intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chăn nuôi: Đánh giá các mức năng lượng, protein và acid amin trong khẩu phân lên năng suất sinh sản của gà Ác đẻ trứng thương phẩm

Chia sẻ: Elysale Elysale | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

45
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu luận án là Đánh giá các tỉ lệ lysine/ AMEn khác nhau trong khẩu phần của gà Ác đẻ lên năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả sử dụng nitơ. Đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ lysine/ các acid amin có lưu huỳnh (TSAA) trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả sử dụng nitơ của gà Ác đẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chăn nuôi: Đánh giá các mức năng lượng, protein và acid amin trong khẩu phân lên năng suất sinh sản của gà Ác đẻ trứng thương phẩm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã ngành: 62620105 TRƯƠNG VĂN PHƯỚC ĐÁNH GIÁ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN VÀ ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ ÁC ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM Cần Thơ, 2021
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG Hướng dẫn phụ: PGS.TS. LƯU HỮU MÃNH Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: ……………………………………, Trường Đại học Cần Thơ Vào lúc …. giờ …. ngày …. tháng …. năm …. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. DANH MỤC LIỆT KÊ CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Trương Văn Phước, Lưu Hữu Mãnh và Nguyễn Nhựt Xuân Dung (2015), “Ảnh hưởng các mức protein và năng lượng trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của gà Ác trong giai đoạn đầu của chu kỳ sinh sản”, Kỹ yếu hội nghị khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc, Đại học Cần Thơ, trang 335-341. 2. Trương Văn Phước, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Lưu Hữu Mãnh (2016), “Thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 210 tháng 08, trang 40-48. 3. Trương Văn Phước, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Lưu Hữu Mãnh (2016), “Giá trị năng lượng trao đổi của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng và phương pháp ước tính năng lượng”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 210 tháng 08, trang 49-55. 4. Trương Văn Phước, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Lưu Hữu Mãnh (2017), “Ảnh hưởng các mức năng lượng và protein trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả sử dụng nitơ của gà Ác đẻ trứng”, Kỹ yếu hội nghị khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc, Đại học Cần Thơ, trang 224-233. 5. Trương Văn Phước, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Lưu Hữu Mãnh (2018), “Ảnh hưởng các tỉ số lysine và năng lượng trong khẩu phần lên năng suất sinh sản, chất lượng trứng và tích lũy nitơ của gà Ác đẻ trứng”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 94-103. 6. Trương Văn Phước, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Lưu Hữu Mãnh (2019), “Effect of dietary Turmeric (Curcuma longa) extract powder on productive performance and egg quality of black-bone chicken (Ac chicken)”, Livestock Research for Rural Development, số 31, trang 23. 7. Trương Văn Phước, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Lưu Hữu Mãnh (2019), “Effects of dietary total sulphur amino acids to lysine ratio on performance, nitrogen utilization of Ac layers (black-boned chicken)”, SA Journal of Animal, số 49, trang 156-165.
  4. Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Gà Ác là một giống gà nội, đã được nhân dân ta nuôi giữ từ lâu đời, nhiều nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay tại các tỉnh như Tiền Giang, Long An, nuôi gà ác đẻ trứng thương phẩm với qui mô trang trại mang lại hiệu quả rất cao cho nhà chăn nuôi do trứng gà Ác có khối lượng trung bình là 35 g, rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì có hương vị rất thơm ngon, thịt gà Ác có giá trị dinh dưỡng cao hơn các giống gà khác (Nguyễn Văn Hải và Lê Thị Hoa, 1999). Trong các số liệu nghiên cứu ban đầu của Nguyễn Nhựt Xuân Dung và ctv. (2014a,b) cho thấy vào khoảng 26 đến 36 tuần tuổi, tỉ lệ đẻ của gà Ác khá cao có thể lên đến 55- 60%, lượng thức ăn tiêu thụ thấp (50 -60 gam/con/ngày) và mức độ 15,5% protein trong khẩu phần cho thấy gà vẫn đảm bảo được năng suất sinh sản so với sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp. Nhu cầu dinh dưỡng của các giống gà đẻ cao sản công nghiệp đã được NRC (1994) và các công ty sản xuất con giống như Lohmann, Isa Brown công bố rộng rãi và được áp dụng rất cụ thể ở nước ta nhất là trong lãnh vực chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, nhưng cho đến nay các nghiên cứu cụ thể về dinh dưỡng của giống gà này vẫn còn rất ít và chưa có hệ thống. Các tài liệu nước ngoài về giống gà da đen, thịt đen, xương đen cũng chỉ mới đưa ra những nhận xét chung về đặc điểm ngoại hình, phẩm chất thịt... nhưng chưa có tài liệu cụ thể nào đề cập một cách hoàn chỉnh về việc xác định nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho gà Ác mái đẻ trứng thương phẩm. Protein đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong chăn nuôi gia súc gia cầm và gà đẻ trứng nói riêng, hiệu quả sử dụng protein phụ thuộc vào số lượng và thành phần acid amin có trong khẩu phần. Lysine và methionine là 2 acid amin giới hạn nhất trong khẩu phần gà mái đẻ dựa trên bắp và bánh dầu nành. Nhu cầu về protein, lysine, methionine được NRC (1994) đề nghị cụ thể cho các giống gà đẻ trứng có vỏ trắng hay nâu cũng như mức độ tiêu thụ thức ăn của chúng. Năng lượng là một bộ phận quan trọng của nhu cầu dinh dưỡng nhưng hiện nay các số liệu dùng để tính năng lượng cho gia cầm đẻ trứng thương phẩm đều dựa vào các công thức do NRC hay ARC đề nghị, hiện có rất ít số liệu tính năng lượng dùng cho gà địa phương (Phạm Tấn Nhã, 2014), trong đó chưa có số liệu cho gà Ác đẻ. Như vậy, khi áp dụng các các mức độ acid amin và năng lượng không thích hợp trong khẩu phần sẽ không phát huy được tiềm năng sản xuất của con giống. Do đó cần thiết phải thực hiện các nghiên cứu về dinh dưỡng, tối ưu hóa mức độ năng lượng, protein và acid amin trong khẩu phần. Vì thế đề 1
  5. tài: “Đánh giá các mức năng lượng, protein và acid amin trong khẩu phân lên năng suất sinh sản của gà Ác đẻ trứng thương phẩm” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, năng lượng trao đổi của một số thực liệu dùng trong chăn nuôi gà Ác đẻ. Xác định nhu cầu năng lượng và tỷ lệ protein thích hợp trong khẩu phần cho gà Ác đẻ. Xác định tỉ số lysine/ AMEn phù hợp cho gà Ác đẻ cho năng suất, chất lượng trứng cao và làm giảm sự bài thải acid uric, tăng hiệu quả sử dụng nitơ. Xác định tỷ số acid amin có lưu huỳnh (TSAA)/ lysine trong khẩu phần của gà Ác đẻ trứng cho năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả sử dụng nitơ cao. 1.3 Ý nghĩa khoa học Là công trình nghiên cứu có hệ thống về xác định thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng trao đổi của 17 thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng. Đã nghiên cứu thành công mức năng lượng, protein và acid amin trong khẩu phần cho gà ác đẻ trứng nhằm tối ưu hóa năng suất và giảm bài thải nitơ ra môi trường. 1.4 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả đề tài đã xây dựng nên một cơ sở căn bản và thiết lập nên các tiêu chuẩn riêng cho gà Ác đẻ trứng để làm công thức thức ăn phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng sản xuất của giống gà Ác. 1.5 Những đóng góp mới của luận án Đã xác định được tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, nitơ tích lũy và năng lượng trao đổi biểu kiến và năng lượng trao đổi của 17 thực liệu dùng trong khẩu phần thức ăn của gà Ác đẻ trứng. Xác định được khẩu phần tối ưu dành cho gà Ác đẻ trứng với mức năng lượng trao đổi là 2750 kcal/kg và hàm lượng protein thô là 16%, trong đó tỉ số Lys/ME là 0,41 với Lys chiếm 1,12% trong khẩu phần; tỉ số TSAA/Lys là 0,85 với mức Met là 0,482%. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu 2.1.1 Nội dung 1: Xác định thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và giá trị năng lượng trao đổi của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng thương phẩm. - Thí nghiệm 1: Xác định thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng. 2
  6. - Thí nghiệm 2: Xác định giá trị năng lượng trao đổi của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng và phương pháp ước tính năng lượng cho gà Ác. 2.1.2 Nội dung 2: Ảnh hưởng các mức năng lượng và protein trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả sử dụng nitơ của gà Ác đẻ trứng. 2.1.3 Nội dung 3: Ảnh hưởng các tỷ số lysine/ năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên năng suất sinh sản, chất lượng trứng, hiệu quả sử dụng nitơ và các chỉ số sinh hóa máu của gà Ác đẻ trứng. 2.1.4 Nội dung 4: Ảnh hưởng các tỷ số acid amin có lưu huỳnh so với lysine trong khẩu phần lên năng suất sinh sản, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả sử dụng nitơ của gà Ác đẻ trứng. 2.2 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành trên gà Ác mái 30 tuần tuổi, đang đẻ trứng, tất cả đều được tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm theo quy trình của ngành Thú y cho gà công nghiệp. Gà được chiếu sáng từ 4 giờ sáng đến 8 giờ tối. Gà được nuôi thích nghi 2 tuần, thời gian thu thập số liệu là 10 tuần. 2.2.2 Thời gian tiến hành: từ tháng 10/2015 đến tháng 08/2018 2.2.3 Địa điểm tiến hành: Thí nghiệm được thực hiện tại trang trại Phước Khang, Ấp 1, xã Trung An, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Số liệu phân tích được thực hiện tại phòng thí nghiệm Dinh Dưỡng, Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. 2.3 Bố trí thí nghiệm 2.3.1 Xác định thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và giá trị năng lượng trao đổi của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng thương phẩm. Thí nghiệm được bố trí với 17 khẩu phần, mỗi khẩu phần bao gồm một thực liệu nghiên cứu và 1 khẩu phần tinh khiết (Tinh bột bắp: 85,05 %). Sau khi phối trộn, các khẩu phần thức ăn được trộn đều với nước (2:1), được ép viên, sau đó cho vào tủ sấy 55 0C, đến khi hàm lượng nước còn lại khoảng
  7. Bảng 2.1 Khẩu phần tinh khiết và các khẩu phần thí nghiệm Bắp, cám Bột cá 50, KP ép, cám mì Khô dầu dừa, 65% Cám mịn Thực liệu tinh khiết ép viên, cám cải, cọ, nành CP, Peru, (%) (%) mì, hạt lúa (%) bột gia mì, tấm (%) cầm (%) Tinh bột bắp 85,05 0 0 49,05 59,05 Thực liệu thí 0 88,55 91,05 40 30 nghiệm Đường sucrose 3,00 0,0 0,0 0,0 0,0 Dầu cá 3,00 2,5 0,0 2,00 2,00 Bột đá 6,50 6,5 6,5 6,5 6,5 DCP 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 Premix khoáng 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 Premix vitamin 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 Muối ăn 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 Celite 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 TỔNG 100 100 100 100 100 2.3.2 Ảnh hưởng các mức năng lượng và protein trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả sử dụng nitơ của gà Ác đẻ trứng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên theo thể thức thừa số hai nhân tố (3 x 3), nhân tố 1 là ba mức năng lượng trao đổi (AMEn là 2750, 2850 và 2950 kcal/kg) và nhân tố 2 là ba mức protein (CP 16, 17 và 18%), như thế có 9 nghiệm thức, lặp lại 10 lần, mỗi đơn vị thí nghiệm nuôi 8 gà, tổng là 720 gà Ác đẻ. 4
  8. Bảng 2.2 Các khẩu phần thí nghiệm AMEn (kcal)/CP (%) Giá trị AMEn/CP 2750 (kcal/kg) 2850 (kcal/kg) 2950 (kcal/kg) 16 17 18 16 17 18 16 17 18 Thực liệu (%) Bắp 48,5 48,8 46 53,05 50,5 52,28 58,33 59,37 56,84 Cám mì 13,33 10,0 8,0 4,0 4,0 4,0 0 0 0 viên Cám mịn 6,5 7,64 9,9 10,0 10,27 3,23 7,72 4,0 3,13 Bột cá 2,8 3,7 4,5 2,9 3,75 2,8 4,5 5,4 5,18 (65%) KD nành 18,13 20 21,88 19,6 21 26,2 18,55 20,55 23,63 Dầu cá 1,0 0,40 0,50 1,0 1,15 1,8 1,65 1,5 2,0 Bột đá 3,0 3,15 3,1 3,99 3,39 3,28 3,45 3,0 3,0 Đá hạt 4,81 4,6 4,67 4,0 4,5 4,4 4,2 4,34 4,38 DCP 0,65 0,55 0,40 0,20 0,30 0,90 0,40 0,75 0,80 Premix khoáng 0,95 0,95 0,95 0,95 0,95 0,95 0,95 0,95 0,95 vitamin (1) L-Lysine. 0,25 0,21 0,02 0,22 0,11 0,05 0,18 0,08 0 HCl 2.3.3 Ảnh hưởng các tỷ số lysine/ năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên năng suất sinh sản, chất lượng trứng, hiệu quả sử dụng nitơ và các chỉ số sinh hóa máu của gà Ác đẻ trứng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên hai nhân tố theo mô hình phân nhánh (nested model). Thí nghiệm có tổng cộng 12 nghiệm thức, lặp lại 10 lần, mỗi đơn vị thí nghiệm 8 gà, tổng là 960 gà Ác đẻ. 5
  9. Bảng 2.3 Bố trí thí nghiệm AMEn 2750 (kcal/kg) AMEn 2850 (kcal/kg) Lysine /AMEn Lysine (%) Lysine (%) 0,88 0,91 0,32 0,96 0,99 0,35 1,02 1,05 0,37 1,07 1,11 0,39 1,12 1,17 0,41 1,18 1,23 0,43 Bảng 2.4 Các khẩu phần thí nghiệm và thành phần hóa học của thí nghiệm Thực liệu AMEn1 (2750kcal/kg) AMEn1 (2850kcal/kg) Bắp 58 60,44 Cám mì viên 8,33 5 Khô dầu nành 23,5 24 Dầu cá 0,3 1,2 Bột đá vôi 4,225 3,715 Đá hạt 4,0 4,0 Dicalciumphosphate 1,0 1,0 Premix khoáng-vitamin gà đẻ (1) 0,5 0, 5 Methionine 0,145 0,145 Thành phần hóa học (%) và giá trị năng lượng Vật chất khô (DM) 89,46 Tro 11,13 10,53 Protein thô (CP) 16,00 15,90 Béo thô (EE) 2,59 3,45 Xơ thô (CF) 2,50 2,30 6
  10. Thực liệu AMEn1 (2750kcal/kg) AMEn1 (2850kcal/kg) NDF 12,05 11,18 Ca 4,06 4,04 P hữu dụng (3) 0,41 0,40 Lysine (5) 0,87 0,87 Methionine (5) 0,38 0,38 Methionine + cystine (5) 0,71 0,71 Tryptophan (5) 0,17 0,16 AMEn (kcal/kg) (2) 2.765 2.865 2.3.4 Ảnh hưởng các tỷ số acid amin có lưu huỳnh so với lysine trong khẩu phần lên năng suất sinh sản, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả sử dụng nitơ của gà Ác đẻ trứng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên với 5 mức TAAS, trong đó mức chuẩn có tỷ lệ TAAS là 0,952%; 0,86 (TAAS20) của khẩu phần, lập lại 20 lần, có 100 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị thí nghiệm 8 gà, tổng là 800 gà Ác. Bảng 2.5 Tỷ số các acid amin và TAAS/Lys của các khẩu phần thí nghiệm KPCS 20% Lysine, % 1,12 1,12 1,12 1,12 1,12 Met+cys (TAAS), 0,952 0,857 0,762 1,047 1,142 % Tỷ số TAAS/Lys 0,85 0,81 0,73 0,89 0,94 Met, % 0,482 0,433 0,385 0,530 0,578 Tỷ số Met/Lys 0,43 0,39 0,34 0,47 0,52 Met/TAAS 0,51 0,51 0,51 0,51 0,51 7
  11. Bảng 2.6 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở Dưỡng chất (%) Thực liệu Tỷ lệ (%) và MEn (kcal/kg) Bắp 48,50 Chất khô 89,77 Cám mì viên 13,33 Tro 11,35 Cám mịn 6,50 Protein thô 16,04 Bột cá 2,80 Béo thô 4,37 KD nành 18,13 Xơ thô 3,00 Dầu cá 1,00 NDF 13,44 Bột đá 3,89 Ca 4,07 Đá hạt 4,00 P 0,67 Dicanciphosphate 0,30 Lysine(5) 1,12 Premix(1) 0,25 Methionine(5) 0,49 Enzyme 0,70 Cystine(5) 0,47 Methionine + cysteine Lysine HCl (99%) 0,26 0,96 (TAAS) (5) DL- Methionine (78%) 0,189 Tryptophan(5) 0,18 L- Cystine 0,152 AMEn (kcal/kg)(2) 2755 2.4 Chỉ tiêu theo dõi và tính toán: 2.4.1 Nội dung 1: Xác định thành phần hóa học của các thực liệu và khẩu phần thí nghiệm như vật chất khô (DM), tro, protein thô (CP= %N * 6,25), chất béo thô (EE), xơ thô (CF), NDF và năng lượng thô (GE). Nitơ tích lũy (NTL), Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (AME), Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến có hiệu chỉnh nitơ (AMEn), Giá trị ME thật (TME), Giá trị ME thật có hiệu chỉnh nitơ (TMEn). 2.4.2 Nội dung 2, 3, 4: Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản như tiêu tốn thức ăn (TTTĂg/ngày), tỷ lệ đẻ của gà có mặt (TL đẻ, %), khối lượng trứng (KLT, g), Khối lượng trứng/ngày (KLT/ngày: g/gà 8
  12. mái/ngày), hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). Các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng trứng: chỉ số hình dáng, đơn vị Haugh (Haugh Unit, HU), độ dầy vỏ, tỷ lệ các thành phần của quả trứng, chỉ số lòng đỏ, tỷ lệ lòng đỏ (%), chỉ số lòng trắng, tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng, màu lòng đỏ. 2.5 Phân tích thống kê: 2.5.1 Nội dung 1: Các số liệu thô của thí nghiệm được xử lý sơ bộ bằng Excel, sử dụng thống kê mô tả để trình bày số trung bình và độ lệch chuẩn (SD) bằng chương trình Minitab 16. 2.5.2 Nội dung 2, 3, 4: Số liệu thu thập được tiến hành phân tích sơ bộ bằng chương trình Excel, sau đó tiến hành phân tích phương sai bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) của chương trình Minitab 16. Ghi chú: (1) Thành phần khoáng vi lượng cho 1kg thức ăn gồm có: Fe 20mg (dạng sulphate sắt); Cu 40mg (dạng sulphate đồng); Zn 60mg (dạng oxide kẽm); Mn 60mg (dạng oxide Mangan); Co 0,3mg (dạng sulphate coban); Iodine 0,3mg (dạng Calciumiodate); Selenium 0,3mg (dạng Sodium selenite). Thành phần vitamin cho 1kg thức ăn gồm có: Vitamin A: 8000IU; Vitamin B6: 3mg; Vitamin D3: 2500IU; Vitamin B12: 15mcg; Vitamin E: 30mg; Pantothenic acid: 8mg; Vitamin B1: 1,5mg; Folic acid: 0,5mg; Vitamin B2: 4mg; Biotin 100 mcg; Vitamin K3: 2mg; Niacin 20mg; Vitamin C 100mg; Choline chloride 500mg. (2) Giá trị MEn được tính theo Trương Văn Phước et al. (2016); (3) P hữu dụng tính theo Mc Donald et al. (2011); (4) AMEn là năng lượng trao đổi biểu kiến đã hiệu chỉnh nitơ, được tính theo trạng thái khô hoàn toàn (Trương Văn Phước và ctv., 2016), các thành phần khác tính ở trạng thái cho ăn. (5) Thành phần acid amin của khẩu phần được tính toán theo sô liệu phân tích các thực liệu do phòng thí nghiệm Invivo Labs (Pháp) đặt tại Bình Dương thực hiện. Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Xác định thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và giá trị năng lượng trao đổi của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng thương phẩm 3.1.1 Thí nghiệm 1: Xác định thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng 9
  13. Bảng 3.1 Thành phần hóa học và giá trị năng lượng thô (GE) của thực liệu thí nghiệm. Trạng thái khô hoàn toàn (%) Thực liệu GE Ẩm độ Tro CP EE CF NDF kcal/kg Nhóm thức ăn năng lượng Bắp 11,7 1,09 8,43 3,73 2,12 14,94 3.974 Cám gạo trích béo 10,4 10,45 15,02 3,25 10,4 31,69 3.914 Cám gạo mịn 10,41 9,38 13,04 15,62 7,3 17,14 4.411 Cám lúa mì ép viên 9,47 4,99 16,67 3,88 8,91 40,73 4.007 Cám lúa mì 10,32 5,47 16,27 3,41 10,26 41,31 4.148 Hạt lúa mì 10,34 1,72 16,28 2,73 2,21 12,84 4.063 Tấm 12,94 0,30 7,86 0,2 0,11 2,92 3.777 Tinh bột bắp 11,57 0 0 0 0 0 3.752 Nhóm thức ăn protein Bột cá 50% CP 11,4 43,59 43,39 8,33 1,74 4,91 2.856 Bột cá 65% CP 10,7 17,52 64,76 13,06 0,70 3,95 4.507 Bột cá Peru 11,1 19,69 62,86 14,24 0,56 2,65 4.501 Bột phụ phẩm gia cầm 6,41 18,68 66,91 11,88 0,0 2,21 4.453 Khô dầu (KD) cải 9,5 10,59 37,75 2,69 9,9 28,49 4.057 KD cọ 9,8 4,72 16,41 6,99 24,15 58,76 4.423 KD dừa Bến Tre 9,8 5,94 18,53 12,74 21,1 59,21 4.821 KD dừa Philippine 9,9 6,16 22,29 9,36 18,47 50,41 4.081 KD nành 1 11,57 6,05 48,70 2,15 2,98 6,28 4.191 KD nành 2 11,82 6,9 50,30 0,42 3,59 6,41 4.278 10
  14. Bảng 3.2 Tỷ lệ tiêu hóa và nitơ tích lũy (%) của các thực liệu thí nghiệm DMD OMD NTL EED CFD NDFD (±SD) (±SD) (±SD) (±SD) (±SD) (±SD) Thức ăn năng lượng Bắp 9,73 86,08 71,76 76,96 22,60 29,74 ±2,80 ±2,06 ±2,55 ±1,71 ±3,51 ±4,12 Cám trích béo 49,86 58,95 57,11 66,51 6,39 11,48 ±3,35 ±3,27 ±4,69 ±3,92 ±2,13 ±2,52 Cám mịn 60,51 65,30 65,94 82,80 8,76 6,98 ±4,93 ±4,49 ±3,75 ±3,00 ±1,35 ±1,87 Cám mì ép viên 51,02 49,35 31,63 40,19 7,85 22,30 ±4,73 ±4,88 ±4,63 ±2,35 ±1,41 ±2,74 Cám lúa mì 51,60 54,40 42,90 78,36 19,87 16,90 ±5,03 ±4,27 ±3,35 ±2,01 ±2,05 ±1,98 Hạt lúa mì 71,28 78,96 46,71 50,10 9,45 13,08 ±4,23 ±3,27 ±6,22 ±2,05 ±1,42 ±1,71 Tấm 75,69 85,63 55,89 50,55 ±1,26 ±1,65 ±2,76 ±1,98 Thức ăn protein Bột cá (50%) 70,26 88,69 63,85 62,45 ±0,63 ±2,02 ±3,37 ±3,65 Bột cá (65%) 80,53 88,49 61,13 70,35 ±1,53 ±1,61 ±3,18 ±3,11 Bột cá Peru 78,60 86,65 62,62 66,23 ±2,96 ±2,30 ±3,82 ±4,09 Bột PP gia cầm 76,54 84,74 43,04 79,06 ±2,62 ±1,25 ±3,28 ±4,33 KD cải 64,56 71,15 48,68 43,84 17,70 22,72 ±5,86 ±4,68 ±4,69 ±5,75 ±3,75 ±3,12 KD cọ 66,05 69,58 19,06 75,89 13,81 24,85 ±5,49 ±4,83 ±6,22 ±4,15 ±2,19 ±3,41 11
  15. DMD OMD NTL EED CFD NDFD (±SD) (±SD) (±SD) (±SD) (±SD) (±SD) KD dừa BT 76,39 73,71 28,51 79,23 22,63 18,0 ±4,16 ±3,96 ±6,87 ±3,12 ±3,42 ±3,44 KD dừa Phi 75,75 79,18 22,56 86,53 14,78 18,11 ±4,24 ±2,92 ±6,87 ±4,27 ±2,15 ±2,18 KD nành 1 72,06 78,90 43,98 40,19 17,81 17,47 ±1,45 ±1,03 ±3,53 ±4,35 ±2,41 ±3,01 KD nành 2 80,24 84,87 47,85 60,41 16,25 32,84 ±1,13 ±1,35 ±2,99 ±2,91 ±1,52 ±2,77 Thành phần hoá học của nhóm thức ăn năng lượng tương đối ít biến động, bắp có tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy tốt nhất, kế đến là tấm, sau là hạt lúa mì; giá trị dinh dưỡng của cám gạo có tốt hơn cám ép và cám lúa mì. Trong nhóm thức ăn protein, bột cá loại 50% CP không đạt yêu cầu, có rất nhiều tro, trong khi bột cá 60% đạt yêu cầu về thành phần hóa học và có tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy tốt nhất. Các loại khô dầu có thành phần hóa học tương tự các số liệu công bố, KD nành có tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất tốt nhất. 3.1.2 Thí nghiệm 2: Xác định giá trị năng lượng trao đổi của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng và phương pháp ước tính năng lượng Bảng 3.3 Các giá trị năng lượng trao đổi của nhóm thức ăn năng lượng (kcal/kg DM). Thực liệu AME±SD AMEn±SD TME±SD TMEn±SD Bắp vàng 3.463±87 3.381±71.2 3.64670± 3.564±59 Cám ép 2.484±122 2.358±114 2.648±123 2.522±115 Cám mịn 3.119±96 2.982±92 3.278±96 3.141±93 Cám lúa mì 2.128±101 2.101±99 2.299±88 2.272±87 Cám mì viên 2.373±84 2.315±86 2.627±143 2.569±153 Hạt lúa mì 3.325±108 3.218±116 3.498±104 3.392±113 Tấm 3.344±89 3.316±86 3.594±83 3.566±81 12
  16. Bảng 3.4 Các giá trị năng lượng trao đổi của nhóm thức ăn bổ sung protein (kcal/kg DM). Thực liệu AME±SD AMEn±SD TME±SD TMEn±SD Bột cá (50% CP) 1.246±72 1.113±57 1.792±46 1.659±64 Bột cá (65% CP) 3.477±91 3.276±78 3.984±65 3.783±59 Bột cá Peru 2.790±114 2.624±110 3.440±92 3.274±98 Bột PP gia cầm 3.147±84 3.047±95 3.793±102 3.692±119 KD cải 1.690±132 1.609±134 2.169±126 2.088±132 KD cọ 1.497±114 1.483±110 1.993±198 1.979±198 KD dừa 2.115±172 2.092±172 2.538±138 2.514±140 Bến Tre KD dừa Phillippine 1.714±95 1.689±95 2.307±138 2.283±140 KD nành 1 2.581±93 2.462±94 3.009±60 2.890±61 KD nành 2 2.671±64 2.571±61 3.352±85 3.252±86 Giá trị năng lượng trao đổi của các loại thức ăn năng lượng tương đối ít khác biệt so với các tài liệu công bố, tuy nhiên nhóm thức ăn bổ sung protein có nguồn gốc động vật tương đối biến động nhất là bột cá 50% CP. KD nành có số liệu tương tự các số liệu đã công bố. Các loại KD khác như KD dừa, KD cọ có hàm lượng xơ rất cao và protein thấp nên ít được dùng để nuôi gà đẻ trứng Bảng 3.5 Hiệu năng sử dụng năng lượng trao đổi biểu kiến (AME) và năng lượng trao đổi thật (kcal/kg DM) khẩu phần tinh khiết GE AME TME Khẩu phần tinh khiết, kcal/kg 3.752 3.573 3.757 Số lượng GE ăn vào, kcal/kg 381,07 Số lượng GE chất thải, kcal/kg 18,21 ME/GE, % 95,24 100,12 Biến động, kcal/kg 3.435-3.632 3.606-3.864 Tỷ lệ ME/GE đạt 95,24%, tuy nhiên TME đạt 100,12%. Như vậy, gà nuôi khẩu phần tinh khiết có giá trị TME gần đúng với giá trị GE. Khẩu phần này gà tiêu hóa và hấp thu tuyệt đối. Như vậy, phương pháp sử dụng khẩu phần tinh khiết có thể dùng để tính giá trị năng lượng trao đổi thật cho gà Ác đẻ trứng. 13
  17. Quan hệ giữa giá trị năng lượng trao đổi với tỷ lệ tiêu hóa và thành phần hóa học của thực liệu Nhóm thức ăn năng lượng (1) AMEn = 263 + 40,6 DMD; RSD = 172; R2 = 0,91 (2) AMEn = 464 + 34,3 OMD RSD = 147; R2 = 0,94 (3) AMEn = 3547 + 32,6 Tro - 13,4 CP + 21,2 EE - 138 CF RSD = 244; R2= 0,93 (4) AMEn = 3644 - 40,4 Tro - 9,2 CP + 21,3 EE - 26,8 NDF RSD = 234; R2= 0,94 (5) TMEn = 428 + 41,0 DMD RSD = 167; R2= 0,92 (6) TMEn = 631 + 34,7 OMD RSD = 138; R2 = 0,94 Giá trị AMEn và TMEn của nhóm thức ăn năng lượng có quan hệ tuyến tính rất cao với tỷ lệ tiêu hóa và thành phần hóa học của các thực liệu, phương trình (6) có sai số ít nhất và hệ số xác định rất cao (RSD=147; R2=0,94). Nhóm thực liệu bổ sung protein có nguồn gốc động vật (7) AMEn = - 12971 + 202 DMD; RSD = 445; R2 = 0,86 (8) AMEn = 4405 – 76,0 Tro; RSD = 251; R2 = 0,96 (9) AMEn = 6933 - 104 Tro - 153 EE; RSD = 220; R2 = 0,98 (10) AMEn = 1679 - 47 Tro + 34 CP; RSD = 344; R2 = 0,96 (11) TMEn = 640 – 31,1 Tro + 54.4 CP RSD = 240; R2 = 0,98 Đối với nhóm thức ăn protein, tro là biến tương quan nghịch (phương trình 8) có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá trị năng lượng trao đổi. Nhóm thực liệu bổ sung protein có nguồn gốc thực vật (12) AMEn = 10723 - 194 DM + 164 CP + 145 EE + 187 CF RSD = 64; R2 = 0,99 (13) AMEn = 37220 - 458 DM + 107 CP + 60,0 EE + 57,1 NDF RSD = 128; R2 = 0,99 (14) AMEn = - 8014 – 56,5 Tro + 201 CP + 160 EE + 221 CF RSD = 25,13; R2 = 0,99 (15) AMEn = - 8833 - 197 Tro + 239 CP + 49,7 EE + 119 NDF RSD = 43; R2 = 0,99 (16) TMEn = - 10716 - 233 Tro + 289 CP + 26,7 EE + 151 NDF RSD = 153; R2 = 0,98 Giá trị AMEn có quan hệ rất cao với thành phần hóa học của các thực liệu vì có hệ số xác định rất cao (0,99) và sai số thấp như ở phương trình (14) và (15). Trong đó tro cũng là một yếu tố có tương quan nghịch với giá trị AMEn. Có thể sử dụng phương trình (16) để ước tính giá trị TMEn. Có thể sử dụng các phương trình hồi qui để ước tính giá trị AMEn của các thực liệu trong thực tế nuôi dưỡng. 3.2 Ảnh hưởng các mức năng lượng và protein trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả sử dụng nitơ của gà Ác đẻ trứng 3.2.1 Ảnh hưởng các mức năng lượng và protein lên năng suất sinh sản của gà Ác đẻ trứng 14
  18. Bảng 3.6 Ảnh hưởng các mức năng lượng và protein lên tỷ lệ đẻ trứng và chuyển hóa thức ăn của gà LĂV Tỷ lệ KL SL trứng HSCHTĂ (g/ngày) đẻ (%) trứng (g) (g/gà/ngày) AMEn, kcal/kg 2750 61,62a 49,35 37,38 18,45 3,43 2850 59,99b 49,84 36,70 18,28 3,32 c 2950 58,03 50,20 36,93 18,54 3,17 Protein, % 16 60,17 49,09 36,88 18,12 3,38 17 59,95 50,69 36,99 18,71 3,26 18 59,52 49,61 37,14 18,43 3,28 AMEn* CP 2750*16 61,46ab 49,71 36,91 18,35 3,44ab 2750*17 62,39a 51,90 37,94 19,68 3,25ab 2750*18 61,00ab 46,43 37,27 17,32 3,60a 2850*16 60,14ab 47,25 36,55 17,28 3,54ab 2850*17 61,01ab 52,90 36,84 19,42 3,16ab 2850*18 58,83bc 49,38 36,72 18,13 3,27ab 2950*16 58,90bc 50,29 37,18 18,72 3,17ab 2950*17 56,46c 47,28 36,19 17,03 3,36ab 2950*18 58,73bc 53,04 37,41 19,85 2,97b SEM/PME 0,43/
  19. 3.2.2 Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein lên chất lượng trứng Bảng 3.7 Ảnh hưởng các mức năng lượng và protein lên chất lượng trứng gà Ác AMEn1, kcal/kg Protein, % 2750 2850 2950 P 16 17 18 P KLT khảo sát, g 39,21 39,25 38,81 0,61 39,44 39,15 38,69 0,31 CS hình dáng 77,47 77,75 78,97 0,10 77,41 78,59 78,19 0,27 ab a b Đơn vị Haugh 83,11 84,92 81,08
  20. TLTH SL nitơ SL nitơ SL nitơ tích SL nitơ ăn TLTH chất khô chất thải trứng lũy vào (g/ngày) nitơ, (%) (%) (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) 2750*17 69,04ab 1,71 0,77b 0,38 0,57a 55,13a 2750*18 67,16ab 1,72 0,81b 0,34 0,57a 53,12a 2850*16 71,57a 1,51 0,75b 0,33 0,43a 50,48a 2850*17 63,66b 1,67 1,05ab 0,37 0,25ab 37,36ab 2850*18 69,45ab 1,68 0,88b 0,33 0,47a 47,91a 2950*16 72,77a 1,46 0,74b 0,36 0,36a 48,71a 2950*17 73,25a 1,48 0,87b 0,33 0,27ab 40,53ab 2950*18 72,57a 1,58 1,23a 0,40 -0,05b 21,50b SEM/P AMEn 0,90/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2