intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc: Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa liên bang Myanmar (2003-2015)

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc phòng (2003-2015). Trên cơ sở đó đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc: Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa liên bang Myanmar (2003-2015)

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TÚ HOA Qu¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè ®éc lËp d©n téc cña céng hßa liªn bang Myanmar (2003 - 2015) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC HÀ NỘI - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Thị Quế Phản biện 1: ............................................................ ............................................................ Phản biện 2: ............................................................ ............................................................ Phản biện 3: ............................................................ ............................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giữ vững độc lập dân tộc là nguyên tắc, là sứ mệnh quốc gia hàng đầu vì nó gắn liền với sự tồn vong của mỗi quốc gia. Lựa chọn con đường phát triển để bảo vệ độc lập dân tộc luôn là bài toán hệ trọng với bất kỳ quốc gia nào. Sự lựa chọn đúng đắn là cơ sở quan trọng để độc lập dân tộc được bảo vệ theo cách tốt nhất. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những xu hướng phát triển mới, sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của tình hình quốc tế đã dẫn đến những nhận thức mới về độc lập dân tộc.Theo đó, cách thức củng cố độc lập dân tộc cũng đa dạng và có xu hướng mở hơn. Tìm hiểu cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển hiện nay có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Myanmar là đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo ở Đông Nam Á, có vị trí chiến lược quan trọng. Sau khi giành độc lập từ thực dân Anh năm 1948, Myanmar không ngừng nỗ lực bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc và quá trình này trải qua nhiều thăng trầm cùng những biến đổi trong nước và quốc tế. Giai đoạn 1948-1988, Myanmar đối mặt với nhiều bất ổn trong nước. Trên thế giới, chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt. Để giữ vững độc lập, Myanmar chủ trương không bị lôi kéo vào phe nhóm nào và lựa chọn chính sách phát triển theo hướng độc lập, tự chủ, không liên kết. Sau năm 1988, do chính sách trừng phạt của Mỹ và phương Tây, Myanmar phải dựa vào Trung Quốc nhưng vẫn cố gắng chống lại ảnh hưởng của nước này, kiên định quyền tự quyết chính trị. Giai đoạn 2003-2015, Myanmar đã triển khai nhiều chính sách có tính đột phá, tạo tiền đề quan trọng để giữ vững độc lập dân tộc. Với chủ trương tăng cường sức mạnh quốc gia trên cơ sở gia tăng sức mạnh chính trị, kinh tế, quốc phòng, Myanmar đã tiến hành dân chủ hóa, hòa giải dân tộc, cải cách kinh tế, đa phương hóa, đa dạng
  4. 2 hóa quan hệ quốc tế, củng cố quốc phòng. Với những biện pháp này, Myanmar bước đầu ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế, bình thường hóa quan hệ quốc tế, giảm thách thức an ninh trong nước, đẩy lùi nguy cơ can thiệp từ bên ngoài. Nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar giai đoạn 2003-2015 để thấy rằng, có rất nhiều cách thức khác nhau để bảo vệ độc lập dân tộc nhưng phải lựa chọn cách thức nào phù hợp nhất với đặc điểm cụ thể của nước mình. Việt Nam và Myanmar có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, vị trí địa chiến lược. Myanmar đang trong quá trình hoàn thiện thể chế dân chủ, mở cửa, hội nhập quốc tế. Nghiên cứu cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar giai đoạn 2003-2015 có giá trị tham khảo cho Việt Nam, nhất là trong ứng xử với Trung Quốc, thúc đẩy dân chủ, cải cách chính trị, củng cố đoàn kết dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia. Hơn nữa, ở Việt Nam, những nghiên cứu về Myanmar hiện nay dưới góc độ bảo vệ độc lập dân tộc hầu như chưa có. Vì vậy, ngoài những kiến thức chung về Myanmar, nghiên cứu này còn góp phần bổ sung phần thiếu hụt về cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên một số lĩnh vực chủ yếu. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài "Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa liên bang Myanmar (2003-2015)” làm hướng nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Luận án làm rõ quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc phòng (2003-2015). Trên cơ sở đó đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc hiện nay.
  5. 3 2.2. Nhiệm vụ Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích các nhân tố tác động đến quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015). - Phân tích quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc phòng (2003- 2015). - Đánh giá quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) trên lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh- quốc phòng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 2003 đến năm 2015, trong đó, 2003 là năm chính phủ quân sự Myanmar công bố Lộ trình dân chủ, mở đầu tiến trình dân chủ hóa, 2015 là năm kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Thein Sein. Luận án sẽ chia thành hai giai đoạn nhỏ: 2003-2011 là những năm cuối của chính phủ quân sự; 2011-2015 là nhiệm kỳ của Tổng thống Thein Sein. Trong quá trình nghiên cứu, NCS sẽ đề cập một số nội dung liên quan đến các giai đoạn trước năm 2003 để làm rõ những nhân tố tác động đến quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015). - Về nội dung: Trong khuôn khổ có hạn của một luận án, NCS chỉ tập trung nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên các lĩnh vực chủ yếu là chính trị, đối ngoại, kinh tế và an ninh-quốc phòng. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Việc nghiên cứu luận án chủ yếu dựa trên hệ thống quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về hình thái kinh tế xã hội, nhà nước
  6. 4 và giai cấp, dân tộc và thời đại, đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị; tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc; các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam về độc lập dân tộc và củng cố độc lập dân tộc; các quan điểm của Myanmar về bảo vệ độc lập dân tộc. Ngoài ra, NCS còn tham khảo một số quan điểm lý luận của các nhà nghiên cứu nước ngoài về độc lập, chủ quyền quốc gia. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và hệ thống phương pháp luận sử học mác-xít là cơ sở để hình thành phương pháp luận nghiên cứu. Bên cạnh đó, NCS cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu...để phân tích các nội dung nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu liên ngành như dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, chính trị học, quan hệ quốc tế...được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình giải quyết các vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống quá trình phát triển bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh-quốc phòng. - Luận án phân tích quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar bao gồm các biện pháp mang tính đặc thù của Myanmar như mô hình dân chủ hóa từ trên xuống, cách giải quyết vấn đề hòa hợp dân tộc, cách ứng xử trong quan hệ với nước lớn láng giềng. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển, nhất là các nước tương đồng với Myanmar về văn hóa, lịch sử, vị trí địa chiến lược, thể chế chính trị... - Những nghiên cứu về Myanmar trong khuôn khổ luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy về Myanmar. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương và 8 tiết.
  7. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về lịch sử Myanmar Những vấn đề về lịch sử Myanmar được NCS tìm hiểu qua những nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài. Các nhà nghiên cứu đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau: Lịch sử hình thành và phát triển của Myanmar với những đặc trưng văn hóa, tôn giáo, dân tộc...; Quá trình bị thực dân Anh xâm chiếm, thiết lập chế độ cai trị và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Myanmar; Quá trình phát triển từ khi độc lập đến nay. Đây là cơ sở để NCS có thể tìm hiểu sự tác động của nhân tố lịch sử đến chính sách phát triển, bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar hiện nay. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về sự lựa chọn con đường phát triển của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh-quốc phòng để phát triển đất nước, giữ vững độc lập dân tộc Sự lựa chọn con đường phát triển của Myanmar trên các lĩnh vực chủ yếu nhằm phát triển đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến chính sách phát triển của Myanmar trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội, đối ngoại, an ninh-quốc phòng với những đặc điểm riêng của từng thời kỳ. Đây là nguồn tài liệu phong phú để NCS kế thừa, tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung luận án. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT VÀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG LÀM RÕ 1.2.1. Những vấn đề chưa được giải quyết - Các nghiên cứu chưa phân tích được mối quan hệ giữa sự lựa chọn con đường phát triển và mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc của Myanmar.
  8. 6 - Các nghiên cứu chưa chỉ ra sự tác động lẫn nhau giữa chính sách đối nội và đối ngoại của Myanmar trong quá trình phát triển. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung làm rõ Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu đi trước, luận án tập trung giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, làm rõ các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình bảo vệ, củng cố độc lập của Myanmar (2003-2015). Thứ hai, làm rõ quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh- quốc phòng (2003-2015). Thứ ba, đánh giá quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển. Chương 2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG MYANMAR (2003-2015) 2.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN 2.1.1. Khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Myanmar * Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1940 Giai đoạn đầu sau khi bị thực dân Anh xâm chiếm năm 1885, phong trào chống thực dân ở Miến Điện diễn ra rộng khắp với sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội dưới sự lãnh đạo của các hoàng thân, quốc thích, các sĩ quan trong quân đội hoàng gia nhưng phong trào nhanh chóng bị thất bại. Đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh hướng tới mục tiêu bảo vệ và phát triển văn hóa, tôn giáo dân tộc, trước hết là phục hưng Phật giáo. Các tổ chức Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này.Trong thập niên 20, 30 của thế kỷ XX, phong trào Thakin phát triển và nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị có uy tín trong phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc.
  9. 7 Kết quả quan trọng nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn này là Miến Điện có một chính phủ riêng dưới sự quản lý của Toàn quyền Anh, chấm dứt chế độ “thuộc địa của thuộc địa”. * Giai đoạn 1941-1948 Liên đoàn tự do nhân dân chống phát xít (AFPLF) đã phối hợp với quân Anh để đánh Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh và rút khỏi Miến Điện, Anh quay lại thống trị Miến Điện. Cuộc đấu tranh của Miến Điện chuyển sang mục tiêu giành độc lập hoàn toàn từ Anh. Trước tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Miến Điện, Anh phải công nhận Miến Điện là quốc gia độc lập, có chủ quyền theo Hiệp ước Anh - Miến. Ngày 4/1/1948, Miến Điện chính thức tuyên bố độc lập, kết thúc gần một thế kỷ thuộc địa của Anh. Lịch sử bị xâm chiếm và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đã để lại những bài học quý giá về sự đoàn kết, thống nhất dân tộc, kinh nghiệm kết thân với lực lượng bên ngoài, ý thức độc lập tuyệt đối. 2.1.2. Thực trạng kinh tế, chính trị-xã hội Myanmar cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI 2.1.2.1. Nền kinh tế sơ khai, lạc hậu Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô không thúc đẩy phát triển kinh tế. Hệ thống tỷ giá hối đoái ở Myanmar rất phức tạp, đồng kyat được cố định từ năm 1977.Tỷ lệ lạm phát luôn ở mức hai con số trong hai thập kỷ gần đây và có xu hướng tăng.Thị trường Myanmar không hoàn thiện là hệ quả của chính sách quản lý kinh tế kém hiệu quả. Môi trường kinh tế vĩ mô không thuận lợi là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả kinh tế yếu kém. Tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người của Myanmar thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Cơ cấu kinh tế lạc hậu. Thứ hai, hệ thống tài chính ngân hàng sơ khai. Myanmar không có thị trường liên ngân hàng.Ngân hàng trung ương không độc lập, bị chính
  10. 8 phủ kiểm soát chặt chẽ với chức năng chủ yếu là tài trợ thâm hụt ngân sách của nhà nước. Thứ ba, môi trường đầu tư nước ngoài không thuận lợi. Môi trường đầu tư nước ngoài chứa nhiều yếu tố rủi ro, cơ sở hạ tầng yếu kém, thị trường tài chính không ổn định, tỷ giá hối đoái phức tạp... Thứ tư, cơ sở hạ tầng lạc hậu, nguồn nhân lực kém chất lượng.Hệ thống cơ sở hạ tầng của Myanmar yếu kém, thiếu kết nối, chi phí cao, hạn chế khả năng tiếp cận của người dân. Chỉ số HDI thấp do thiếu đầu tư vào y tế, giáo dục. Thứ năm, tệ nạn tham nhũng tràn lan. Chỉ số nhận thức tham nhũng của Myanmar luôn nằm trong nhóm cuối cùng với một số nước châu Phi, Nam Á. 2.1.2.2. Xung đột vũ trang kéo dài Cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị, quyền bình đẳng trong một thể chế liên bang thực sự của các dân tộc thiểu số bắt đầu từ khi mới độc lập và kéo dài đến nay. Các tổ chức vũ trang thiểu số trở thành một lực lượng chính trị lớn trong nền chính trị Myanmar. Các chính phủ Myanmar đã nỗ lực giải quyết xung đột, áp dụng nhiều biện pháp từ hòa bình đến trấn áp như đàm phán,“đổi vũ khí lấy dân chủ”, chiến dịch “4 cắt”, chính sách ngừng bắn nhưng vẫn không chấm dứt hoàn toàn xung đột. Các giải pháp không giải quyết được bản chất của xung đột là sự chia sẻ quyền lực giữa cộng đồng các dân tộc thiểu số và người Miến đa số. Xung đột vũ trang kéo dài trong nhiều thập kỷ gây ra những hậu quả kinh tế-xã hội nặng nề: Myanmar không thể tập trung phát triển kinh tế-xã hội do phải tập trung nguồn lực để chống nổi loạn; Chính phủ không kiểm soát được nguồn tài nguyên trong các khu vực xung đột; Tiêu hao nhân lực, kéo theo các vấn đề xã hội; Chia rẽ khối đoàn kết, thống nhất dân tộc.
  11. 9 2.1.2.3. Sự nổi lên của phong trào đấu tranh vì dân chủ sau năm 1988 *Cuộc đấu tranh của Aung San Suu Kyi và NLD NLD chủ trương đấu tranh phi bạo lực chống chính sách phi dân chủ, chấm dứt sự cầm quyền của chính phủ quân sự, thiết lập một nền dân chủ ở Myanmar. Aung San Suu Kyi và NLD phản đối các cơ chế của chính phủ quân sự như tẩy chay Quốc dân đại hội, thành lập Ủy ban đại diện Nghị viện nhân dân, tuyên truyền, tố cáo chính sách phi dân chủ của chính phủ quân sự. Cuộc đấu tranh của Aung San Suu Kyi và NLD đã làm xói mòn tính pháp lý của chính phủ quân sự, giảm sút uy tín của chính phủ quân sự trên trường quốc tế, tác động đến chính sách Myanmar của nhiều nước, đặc biệt là Mỹ và EU. * Cuộc đấu tranh của giới tăng lữ Phật giáo Giới tăng lữ Phật giáo đã cùng nhân dân trong cuộc đấu tranh vì dân chủ như phát động phong trào tẩy chay tôn giáo chống Chính phủ, kêu gọi hòa hợp dân tộc, đưa các vấn đề chính trị-xã hội trong nước vào các bài thuyết pháp, từ chối tham gia các hoạt động tôn giáo của Chính phủ. Cuộc biểu tình của giới tăng lữ năm 2007 đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, làm xói mòn tính hợp pháp của chính phủ quân sự. * Cuộc đấu tranh của các tổ chức dân chủ của người Myanmar ở nước ngoài Các tổ chức dân chủ của người Myanmar ở nước ngoài cung cấp thông tin về tình hình nhân quyền ở Myanmar cho truyền thông và các tổ chức quốc tế, vận động hành lang chống chính phủ quân sự. Họ đã thành công trong định hướng dư luận quốc tế và hoạch định chính sách của một số nước với Myanmar, làm giảm uy tín của chính phủ quân sự. 2.1.2.4. Sự phụ thuộc vào Trung Quốc sau năm 1988 * Trung Quốc trở thành nhà bảo trợ ngoại giao của Myanmar trên các diễn đàn quốc tế.Trung Quốc chủ trương không can thiệp vào công
  12. 10 việc nội bộ của Myanmar, ủng hộ Myanmar trên các diễn đàn quốc tế và những nỗ lực bảo vệ độc lập, chủ quyền của Myanmar. * Sự thâm nhập sâu của Trung Quốc vào nền kinh tế Myanmar.Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng của Myanmar, là nhà đầu tư số một và đối tác thương mại lớn thứ hai của Myanmar, đứng đầu về cung cấp viện trợ phát triển cho Myanmar dưới nhiều hình thức. * Trung Quốc là nguồn cung vũ khí và đào tạo quân sự chủ yếu cho Myanmar. Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho chương trình hiện đại hóa quân đội của Myanmar; giúp Myanmar đào tạo các học viên quân sự. 2.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 2.2.1.Chính sách của Mỹ, EU, Nhật Bản và một số tổ chức quốc tế đối với Myanmar sau năm 1988 2.2.1.1.Chính sách của Mỹ, EU, Nhật Bản Chính sách của Mỹ gay gắt nhất với mức độ tăng dần tùy thuộc vào tình hình dân chủ nhân quyền ở Myanmar, từ cắt viện trợ, cắt ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), hạn chế visa đến trừng phạt kinh tế nhằm yêu cầu Myanmar chuyển đổi dân chủ, tôn trọng nhân quyền, hòa hợp dân tộc. Chính sách của EU bao gồm ngừng các hoạt động trao đổi tùy viên quân sự, ngừng cung cấp vũ khí, tài chính liên quan đến hoạt động quân sự, đóng băng tài khoản, hạn chế visa đối với các quan chức cấp cao, cắt ưu đãi thuế quan phổ cập, yêu cầu Myanmar cải thiện tình hình chính trị, tôn trọng nhân quyền, chuyển đổi dân chủ. Nhật Bản ngừng viện trợ ODA nhằm thúc đẩy thay đổi dân chủ. Việc phục hồi viện trợ phụ thuộc vào quá trình dân chủ hóa ở Myanmar. 2.2.1.2. Chính sách của một số cơ quan Liên Hợp quốc và tổ chức phi chính phủ Đại hội đồng LHQ hàng năm ra nghị quyết kêu gọi chính phủ quân sự Myanmar khôi phục nền dân chủ, tôn trọng nhân quyền, thả tù chính trị, đối thoại hướng tới dân chủ hóa, hòa hợp dân tộc.
  13. 11 Các NGO vận động đưa vấn đề Myanmar vào chương trình nghị sự của các nước phương Tây, kêu gọi trừng phạt chống Myanmar, đưa thông tin về tình hình nhân quyền ở Myanmar để tác động đến việc hoạch định chính sách Myanmar của một số nước. 2.2.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI 2.2.2.1. Bối cảnh quốc tế Các cuộc cách mạng sắc màu diễn ra ở nhiều nước, đăc biệt, Mùa xuân Ả rập năm 2011 đã dẫn đến những biến đổi xã hội sâu sắc ở các nước Trung Đông-Bắc Phi. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động nhất định đến nền kinh tế Myanmar, làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế trong bối cảnh siêu bão Nargis vừa tràn qua. Châu Á-TBD trở thành tâm điểm điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, dẫn đến cuộc cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực. Myanmar có thể phát huy tối đa nguồn tài nguyên địa chính trị, tận dụng cơ hội để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, thực hiện thành công chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên, Myanmar cũng phải hết sức thận trong bởi các nước lớn có thể sử dụng viện trợ, đầu tư để gây sức ép chính trị đối với các nước nhỏ yếu như Myanmar. Cùng với bảo trợ ngoại giao, hỗ trợ kinh tế cho Myanmar, Trung Quốc không còn lợi dụng vấn đề xung đột để can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar. Trung Quốc đã khuyến khích một số nhóm vũ trang thỏa thuận ngừng bắn, cam kết không hậu thuẫn cho các nhóm vũ trang, thúc ép Myanmar chuyển đổi chính trị, hòa giải dân tộc, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa. Những thay đổi này của Trung Quốc đã giảm bớt những khó khăn cho Myanmar trong giải quyết xung đột và góp phần thúc đẩy cải cách chính trị ở Myanmar.
  14. 12 2.2.2.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á ASEAN quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN, ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo dựng cấu trúc khu vực. Xu hướng liên kết ở Đông Nam Á phù hợp với lợi ích của Myanmar, tác động tích cực đến quá trình phát triển, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền của Myanmar. ASEAN nới lỏng nguyên tắc không can thiệp, chuyển từ “dính líu có tính xây dựng” sang “tương tác tăng cường” đối với Myanmar. ASEAN đưa các vấn đề Myanmar thảo luận tại các cuộc họp bộ trưởng ASEAN, nỗ lực thúc đẩy hòa giải dân tộc, đối thoại giữa các bên liên quan để chuyển đổi dân chủ. ASEAN đặc biệt tích cực quan tâm giải quyết một số vấn đề nổi bật của Myanmar như khủng hoảng chính trị năm 2003 do sự kiện Depayin, vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2006, cuộc biểu tình của các nhà sư năm 2007… ASEAN phản đối chính sách trừng phạt của Mỹ và phương Tây, trở thành lá chắn ngoại giao trong quan hệ giữa Myanmar với phương Tây và một số tổ chức quốc tế. Chính sách “tương tác tăng cường” của ASEAN phần nào tác động đến Myanmar, dẫn đến một số thay đổi chính trị quan trọng ở Myanmar. Sự điều chỉnh chính sách của Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra với Myanmar nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế và an ninh trong quan hệ với Myanmar. Đó là cam kết tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, nhấn mạnh chính sách “dính líu tiến bộ” với trọng tâm củng cố quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, bãi bỏ “chính sách vùng đệm”, cấm những người chống đối nước ngoài sử dụng lãnh thổ Thái Lan làm cơ sở đấu tranh chống các chính phủ láng giềng. Thái Lan chấm dứt ủng hộ các nhóm vũ trang của Myanmar, tích cực đóng vai trò trung gian hòa giải giữa họ và chính phủ quân sự Myanmar, giữa chính phủ quân sự Myanmar và các bên trên các diễn đàn khu vực, hợp tác giải quyết vấn đề người tị nạn…Những thay đổi của Thái Lan đã giảm bớt nguy cơ đe dọa an ninh biên giới của Myanmar, thúc đẩy quan hệ hai nước.
  15. 13 Chương 3 THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG MYANMAR (2003-2015) 3.1. KHÁI NIỆM ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Độc lập dân tộc là khái niệm chỉ trạng thái của một quốc gia không phụ thuộc vào bất kỳ thế lực bên ngoài nào, sự toàn vẹn lãnh thổ không bị đe dọa, là quyền làm chủ, quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Bảo vệ độc lập dân tộc là bảo vệ những yếu tố cấu thành độc lập dân tộc, đó là bảo vệ chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…; bảo vệ những giá trị dân tộc; bảo vệ lợi ích dân tộc; đấu tranh chống mọi sự áp đặt, nô dịch dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia. Quan niệm bảo vệ độc lập dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa mang nghĩa mở hơn. Bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay không thể khép kín mà phải đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt những cơ hội phát triển. Nói cách khác, cần phải kết hợp nội lực và ngoại lực để tăng cường sức mạnh quốc gia. Do tình hình trong nước và quốc tế cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc ở Myanmar giai đoạn này tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, giải quyết vấn đề dân tộc để củng cố khối đoàn kết dân tộc, thống nhất đất nước, duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ; Thứ hai, giải quyết vấn đề dân chủ, nhân quyền để bình thường hóa quan hệ với phương Tây; Thứ ba, cải cách, phát triển nền kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường và xu hướng mở cửa, hội nhập; Thứ tư, tiếp tục củng cố an ninh-quốc phòng. Một cách khái quát, bảo vệ, củng cố độc lập
  16. 14 dân tộc của Myanmar hiện nay là quá trình tháo gỡ những bế tắc chính trị-xã hội, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, đẩy lùi nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. 3.2. BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THỜI KỲ CHÍNH PHỦ QUÂN SỰ (TỪ NĂM 2003 ĐẾN THÁNG 3/2011) 3.2.1. Định hướng phát triển, bảo vệ củng cố độc lập dân tộc của chính phủ quân sự - Chính trị: Chính phủ quân sự đề ra bốn mục tiêu: 1. Nhà nước ổn định, cộng đồng hòa bình, luật pháp được phổ biến; 2. Hòa hợp dân tộc; 3. Xây dựng hiến pháp mới; 4. Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại phù hợp với hiến pháp mới. Chính phủ theo đuổi Ba Nhiệm vụ quốc gia trọng yếu: Không làm tan rã liên bang, Không làm tan vỡ khối thống nhất dân tộc, Giữ vững chủ quyền quốc gia. - Đối ngoại: Chính phủ quân sự thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tích cực và quan hệ thân thiện với tất cả các nước trên thế giới, phù hợp với các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, bảo vệ độc lập dân tộc. - Kinh tế: Xóa bỏ hệ thống kinh tế XHCN, thúc đẩy kinh tế định hướng thị trường. Chính phủ đề ra bốn mục tiêu kinh tế: 1.Phát triển nông nghiệp thành cơ cở sở để phát triển toàn diện các khu vực kinh tế khác; 2.Phát triển phù hợp kinh tế định hướng thị trường; 3.Phát triển kinh tế với việc kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước; 4.Nhà nước và nhân dân chủ động xây dựng nền kinh tế. Hướng tới mục tiêu trên, Chính phủ thực hiện một số cải cách kinh tế theo hướng thị trường. - An ninh-quốc phòng: Chuyển từ học thuyết “chiến tranh nhân dân”, “chiến tranh chống nổi loạn” sang “chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại” trong đó các yếu tố cơ bản là phát triển vũ khí hiện đại, thay đổi tình thế quân sự từ phòng thủ bị động sang phòng thủ chủ động.
  17. 15 3.2.2. Một số biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu 3.2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị Thứ nhất, chính phủ quân sự khởi xướng và thực hiện Lộ trình dân chủ Từ năm 2003, chính phủ quân sự bắt đầu thực hiện Lộ trình dân chủ. Những kết quả quan trọng của quá trình thực hiện Lộ trình dân chủ là sự ra đời của Hiến pháp năm 2008, tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội năm 2010, chuyển giao quyền lực trong hòa bình cho chính phủ dân sự. Thứ hai, tiếp tục thỏa thuận ngừng bắn, chuyển đổi các nhóm vũ trang thiểu số Đến năm 2010, chính phủ đã đạt được 40 thỏa thuận ngừng bắn với các nhóm vũ trang. Các thỏa thuận ngừng bắn được duy trì trong thời gian khá lâu, mang lại nền hòa bình tương đối cho Myanmar. Chính phủ chuyển một số nhóm đã thỏa thuận ngừng bắn thành Lực lượng bảo vệ biên giới để phù hợp với Hiến pháp năm 2008. 3.2.2.2. Trên lĩnh vực đối ngoại Trong quan hệ với Trung Quốc, Myanmar kiên định nguyên tắc độc lập, tôn trọng Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không thỏa hiệp quyền tự quyết chính trị. Hợp tác kinh tế với Trung Quốc chỉ trên cơ sở đảm bảo lợi ích của Myanmar. Myanmar cố gắng mở rộng không gian đối ngoại như tăng cường quan hệ với Ấn Độ, Nga, ASEAN và một số tổ chức khu vực khác. 3.2.2.3. Trên lĩnh vực kinh tế Thực hiện một số cải cách nhằm khắc phục những khó khăn kinh tế: Thứ nhất, cắt giảm bao cấp một số mặt hàng chiến lược; Thứ hai, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả; Thứ ba, tăng cường kiểm soát thương mại biên giới; Thứ tư, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các chính sách kinh tế giai đoạn này ít hiệu quả nên chưa thể vực dậy nền kinh tế.
  18. 16 3.2.2.4. Trên lĩnh vực an ninh-quốc phòng Thứ nhất, tiếp tục hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân đội. Chính phủ tiếp tục chương trình hiện đại hóa quân đội, đa dạng nguồn cung để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc; Thứ hai, thúc đẩy các hoạt động kinh tế quân đội nhằm góp phần giảm căng thẳng ngân sách, tăng cường phúc lợi quân nhân, củng cố lợi ích tập thể quân đội. 3.3. BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC THỜI KỲ CHÍNH PHỦ THEIN SEIN (TỪ THÁNG 4/2011 ĐẾN NĂM 2015) 3.3.1. Định hướng phát triển, bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Chính phủ Thein Sein - Chính trị:Thứ nhất, tiếp tục theo đuổi Ba Nhiệm vụ quốc gia trọng yếu và xác định các nhiệm vụ này phải được thực hiện trên cơ sở tăng cường sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự; Thứ hai, thống nhất dân tộc là ưu tiên hàng đầu; Thứ ba, đảm bảo các quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp. - Đối ngoại: Kế thừa chính sách đối ngoại độc lập, tích cực, không liên kết, chủ trương tái hòa nhập cộng đồng quốc tế. - Kinh tế: Chính phủ Thein Sein phát triển kinh tế theo các định hướng sau: Thứ nhất, tiếp tục theo đuổi kinh tế thị trường. Thứ hai, cải cách kinh tế bao gồm điều chỉnh các chính sách kinh tế theo hướng thị trường; Thứ ba, thúc đẩy công nghiệp hóa. - An ninh-quốc phòng: Tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự, xây dựng quân đội mạnh tầm cỡ thế giới. 3.3.2. Một số giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu 3.3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị Thứ nhất, đảm bảo các quyền cơ bản cho công dân theo Hiến pháp năm 2008. Chính phủ xóa bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí, ban hành một số luật như Luật về Quyền tụ họp và diễu hành hòa bình, Luật Tổ chức lao động, sửa đổi Luật đăng ký đảng phái năm 2010...
  19. 17 Thứ hai, tiến hành hòa giải với các lực lượng đối lập - Cải thiện quan hệ với Aung San Suu Kyi và NLD. Tổng thống Thein Sein đã chủ động cải thiện quan hệ với Aung San Suu Kyi/NLD, cùng gác lại những bất đồng vì lợi ích quốc gia. Tổng thống Thein Sein đã mở đường để Aung San Suu Kyi và NLD có thể tham gia hợp pháp vào hệ thống chính trị mới như sửa đổi Luật đăng ký đảng phái năm 2010, thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp năm 2008. - Thả tù nhân chính trị. Đến cuối năm 2013, Tổng thống Thein Sein thả tất cả các tù chính trị với mục tiêu hòa hợp dân tộc. - Khởi động tiến trình hòa bình. Tổng thống Thein Sein đã mời các nhóm vũ trang đàm phán hòa bình, thành lập các thể chế liên quan đến tiến trình hòa bình như Ủy ban trung ương hòa bình liên bang (UPCC) và Ủy ban công tác hòa bình liên bang (UPWC). Chính phủ tiến trình đàm phán hai cấp song phương và đa phương với các nhóm vũ trang. Chính phủ và tám nhóm vũ trang đã ký Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc (NCA), đặt cơ sở cho cơ chế đối thoại chính trị, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, hướng tới xây dựng thể chế liên bang thực sự. 3.3.2.2. Trên lĩnh vực đối ngoại Thứ nhất, tái cân bằng quan hệ với các nước lớn - Chủ động cải thiện quan hệ với Mỹ, EU, Nhật Bản Cải thiện quan hệ với Mỹ là điểm mấu chốt để Myanmar khai thông quan hệ quốc tế. Chính phủ Thein Sein đã nỗ lực cải cách dân chủ nhằm đáp ứng các điều kiện bình thường hóa của Mỹ và thuyết phục Mỹ tin tưởng vào những cải cách của Myanmar. Tổng thống Thein Sein chủ động tiếp cận với các nước EU qua các chuyến thăm chính thức, cam kết cải cách dân chủ, thúc đẩy hòa bình, hòa hợp dân tộc. Cải thiện quan hệ với Nhật Bản để tìm kiếm sự hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội của Myanmar.
  20. 18 - Điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc theo hướng độc lập hơn. Myanmar tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống với Trung Quốc, hai bên đã thiết lập Quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện. Myanmar không nhượng bộ Trung Quốc trong những vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của Myanmar như quyết định đình chỉ một số dự án của Trung Quốc do ảnh hưởng đến môi trường hoặc chậm tiến độ như đập thủy điện Myitsone. - Củng cố quan hệ truyền thống với Ấn Độ, Nga. Myanmar và Ấn Độ tái khẳng định cam kết mở rộng quan hệ nhiều mặt, ký một số thỏa thuận hợp tác xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt, các trung tâm nghiên cứu, phát triển giáo dục, công nghệ thông tin, dịch vụ hàng không… Hợp tác giữa Myanmar và Nga chủ yếu trên lĩnh vực quân sự, năng lượng và giáo dục, đào tạo. Thứ hai, thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng và khu vực. Myanmar xác định phải gắn kết với không gian phát triển châu Á. Tổng thống Thein Sein đã đến thăm nhiều nước trong khu vực nhằm củng cố quan hệ với các nước, tạo dựng môi trường xung quanh thuận lợi cho phát triển. Thứ ba, tăng cường hội nhập khu vực. Chính phủ Thein Sein chú trọng hơn cơ chế đa phương trong khi vẫn duy trì cơ chế song phương, trong đó, ASEAN được coi là tổ chức kết nối Myanmar với cộng đồng quốc tế. Myanmar chủ động, tích cực thể hiện vai trò của mình trong ASEAN, đảm nhận thành công vai trò chủ tịch ASEAN năm 2014. 3.3.2.3. Trên lĩnh vực kinh tế Thứ nhất, cải cách khu vực tài chính-ngân hàng. Thống nhất tỷ giá hối đoái, thả nổi có kiểm soát đồng kyat, ban hành Luật Ngân hàng trung ương mới, trao quyền tự chủ cho Ngân hàng trung ương, tách Ngân hàng trung ương khỏi Bộ Tài chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2