intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng - an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác QP-AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng - an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài luận án “Bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng ­ an   ninh (QP­AN) cho đội ngũ cán bộ chủ chốt (CBCC) xã, phường, thị   trấn ở Quân khu 3 hiện nay” là vấn đề đã được nghiên cứu sinh tích  lũy kiến thức và kinh nghiệm trong 19 năm làm giảng viên công tác   đảng, công tác chính trị   ở  Học viện Chính trị  và Trường Sĩ quan   Chính trị, trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu về công tác đảng, công tác  chính trị  trong công tác quân sự, quốc phòng (QS, QP) địa phương,  trong đó có vấn đề giáo dục và bồi dưỡng kiến thức QP­AN. Trong   quá trình học tập, công tác, nghiên cứu sinh tích cực nghiên cứu về  thực tiễn công tác giáo dục QP­AN và bồi dưỡng năng lực công tác   QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn  ở  nhiều nơi, đặc  biệt là  ở  địa bàn Quân khu 3; đồng thời đã trực tiếp tham gia bồi   dưỡng kiến thức, năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ này. Luận  văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (năm   2009), các chương giáo trình, tập bài giảng, các bài báo khoa học   đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài quân đội do nghiên cứu sinh   thực hiện cơ bản liên quan đến công tác giáo dục, bồi dưỡng năng  lực công tác QP­AN. Quá trình triển khai công trình, nghiên cứu sinh đã  sưu tầm,  nghiên cứu nhiều tài liệu lý luận, thực tiễn về công tác giáo dục QP­ AN và bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN;  tham khảo kết quả  nghiên cứu của các công trình, nhóm công trình khoa học  ở  trong   nước và ở nước ngoài có liên quan; đồng thời tích cực khảo sát thực  tiễn hoạt động bồi  dưỡng năng lực công tác  QP­AN cho đội ngũ  CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3.  2. Lý do lựa chọn đề tài  Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ  nghĩa (XHCN) trong mọi tình huống, đòi hỏi phải thường xuyên xây  dựng, củng cố  nền  quốc phòng toàn dân (QPTD)  và  an ninh nhân  dân vững mạnh, trong  đó, giáo dục, bồi dưỡng năng lực công tác  QP­AN cho các tầng lớp dân cư trong xã hội nói chung và cho CBCC 
  2. 2 các cấp trong hệ thống chính trị nói riêng là một nội dung rất quan  trọng.  Quân khu 3 là  địa bàn chiến lược trọng yếu trong thế  trận  QPTD của cả  nước.  Đội ngũ  CBCC xã, phường, thị  trấn  ở  Quân  khu 3 là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước ta;  là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc nghiên cứu,  quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật  của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, vận dụng đúng  đắn, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương để đề ra chủ  trương, kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội (KT­XH), củng cố QP­ AN;  đồng thời, có vai trò lãnh  đạo, quản lý,  điều hành, tổ  chức  thực hiện công tác QP­AN ở địa phương. Để hoàn thành tốt chức  trách, nhiệm vụ của mình, đòi hỏi đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn phải có phẩm chất, trình độ, năng lực toàn diện, trong đó phải  có năng lực công tác QP­AN tương ứng. Bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ  CBCC xã,  phường, thị trấn ở Quân khu 3 là một bộ phận trong công tác đào  tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước ta, nhằm nâng cao nhận  thức, trách nhiệm, trang bị, bổ sung tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm  lãnh  đạo,   chỉ  đạo,   tổ  chức   thực   hiện   nhiệm   vụ  QP­AN  ở  địa  phương, bảo đảm cho đội ngũ này có đủ khả năng đáp ứng tốt yêu  cầu nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ.  Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN và công tác QP­ AN  ở  địa phương trên  địa bàn Quân khu 3  đã có sự  phát triển với  nhiều nội dung, yêu cầu mới; tình hình thế  giới, khu vực, đặc biệt  tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, các thế  lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh “diễn biến hoà bình” chống phá cách  mạng nước ta với những thủ đoạn hết sức thâm hiểm… Những vấn   đề đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị địa phương trên  địa bàn Quân khu nói chung và CBCC xã, phường, thị trấn nói riêng  phải thường xuyên được bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN.  Những năm qua, hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác QP­ AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 đã được  lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và đạt  được những kết quả bước đầu quan trọng. Qua đó nhận thức, trách 
  3. 3 nhiệm, trình  độ, kỹ  năng công tác QP­AN của  đội ngũ  này  được  nâng lên đáng kể, bảo đảm cho họ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm  vụ  được giao. Tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác  QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 còn  bộc lộ  không ít những hạn chế, bất cập. Nhận thức, trách nhiệm,  kỹ  năng công tác QP­AN của một số  CBCC xã, phường, thị  trấn  chưa đáp  ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vì v ậy, nghiên cứu  đề  tài  Bồi  dưỡng năng lực công tác quốc phòng ­ an ninh cho đội ngũ cán bộ  chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay là vấn đề có ý  nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.  3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích  Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản lý luận và thực  tiễn, trên cơ sở đó đề  xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng  năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở  Quân khu 3 hiện nay. * Nhiệm vụ  Tổng quan vấn đề  nghiên cứu có liên quan đến đề  tài luận  án; luận giải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực công   tác QP­AN và bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ  CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3; đánh giá đúng thực trạng,  chỉ  rõ nguyên nhân và rút ra một số  kinh nghiệm bồi dưỡng; xać   ̣ đinh rõ  yêu cầu và đê xuât nh ̀ ́ ững giải pháp tăng cường bồi dưỡng   năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn  ở  Quân khu 3 hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  * Đối tượng nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực công tác  QP­AN cho  đội ngũ  CBCC xã,  phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay là đối tượng nghiên cứu của  luận án. * Phạm vi nghiên cứu
  4. 4 Luận án  tập trung nghiên cứu hoạt  động bồi dưỡng năng lực  công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC các xã, phường, thị trấn trên địa  bàn Quân khu 3 hiện nay. Phạm vi khảo sát: Khảo sát điểm  ở  một số  địa phương, cơ  quan quân sự  địa phương, trường quân sự  cấp tỉnh, trung tâm bồi  dưỡng chính trị  cấp huyện. Tư  liệu, s ố  liệu nghiên cứu chủ  yếu  được giới hạn từ  năm 2010 trở  lại  đây. Các giải pháp được đề  xuất có tính cấp thiết và khả thi trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác ­  Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về  xây dựng nền QPTD, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc XHCN, về  ̣ ̀ ̣ can bô va công tac can bô; vê giáo d ́ ́ ́ ̀ ục, bồi dưỡng kiến thức QP­ AN. * Cơ sở thực tiễn Cơ  sở  thực tiễn của đề  tài là hiện thực hoạt động bồi dưỡng   năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn  ở  Quân khu 3 trong những năm vừa qua; các tài liệu, báo cáo về công tác  xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác QS, QP địa phương, về công tác giáo  dục, bồi dưỡng kiến thức QP­AN cho đội ngũ CBCC các cấp, trong đó  có CBCC xã, phường, thị trấn và kết quả điều tra, khảo sát thực tế của   tác giả ở các cơ quan chức năng và các địa phương trên địa bàn Quân   khu 3. * Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên  cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó, chú trọng các  phương pháp: lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát,  thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.  6. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm và  xác  định nội dung, hình thức, biện  pháp bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã,  phường, thị trấn ở Quân khu 3.
  5. 5 Từ   tổng   kết   thực   tiễn,   rút   ra   4   bài   học   kinh   nghiệm   bồi  dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn ở Quân khu 3. Đề  xuất   nội   dung,   biện   pháp   góp   phần   tăng   cường   b ồi  dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn ở Quân khu 3 hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm cơ  sở khoa học, giúp cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan chức năng của  các địa phương trên địa bàn Quân khu 3 lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức  thực hiện có hiệu quả hơn đối với việc bồi dưỡng năng lực công tác  QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn.  Đề  tài có thể  sử  dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ  cho  công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn công tác đảng, công  tác chính trị  và  các môn học liên quan  đến giáo dục QP­AN  ở  các  trung tâm giáo dục QP­AN và  các học viện, nhà  trường trong và  ngoài quân đội.  8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên  quan đến đề tài, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình  khoa học của tác giả đã được công bố liên quan đến đề tài; danh mục   tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐỀN ĐỀ TÀI 1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 1.1. Về xây dựng, bồi dưỡng năng lực công tác cho đội ngũ cán   bộ * Các công trình, nhóm công trình khoa học ở Liên Xô  Cuốn sách  Một số  vấn đề  công tác đảng, công tác chính trị   trong các lực lượng vũ trang (LLVT) Liên Xô  của A.A.Ê­pi­sép và  cuốn Công tác đảng ­ chính trị trong các LLVT Xô viết  của P.I.Các­ pen­cô đã đề  cập khá toàn diện và sâu sắc về vấn đề  đào tạo, bồi   dưỡng cán bộ, từ xác định vị trí, vai trò, nội dung và hình thức, biện   pháp tiến hành, trong đó, hình thức tự  học tập, tự  bồi dưỡng và  thông  qua   hoạt   động   thực   tiễn   được   các  ông   coi   trọng   và   nhấn  mạnh.
  6. 6 * Các công trình, nhóm công trình khoa học ở Trung Quốc Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng   nhân dân Trung Quốc, do Chương Tư Nghị làm chủ biên [108] đã xác  định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và hình thức, biện pháp đào  tạo, bồi dưỡng cán bộ. Theo đó, nội dung bồi dưỡng, đào tạo cán bộ  phải toàn diện, khoa học, coi trọng kiến thức thực tiễn; hình thức, biện  pháp đào tạo, bồi dưỡng phải đa dạng, sáng tạo, trong đó, đào tạo ở  trường, tự học và thông qua hoạt động thực tiễn là những biện pháp   quan trọng. Sách chuyên khảo  “Thúc đẩy cải cách, tiến lên phía trước”  của Tăng Ngọc Thành và Chu La Canh; cuốn“Tôn trọng tri thức, tôn   trọng nhân tài, kế  lớn trăm năm chấn hưng đất nước”  của  Thẩm  Vinh Hoa và Ngô Quang Diệu  đều khẳng định, để  xây dựng đất  nước  phải   coi   trọng  xây   dựng,   bồi   dưỡng   đội   ngũ  cán  bộ   cách   mạng, năng động, sáng tạo, nhất là cán bộ  mới và cốt cán cách  mạng. Theo các tác giả, để  đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hiệu quả  cần phải tích cực cải cách việc dạy và học; phải đa dạng hoá các   loại hình đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường tính thực tiễn trong đào  tạo, bồi dưỡng cán bộ. 1.2. Về giáo dục, bồi dưỡng năng lực, kiến thức QP­AN * Các công trình, nhóm công trình khoa học của Liên Xô Cuốn Phòng thủ dân sự của Đại tướng A.T.An­tu­nin và cuốn  Công tác tổ chức giáo dục thể thao quốc phòng trong trường học của  N.I.Nie­kra­xốp  đã  trình bày khá toàn diện, sâu sắc về  việc huấn  luyện, bồi dưỡng cho nhân dân và học sinh các kiến thức cơ bản nhất  về quân sự, QP­AN. Theo đó, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng phải  toàn diện; hình thức, biện pháp phải đa dạng, phong phú, sáng tạo.   Thông qua huấn luyện, bồi dưỡng góp phần củng cố khả năng phòng  thủ của đất nước. * Công trình khoa học ở Trung quốc Tài liệu “Đại cương giáo dục quốc phòng (GDQP) toàn dân  của Trung Quốc” (theo Tạp chí Dân binh Trung Quốc, 12/2006) đã  chỉ  rõ: Nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, đối tượng và hình thức,   biện pháp giáo dục quốc phòng toàn dân nói chung và giáo dục quốc  phòng cho cán bộ lãnh đạo nói riêng.
  7. 7 * Công trình khoa học ở Cộng hoà Pháp Tài liệu “Giới thiệu về Học viện quốc phòng cấp cao Pháp” (Do  Tuỳ viên quân sự Pháp tại Việt Nam cung cấp) đã đề cập một số vấn đề  cơ bản về GDQP cho cán bộ lãnh đạo cấp cao Pháp, trong đó chỉ rõ: sự  cần thiết, đối tượng cụ thể, nội dung và hình thức, biện pháp GDQP cho   cán bộ. 2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề  tài luận án  2.1. Về xây dựng, bồi dưỡng năng lực công tác cho đội ngũ cán   bộ xã, phường, thị trấn Công trình Xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã nông thôn Đồng   bằng sông Cửu Long  của Phạm Công Khâm;  Vai trò cán bộ  lãnh   đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị ­ xã hội ở   nông thôn nước ta hiện nay của Mai Đức Ngọc; Xây dựng đội ngũ   cán bộ người dân tộc Khmer ở cơ sở xã, phường, thị trấn khu vực   Tây Nam bộ  của Nguyễn Thái Hoà;  Bài báo Nâng cao chất lượng   đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã các tỉnh Tây Bắc trong giai đoạn   hiện nay của Cầm Thị Lai và Phạm Thị Thuý Vân đã chỉ rõ vị trí, vai  trò của đội ngũ CBCC cấp xã và đề xuất những giải pháp cơ bản xây   dựng đội ngũ cán bộ này vững mạnh, trong đó đều nhấn mạnh đến  giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của   cán bộ. 2.2.   Về   giáo   dục,   bồi   dưỡng   năng   lực,   kiến   thức   quốc   phòng ­ an ninh * Về công tác giáo dục quốc phòng ­ an ninh (GDQP­AN) toàn  dân Công trình Đổi mới GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia  của Lê Minh Vụ; Tư  duy lý luận của Đảng ta về  đổi mới GDQP   trong tình hình hiện nay của Nguyễn Bá Dương đã chỉ rõ, công tác  GDQP có vai trò đặc biệt quan trọng, phân tích tư duy của Đảng ta  về  đổi mới GDQP và đề  xuất những giải pháp đổi mới công tác  
  8. 8 GDQP đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Một số bài báo Một số vấn đề về đổi mới chương trình, nội  dung GDQP hiện nay của Trần Đình Đích; Tăng cường GDQP­AN   trong thời kỳ đất nước hội nhập kinh tế quốc tế của Phùng Quang  Thanh; Tiếp tục đẩy mạnh GDQP­AN đáp  ứng yêu cầu bảo vệ Tổ   quốc trong tình hình mới của Nguyễn Thiện Nhân; Quân khu 3 thực   hiện tốt công tác GDQP­AN của Nguyễn Thanh Thược... đã khẳng định  vị  trí vai trò quan trọng của công tác GDQP­AN, đồng thời đề  xuất  những giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng của công tác này. * Về GDQP­AN cho học sinh, sinh viên Công trình  GDQP cho sinh viên  đại học hiện nay  của Phạm  Xuân Hảo; Nâng cao chất lượng GDQP cho sinh viên trên địa bàn  Hà Nội hiện nay của Phạm Gia cư đã đưa ra quan niệm, khẳng định   vai trò, xác định yêu cầu và những giải pháp cơ  bản nâng cao chất  lượng GDQP cho sinh viên hiện nay, trong đó giải pháp có tính đột  phá được các tác giả luận giải sâu sắc là thường xuyên đổi mới nội   dung, chương trình, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp GDQP cho  sinh viên. * Bồi dưỡng năng lực, kiến thức QP­AN cho đội ngũ cán bộ   các cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể   Công trình  GDQP  đối với cán bộ  công chức của  Đảng, Nhà  nước và đoàn thể của Cục Nhà trường, Bộ tổng tham mưu; Tổ chức,  phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ các cấp  của Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Hồ Sĩ Luyến; Bồi dưỡng kiến  thức  quốc phòng cho  cán  bộ  đầu ngành cấp  tỉnh,  thành  phố  và  CBCC cấp huyện, quận ở Trường Quân sự Quân khu 3 trong giai   đoạn hiện nay  của Phạm Viết Vần;  Bồi dưỡng kiến thức quốc   phòng cho CBCC cấp quận, huyện của Quân khu Thủ đô hiện nay  của Đàm Quốc Việt; Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP­ AN cho đối tượng 2 ở Học viện Chính trị hiện nay của Nguyễn Văn  Bạo... đã đề cập khá toàn diện về công tác bồi dưỡng kiến thức QP­ AN cho cán bộ  các cấp của Đảng, Nhà nước, đoàn thể, nhất là 
  9. 9 CBCC cấp huyện và tương đương. Các công trình này đã chỉ rõ vai   trò, đặc điểm, nội dung và đề  xuất các giải pháp nâng cao chất  lượng bồi dưỡng kiến thức QP­AN cho đội ngũ cán bộ này. Trong   đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các tổ chức, lực lượng; phát   huy ý thức tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ là những giải pháp quan   trọng, được luận giải khá sâu sắc, toàn diện. 3. Khái quát kết quả  nghiên cứu của các công trình khoa  học đã công bố  liên quan đến đề  tài luận án và những vấn đề  luận án tập trung giải quyết * Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học   đã công bố Các công trình khoa học trong và ngoài nước trên đây đã khẳng   định cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có vai trò hết sức  quan trọng. Đặc biệt, các công trình  ở  trong nước đã nhấn mạnh  quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về  công tác cán bộ,  về  giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP­AN; đã luận giải làm rõ vai   trò, đặc điểm của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn và những vấn   đề cơ bản về giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, năng lực công tác QP­ AN cho các đối tượng, nhất là cán bộ  trong hệ  thống chính trị   ở  nước ta. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu  về đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3, về năng lực công  tác QP­AN và bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ này.  * Những vấn đề luân an tiêp tuc tâp trung giai quyêt  ̣ ́ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ­ Xây dựng quan niệm, chỉ  rõ những đặc điểm cơ  bản của   xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3; xây dựng quan niệm về đội ngũ   CBCC  xã,   phường,   thị   trấn  ở   Quân khu  3,   xác   định  đúng thành  phần, chức danh, đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ này. ­ Xây dựng quan niệm và xác định những yếu tố  cấu thành,  con đường hình thành, phát triển năng lực công tác QP ­ AN của đội  ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3. ­ Xây dựng quan niệm, chỉ  rõ đặc điểm, xác định tiêu chí và  những vấn đề  có tính nguyên tắc bồi dưỡng năng lực công tác QP ­   AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3.
  10. 10 ­ Khảo sát, nhận định, đánh giá đúng thực trạng; xác định đúng   nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công  tác QP ­ AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3. ­ Dự báo, phân tích sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ tác  động   trực  tiếp   đến   hoạt   động   bồi   dưỡng;   đề   xuất   yêu   cầu  và  những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác QP ­ AN   cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay.  Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN  BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ­ AN  NINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT XÃ, PHƯỜNG,  THỊ TRẤN Ở QUÂN KHU 3 1.1. Xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 và năng lực công tác  quốc phòng  ­ an ninh của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị  trấn ở Quân khu 3  1.1.1. Xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3  * Khái quát một số nét cơ bản về Quân khu 3 Quân khu 3 có vị trí chiến lược trọng yếu, then chốt về QP­ AN và đối ngoại  trong thế  trận phòng thủ  của miền Bắc và  cả  nước, là cửa ngõ phía Đông Nam Thủ  đô Hà Nội, là vùng kinh tế  trọng điểm Bắc Bộ, với vành đai tam giác kinh tế:  Hà Nội ­ Hải  Phòng ­ Quảng Ninh. Hiện nay, Trên địa bàn Quân khu 3 có 9 tỉnh  (thành phố), với 94 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, 1821   xã, phường, thị  trấn. Các địa phương trên địa bàn Quân khu 3 có   KT­XH phát triển, QP­AN được giữ  vững. Tuy nhiên tình hình an  ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biên phức tạp, đòi hỏi đội  ngũ CBCC (nhất là ở cơ sở) phải có năng lực công tác QP­AN phù   hợp. * Quan niệm về xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 Xã, phường, thị  trấn ở Quân khu 3 là  đơn vị hành chính nhà  nước thấp nhất trong hệ thống tổ chức hành chính của nước Cộng  hoà XHCN Việt Nam; là một thành phần cơ bản của khu vực phòng  thủ cấp huyện; được tổ chức theo khu vực dân cư ở nông thôn và  thành thị, hợp thành bởi các thôn, xóm, khu phố...  trên  địa bàn, có  ranh giới, lãnh thổ, tổ chức bộ máy theo quy định của cấp có thẩm  quyền; là nơi nhân dân địa phương trực tiếp sinh sống, lao động sản 
  11. 11 xuất và chiến đấu để xây dựng, bảo vệ quê hương,  đất nước; có  vai trò quan trọng trong phát triển KT­XH, củng cố  QP­AN  ở  địa  phương.  * Đặc điểm của xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 Thứ  nhất, xã, phường, thị trấn  ở Quân khu 3 đa dạng về địa  lý, bao gồm cả miền núi, đồng bằng, đô thị, ven biển và hải đảo. Thứ  hai, các xã, phường, thị  trấn  ở  Quân khu 3 có truyền   thống cách mạng lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của  dân tộc. Thứ  ba, các xã, phường, thị trấn ở  Quân khu 3 có KT ­ XH  phát triển khá nhanh nhưng không  đồng  đều; văn hoá, xã hội đa  dạng, mang đậm dấu ấn vùng miền. Thứ tư, trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá ở các xã,   phường, thị trấn ở Quân khu 3 diễn ra khá nhanh.  1.1.2. Đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân   khu 3 * Quan niệm đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu  3  Đội ngũ  CBCC xã, phường, thị  trấn  ở  Quân khu 3 là  những  người được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao nhiệm vụ giữ cương vị  lãnh  đạo, quản lý,  điều hành trong tổ  chức  đảng, chính quyền, tổ  chức chính trị ­ xã hội ở xã, phường, thị trấn; là lực lượng nòng cốt  quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của  Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà  nước, chỉ  thị, nghị  quyết của  cấp trên ở  địa phương; trực tiếp đề  xuất cho cấp uỷ, chính quyền  quyết định những chủ trương, chương trình, kế hoạch phát triển KT­ XH, củng cố QP­AN ở địa phương; lãnh đạo, quản lý, điều hành các  tổ chức, các lực lượng của xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ  xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở địa phương. Cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 bao gồm  các chức danh: Bí thư, Phó bí thư đảng uỷ, Chủ tịch, Phó chủ tịch  Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ  quốc Việt Nam, Bí thư  Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ  Chí Minh,   Chủ  tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ  Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân  Việt Nam (đối với địa phương có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam),  Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
  12. 12 * Yêu cầu về phẩm chất, năng lực và phương pháp tác phong   công tác của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 Một   là,   yêu   cầu   về   phẩm   chất   của   đội   ngũ   CBCC   xã,   phường, thị trấn ở Quân khu 3 Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn phải có phẩm chất chính  trị, tư tưởng kiên định, vững vàng; thực sự tiêu biểu về phẩm chất  đạo đức, lối sống; có phẩm chất trí tuệ  đáp  ứng yêu cầu chức   trách, nhiệm vụ được giao.  Hai là, yêu cầu về năng lực công tác của đội ngũ CBCC xã,   phường, thị trấn ở Quân khu 3 Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn phải có năng lực tư duy  nhạy bén, năng lực tổ  chức thực tiễn phong phú, sáng tạo, quyết  đoán, phù hợp với cương vị, chức trách được giao. Ba là, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ CBCC   xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 Đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn phải có tính đảng, tính  nguyên tắc cao; phong cách làm việc dân chủ, tập thể, tác phong cụ  thể, tỉ mỉ, sâu sát, gần gũi nhân dân. * Đặc điểm của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu  3 Thứ  nhất, nguồn đầu vào của đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn ở Quân khu 3 khá đa dạng, nhiều thành phần, lực lượng.  Thứ  hai, CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 đa dạng  về  tuổi  đời,  tuổi nghề, có  trình  độ  học vấn  và  năng  lực  lãnh  đạo, quản lý, điều hành không đồng đều. Thứ   ba,  trong   quá   trình   thực   hiện   chức   trách,   nhiệm   vụ,  CBCC xã, phường, thị  trấn  ở  Quân khu 3 phải giải quyết nhiều  công việc và mối quan hệ đa dạng, phức tạp. Thứ   tư,  điều   kiện   và  môi   trường   hoạt  động   của  đội   ngũ  CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 nhìn chung khá thuận lợi,  song không đồng đều. * Vai trò của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu   3 Thứ nhất, CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 là người  thể hiện vai trò, sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở  và bảo  đảm thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động.
  13. 13 Thứ hai, đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 là   lực  lượng  nòng cốt   quán triệt,  triển khai  và  tổ   chức   thực  hiện   thắng lợi đường lối, chủ  trương của Đảng, chính sách, pháp luật   của Nhà nước và nhiệm vụ QP­AN ở địa phương, cơ sơ; là nguồn  bổ sung dồi dào cán bộ cho cấp trên. Thứ  ba, đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn trực tiếp đề  xuất  giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương quyết định những chủ trương,   biện pháp phát triển KT­XH, thực hiện nhiệm vụ quân sự, QP­AN ở  địa phương; đồng thời, trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức thực   hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, trong đó có công tác quân sự, QP­AN ở  cơ sở. Thứ tư, CBCC xã, phường, thị trấn là những người trực tiếp  chỉ  đạo,   giải   quyết   những   vấn  đề  nảy   sinh   về  QP­AN  ở  địa  phương. 1.1.3. Năng lực công tác quốc phòng ­ an ninh của  đội   ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3  * Công tác QP­AN của xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 Công tac QP ­ AN c ́ ủa xã, phường, thị  trấn  ở Quân khu 3 là  một bộ  phận trong công tac QP ­ AN cua Đang, Nha n ́ ̉ ̉ ̀ ươc ta; môt ́ ̣  ̣ ̣ ̣ ̣ nhiêm vu chinh tri quan trong cua đia ph ́ ̉ ̣ ương, cơ  sở; là tổng thể  hoạt động của các tổ  chức, các lực lượng (nòng cốt là lực lượng   quân sự và an ninh) trên tất cả mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân  sự, an ninh, văn hoá, khoa học...  ở  xã, phường, thị  trấn, nhằm taọ   nên sưc manh tông h ́ ̣ ̉ ợp để  giữ vưng hoa binh, bao vê đia ph ̃ ̀ ̀ ̉ ̣ ̣ ương   ̣ ̀ trong moi tinh huông, gí ữ gin an ninh chinh tri, trât t ̀ ́ ̣ ̣ ự an toan xa hôi, ̀ ̃ ̣   ̉ ̉ bao đam cho đia ph ̣ ương ôn đinh va phat triên bên v ̉ ̣ ̀ ́ ̉ ̀ ững. *   Quan   niệm   về   năng   lực   công   tác   QP­AN   của   đội   ngũ   CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3  Năng lực công tác QP­AN của đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn  ở  Quân khu 3 là tổng hợp các yếu tố  tri thức, kỹ  năng, kinh   nghiệm về công tác QP­AN, phản ánh trình độ nhận thức, khả năng  thực tế lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành, tham mưu và tổ chức   thực hiện công tác QP­AN  ở địa phương nhanh chóng, kịp thời, đạt  ́ ượng, hiệu quả cao, phù hợp với cương vị, chức trách của từng  chât l chức danh cán bộ  và điều kiện lịch sử  cụ  thể, góp phần bảo đảm 
  14. 14 giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để địa phương phát triển bền  vững. * Những yếu tố cấu thành năng lực công tác QP­AN của đội   ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3  Năng lực công tác QP­AN của đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn ở Quân khu 3 là một chỉnh thể thống nhất được hợp thành bởi  nhiều yếu tố, các yếu tố đó bao gồm: tri thức lý luận, thực tiễn về  công tác QP­AN, kỹ  năng và kinh nghiệm tiến hành công tác QP­ AN. * Con đường hình thành, phát triển năng lực công tác QP­AN   của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 Năng lực công tác QP­AN của đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn ở Quân khu 3 là kết quả của nhiều quá trình, trong đó chủ yếu   được hình thành và phát triển thông qua quá trình bồi dưỡng, thông  qua hoạt động thực tiễn và thông qua quá trình tự  bồi dưỡng, tự  học tập của mỗi CBCC. 1.2. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực công tác  quốc phòng ­ an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường,  thị trấn ở Quân khu 3 1.2.1. Quan niệm về  bồi dưỡng năng lực công tác quốc   phòng ­ an ninh cho đội ngũ cán bộ  chủ  chốt xã, ph ường, thị  trấn ở Quân khu 3 Bồi dưỡng năng lực công tác QP ­ AN cho đội ngũ CBCC xã,  phường, thị trấn ở Quân khu 3 là tổng thể những hoạt động của cấp  uỷ, chính quyền, cơ quan chức năng và  các lực lượng của các  địa  phương trên địa bàn Quân khu 3 nhằm nâng cao nhận thức, trang bị,  bổ sung tri thức, rèn luyện kỹ năng, truyền thụ kinh nghiệm công tác  QP ­ AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu  nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ địa phương, đất nước trong mọi tình  huống. Quan niệm trên chỉ ra:  Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao nhận thức, trang bị, bổ  sung tri thức, rèn luyện kỹ năng và truyền thụ kinh nghiệm công tác QP  ­ AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn của các địa phương trên 
  15. 15 địa bàn Quân khu 3, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ  địa phương, đất nước trong mọi tình huống.  Chủ thể bồi dưỡng là cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan chức  năng của Quân khu và của các địa phương trên địa bàn.  Lực lượng tham gia bồi dưỡng là các tổ chức trong hệ thống  chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên của các địa phương. Đối tượng bồi dưỡng là đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn  của các địa phương trên địa bàn Quân khu 3.  Nội dung bồi dưỡng:  Bồi dưỡng tri thức lý luận về  QP­AN  như: Quan điểm của  chủ  nghĩa Mác­Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh, chủ  trương, chính  sách của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ Tổ quốc, về QP­AN; truyền   thống dựng nước, giữ nước của dân tộc; nội dung cơ bản của công  tác quân sự, QP­AN; những kiến thức về khoa học quân sự, an ninh  và khoa học xã hội và nhân văn...   Bồi dưỡng kỹ  năng công tác quân sự, QP­AN phù hợp với   cương vị chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ. Bồi dưỡng kinh nghiệm tiến hành công tác QP­ AN  như: kinh  nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện công tác  quân sự, QP­AN; kinh nghiệm xử lý các tình huống về quân sự, an  ninh; kinh nghiệm phối hợp, hiệp đồng, sơ  kết, tổng kết, rút kinh   nghiệm về công tác này. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng: Bồi dưỡng thông qua cử CBCC xã, phường, thị trấn đi đào tạo  sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị, nghiệp vụ; tham dự các  lớp bồi dưỡng kiến thức QP­AN tập trung, tập huấn... tại các nhà  trường. Thông   qua   các   hoạt  động   bồi   dưỡng   tại   chức  ở  các  địa  phương. Bồi dưỡng thông qua học tập chính trị, quân sự, chuyên môn  nghiệp vụ;   thông  qua sinh hoạt   của  các  tổ   chức,  cơ   quan,   ban,   ngành, đoàn thể ở địa phương, cơ sở. Bồi dưỡng thông qua thực tiễn thực hiện các nội dung của  công tác quân sự, QP­AN ở  địa phương; thông qua các phương tiện  thông tin đại chúng. Bồi dưỡng thông qua việc tự học tập, tự nghiên cứu, tự bồi  dưỡng của đội ngũ CBCC. 
  16. 16  1.2.2. Đặc điểm bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng ­   an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân   khu 3  Thứ  nhất,  chủ  thể, lực lượng tham gia  bồi dưỡng năng lực  công tác QP­AN cho  đội ngũ  CBCC xã, phường, thị  trấn  ở  Quân  khu 3 đa dạng, phong phú. Thứ  hai,  đối tượng bồi dưỡng đa dạng về  khả  năng nhận  thức, vốn kiến thức, kinh nghiệm QP­AN và văn hoá vùng miền. Thứ ba, quá trình bồi dưỡng năng lực công tác QP ­ AN cho  đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 gắn liền với việc  thực hiện các nhiệm vụ KT­XH, QP­AN ở các địa phương, cơ sở. Thứ tư, điều kiện bảo đảm bồi dưỡng năng lực công tác QP   ­ AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn  ở Quân khu 3 được  cải thiện đáng kể, tuy nhiên có sự  không đồng đều giữa các địa  phương. 1.2.3. Những vấn đề  có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh   giá hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng ­ an   ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân   khu 3 * Những vấn  đề  có  tính nguyên tắc   bồi  dưỡng  năng lực   công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân   khu 3 Một   là,  bồi   dưỡng   năng   lực  công  tác   QP­AN   cho  đội   ngũ  CBCC xã, phường, thị  trấn  ở  Quân khu 3 phải quán triệt sâu sắc  quan điểm, tư tưởng của Đảng về  vấn đề  cán bộ  và xây dựng đội  ngũ cán bộ trong thời kỳ mới; tuân thủ nghiêm Hiến pháp, pháp luật;   đặt dưới sự  lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp uỷ, chính   quyền địa phương. Hai là, bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC   xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 phải nắm vững và bám sát yêu cầu  nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, yêu cầu nhiệm vụ  công tác quân sự, QP­AN địa phương trên địa bàn Quân khu trong giai   đoạn hiện nay.  Ba là, bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC   xã, phường, thị trấn  ở Quân khu 3 phải bám sát nhiệm vụ chính trị 
  17. 17 của địa phương, cơ sở; phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của từng  chức danh CBCC xã, phường, thị  trấn, đáp  ứng kịp thời tình hình  thực tế. Bốn là,  nội dung, chương trình  bồi dưỡng phải toàn diện, có  trọng tâm, trọng điểm, gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh,  phù hợp  với đặc điểm, trình độ  của đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn và  điều kiện mọi mặt của địa phương, cơ sở. Năm là,  bồi dưỡng  năng lực công tác  QP­AN cho  đội ngũ   CBCC xã, phường, thị  trấn  ở  Quân khu 3 phải sử  dụng  đồng bộ  nhiều giải pháp, có hình thức, bước  đi phù hợp và  phát huy sức  mạnh tổng hợp của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng tham gia.  * Tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác   QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 Một là, nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể và  lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho  đội  ngũ CBCC xã, phường, thị trấn. Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực  công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn. Ba là,  mức độ  chuyển biến năng lực công tác QP­AN c ủa  đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn.  Bốn là,  kết quả  thực hiện công tác quân sự, QP­AN  ở  địa  phương,   cơ   sở   và   kết   quả   hoàn   thành   nhiệm   vụ   của   đội   ngũ  CBCC xã, phường, thị trấn theo cương vị chức trách được giao. Kết luận chương 1 Cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 là một bộ  phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước ta, có vai trò quan  trọng trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ  chính trị, quân sự của Đảng, Nhà nước ở địa phương. Vì vậy, việc  bồi dưỡng nâng cao năng lực toàn diện, trong đó có năng lực công  tác QP­AN cho đội ngũ cán bộ này là vấn đề có ý nghĩa chiến lược,  nhằm   thực   hiện   có   hiệu   quả  công   tác   quân   sự,   QP­AN   ở  địa  phương.
  18. 18 Bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã,  phường, thị  trấn  ở  Quân khu 3 là  tổng thể  những hoạt động có  mục đích, có tổ  chức, có kế  hoạch của cấp uỷ, chính quyền, cơ  quan chức năng và các lực lượng của các địa phương trên địa bàn  Quân khu 3 nhằm trang bị, bổ sung, phát triển, hoàn thiện ý thức,  tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC  xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo  vệ  địa   phương,  đất   nước   trong   mọi   tình   huống.   Quá   trình   bồi  dưỡng cần nắm vững những vấn đề  có tính nguyên tắc và tiêu chí  đánh giá. Đó là cơ sở quan trọng để phân tích đúng thực trạng, rút ra  những kinh nghiệm cần thiết, đồng thời xác định đúng mục tiêu, yêu  cầu và  lựa chọn những giải pháp phù hợp tăng cường bồi dưỡng  năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở  Quân khu 3 hiện nay.  Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG  NĂNG LỰC CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ­ AN NINH CHO ĐỘI  NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở QUÂN  KHU 3 2.1.   Thực   trạng   bồi   dưỡng   năng   lực   công   tác   quốc  phòng ­ an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị  trấn ở Quân khu 3  2.1.1 Những ưu điểm Một là,  Đảng uỷ, Bộ  Tư  lệnh Quân khu, các cấp uỷ  đảng,  chính quyền, cơ quan chức năng và các lực lượng có liên quan của  các địa phương trên địa bàn Quân khu đã có chuyển biến tích cực về  nhận thức, trách nhiệm, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và  tổ chức thực hiện tốt việc bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho  đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn. Hai là, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực  công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3  đã có sự đổi mới, cơ bản phù hợp với tình hình, đặc điểm, nhiệm vụ  của địa phương, sát với thực trạng đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
  19. 19 Ba   là,   năng   lực   công   tác  QP­AN   của  đội   ngũ  CBCC   xã,  phường, thị trấn  ở  Quân khu 3 đã có nhiều chuyển biến tích cực,  bảo đảm cho đội ngũ này hoàn thành chức trách, nhiệm vụ  được  giao. Bốn là,  kết quả  thực hiện công tác quân sự, QP­AN của xã,  phường, thị  trấn trên địa bàn Quân khu 3 không ngừng được nâng  lên.  2.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm Một là,  nhận thức, trách nhiệm của một số  cấp uỷ, chính  quyền, cơ  quan chức năng của các  địa phương trên  địa bàn Quân  khu  đối với công tác quân sự, QP­AN  ở  địa phương và  việc bồi  dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn còn những hạn chế, bất cập. Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực công  tác QP­AN cho  đội ngũ  CBCC xã, phường, thị  trấn  ở  một số  địa  phương chưa sát với tình hình thực tiễn của địa phương, cơ sở, chưa  phù hợp với đặc điểm đối tượng. Ba là, năng lực công tác QP­AN của một bộ phận CBCC xã,  phường, thị trấn ở Quân khu 3 còn những hạn chế nhất định chưa  đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác quân sự, QP­AN ở địa phương. Bốn là, chất lượng thực hiện công tác quân sự, QP ­ AN của   một số cơ sở xã, phường, thị trấn trên đia ban Quân khu 3 còn h ̣ ̀ ạn   chế. 2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng  lực công tác quốc phòng ­ an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt  xã, phường, thị  trấn ở Quân khu 3  2.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm Thứ nhất, những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất  nước, sự  phát triển KT­XH của các địa phương trên địa bàn Quân  khu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng năng lực công  tác QP­AN cho  đội ngũ  CBCC xã, phường, thị  trấn  đạt hiệu quả  cao. Thứ hai, có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, đúng đắn của  Đảng, Nhà  nước  đối với công tác cán bộ, công tác giáo dục, bồi  dưỡng kiến thức QP­AN nói chung và bồi dưỡng năng lực công tác 
  20. 20 QP­AN cho đội ngũ CBCC các cấp nói riêng, trong đó có CBCC xã,  phường, thị trấn. Thứ ba, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu, cấp uỷ đảng, chính  quyền,  đảng uỷ, chỉ  huy cơ  quan quân sự, công an các cấp  ở  địa  phương cơ bản đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả hoat đông ̣ ̣   bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC xã, phường,  thị trấn.  Thứ  tư,  vai trò trách nhiệm của các cơ  quan chức năng và  đội ngũ  giáo viên, báo cáo viên trong việc bồi dưỡng năng lực  công tác QP­AN cho  đội ngũ  CBCC  xã, phường, thị  trấn được  phát huy tốt. Thứ  năm,  đội ngũ CBCC xã, phường, thị  trấn cơ  bản có ý  thức,   trách   nhiệm   cao   trong   tự  học   tập,   tự  nghiên   cứu,   tự  bồi  dưỡng năng lực công tác QP­AN. 2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm Thứ  nhất, sự  tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế  thị  trường và sự  chống phá của các thế  lực thù địch đối với cách  mạng nước ta là một trong những nguyên nhân  ảnh hưởng không  nhỏ đến chất lượng bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội   ngũ CBCC xã, phường, thị trấn.  Thứ hai, năng lực quán triệt, cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ  thị của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và về giáo dục QP­AN  nói chung, bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho đội ngũ CBCC  xã, phường, thị trấn nói riêng của một số cấp uỷ, chính quyền địa  phương các cấp còn những hạn chế. Thứ  ba,  việc   phối   hợp   triển   khai   tổ  chức   thực   hiện   kế  hoạch bồi dưỡng năng lực công tác QP­AN cho  đội ngũ CBCC xã,  phường, thị trấn của các cơ quan chức năng ở các địa phương còn  có những bất cập. Thứ tư, nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận CBCC xã,   phường, thị  trấn đối với việc tự  học tập, tự  bồi dưỡng nâng cao   năng lực công tác QP­AN còn hạn chế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2