intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

110
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tổng quan lí luận và thực tiễn về các hình thức TCLTCN, mục tiêu chủ yếu của luận án là nghiên cứu đặc điểm phát triển và phân bố của các hình thức TCLTCN đến năm 2012 và đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện sự phát triển và phân bố của các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI  ­­­­­˜˜˜­­­­­ NGUYỄN THỊ THỊNH  NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC  LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 62.31.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ
  2. 2 HÀ NỘI ­ NĂM 2015
  3. 3                                     Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học:  GS.TS. Lê Thông                 PGS.TS. Hoàng Phúc Lâm        Phản biện 1:  GS TS. Trương Quang Hải                                Viện Việt Nam học và KHPT ­ Trường ĐHQG Hà Nội. Phản biện 2:  PGS.TS. Trần Viết Khanh                               Trường Đại học Thái Nguyên. Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Văn Chức                               Học viện Chính trị HCQG Hồ Chí Minh. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Vào hồi:    giờ, ngày     tháng     năm 2015 Có thể tìm đọc luận án tại: 
  4. 4 ­ Thư viện Quốc gia ­ Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  5. 5              DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐàCÔNG BỐ  1. Các đề tài nghiên cứu khoa học   1. Nguyễn Thị  Thịnh (2010), Nghiên cứu cơ  sở  lí luận, cơ  sở  thực tiễn của các   hình thức TCLTCN cấp tỉnh và hướng vận dụng vào nghiên cứu lãnh thổ  tỉnh   Phú Thọ. Chủ nhiệm đề tài. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 2. Cao Văn, Nguyễn Thị Thịnh và nnk (2010), Dự báo nhu cầu lao động phân theo   cơ  cấu các ngành kinh tế  chủ  yếu của tỉnh Phú Thọ  giai đoạn 2010 ­ 2015 và   định hướng đến năm 2020. Phó chủ  nhiệm đề  tài. Đề  tài nghiên cứu khoa học  cấp tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ.    3. Nguyễn Thị Thịnh (2011), Nghiên cứu các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Phú   Thọ. Chủ nhiệm đề tài. Trường Đại học Hùng Vương. Phú Thọ.   2. Các bài báo 1. Nguyễn Thị Thịnh (2009), Khai thác lợi thế về lãnh thổ để phát triển KCN Thụy   Vân, kinh nghiệm quý trong phát triển công nghiệp  ở  tỉnh Phú Thọ.   Tạp chí  Ngày nay, Cơ  quan Ngôn luận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam. Số  tháng 6 năm 2009, trang 30­39. Hà Nội. 2. Nguyễn Thị  Thịnh, Trần Minh Hiên (2009), Nghiên cứu tổ  chức sản xuất công   nghiệp huyện Hạ  Hòa tỉnh Phú Thọ  theo ngành và lãnh thổ. Tạp chí KHCN  trường Đại học Hùng Vương, số 12, trang 50­55. Phú Thọ. 3. Nguyễn Thị  Thịnh (2011),  Nghiên cứu TCLTCN tỉnh Phú Thọ. Tạp chí KHCN  trường Đại học Hùng Vương, số 18, trang 13­18. Phú Thọ.   4. Nguyễn Thị  Thịnh (2011), Tiếp cận quan niệm về  CCN trong nghiên cứu hình   thức CCN cấp tỉnh. Tạp chí KHCN trường Đại học Hùng Vương, số  18, trang  19­22. Phú Thọ. 5. Nguyễn Thị Thịnh (2011), Hiện trạng phát triển và phân bố các KCN tập trung   trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tạp chí KHCN trường Đại học Hùng Vương, số 18,  trang 45­48. Phú Thọ. 6. Nguyễn Thị Thịnh (2014), Một số vấn đề về sự phát triển và phân bố các điểm   công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, Kỷ yếu Hội nghị khoa học trẻ trường Đại học Sư  phạm Hà Nội 2 (tóm tắt các báo cáo), trang 68. Vĩnh Phúc.
  6. 6 7. Nguyễn Thị  Thịnh (2014),  Nghiên cứu sự  phát triển và phân bố  CCN  ở  tỉnh Phú   Thọ,  Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, số 10/2014, trang 162­167. Hà  Nội.
  7. 1                                                             MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan tr ọng c ủa xã hội. Trong  tiến trình CNH, HĐH, TCLTCN có vai trò lớn đối với sự phát triển công nghiệp  nói riêng và việc sử  dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực phát triển của lãnh thổ  nói chung. Các hình thức TCLTCN được phát triển và phân bố hợp lí sẽ tạo nên   không gian công nghiệp hợp lí. Tỉnh Phú Thọ  có  lịch sử  phát triển  công nghiệp khá lâu  đời,  ngành công  nghiệp đã phát triển  ở  một mức độ  nhất định. Năm 2012, giá trị  sản xuất công  nghiệp đạt 9087,9 tỉ đồng, chiếm 33% GDP của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh, có nhiều  hình thức TCLTCN đã và đang hình thành, bao gồm  điểm công nghiệp, CCN,   KCN và trung tâm công nghiệp. Tuy nhiên, trong các hình thức TCLTCN  ở  tỉnh   Phú Thọ  còn nhiều vấn đề  còn tồn tại như  số  lượng, chất lượng và sự  phân bố  chênh lệch trong không gian lãnh thổ.   Đối với ngành công nghiệp của Phú Thọ,  phát triển công nghiệp phải tiến hành cả ở khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ.   Trong đó, về  mặt lãnh thổ, cần nghiên cứu các hình thức TCLTCN, tìm ra những  ưu điểm và hạn chế trong việc phát triển và phân bố các hình thức TCLTCN và đề  xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện các hình thức TCLTCN, thực hiện mục  tiêu CNH, HĐH của tỉnh. Vì vậy, thực hiện đề  tài luận án “Nghiên cứu các hình   thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ” là cần thiết. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nước ngoài TCLTCN cùng với các hình thức của nó đã được nghiên cứu  ở  các góc độ  khác nhau. Lịch sử nghiên cứu các hình thức TCLTCN có thể đề cập đến các công  trình nghiên cứu của Alfred Weber (1909) về định vị công nghiệp; Alfred Marshall  (1920) về  quận công nghiệp, Walter Isard (1960) về  thể  tổng hợp công nghiệp,   Allen Scott (1988) về "không gian công nghiệp mới”, Markusen (1996) nghiên cứu  về CCN. Gần đây, báo cáo Hội nghị khu vực Châu Âu và Trung Á được tổ chức bởi  UNIDO đã tập hợp ý kiến của 60 đại biểu, diễn giả, đại diện cấp cao và chuyên   gia quốc tế bàn về KCN. Địa lí Liên Xô và Đông Âu trước đây với các tác giả như  X.Xlavev (1977), A.T.Khorutsov (1979), M.Ghenexki và K.Krưxter (1975) quan tâm  tới  các   hình   thức   chủ   yếu   như   điểm   công   nghiệp,   KCN,   thể   tổng   hợp   công  nghiệp…. Ở  châu Á, nghiên cứu các hình thức TCLTCN có các tác giả  tiêu biểu   như: Sonobe Tetsushi, Otsuka Keijiro (2006), Motebennur, Talavar và Uppar (2013)  nghiên cứu về KCN. 2.2. Trong nước Từ những năm 90, đã có các đề tài nghiên cứu đến TCLTCN và các hình thức   TCLTCN như: Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam – đề tài đặc  biệt cấp Nhà nước năm 1994. Các hình thức TCLTCN đã được nhiều nhà khoa học  quan tâm, như  GS.Lê Bá Thảo (1996), GS.Lê Thông (2000); PGS Ngô Thắng Lợi  (2012)…Nhiều hội thảo đã đề  cập đến các hình thức TCLTCN như: “Tổ  chức   lãnh thổ  kinh tế  ­ xã hội Việt Nam, nghệ  thuật để  đảm bảo đất nước phát triển  
  8. 2 thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế” (2007), “Hai mươi năm xây dựng và  phát triển KCN, KCX, KKT  ở  Việt Nam (1991 ­ 2011)”…Ở  tỉnh Phú Thọ, thực   tiễn phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ hiện nay cho thấy còn nhiều vấn đề  cần nghiên cứu trong bức tranh công nghiệp theo không gian lãnh thổ. 3. Mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 3.1. Mục tiêu   Trên cơ sở tổng quan lí luận và thực tiễn về các hình thức TCLTCN, mục tiêu   chủ  yếu của luận án là nghiên cứu đặc điểm phát triển và phân bố  của các hình   thức TCLTCN đến năm 2012 và đề  xuất các giải pháp chủ  yếu góp phần hoàn  thiện sự phát triển và phân bố của các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ đến năm  2020. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về các hình thức TCLTCN. Từ  thực   tiễn   của   địa   bàn   nghiên   cứu,   xây   dựng   các   chỉ   tiêu   đánh   giá   hình   thức  TCLTCN tiêu biểu; Phân tích các nhân tố   ảnh hưởng tới các hình thức TCLTCN  trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Đánh giá thực trạng phát triển và phân bố các hình thức  TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ theo các tiêu chí đã lựa chọn đến năm 2012; Đề xuất các   giải pháp hoàn thiện các hình thức TCLTCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ  đến năm   2020. 3.3. Giới hạn nghiên cứu Về nội dung: dưới góc độ địa lí học, đề tài nghiên cứu các hình thức TCLTCN   ở  tỉnh Phú Thọ  gồm điểm công nghiệp, CCN, KCN tập trung, trung tâm công  nghiệp, trong đó đi sâu nghiên cứu trung tâm công nghiệp Việt Trì; Về  thời gian:   sử  dụng chuỗi số liệu chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2012, định hướng đến năm  2020; Về không gian lãnh thổ: đề tài nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ  là tỉnh Phú  Thọ, có chú ý liên hệ với một số tỉnh lân cận và vùng TDMNPB. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu  4.1.1. Quan điểm hệ thống Các hình thức TCLTCN tỉnh Phú Thọ đặt trong mối quan hệ với các hình thức   TCLTCN  ở  vùng TDMNBB, các hình thức TCLTCN của cả  nước và trong mối   quan hệ  với tổ  chức lãnh thổ  ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ. Trong hệ  thống   đó, các hình thức TCLTCN của tỉnh Phú Thọ được hình thành và phát triển.  4.1.2. Quan điểm lãnh thổ  Các hình thức TCLTCN của tỉnh Phú Thọ  cần được xem xét thấu đáo trong   phạm vi lãnh thổ  tỉnh Phú Thọ, với sự   ảnh hưởng riêng biệt của các nhân tố  tự  nhiên và nhân tố kinh tế ­ xã hội cụ thể.  4.1.3. Quan điểm lịch sử ­ viễn cảnh Trong nghiên cứu đề tài này, quan điểm lịch sử ­ viễn cảnh được sử dụng để  tìm hiểu và nhận định những biến đổi của các hình thức TCLTCN của tỉnh Phú  Thọ theo thời gian đã diễn ra, đang diễn ra.   4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
  9. 3 Công nghiệp của tỉnh Phú Thọ càng phát triển thì sự  tác động vào thiên nhiên   càng nhiều. Vì thế, việc xem xét sự phát triển và phân bố  các hình thức TCLTCN  của tỉnh Phú Thọ  cần chú  ý tránh các tác động tiêu cực đến hệ  sinh thái  ở  xung  quanh không gian tồn tại của các hình thức đó, giảm thiểu ô nhiễm và tránh làm   tổn hại đến môi trường. 4.1.5. Quan điểm thị trường Nghiên cứu các hình thức TCLTCN dựa trên quan điểm thị trường là yêu cầu   tất yếu. Quan điểm thị trường vận dụng trong nghiên cứu các hình thức TCLTCN   xác định rõ sự phát triển và phân bố các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ hướng  thị trường và không xa rời thị trường. Thị trường là nơi đánh giá cuối cùng đối với   hoạt động của các ngành công nghiệp nói riêng, và cũng là nơi đánh giá đối với   hoạt động của các hình thức TCLTCN  nói chung.  4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu Phương pháp thu thập tài liệu, số  liệu được tiến hành theo những bước:   chuẩn bị, thu thập tài liệu; xử lí, phân tích và tổng hợp tài liệu. Các loại tài liệu,   số  liệu   đượ c  thu  thập  từ  các   cơ   quan  trong  tỉnh,  ngoài  tỉnh  và  các   Bộ,  ban,   ngành.  4.2.2. Phương pháp thực địa, điều tra kết hợp với phương pháp chuyên   gia Nghiên cứu thực địa được tiến hành để  có thể  thu thập số  liệu, hình  ảnh  cũng như  rút ra những kết luận từ  việc quan sát thực tiễn của các hình thức   TCLTCN  ở tỉnh Phú Thọ. Phương pháp khảo sát, điều tra ý kiến của người dân  và lao động của tỉnh và  ở  TP.Việt Trì được sử  dụng kết hợp với phương pháp  chuyên gia.  4.2.3. Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá tổng hợp Kết  quả  nghiên cứu  đề  tài  này dựa trên việc phân tích các nhân tố   ảnh  hưởng đến các hình thức TCLTCN, đánh giá thực trạng phát triển và phân bố  của các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ. 4.2.4. Phương pháp thống kê   Phương  pháp  thống  kê toán  học  được  sử  dụng  để  trước   hết, thực   hiện   những phép tính toán số  học đơn giản khi xử lí các số  liệu thu thập đượ c trong   thực hiện đề tài, được trợ giúp bởi các phần mềm Excel.  4.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí  Sử  dụng bản đồ  và hệ  thống thông tin địa lí để  phân tích sự  phát triển và   phân bố  của các hình thức TCLTCN, đồng thời, các kết quả  nghiên cứu đề  tài   cũng đượ c thể hiện trên 7 bản đồ.  5. Những đóng góp mới của luận án Bổ  sung và làm sáng tỏ  được cơ  sở  lí luận và thực tiễn về  các hình thức  TCLTCN  ở  cấp tỉnh trên cơ  sở  tổng quan các nghiên cứu đã có theo hướng này  để  vận dụng vào tỉnh Phú Thọ. Phân tích được các nhân tố   ảnh hưởng đến sự  hình thành và phát  triển các  hình thức  TCLTCN   ở  tỉnh Phú  Thọ  với  các thế 
  10. 4 mạnh và hạn chế  cụ  thể. Đánh giá được thực trạng các hình thức TCLTCN  ở  tỉnh Phú Thọ. Đưa ra được định hướng và đề  xuất đượ c các giải pháp chủ  yếu   nhằm góp phần hoàn thiện các hình thức TCLTCN  ở  địa bàn nghiên cứu trong   tương lai.  6. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở  đầu, kết luận, phụ  lục, nội dung chính của luận án chia  thành   các   chương:  Chươ ng   1­  Cơ   sở   lí   luận   và   thực   tiễn   về   các   hình   thức  TCLTCN; Chương 2 ­Những nhân tố   ảnh hưởng đến các hình thức TCLTCN  ở  tỉnh Phú Thọ;  Chươ ng 3­Thực trạng các hình thức TCLTCN  ở  tỉnh Phú Thọ;  Chươ ng   4­  Định   hướng   và   giải   pháp   phát   triển   và   phân   bố   các   hình   thức  TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC HÌNH  THỨC  TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lí luận   1.1.1. Các lí thuyết có liên quan 1.1.1.1. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.  Việc hình thành chuyên môn hóa sản xuất của từng vùng là kết quả  của một   quá trình kinh tế  ­ xã hội. Quá trình này được gọi là phân công lao động theo lãnh  thổ. Trong quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, chức năng của các địa  phương, các điểm, các xí nghiệp khác nhau được phân hóa ra.   1.1.1.2. Tổ chức lãnh thổ   Tổ  chức lãnh thổ  (hay tổ  chức không gian) đã nhận được sự  quan tâm của   nhiều nhà khoa học,  ở  nước ngoài như  Morrill (1970); Jean Paul De Gaudemar   (1992); trong nước có GS. Lê Bá Thảo và nhiều nhà khoa học khác. Tổ  chức lãnh  thổ được xem như nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách và có hiệu quả.  1.1.1.3. Lí thuyết định vị công nghiệp Lý thuyết định vị công nghiệp do Alfred Weber công bố vào năm 1909. Weber  đã tính đến một số yếu tố không gian trong việc tìm kiếm các địa điểm tối ưu và  chi  phí tối thiểu cho các nhà máy, trong đó, vị trí là một yếu tố rất quan trọng.  1.1.1.4. Lí thuyết Địa kinh tế mới Paul Krugman (1991) đề  xuất lí thuyết “Địa kinh tế  mới”, với quan điểm về  sự  lựa chọn địa điểm của lao động và các công ty kinh doanh, trong đó cốt lõi là  hiệu quả kinh tế của quy mô lớn. Ông lập luận rằng đặc trưng của quá trình sản   xuất công nghiệp là lợi suất tăng theo quy mô. Quy mô càng lớn, hiệu quả  sản  xuất càng cao.    1.1.2. Các khái niệm   1.1.2.1. Tổ chức lãnh thổ kinh tế ­ xã hội  Từ quan điểm của nhiều nhà địa lí cho thấy tổ chức lãnh thổ kinh tế ­ xã hội  là sự  “sắp xếp” và “phối hợp” các đối tượng trong mối liên hệ  liên ngành, liên  vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự  nhiên, lao động, vị  trí địa lí   kinh tế, chính trị  và cơ  sở  vật chất kĩ thuật đã và sẽ  được tạo dựng để  đem lại  hiệu quả kinh tế ­ xã hội cao.  
  11. 5 1.1.2.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Ở  nước ta, TCLTCN là hệ  thống các mối liên kết không gian của các ngành  và các kết hợp sản xuất lãnh thổ  trên cơ  sở  sử  dụng hợp lí nhất các nguồn tài   nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động nhằm đạt được hiệu quả  cao nhất về  các  mặt kinh tế, xã hội, môi trường.   1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1.1.3.1. Trên thế giới Các hình thức TCLTCN phong phú và đa dạng, một số hình thức chủ yếu gồm   các hình thức: quận công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Trong đó,  hình thức quận công nghiệp ra đời sớm, hình thức CCN được phát triển trên cơ sở  quận công nghiệp, KCN ra đời muộn hơn nhưng phổ  biến  ở  nhiều nước khác  nhau.  1.1.3.2. Các hình thức TCLTCN ở Việt Nam  a. Điểm công nghiệp  là một lãnh thổ  quy mô nhỏ  hơn CCN, có một cơ  sản   xuất công nghiệp với một hoặc hai xí nghiệp công nghiệp hoạt động đơn lẻ  với  kết cấu hạ  tầng riêng, không có mối liên hệ  kỹ  thuật với các xí nghiệp  ở  xung   quanh.   b. Cụm công nghiệp  được xác định là khu vực tập trung các cơ  sở  sản xuất  công nghiệp; không có dân cư  sinh sống; có quy mô nhỏ  hơn KCN và do các cơ  quan quản lí có thẩm quyền quyết định thành lập.  c. Khu công nghiệp tập trung: là một khu vực có ranh giới xác định với những  thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế để thu hút đầu tư, hoạt động với cơ  cấu hợp lí giữa các DN công nghiệp và dịch vụ  có liên quan thuộc nhiều thành  phần kinh tế  nhằm đạt hiệu quả cao của từng DN nói riêng và tổng thể  cả  KCN  nói chung. d. Trung tâm công nghiệp: Ở Việt Nam, hình thức này gắn với các đô thị vừa  và lớn. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể  bao gồm một số  hình thức TCLTCN.   Mỗi   trung   tâm   có   một   (hoặc   một  số)   ngành   công   nghiệp  là   hạt  nhân.   Hướng   chuyên môn hóa của trung tâm thường do các ngành (xí nghiệp) được hình thành  dựa trên những lợi thế so sánh (về vị trí, nguồn lực, lao động…) quyết định. e. Vùng công nghiệp: bao gồm một số khu vực tương đối rộng lớn trên phạm  vi nhiều tỉnh có điều kiện thuận lợi về  vị trí địa lí, hạ  tầng, nhân lực, kinh tế, xã  hội... 1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng tới các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp  1.1.4.1.   Vị   trí   địa   lí   và   phạm   vi   lãnh   thổ:  ảnh   hưởng   đến   các   hình   thức  TCLTCN được biểu hiện theo hai hướng: thúc đẩy (ảnh hưởng tích cực) và cản  trở  tiến trình phát triển hoặc tạo ra những nhân tố  không bền vững trong sự  phát  triển các hình thức TCLTCN (ảnh hưởng tiêu cực). 1.1.4.2. Nhân tố kinh tế ­ xã hội a. Dân cư, lao động: Dân cư, lao động có vai trò to lớn đối với các hình thức   TCLTCN. Trước hết, quy mô và cơ  cấu dân số  tạo thành thị  trường tiêu thụ  các  sản phẩm công nghiệp, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các DN trong các hình 
  12. 6 thức TCLTCN. Đồng thời, tập quán sản xuất, trình độ dân trí, quy mô lao động và   chất lượng nguồn lao  động là nhân tố  quan trọng  để  phát triển các hình thức  TCLTCN.  b. Khoa học công nghệ: Tiến bộ KHCN làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi   hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp mới đáp ứng nhu cầu, qua đó mở ra triển  vọng phát triển của các hình thức TCLTCN mới.  c. Cơ sở hạ tầng và cơ  sở  vật chất kĩ thuật: có thể là tiền đề thuận lợi hoặc  cản trở  sự  phát triển và phân bố  các hình thức TCLTCN. Thông thường, sự  phát  triển hệ  thống kết cấu hạ  tầng phải đi trước, tạo điều kiện hình thành các hình  thức TCLTCN.  d. Môi trường thể chế và chính sách: Môi trường thể chế là tổng hợp những   yếu tố và điều kiện về  thể  chế  có tác động đến hoạt động đầu tư  và kinh doanh   công nghiệp. Sự tác động của môi trường thể chế đến quá trình hình thành và phát  triển các hình thức TCLTCN biểu hiện  ở một số  nội dung như: nhà nước hoạch   định chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp và các hình thức TCLTCN   nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế ­ xã hội nhất định.  e. Mạng lưới đô thị luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sự  ra đời và phát triển  của một số hình thức TCLTCN. Các trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị thường  hội tụ những thế mạnh về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động với chất lượng cao và  thị trường tiêu thụ với sức mua lớn...   g. Thị  trường và vốn đầu tư.  Vốn đầu tư  phải đi trước một bước để  xây  dựng cơ sở hạ tầng, tạo mặt bằng sạch trước khi thu hút đầu tư của các DN. Điều  này đặc biệt quan trọng đối với các hình thức TCLTCN có mức độ  tập trung công  nghiệp cao CCN, KCN. Bối cảnh phát triển trong nước, khu vực và thế  giới với   những đặc điểm về chính trị, xã hội biến động có thể tác động tích cực hoặc cản  trở sự phát triển của các hình thức TCLTCN.   h. Các nhân tố kinh tế ­ xã hội khác: gồm nhiều các nhân tố như sự phát triển  kinh tế, làng nghề, hệ  thống ngân hàng và các tổ  chức tính dụng…hỗ  trợ  cho các  hình thức TCLTCN. 1.1.4.3. Nhân tố tự nhiên Địa hình và đất đai là cơ  sở  để  bố  trí, xây dựng các hình thức TCLTCN. Số  lượng, chất lượng và sự kết hợp các loại khoáng sản theo lãnh thổ sẽ chi phối quy   mô và công nghệ trong các hình thức TCLTCN. Mức độ thuận lợi hay khó khăn về  nguồn cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các hình thức  TCLTCN. Khí hậu làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù, đây  là cơ sở để xây dựng và phát triển các điểm công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy  sản... 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá  1.1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá Do phạm vi nghiên cứu cấp tỉnh, đề  tài tập trung đánh giá trung tâm công   nghiệp với các nhóm chỉ tiêu về vốn đầu tư, lao động và cơ  sở  vật chất kỹ thuật  và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.   1.1.5.2. Cho điểm và xếp hạng  
  13. 7 Các chỉ  tiêu có ý nghĩa quan trọng hơn cả, có trọng số  là 3, bao gồm các chỉ  tiêu: tổng vốn đầu tư, GTSX công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, tổng GTXK và  đóng góp cho ngân sách nhà nước. Các chỉ tiêu về tổng số lao động, tài sản cố định   có trọng số là 2. Các chỉ tiêu thuộc nhóm số liệu còn lại đều có trọng số là 1.  1.2. Cơ sở thực tiễn     1.2.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam 1.2.1.1. Khái quát về ngành công nghiệp  Công nghiệp Việt Nam có sự chuyển biến cả về cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ  và cơ cấu thành phần kinh tế trong giai đoạn từ 2000 ­ 2012. Sản xuất công nghiệp  giai đoạn 2000 ­ 2012 phát triển nhanh, GTSX trung bình năm đạt 14,9%/năm. Năm  2012, GTSX công nghiệp của Việt Nam đạt 46277,3 nghìn tỉ đồng. 1.2.1.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam   Các hình thức TCLTCN ngày càng phát triển đa dạng. Điểm công nghiệp là hình  thức TCLTCN được hình thành sớm ở Việt Nam, chủ yếu có quy mô nhỏ, như điểm   công nghiệp chế  biến cà phê (Tây Nguyên)... Đến năm 2012, có 878 CCN với tổng  diện tích đất là 32481 ha. CCN ngày càng có vai trò lớn đối với phát triển công nghiệp   nước ta, đặc biệt là công nghiệp nông thôn. Hình thức KCN tập trung phát triển mạnh   ở  Việt Nam khoảng hơn 15 năm trở  lại đây. Các KCN tập trung  ở  2 vùng kinh tế  trọng điểm phía Bắc và phía Nam, đặc biệt  ở  các tỉnh, thành phố  như: Đồng Nai,  TP.Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội...Nước ta cũng đã hình thành các trung tâm công nghiệp.  Các trung tâm công nghiệp lớn, có vai trò đầu tàu trong quá trình CNH là: TP.Hồ Chí   Minh (24,1% GTSX công nghiệp cả nước), TP.Hà Nội (9,0 %), TP.Vũng Tàu (7,7%) …Việt Nam hiện có 6 vùng công nghiệp. Vùng Đông Nam bộ  và đồng bằng sông   Hồng chiếm hơn 70% GTSX công nghiệp cả nước.   1.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp vùng Trung du và miền   núi phía Bắc 1.2.2.1. Công nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc GTSX công nghiệp của vùng tăng liên tục từ năm 2000 lên 13,39 nghìn tỉ đồng  năm 2012, chiếm 2,89% GTSX công nghiệp của cả  nước. Ngành công nghiệp chế  biến chiếm tỉ  trọng lớn nhất 61,1%, công nghiệp nhà nước vẫn chiếm vai trò chủ  đạo (56,6%).   1.2.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp a. Điểm công nghiệp. Vùng có nhiều điểm công nghiệp khai khoáng phân bố rải  rác ở miền núi, thông thường là có quy mô trung bình và nhỏ, chẳng hạn điểm công  nghiệp apatit Lào Cai, thiếc ở Tĩnh Túc…  b. Cụm công nghiệp: so với cả  nước, TDMNPB có số  lượng CCN chỉ  chiếm   khoảng 15%. Đến tháng 6/2013, trên địa bàn các tỉnh TDMNPB đã có 75 CCN hoạt  động, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình 51%.   c. Khu công nghiệp: Với tỷ trọng diện tích KCN đạt 6,6% (năm 2012), TDMNPB  là một trong 2 vùng có tỉ trọng diện tích KCN thấp nhất cả nước. Vùng có các KCN   điển hình như: Đình Trám, Quang Châu (Bắc Giang), Sông Công 1 (Thái Nguyên) và  Thanh Bình (Bắc Kạn), Thụy Vân (Phú Thọ)....  
  14. 8 d. Trung tâm công nghiệp: Vùng TDMNPB đã có một số trung tâm công nghiệp  như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình… Tuy nhiên, so với cả nước, các trung tâm   công nghiệp của vùng đa số có quy mô và giá trị nhỏ vừa và nhỏ.  Tiểu kết chương 1 Có một số lí thuyết liên quan đến lãnh thổ và TCLTCN (phân công lao động xã  hội theo lãnh thổ, tổ chức lãnh thổ, lí thuyết định vị công nghiệp, lí thuyết địa kinh tế  mới). Ở lãnh thổ cấp tỉnh, các hình thức TCLTCN theo thứ tự cấp phân vị từ nhỏ tới   lớn chủ yếu bao gồm điểm công nghiệp, CCN, KCN tập trung (gọi tắt là KCN), trung   tâm công nghiệp. Cơ sở thực tiễn của các hình thức TCLTCN được đề cập đến theo   không gian cả  nước và vùng TDMNPB. Trên bình diện cả  nước,  các hình thức   TCLTCN có nhiều thay đổi cùng với sự  chuyển biến. Đối với vùng TDMNPB, các  hình thức TCLTCN cũng đang có sự  thay đổi mạnh mẽ. Các chỉ tiêu đánh giá được   xây dựng cho trung tâm công nghiệp nhằm góp phần đánh giá hiện trạng các hình  thức TCLTCN tỉnh Phú Thọ. CHƯƠNG 2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC HÌNH THỨC  TỔ CHỨC LÃNH THỔ Ở TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Phú Thọ  là tỉnh thuộc vùng MNTDPB, có 13 huyện, thành, thị  với 273 xã,  phường. TP.Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế­ xã hội của tỉnh. Tỉnh Phú Thọ  là nơi trung chuyển, kết nối giữa nhiều tỉnh trong vùng TDMNPB với đồng bằng  sông Hồng. Cùng với một số thuận lợi về tự nhiên, tỉnh có điều kiện để xây dựng  và phát triển các hình thức TCLTCN như điểm công nghiệp, CCN…  2.2. Nhân tố kinh tế ­ xã hội   2.2.1. Dân cư, lao động 2.2.1.1. Dân cư Dân cư tỉnh Phú Thọ với số dân khá đông (1340,8 nghìn người năm 2012) cùng  với truyền thống sản xuất, kinh nghiệm, tạo thị trường tiêu thụ  nội tỉnh rộng rãi   và sự tin tưởng, yên tâm cho các DN đầu tư tại tỉnh, là động lực thúc đẩy sự ra đời   của các điểm, cụm và KCN.  2.2.1.2. Lao động  Tỉnh Phú Thọ  có nguồn lao động đông và tăng nhanh, từ  727,5 nghìn người  (năm 2000) lên 864,4 nghìn người (năm 2012).  Trình độ  nguồn nhân lực và số  người tham gia học nghề  được cải thiện, là nhân tố  cần thiết để  phát triển các   hình thức điểm công nghiệp và CCN trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, chất lượng lao   động công nghiệp của tỉnh chưa cao, chưa đáp  ứng nhu cầu lao động phát triển  công nghiệp.   2.2.2. Khoa học công nghệ Nhiều DN đã tiến hành đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản  xuất, đặc biệt là các công nghệ  và thiết bị  nhập từ  nước ngoài nhằm đổi mới,  HĐH sản xuất, tạo sức phát triển mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp, kích thích   xây dựng và phát triển các hình thức TCLTCN.
  15. 9 2.2.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 2.2.3.1. Cơ  sở  hạ  tầng.  Mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh đã được cải  thiện cả   ở  hệ  thống đường bộ, đường sắt và đường thủy. Trong đó giao thông  đường bộ được cải thiện rõ nét. Hệ thống hạ tầng cấp điện, mạng lưới bưu chính  viễn thông đảm bảo các điều kiện cơ bản để xây dựng và phát triển các hình thức  TCLTCN. 2.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật a. Cơ sở công nghiệp. Cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Phú Thọ tăng theo  thời gian. Trong đó, cơ sở  sản xuất công nghiệp khu vực có vốn ĐTNN ít và tăng  chậm. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp năm 2000 của tỉnh Phú Thọ là 15535   cơ sở, trong đó có 6 cơ sở có vốn ĐTNN; đến năm 2012, số lượng cơ sở sản xuất   công nghiệp tăng lên đạt 20839 cơ sở, tăng 5304 cơ sở so với 2000. b. Hệ  thống cơ  sở  đào tạo nghề  công nghiệp.  Phú Thọ  có 44 cơ  sở  đào tạo  nghề, trong đó có 22 cơ  sở  dạy nghề; có 6 cơ  sở  đào tạo các nghề  phục vụ  cho   sản xuất công nghiệp. Quy mô đào tạo nghề  và số  người được đào tạo của riêng  các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng lên hàng năm (22625 người năm 2012)  đáp ứng nhu cầu lao động cho các cơ sở công nghiệp trong các hình thức TCLTCN.  2.2.4. Môi trường thể chế và chính sách   Môi trường đầu tư  của tỉnh Phú Thọ  ngày càng thông thoáng hơn, thông qua  các cơ chế “một cửa liên thông”, cải thiện và nâng cao năng lực của hải quan theo   hướng nhanh chóng, thuận tiện, thực hiện định kỳ  đối thoại với DN để  có những  hỗ  trợ  cần thiết. Nhờ  có các chính sách phù hợp và kịp thời, tỉnh Phú Thọ  đã thu  hút vốn đầu tư, xây dựng thêm được nhiều các điểm công nghiệp, CCN, KCN   mới.   2.2.5. Mạng lưới đô thị Tỉnh Phú Thọ có TP.Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, TX.Phú Thọ là đô   thị loại III, mỗi huyện có ít nhất một thị trấn và nhiều xã đã hình thành các thị tứ.   Các trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị của tỉnh là nơi hội tụ các thế mạnh về  kết cấu hạ tầng, nguồn lao động trình độ tay nghề cao và thị trường tiêu thụ đông   dân với thị  hiếu đa dạng, góp phần hình thành và phát triển của các hình thức   TCLTCN.  2.2.6. Vốn đầu tư 2.2.6.1. Vốn trong nước  Tính đến năm 2012, tổng số  vốn đầu tư  của tỉnh Phú Thọ  đạt 12482,0 tỷ  đồng, tăng so với năm 2000 (1124,6 tỷ đồng) và năm 2010 (10728,5 tỷ đồng). 2.2.6.2. Vốn đầu tư nước ngoài  Số  lượng dự  án và vốn đầu tư  của các dự  án đầu tư  trực tiếp nước ngoài ở  tỉnh Phú Thọ năm 2012 là 89 dự án, với 65 dự án đang hoạt động. Ở tỉnh Phú Thọ,  vốn ĐTNN tập trung ở Việt Trì. 2.2.7. Thị trường  2.2.7.1. Thị trường nội tỉnh
  16. 10 Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của tỉnh Phú Thọ có tiềm năng lớn  do có dân số đông với hơn 1,3 triệu người. 2.2.7.2. Thị trường trong nước và quốc tế a. Thị trường trong nước. Thị trường trong nước là thị  trường tiềm năng tiêu  thụ  hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy sự  phát triển các hình   thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ. Các thị trường tiềm năng lớn gồm nhiều tỉnh trong  vùng MNTDPB và vùng đồng bằng sông Hồng. b. Thị trường quốc tế. Thị trường nước ngoài đang rộng mở, là động lực thúc  đẩy sự phát triển của công nghiệp nói chung và các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú  Thọ nói riêng. Đó là sự mở rộng về thị trường xuất ­ nhập khẩu và thị trường cho   thuê cơ sở hạ tầng.  2.2.8. Nhân tố kinh tế ­ xã hội khác 2.2.8.1. Sự phát triển kinh tế  Tỉnh Phú Thọ  có tốc độ  tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2000 ­ 2012   đạt trên 10% năm. Kết quả  chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  của tỉnh như trên là một  trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến các thành tựu tăng trưởng kinh tế  khả  quan, tạo ra những tiền đề  vật chất trực tiếp tạo ra lực thu hút, hấp dẫn các  nhà đầu tư. 2.2.8.2. Làng nghề  Toàn tỉnh Phú Thọ hiện có 48 làng nghề ở 6 nhóm ngành nghề, trong đó nhóm  làng nghề  chế  biến và bảo quản nông sản có 23 làng. Hệ  thống làng nghề  cùng   với chính sách CNH, HĐH nông thôn của tỉnh Phú Thọ  là cơ  sở  đẩy mạnh xây  dựng và phát triển các hình thức TCLTCN như điểm công nghiệp và CCN ở nông  thôn. 2.2.8.3. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng  Hệ  thống cơ sở dịch vụ, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa  bàn tỉnh Phú Thọ có khả năng đáp ứng tương đối tốt các nhu cầu về vốn cho hoạt   động đầu tư sản xuất ­ kinh doanh cho các DN trong các hình thức TCLTCN.    2.3. Nhân tố tự nhiên 2.3.1. Địa hình, đất đai Địa hình tỉnh Phú Thọ  chia thành 2 tiểu vùng là: tiểu vùng miền núi, bị  chia  cắt và khó khăn trong phát triển công nghiệp;  tiểu vùng trung du ­ đồng bằng, khá   thuận lợi để bố trí các hình thức TCLTCN. Quỹ đất chưa sử dụng và quỹ đất dành  cho phát triển các hình thức TCLTCN của tỉnh Phú Thọ còn khá nhiều. 2.3.2. Khoáng sản Phú Thọ hiện có 215 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 50 mỏ  nhỏ và 143 điểm quặng. Tuy không giàu về khoáng sản nhưng các loại khoáng sản  có ý nghĩa cả  nước như cao lanh, fenspat, đá vôi...tạo ra lợi thế  để  Phú Thọ  phát  
  17. 11 triển mạnh điểm công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tài trữ  lượng khoáng sản  thấp ảnh hưởng đến quy mô các điểm công nghiệp khai khoáng ở tỉnh Phú Thọ.  2.3.3. Nguồn nước Phú Thọ  hoàn toàn có điều kiện để  đảm bảo nguồn nước cho phát triển các  hình thức TCLTCN trên địa bàn tỉnh bằng nguồn nước trên mặt và nước ngầm do  hệ thống nước mặt phong phú và hệ thống nước dưới đất trữ lượng tốt.  2.3.4. Khí hậu  Khí hậu của tỉnh phù hợp với các hoạt động sản xuất trong các hình thức  TCLTCN diễn ra liên tục quanh năm và thuận lợi. 2.3.5. Tài nguyên rừng Năm 2012 toàn tỉnh Phú Thọ  có khoảng 195618 ha đất lâm nghiệp, chiếm  55,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh, trong đó đất rừng tự  nhiên sản xuất có gần   21515 ha, đất có rừng và đất trồng rừng sản xuất là 99314ha. Trữ  lượng gỗ   ước   khoảng 3,5 triệu m3. Với tài nguyên rừng sẵn có cùng với rừng trồng, tỉnh Phú Thọ  có nhiều thuận lợi để  phát triển nhiều điểm công nghiệp chế  biến chế  lâm sản,   nguyên liệu giấy…  2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Thuận lợi Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng TDMNPB, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà  Nội và là cấu nối vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Nằm   trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng ­ Hà Nội ­ Côn Minh (Trung Quốc) có nhiều   thuận lợi cả  về  giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy. Đây là điều kiện  quan trọng để hình thành các hình thức TCLTCN như điểm, cụm, KCN. 2.4.2. Khó khăn, thách thức Với vị trí xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, tài nguyên thiên nhiên tuy  phong phú nhưng chất lượng và trữ lượng không cao, dân cư chủ yếu ở nông thôn  và miền núi, trình độ  lao động không cao, tập quán tiêu dùng khó thay đổi, sản   xuất công nghiệp chưa gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, môi  trường đầu tư chưa thực sự cải thiện, chỉ số cạnh tranh không cao… Phú Thọ còn   nhiều khó khăn trong phát triển và phân bố các hình thức TCLTCN. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2, các nhân tố kinh tế ­ xã như môi trường thể chế, chính sách,   thị trường và vốn đầu tư quyết định đến sự ra đời của các hình thức TCLTCN, các  nhân tố như dân cư, mạng lưới đô thị, lao động và các cơ sở  vật chất kỹ thuật là   điểm hấp dẫn, thu hút đầu tư vào các hình thức TCLTCN, các nhân tố thuộc về cơ  sở  hạ  tầng, KHCN vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu thu hút đầu tư  phát triển   trong các hình thức TCLTCN. Các nhân tố  thị  trường ngoại tỉnh và đầu tư  nước  ngoài tạo ra cơ hội đẩy nhanh tốc độ phát triển các hình thức TCLTCN, đặc biệt là   ở  các CCN, KCN. Các nhân tố  tự  nhiên không gây ra cản trở quá lớn đối với các   hình thức TCLTCN.
  18. 12 CHƯƠNG   3.   THỰC   TRẠNG   CÁC   HÌNH   THỨC   TỔ   CHỨC   LÃNH  THỔ                                    CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ 3.1.1. Sơ lược về công nghiệp tỉnh Phú Thọ thời kỳ 1960 ­ 1997  Năm 1962, trung tâm công nghiệp Việt Trì khánh thành. Cùng thời điểm đó,  một số  các điểm công nghiệp ra đời như  Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao,   Z121… Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn này có những bước tăng  trưởng nhất định với hàng loạt các sản phẩm quan trọng như hóa chất, phân bón,   giấy… được tiêu thụ trên khắp cả nước. Tuy nhiên, quy mô sản xuất công nghiệp   Phú Thọ trong thời kỳ này còn nhỏ bé, công nghệ sản xuất còn nhiều yếu kém, lạc   hậu. 3.1.2. Công nghiệp tỉnh Phú Thọ từ 1997 đến nay 3.1.2.1. Giai đoạn 1997 – 2000 Hình 3.1. Bản đồ Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp tỉnh Phú Thọ
  19. 13
  20. 14 Năm 1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng  của giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 14,05%/ năm. Thành phần kinh tế  nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Hàng năm ngành công nghiệp đã đóng góp 50 ­  55 % tổng thu ngân sách của tỉnh, thu hút khoảng 53 nghìn lao động. 3.1.2.2. Giai đoạn từ 2000 ­ 2012 GTSX ngành công nghiệp giai đoạn 2000 ­ 2012 ngày càng tăng, từ 4347,3 tỷ  đồng (giá thực tế  ­ năm 2000), chiếm 0,81% so với cả nước, lên 32534,7 tỷ  đồng  năm 2012, chiếm 0,75% so với cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh   Phú Thọ không ổn định do sự biến động của thị trường. Cơ cấu công nghiệp theo  ngành, theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch. Đến năm 2012, các ngành công  nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu như công nghiệp hóa chất, phân bón chiếm  18,5%, công nghiệp dệt ­ may chiếm 15,0%…Trong cơ  cấu giá trị  công nghiệp   theo thành phần kinh tế  khu vực nhà nước chiếm 28,6% cơ  cấu. Lao động công  nghiệp đông nhất trong khu vực ngoài nhà nước với 64672 người, tập trung chủ  yếu trong ngành công nghiệp chế  biến với 104,4 nghìn người, chiếm 93,9% tổng  số  lao động công nghiệp. Năng suất lao động công nghiệp của tỉnh liên tục tăng   với tốc độ tương đối nhanh. Năm 2012 đạt 292,5 triệu đồng/người.  3.2. Sự phát triển và phân bố các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp  3.2.1. Khái quát về  hình thức tổ  chức lãnh thổ  công nghiệp  ở  tỉnh Phú  Thọ    Đến trước giai đoạn 1997 ­ 2000, tỉnh Phú Thọ có trung tâm công nghiệp Việt  Trì và các điểm công nghiệp phân bố đơn lẻ ở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Hạ  Hòa, Thanh Sơn, được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Cùng với sự  phát   triển   của   ngành  công   nghiệp,  từ   năm  1997   đến  năm   2000,  các   hình   thức  TCLTCN  ở tỉnh Phú Thọ  giai đoạn này có bước chuyển biến mới, trong đó có sự  ra đời của hình thức KCN tập trung và CCN. Ngay sau khi ra đời KCN Thụy Vân,   một số CCN ra đời và thu hút được đầu tư công nghiệp như CCN Đồng Lạng.  3.2.2. Điểm công nghiệp  3.2.2.1. Quy mô và mật độ điểm công nghiệp  Năm 2012, số lượng điểm công nghiệp trên lãnh thổ tỉnh Phú Thọ có 253 điểm  công nghiệp. Các điểm công nghiệp phân bố  nhiều  ở  các huyện Đoan Hùng (39   điểm) Phù Ninh (30 điểm), Thanh Ba (37) Lâm Thao (24). Mật  độ  điểm công  nghiệp trung bình là 0,7 điểm/10km2. Các huyện có mật độ điểm công nghiệp thấp  như  Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, mật độ  điểm công nghiệp trung bình thấp   dưới mức trung bình mật độ  điểm công nghiệp của tỉnh. Đây là các huyện miền   núi của tỉnh, giao thông khó khăn, điều kiện phát triển công nghiệp không thuận   lợi.   3.2.2.2. Quy mô lao động của điểm công nghiệp   Các điểm công nghiệp có khả  năng giải quyết việc làm cho người lao động.  Tổng số lao động làm việc trong các điểm công nghiệp của tỉnh đến năm 2012 là   23499 người, chiếm 21,1% tổng số  lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2