thông đa phương tiện - Lý thuyết về tương tác và lý thuyết về hiệu ứng của truyền thông tương tác. - Lý thuyết về công chúng thế hệ Z và công chúng báo chí thế hệ Z 6.2. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (an-két). - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp phân tích nội dung. 7. Điểm mới của luận án Đây không phải là luận án tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về báo chí trên nền tảng di động. Nhưng đây là luận án tiến sĩ đầu tiên đưa ra được một hệ thống lý thuyết và thực tiễn về tính tương tác của các sản phẩm tin tức báo chí trong môi trường số. Đây cũng là một trong số ít những luận án nghiên cứu về công chúng thế hệ Z, nhóm công chúng mới và sẽ quyết định sự thành bại của nhiều sản phẩm thông tin, báo chí hiện nay cũng như trong tương lai. Luận án bước đầu nghiên cứu nhằm mô tả tần suất, đặc tính, cấp độ biểu hiện tương tác, điều kiện cần đáp ứng - đặc biệt là đáp ứng về tin tức báo chí và yêu cầu về các chương trình tương tác và hệ thống điều khiển của nền tảng ứng dụng di động nhằm đảm bảo và gia tăng tương tác của công chúng thế hệ Z tại Việt Nam với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động. Về góc độ lý luận, luận án sử dụng các lý thuyết mới như: Lý thuyết tương tác của Rafaeli, lý thuyết hiệu ứng truyền thông tương tác (TIME) của Sundar. Đây là các lý thuyết lần đầu tiên được đưa vào nghiên cứu nhằm phân tích khả năng cũng như vai trò của sự tương tác giữa công chúng với các sản phẩm tin tức báo chí trên nền tảng các thiết bị di động. Luận án sử dụng hệ thống lý luận về báo chí, mô hình truyền thông để làm sâu sắc những vấn đề của báo chí tương tác nói riêng và báo chí và truyền thông hiện đại nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể mở ra những góc tiếp cận mới cho các hướng nghiên cứu về báo chí tương tác cũng như công chúng thế hệ Z ở Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến lý luận về tin tức báo chí trên ứng dụng di động nói chung và tác phẩm, sản phẩm báo chí trên nền tảng ứng dụng di động; với việc xác định nội dung cốt lõi và định dạng tin tức báo chí di động. Về tính thực tiễn, đây là công trình áp dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại, qua đó, kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá được hiện trạng của tính tương tác trong các sản phẩm tin tức báo chí trên các ứng dụng di động. Các ứng dụng di động ở đây không chỉ là điện thoại di động như một số luận văn, luận án đã đề cập, mà nó là một hệ sinh thái các phần mềm, ứng dụng có thể vận hành trên mọi thiết bị di động, bao gồm: điện thoại di động, máy tính bảng cũng như các thiết bị đeo cá nhân (đồng hồ thông minh…) Những kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ góp phần đánh giá, đề xuất giải pháp nâng cao tính tương tác và chất lượng của các sản phẩm báo chí trên ứng dụng di động nói riêng, mà còn có thể trở thành tiền để cho các mô hình tương tác công chúng
  8. 6 báo chí - truyền thông trong môi trường truyền thông số nói chung. 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về lý luận: Luận án tập trung nghiên cứu chuyên sâu về công chúng thế hệ Z, tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ứng dụng di động tại Việt Nam. Nếu nghiên cứu thành công sẽ góp phần phát triển lý luận tác phẩm, sản phẩm báo chí di động; lý luận về công chúng số, công chúng báo chí di động và công chúng thế hệ Z, chuyên sâu về tương tác giữa công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam. Về thực tiễn: Đề tài tập trung nghiên cứu tương tác của nhóm công chúng thế hệ Z đối với các nội dung tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam; đánh giá mức độ tương tác, khả năng cá nhân hoá nội dung của các ứng dụng này dựa trên hành vi của người dùng; đánh giá tác động của việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động báo chí truyền thông kỹ thuật số. 9. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm Tổng quan và 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức trên các ứng dụng di động tại Việt Nam Chương 2: Thực trạng tương tác công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động Báo Mới, Zing News và Thanhniên News Chương 3: Điều kiện, vấn đề đặt ra và giải pháp về tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam. TỔNG QUAN 1. Tình hình nghiên cứu về công chúng thế hệ Z và công chúng báo chí thế hệ Z 1.1. Các công trình nghiên cứu công bố trên thế giới Trong nghiên cứu mới đây nhất của tác giả Goran Bolin, “Các thế hệ công chúng truyền thông: Danh tính, Trải nghiệm và những thay đổi xã hội”, do Nhà xuất bản Routledge xuất bản năm 2017; Đề cập đến những đặc điểm của thế hệ Z, Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) đã công bố nghiên cứu “On the Cusp of Adulthood and Facing an Uncertain Future: What We Know About Gen Z So Far” (Trên đỉnh cao của tuổi trưởng thành và đối mặt với một tương lai không chắc chắn: Chúng ta biết gì về thế hệ Z hiện nay) vào tháng 5/2020. Năm 2018, McKinsey & Company đã công bố nghiên cứu “‘True Gen’: Generation Z and its implications for companies” ('Thế hệ đích thực': Thế hệ Z và tác động của nó đối với các công ty)... 1.2. Các công trình nghiên cứu công bố tại Việt Nam Luận án tiến sĩ xã hội học Truyền thông đại chúng và công chúng- trường hợp thành phố Hồ Chí Minh của Trần Hữu Quang (1998) và Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của Trần Bá Dung (2007) là hai công trình mang tính đại diện về nghiên cứu công chúng truyền thông tại hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu biểu phải kể đến các nghiên cứu của một số hãng nghiên cứu thị trường và các tổ chức Quốc tế hoạt động tại Việt Nam như cuốn: “Trăm năm trong thế kỷ 21” của
  9. 7 Kantar Media xuất bản năm 2018 tập trung vào khảo sát một số hành vi mua sắm của thế hệ Z, hay cuốn “Báo cáo Nghiên cứu Thế hệ trẻ Việt Nam” của Hội đồng Anh British Council xuất bản tháng 8 năm 2020. Cuốn “Công chúng Báo chí” của tác giả Lê Thu Hà chủ biên, xuất bản năm 2020 đưa ra định nghĩa, phân loại, đặc điểm và vai trò của công chúng báo chí. Cụ thể, nghiên cứu lý thuyết về xã hội học công chúng có tác giả Mai Quỳnh Nam (Dư luận xã hội -Mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học, số 1/1995, tr.3-8; Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 1/1996, tr.3-7; Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng, Tạp chí Xã hội học, số 4/2001, tr.21-25)…, tác giả Trần Hữu Quang (Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ 2006), Nguyễn Quý Thanh (Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008)... 2. Tình hình nghiên cứu về tin tức báo chí trên ứng dụng di động 2.1. Các công trình nghiên cứu công bố trên thế giới Cuốn sách Truyền thông đại chúng - những kiến thức cơ bản là cuốn sách được dịch và biên soạn lại từ cuốn “ABC báo chí” của tác giả người Đức - Claudia Mast (2004). Ngoài ra, cuốn sách Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo của tác giả G.V.Lazutina (2001). Paul Jones and David Holmes (2011) xuất bản cuốn Key concepts in Media and Communications (Các khái niệm chính về truyền thông và giao tiếp) tại nhà xuất bản Sage Publishing House, Mỹ. Steensen, Steen và Laura Ahva (2015) đã xuất bản cuốn Theories of Journalism in a Digital Age: An Exploration and Introduction (Các lý thuyết về Báo chí trong thời đại số: một cuộc thăm dò và giới thiệu) trong đó nhấn mạnh việc thời đại số hóa đang thay đổi thực hành báo chí, văn hóa và thể chế... 2.2. Các công trình nghiên cứu công bố tại Việt Nam Luận án tiến sĩ “Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay” của Phan Quốc Hải (2020), Luận án Tiến sĩ “Video clip trong nội dung truyền thông trên báo điện tử Việt Nam”của Nguyễn Đình Hậu (2022). Cuốn Cơ sở lý luận báo chí của Tạ Ngọc Tấn xuất bản năm 1995 (sách tái bản năm 2005) đã làm sáng rõ các phạm trù, khái niệm cơ bản, tìm ra những mối quan hệ bên trong, sự vận động qua lại giữa bản thân báo chí với các tiến trình xã hội, phát hiện ra tính quy luật, cũng như những phương pháp, nguyên tắc, con đường nhằm tăng cường chất lượng hoạt động của mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí và cả hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng (2012) biên soạn cuốn sách “Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản” nhằm cung cấp những kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông - vận động xã hội và truyền thông đại chúng... nói riêng, cũng như cung cấp một số nội dung, khái niệm, kỹ năng, tình huống, cơ chế, chức năng... của một số loại hoạt động truyền thông. Tác giả Đinh Thị Thúy Hằng (2008) với kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về các lý luận phát triển và thực hành của báo chí thế giới đã xuất bản cuốn sách Báo chí thế giới - xu hướng phát triển. Tác giả Nguyễn Thành Lợi đã có bài viết “Một số vấn đề đặt ra đối với báo chí trong môi trường hội tụ truyền thông” (2016) đăng trên Tạp chí Người làm báo (tháng 7/2016). Trong bài viết, tác giả đã nêu hàm ý của hội tụ truyền thông, mô hình lý thuyết của hội tụ truyền thông, hội tụ kỹ thuật và hội tụ kinh tế...
  10. 8 3. Tình hình nghiên cứu về tương tác của công chúng thế hệ Z với sản phẩm báo chí truyền thông, tác phẩm báo chí, tin tức báo chí trên nền tảng/ thiết bị di động 3.1. Các công trình nghiên cứu công bố trên thế giới về tương tác của công chúng thế hệ Z với sản phẩm báo chí truyền thông, tác phẩm báo chí, tin tức báo chí trên nền tảng/ thiết bị di động + Lý thuyết tương tác của Raffaeli + Lý thuyết hiệu ứng của truyền thông tương tác (TIME) của Sundar 3.2. Các công trình nghiên cứu công bố tại Việt Nam Đỗ Thị Thu Hằng (2013,2015), khi phân tích vòng đời và đặc điểm tâm lý các thế hệ công chúng báo chí đã phân tích tâm lý các thế hệ: thế hệ tĩnh lặng, thế hệ trung tuổi, thế hệ X, thế hệ Y, thế hệ Z với 6 dấu hiệu nhận diện, bao gồm: Năm sinh, Phương tiện truyền thông mói (với họ); Cái tôi và xã hội; Mối quan hệ với pháp luật; Vai trò với công nghệ; Giá trị cốt lõi. Bài báo “Báo điện tử cần phát huy tính tương tác trên các Fanpage” của tác giả Doãn Thị Thuận (2021) đăng trên tạp chí Người Làm Báo cho rằng: MXH là loại hình có tính tương tác cao nhất trong các loại hình truyền thông: tương tác giữa người dùng với nhau, tương tác giữa nhà cung nội dung (content provider) với bạn đọc, tương tác giữa doanh nghiệp với người dùng, tương tác giữa Chính phủ với người dân, tương tác giữa người nổi tiếng với người hâm mộ... Trong bài báo Xây dựng mô hình và hệ sinh thái truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan báo chí hiện nay. (Đăng tại: Báo chí truyền thông - Những điểm nhìn từ thực tiễn Tập 5, Đỗ Thị Thu Hằng (Chủ biên), Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr. 45-62.), tác giả Đỗ Thị Thu Hằng đã phân tích chủ thể truyền thông đa phương tiện, khẳng định “chủ thể truyền thông đa phương tiện có thể là người, máy/robot hoặc sự phối hợp của tất cả các cá thể ấy. Nhận xét chung: Các nghiên cứu về công chúng báo chí nói chung và tương tác giữa công chúng báo chí với tác phẩm báo chí ở các loại hình báo chí khác nhau đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đề cập tới. Các nhà xã hội học truyền thông đại chúng cũng có nhiều công trình nghiên cứu về các nhóm công chúng với phân khúc về địa bàn sinh sống, giới tính, độ tuổi. Nghiên cứu để nhận diện công chúng thế hệ Z, thế hệ công chúng lớn lên cùng sự phát triển của xã hội thông tin, cách mạng công nghiệp 4.0 thì vẫn chưa nhiều, các nghiên cứu về dặc tính của nhóm công chúng này trong tương tác với tin tức báo chí trên ứng dụng di động thì theo quan sát của NCS cho đến nay vẫn là một khoảng trống cần có những khảo cứu, thực nghiệm. Đó chính là lý do để NCS chọn nghiên cứu đề tài luận án.
  11. 9 Chương 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TƯƠNG TÁC CỦA CÔNG CHÚNG THẾ HỆ Z VỚI TIN TỨC TRÊN NỀN TẢNG CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG 1.1. Lý luận và thực tiễn về tin tức báo chí trên nền tảng ứng dụng di động và công chúng thế hệ Z 1.1.1. Tin tức báo chí trên ứng dụng di động 1.1.1.1. Tin tức báo chí Tin tức báo chí là tác phẩm báo chí lấy thông tin báo chí làm nội dung cốt lõi sử dụng thông tin báo chí như là phương thức căn bản nhằm chuyển tải thông điệp tới công chúng. 1.1.1.2. Ứng dụng di động Ứng dụng tin tức di động là một phần mềm được thiết kế để cung cấp tin tức, thông tin và các nội dung liên quan đến các sự kiện nóng hổi trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, nhằm đáp ứng nhu cầu đọc, nghe, xem và tương tác trực tuyến của công chúng báo chí truyền thông. 1.1.2. Công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ứng dụng di động 1.1.2.1. Tổng quan về công chúng thế hệ Z i) Công chúng báo chí: khái niệm và các hướng tiếp cận ii) Công chúng thế hệ Z - từ góc nhìn lý thuyết thế hệ truyền thông Tựu trung lại, thế hệ Z là thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời đại số hóa, là thế hệ gắn liền với cách mạng công nghệ thông tin, truyền thông và các các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các phương tiện truyền thông mới; là thế hệ nòng cốt của xã hội thông tin và là thế hệ đầu tiên của thời đại siêu kết nối. 1.1.2.2. Công chúng thế hệ Z trên thế giới và ở Việt Nam Thế hệ Z tại Việt Nam có những điểm tương đồng với thế hệ Z trên thế giới, đó là một thế hệ “nghe-nhìn” (audio-visual), có ngôn ngữ riêng (emoji), có cách giao tiếp riêng - sử dụng chủ yếu các ứng dụng trên thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng). Thói quen, sở thích và sự lựa chọn công nghệ số của thế hệ Z ở mỗi quốc gia có sự khác nhau: thế hệ Z ở Mỹ và Châu Âu ưa chuộng Twitter và Snapchat; thế hệ Z ở Đông Nam Á thích Instagram, trong khi sự lựa chọn phổ biến của công chúng Z ở Việt Nam vẫn là Facebook, Zalo - cùng với sự trỗi dậy của nền tảng Tiktok. 1.2. Một số vấn đề lý luận về tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động 1.2.1. Khái niệm, loại hình và mô hình tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động 1.2.1.1. Khái niệm tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng ứng dụng di động là quá trình liên hệ và tác động qua lại của công chúng thế hệ Z với các chủ thể sáng tạo tin tức báo chí / cơ quan báo chí; với các cá nhân, nhóm công chúng khác (bao gồm chính bản thân công chúng thế hệ Z); thông qua các hành động hành vi, thao tác; trong các tình huống tương tác cụ thể nhằm trao đổi ý nghĩa, chỉnh sửa, bổ sung tin tức và tạo tin tức mới trên nền tảng ứng dụng di động và các nền tảng khác
  12. 10 trong hệ sinh thái truyền thông. 1.2.1.2. Phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động: (gọi tắt là Ứng dụng di động, hoặc Ứng dụng; tiếng Anh: Mobile application hoặc Mobile app hoặc app) Đây là khái niệm của khoa học máy tính và công nghệ truyền thông. Ứng dụng tin tức di động (app tin tức di động) là phần mềm ứng dụng tin tức được cài đặt trên thiết bị di động nhằm đáp ứng nhu cầu đọc, nghe, xem và tương tác trực tuyến của công chúng báo chí truyền thông. Ứng dụng di động là sản phẩm công nghệ được ứng dụng mạnh trong xuất bản tin tức trên hệ sinh thái internet hiện nay. 1.2.1.3. Loại hình và mô hình tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức trên ứng dụng di động - Các loại hình tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức trên ứng dụng di động. - Mô hình đáp ứng/tương tác. 1.2.2. Đối tượng, đặc tính, mức độ tương tác và điều kiện tăng cường tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động 1.2.2.1. Đối tượng và đặc tính và mức độ tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động - Đối tượng tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động. - Đặc tính của hành động/ hành vi tương tác với nội dung tin tức. 1.2.2.2. Mức độ và phương thức tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động - Mức độ tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động. - Phương thức tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức trên ứng dụng di động. 1.2.2.3. Điều kiện tăng cường tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức trên ứng dụng di động Một là, sự phù hợp của tin tức với quỹ thời gian của thế hệ Z dành cho tin tức báo chí. Hai là, sự tương thích của nội dung và hình thức tin tức với nhu cầu, thị hiếu và thói quen tương tác của công chúng thế hệ Z. Ba là, sự tương thích của tin tức với đặc tính và phương thức tương tác Tiểu kết chương 1 Chương 1 cũng đã đi sâu phân tích Lý thuyết hiệu ứng của truyền thông tương tác mà Sundar đưa ra vào năm 2015 được xem là lý thuyết mới và toàn diện nhất về quá trình mà phương tiện truyền thông tương tác tác động lên thái độ, nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Mô hình này cho rằng các phương tiện truyền thông tương tác ảnh hưởng lên người dùng thông qua một trong hai cách: (i) qua những tín hiệu gây ảnh hưởng lên nhận thức về phương tiện và nội dung trên đó hoặc (ii) thúc đẩy hành động để từ đó tác động đến tri thức, thái độ và hành vi.
  13. 11 Chương 2 THỰC TRẠNG TƯƠNG TÁC CÔNG CHÚNG THẾ HỆ Z VỚI TIN TỨC BÁO CHÍ TRÊN CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG BÁO MỚI, ZING NEWS VÀ THANHNIÊN NEWS 2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 2.1.1. Mẫu nghiên cứu bảng hỏi (anket) với công chúng thế hệ Z và mẫu phân tích nội dung tin tức báo chí trên các ứng dụng di động 2.1.2. Các ứng dụng tin tức trong diện khảo sát 2.1.2.1. Ứng dụng Zing News 2.1.2.2. Ứng dụng Báo Mới 2.1.2.3. Ứng dụng Thanhniên News 2.2. Tần suất và nội dung tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ứng dụng di động 2.2.1. Tần suất tiếp cận, tiếp nhận và tương tác của công chúng thế hế Z với tin tức báo chí trên 3 ứng dụng thuộc diện khảo sát 2.2.1.1. Tần suất tiếp cận, tiếp nhận của công chúng thế hế Z với tin tức báo chí trên 3 ứng dụng thuộc diện khảo sát 2.2.1.2. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên 3 ứng dụng thuộc diện khảo sát 2.2.2. Nội dung và định dạng tin tức trên các ứng dụng di động mà công chúng thế hệ Z tương tác - Tần suất tương tác với các định dạng tin tức ởt mức độ vài ngày 1 lần cao hơn so với các mức độ hằng ngày và hằng tuần. - Các định dạng tin tức có tương tác hàng ngày cao nhất bao gồm: tin vắn, tin ngắn, tin tức đồ họa, tin sâu và gói tin tức (dù tần suất thấp hơn). - Các định dạng tin tức phù hợp với tương tác của công chúng thế hệ Z với mức vài ngày 1 lần, hàng tuần bao gồm: mutex, podcast. - Định dạng tin tức đa phương tiện có tần suất tương tác thấp hơn so với tin vắn, tin ngắn, tin sâu phần lớn vì lý do tần suất tin tức của nhóm này trên ứng dụng còn thấp, chứ không phải vì nhóm định dạng này không có sức hấp dẫn với công chúng thế hệ Z hay do công chúng thế hệ Z không thích hay các lý do chủ quan khác. 2.3. Thực trạng các cấp độ và đặc tính tương tác giữa công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động thuộc diên khảo sát 2.3.1. Thực trạng các cấp độ tương tác giữa công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động thuộc diện khảo sát 2.3.1.1. Thực trạng các tình huống tương tác Các tình huống tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên Báo Mới (Bảng 2.13), trên ZingNews (Bảng 2.14), trên Thanhniên News (Bảng 2.19), bao gồm 9 tình huống cơ bản: 1.Tin tức đơn lẻ do hệ thống tương tác gợi ý, mời đọc, nghe, xem; 2. Theo chủ đề bạn chủ động tìm kiếm; 3, Theo nhóm chủ đề được được nền tảng ứng dụng thiết kế; 4. Tương tác qua mục bình luận; 5. Tương tác qua chatbot (nhắn tin trao đổi tự động); 6. Đánh sao bình chọn đánh giá tác giả, tác phẩm; 7. Phản hồi trực tiếp với tác giả; 8. Gửi đánh giá, góp ý và trao đổi nội dung ở khung phản hồi với admin nền
  14. 12 tảng ứng dụng; 9. Gửi email đến tòa soạn. Hàng ngày Vài ngày 1 lần Mỗi tuần 1 lần Tình huống tương tác # % # % # % 1.Tin tức đơn lẻ do hệ thống tương tác 1023 14.2 1055 14.7 976 13.6 gợi ý, mời đọc, nghe, xem 2. Theo chủ đề bạn chủ động tìm kiếm 848 11.8 1263 17.6 1041 14.4 3, Theo nhóm chủ đề được được nền 545 7.6 799 11.1 1056 14.7 tảng ứng dụng thiết kế 4. Tương tác qua mục bình luận 593 8.2 864 12 849 11.8 5. Tương tác qua chatbot (nhắn tin trao 448 6.2 448 6.2 704 9.8 đổi tự động) 6. Đánh sao bình chọn đánh giá tác giả, 335 4.7 449 6.2 1136 15.8 tác phẩm 7. Phản hồi trực tiếp với tác giả 112 2.7 496 6.9 512 7.1 8. Gửi đánh giá, góp ý và trao đổi nội dung ở khung phản hồi với admin nền 273 3.8 352 4.9 607 8.4 tảng ứng dụng 9. Gửi email đến toà soạn 289 4 272 3.8 543 7.6 10. Khác 96 1.3 128 1.8 96 1.3 Bảng 2.13. Các tình huống tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên Báo Mới Hàng ngày Vài ngày 1 lần Mỗi tuần 1 lần Tình huống tương tác # % # % # % 1.Tin tức đơn lẻ do hệ thống tương tác 785 10.9 864 12 2863 9.8 gợi ý, mời đọc, nghe, xem 2. Theo chủ đề bạn chủ động tìm kiếm 624 8.7 5056 14.7 816 11.3 3, Theo nhóm chủ đề được được nền 383 5.3 752 10.4 879 12.2 tảng ứng dụng thiết kế 4. Tương tác qua mục bình luận 432 6 528 7.3 704 9.8 5. Tương tác qua chatbot (nhắn tin trao 257 3.6 544 7.6 479 6.7 đổi tự động) 6. Đánh sao bình chọn đánh giá tác 319 4.4 495 6.9 544 7.6 giả, tác phẩm 7. Phản hồi trực tiếp với tác giả 224 3.1 496 6.9 416 5.8 8. Gửi đánh giá, góp ý và trao đổi nội dung ở khung phản hồi với admin nền 145 2 528 7.3 431 6 tảng ứng dụng 9. Gửi email đến toà soạn 272 3.8 352 4.9 336 4.7 10. Khác 0 - 0 - 0 - Bảng 2.14. Các tình huống tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ZingNews
  15. 13 Hàng ngày Vài ngày 1 lần Mỗi tuần 1 lần Tình huống tương tác # % # % # % 1.Tin tức đơn lẻ do hệ thống tương tác 896 12.4 504 9.8 536 10.2 gợi ý, mời đọc, nghe, xem 2. Theo chủ đề bạn chủ động tìm kiếm 671 9.3 960 13.3 977 13.6 3. Theo nhóm chủ đề được được nền 369 5.1 535 10.2 848 11.8 tảng ứng dụng thiết kế 4. Tương tác qua mục bình luận 496 6.9 544 7.6 608 8.4 5. Tương tác qua chatbot (nhắn tin trao 256 3.6 448 6.2 688 9.6 đổi tự động) 6. Đánh sao bình chọn đánh giá tác giả, 305 4.2 479 6.7 560 7.8 tác phẩm 7. Phản hồi trực tiếp với tác giả 257 3.6 288 4 591 8.2 8. Gửi đánh giá, góp ý và trao đổi nội dung ở khung phản hồi với admin nền 191 2.7 448 6.2 497 6.9 tảng ứng dụng 9. Gửi email đến toà soạn 239 3.3 320 4.4 433 6 10. Khác Bảng 2.15. Các tình huống tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên Thanhniên News Các dữ liệu từ các bảng trên cũng cho thấy: Top 4 tình huống công chúng thế hệ Z tương tác hàng ngày (theo thứ tự từ cao xuống thấp) là: 1.Tin tức đơn lẻ do hệ thống tương tác gợi ý, mời đọc, nghe, xem; 2. Theo chủ đề bạn chủ động tìm kiếm; 3. Tương tác qua mục bình luận; 4. Theo nhóm chủ đề được được nền tảng ứng dụng thiết kế. Báo Mới và Thanhniên News đạt tương tác với tình huống. Đánh sao bình chọn đánh giá tác giả, tác phẩm ở tần suất cao hơn so với ZingNews. Ngược lại, tỷ lệ cao công chúng thế hệ Z có tương tác Theo nhóm chủ đề được được nền tảng ứng dụng do Zing thiết kế. Các tình huống như: Phản hồi trực tiếp với tác giả; Gửi đánh giá, góp ý và trao đổi nội dung ở khung phản hồi với admin nền tảng ứng dụng; Gửi email đến toà soạn có tần suất tương tác thấp hơn. Điều này cho thấy vai trò của các chương trình tương tác và việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong việc chủ động đưa tin tức đến với công chúng báo chí di động nói chung và công chúng thế hệ Z nói riêng. 2.3.1.2. Thực trạng trao đổi ý nghĩa thông điệp khi công chúng thế hệ Z tương tác với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động thuộc diện kháo sát Việc trao đổi ý nghĩa thông điệp khi công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động thuộc diện khảo sát là Báo Mới (Bảng 2.20), ZingNews (Bảo 2.21), Thanhniên News (bảng 2.22) thông qua các phương thức cơ bản sau đây: 1.Nhấn vào các nút thể hiện thái độ, cảm xúc; 2.Report (Báo cáo nội dung không phù hợp); 3.Nhấn vào nút đánh giá tác phẩm, tác giả; 4. Bình luận ngay về nội dung và hình thức tin tức trên các ứng dụng di động; 5. Bình luận ngay trong đó tag các tài khoản khác để họ cùng tham gia bình luận cùng mình; 6. Lưu trữ đường dẫn, nội dung để liên hệ, trao đổi, tạo nội dung mới khi có tình huống tương tác mới; 7.Tìm
  16. 14 kiếm và nghiên cứu thêm trước khi quay lại bình luận; 8.Bình luận để tương tác với các tài khoản khác về chủ đề, nội dung và hình thức tin tức; 9.Phản hồi và trao đổi thông tin với tác giả và tòa soạn qua các nút tương tác trên giao diện tin tức; 10. Gửi phản hồi về tin tức đến tác giả và cơ quan báo qua địa chỉ email hay đường dây nóng được thông tin trên ứng dụng di động yêu cầu chỉnh sửa nội dung hoặc dỡ tin tức đã đăng tải; 11. Gửi phản hồi về tin tức đến tác giả và cơ quan báo qua chatbot; 12. Cung cấp thông tin, dữ liệu thêm cho tác giả và cơ quan báo tin tức liên quan đến tin tức đã đọc, nghe xem qua địa chỉ email hay đường dây nóng. Phương thức trao đổi ý Hàng ngày Vài ngày 1 lần Mỗi tuần 1 lần nghĩa # % # % # % 1.Nhấn vào các nút thể hiện thái độ, cảm 1601 22.2 928 12.9 719 10 xúc 2.Report (Báo cáo nội dung không phù 449 6.2 879 12.2 672 9.3 hợp) 3.Nhấn vào nút đánh giá tác phẩm, tác giả 368 5.1 544 7.6 848 11.8 4. Bình luận ngay về nội dung và hình thức 416 5.8 656 9.1 736 10.2 tin tức trên các ứng dụng di động 5. Bình luận ngay trong đó tag các tài khoản khác để họ cùng tham gia bình 367 5.1 593 8.2 640 8.9 luận cùng mình 6. Lưu trữ đường dẫn, nội dung để liên hệ, trao đổi, tạo nội dung mới khi có tình 432 6 688 9.6 736 10.2 huống tương tác mới 7.Tìm kiếm và nghiên cứu thêm trước khi 496 6.9 640 8.9 800 11.1 quay lại bình luận 8.Bình luận để tương tác với các tài khoản khác về chủ đề, nội dung và hình 416 5.8 561 7.8 671 9.3 thức tin tức 9.Phản hồi và trao đổi thông tin với tác giả và tòa soạn qua các nút tương tác trên 432 6 448 6.2 512 7.1 giao diện tin tức 10. Gửi phản hồi về tin tức đến tác giả và cơ quan báo qua địa chỉ email hay đường dây nóng được thông tin trên ứng dụng di động 320 4.4 464 6.4 576 8 yêu cầu chỉnh sửa nội dung hoặc dỡ tin tức đã đăng tải 11. Gửi phản hồi về tin tức đến tác giả và 336 7.7 368 5.1 560 7.8 cơ quan báo qua chatbot 12. Cung cấp thông tin, dữ liệu thêm cho tác giả và cơ quan báo tin tức liên quan đến tin 321 4.4 448 6.2 383 5.3 tức đã đọc, nghe xem qua địa chỉ email hay đường dây nóng 13. Khác 112 1.6 112 1.6 144 2 Bảng 2.16. Các hành vi trao đổi ý nghĩa thông điệp khi công chúng thế hệ Z tương tác với tin tức báo chí trên Báo Mới
  17. 15 Hàng ngày Vài ngày 1 lần Mỗi tuần 1 lần Phương thức trao đổi ý nghĩa # % # % # % 1.Nhấn vào các nút thể hiện thái độ, 1041 14.4 344 9.6 335 9.3 cảm xúc 2.Report (Báo cáo nội dung không 384 5.3 352 9.8 328 9.1 phù hợp) 3.Nhấn vào nút đánh giá tác phẩm, tác 352 4.9 224 6.2 328 9.1 giả 4. Bình luận ngay về nội dung và hình 336 4.7 624 8.7 376 10.4 thức tin tức trên các ứng dụng di động 5. Bình luận ngay trong đó tag các tài khoản khác để họ cùng tham gia bình 256 3.6 352 4.9 392 10.9 luận cùng mình 6. Lưu trữ đường dẫn, nội dung để liên hệ, trao đổi, tạo nội dung mới khi 367 5.1 625 8.7 272 7.6 có tình huống tương tác mới 7.Tìm kiếm và nghiên cứu thêm trước 368 5.1 529 7.3 343 9.6 khi quay lại bình luận 8.Bình luận để tương tác với các tài khoản khác về chủ đề, nội dung và 384 5.3 464 6.4 360 10 hình thức tin tức 9.Phản hồi và trao đổi thông tin với tác giả và tòa soạn qua các nút tương 351 4.9 401 5.6 224 6.2 tác trên giao diện tin tức 10. Gửi phản hồi về tin tức đến tác giả và cơ quan báo qua địa chỉ email hay đường dây nóng được thông tin trên ứng 367 5.1 268 4.2 209 5.8 dụng di động yêu cầu chỉnh sửa nội dung hoặc dỡ tin tức đã đăng tải 11. Gửi phản hồi về tin tức đến tác giả 288 4 464 6.4 264 7.3 và cơ quan báo qua chatbot 12. Cung cấp thông tin, dữ liệu thêm cho tác giả và cơ quan báo tin tức liên quan 173 2.7 335 4.7 352 9.8 đến tin tức đã đọc, nghe xem qua địa chỉ email hay đường dây nóng 13. Khác 96 1.3 96 1.3 128 1.8 Bảng 2.17. Các hành vi trao đổi ý nghĩa thông điệp khi công chúng thế hệ Z tương tác với tin tức báo chí trên ZingNews
  18. 16 Hàng ngày Vài ngày 1 lần Mỗi tuần 1 lần Phương thức trao đổi ý nghĩa # % # % # % 1.Nhấn vào các nút thể hiện thái độ, 703 15.3 336 9.3 273 7.6 cảm xúc 2.Report (Báo cáo nội dung không phù 352 4.9 328 9.1 320 8.9 hợp) 3.Nhấn vào nút đánh giá tác phẩm, tác 384 5.3 256 7.1 400 11.1 giả 4. Bình luận ngay về nội dung và hình 433 6 415 5.8 416 11.6 thức tin tức trên các ứng dụng di động 5. Bình luận ngay trong đó tag các tài khoản khác để họ cùng tham gia bình 241 3.3 432 6 367 10.2 luận cùng mình 6. Lưu trữ đường dẫn, nội dung để liên hệ, trao đổi, tạo nội dung mới khi có 352 4.9 512 7.1 424 11.8 tình huống tương tác mới 7.Tìm kiếm và nghiên cứu thêm trước 335 4.7 641 8.9 352 9.8 khi quay lại bình luận 8.Bình luận để tương tác với các tài khoản khác về chủ đề, nội dung và 352 4.9 232 6.4 304 8.4 hình thức tin tức 9.Phản hồi và trao đổi thông tin với tác giả và tòa soạn qua các nút tương tác 257 3.6 199 5.6 304 8.4 trên giao diện tin tức 10. Gửi phản hồi về tin tức đến tác giả và cơ quan báo qua địa chỉ email hay đường dây nóng được thông tin trên ứng 224 3.1 216 6 288 8 dụng di động yêu cầu chỉnh sửa nội dung hoặc dỡ tin tức đã đăng tải 11. Gửi phản hồi về tin tức đến tác giả 208 2.9 209 5.8 303 8.4 và cơ quan báo qua chatbot 12. Cung cấp thông tin, dữ liệu thêm cho tác giả và cơ quan báo tin tức liên quan 241 3.3 176 4.9 183 5.1 đến tin tức đã đọc, nghe xem qua địa chỉ email hay đường dây nóng 13. Khác 96 1.3 112 3.1 48 1.3 Tổng 4576 8.3 3064 11.1 3984 14.5 Bảng 2.18. Các hành vi trao đổi ý nghĩa thông điệp khi công chúng thế hệ Z tương tác với tin tức báo chí trên Thanhniên News 2.3.1.3. Thực trạng bổ sung, chỉnh sửa, tạo nội dung tin tức mới của công chúng thế hệ Z Theo kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, xét tổng thể, có 52,7% NTL có tác động đến tác giả và tòa soạn để bổ sung, chỉnh sửa tin tức báo chí; 57,1% NTL bổ sung, chỉnh sửa tin tức báo chí, chia sẻ ở mục bình luận; 55,1% bổ sung, chỉnh sửa tin tức
  19. 17 đính kèm link đăng riêng ở một kênh khác. các hành vi chỉnh sửa tin tức báo chí trên kênh mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất (43,8%). Chỉ số này thể hiện mức độ trên trung bình của hoạt động trao đổi ý nghĩa theo phương thức trao đổi ý nghĩa thông điệp theo cách “bổ sung, chỉnh sửa tin tức”. Bổ sung, chỉnh sửa tin tức báo chí trên 3 ứng dụng thuộc diện khảo sát khác nhau ở các ứng dụng khác nhau. Với Báo Mới, tỷ lệ NTL bổ sung, chỉnh sửa tin tức trung bình là 14%, cao hơn hẳn 2 ứng dụng tin tức của ZingNews 9,4%) và Thanh Niên News (9,1%). Việc chỉnh sửa, bổ sung tin tức báo chí còn được thực hiện ở nhóm kín (12,4%) và trên các website (11,4%). Zing Thanh Nhóm Mạng xã Báo mới Website Tổng Bổ sung, chỉnh sửa News niên kín hội # % # % # % # % # % # % # % 1. Tác động đến tác giả và toà soạn để 391 10.9 128 3.6 176 4.9 225 6.2 184 5.1 792 22 1896 52.7 bổ sung, chỉnh sửa tin tức báo chí 2. Bổ sung, chỉnh sửa tin tức báo chí, 224 6.2 241 6.7 160 4.4 264 7.3 248 6.9 919 25.6 2056 57.1 chia sẻ ở mục bình luận 3. Bố sung, chỉnh sửa tin tức đính kèm 257 7.1 160 4.4 176 4.7 248 6.9 264 7.3 887 24.7 1984 55.1 link đăng riêng ở một kênh khác 4, Khác (Ghi rõ).... 65 1.8 96 2.7 96 2.7 88 2.4 72 2 319 8.9 736 20.4 Bảng 2.19. Thực trạng công chúng thế hệ Z bổ sung, chỉnh sửa tin tức báo chí đã đăng tải trên 3 ứng dụng thuộc diện khảo sát Tương tác với toà soạn Trao đổi về Trao đổi về Từng tạo Trao đổi về ND, yêu việc có Bổ sung, chỉnh sửa nội dung điều chỉnh Tổng cầu tác được đăng nội dung phẩm TP không # % # % # % # % # % Tạo nội dung tin tức mới 543 15.1 232 6.4 169 4.7 223 6.2 625 17.3 gửi đến tòa soạn ZingNews Tạo nội dung tin tức mới 144 4 504 14 1944 54 0 0 2448 68 đến tòa soạn Thanh Niên Tạo nội dung tin tức mới 489 13.6 168 4.7 159 4.4 304 8.4 632 17.6 đến tòa soạn khác Bảng 2.20. Thực trạng tương tác của công chúng thế hệ Z với tòa soạn để gửi tin tức đến tòa soạn để được đăng tải Như vậy, có thể thấy rõ biểu hiện tất cả các cấp độ và mức độ tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động thuộc diện khảo sát.
  20. 18 2.3.2. Thực trạng đặc tính tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động 2.3.2.1. Mục đích, động cơ, ý thức, thái độ khi tương tác Dữ liệu Bảng 2.26 và Bảng 2.27 cho thấy: Công chúng thế hệ Z xác định rõ mục đích tương tác với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động. 5 mục đích sau đây được NTL lựa chọn với tỷ lệ cao (sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp hơn): (1). Thăm dò dư luận về sự kiện, vấn đề và nhân vật được nêu trong tin tức - 38,2%; (2). Chỉ đề thỏa mãn nhu cầu giao tiếp xã hội hàng ngày- 29,6%; (3). Thỏa mãn nhu cầu tin tức báo chí; (4). Để nghiên cứu sâu về sự kiên, vấn đề, nhân vật, chủ đề - 25,8%; (5). Để trao đổi ý nghĩa về tin tức và các sự kiện, vấn đề, nhân vật, chi tiết liên quan - 24,4%). Số lượng Mục đích # % 1.Chỉ đề thỏa mãn nhu cầu giao tiếp xã hội hàng ngày 1063 29.6 2.Thỏa mãn nhu cầu tin tức báo chí 1063 29.6 3.Thăm dò dư luận về sự kiện, vấn đề và nhân vật được nêu trong tin tức 1376 38.2 4.Thể hiện cảm xúc của mình với nội dung và hình thức tin tức 664 18.4 5.Được thể hiện các hành vi, thao tác trên nền tảng ứng dụng di động 368 10.2 6. Được trải nghiệm với các tình huống mà tin tức đã tạo ra hoặc gắn với tin tức 681 18.9 7. Để trao đổi ý nghĩa về tin tức và các sự kiện, vấn đề, nhân vật, chi tiết liên quan 881 24.4 8. Để phản biện tin tức 256 7.1 9. Để nghiên cứu sâu về sự kiên, vấn đề, nhân vật, chủ đề 927 25.8 10. Để chỉnh sửa, bổ sung tin tức 280 7.8 11. Để tạo tin tức mới về những vấn đề quan tâm 408 11.3 Bảng 2.21. Mục đích của công chúng thế hệ Z khi tương tác với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động 2.3.2.2. Đặc tính nội dung và hình thức tin tức mà công chúng thế hệ Z tương tác Chỉ số thể hiện nội dung và hình thức của tin tức công chúng thế hệ Z tương tác được mô tả rõ trong mục 2.2.2. Trong tiểu mục này, NCS chỉ phân tích đặc tính quan trọng nhất, bao gồm: tương tác với nội dung phù hợp với nhu cầu và thị hiếu; Tương tác trên cơ sở đọc toàn bộ tin tức; Tương tác với nội dung trực quan của tin tức; Tương tác với nội dung đa phương tiện của tin tức. Cụ thể như sau: Thể hiện mờ Thể hiện rất rõ Thể hiện rõ Đặc tính nhạt # % # % # % Tương tác với nội dung phù hợp với 857 23.8 855 23.8 512 14.2 nhu cầu và thị hiếu Tương tác trên cơ sở đọc toàn bộ tin tức 295 8.2 824 22.9 905 25.1 Tương tác với nội dung trực quan của 369 10.2 807 22.4 848 23.6 tin tức Tương tác với nội dung đa phương tiện 433 12 808 22.4 745 20.7 của tin tức Bảng 2.22. Đặc tính tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động Thể hiện rõ nhất là đặc tính tương tác với nội dụng phù hợp với nhu cầu, thị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2