intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp (NN) tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái (NNST). Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển NN tỉnh Quảng Ngãi theo hướng NNST. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ‫٭٭٭٭٭٭‬ ĐẶNG THỊ MAI TRÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƢỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 9.31.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ H Nội, 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Viết Thịnh PGS.TS Phạm Viết Hồng Phản biện 1: PGS.TS Dƣơng Quỳnh Phƣơng Trƣờng Đại học Sƣ Phạm - Đại học Thái Nguyên Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Trang Thanh Trƣờng Đại học Vinh Phản biện 3: T.S Đỗ Văn Thanh Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Phòng Bảo vệ luận án, Thư viện trường ĐHSP Hà Nội Vào hồi: ……giờ,……ngày…….tháng…… năm……………......... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Thư viện Khoa Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Đặng Thị Mai Trâm (2018), Khai thác tri thức bản địa phục vụ phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái trong bối cảnh liên kết vùng, Kỷ yếu hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ X, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, tr.451-457. 2. Đặng Thị Mai Trâm (2020), Phân tích các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, ISSN 2354- 0648, Số 01/2020: tr.47-53. 3. Đặng Thị Mai Trâm (2020), Các tiền đề, cơ hội và thách thức để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ISSN 2354 – 1067, Số 02/2020: tr.153-161.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề t i Nông nghiệp truyền thống ở chừng mực nhất định đã là nền nông nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, quá trình đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, theo đuổi tăng sản lượng đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường, về an toàn thực phẩm. Điều đó làm cho nền nông nghiệp thế giới đứng trước nhiều vấn đề lớn như ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, bùng phát sâu bệnh. Quảng Ngãi tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp với sự đa dạng của tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội. Ngành nông nghiệp Quảng Ngãi trong những năm qua đã có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, đóng góp khoảng 19% GRDP tỉnh Quảng Ngãi chiếm 49,2% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, nuôi sống 84,9% dân số nông thôn và cung cấp lương thực thực phẩm cho 15,1% dân số thành thị. Trong đó trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chủ yếu chiếm 58,6% và 35,7% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành kinh tế này chủ yếu dựa trên những lợi thế về tài nguyên, hiệu quả thấp; kỹ thuật canh tác chưa hợp lí, lạm dụng bón phân hóa học, sử dụng chất BVTV hóa học quá mức, bảo quản chế biến không đảm bảo đã gây ra nhiều hệ lụy phá hủy môi trường, đầu độc người tiêu dùng, và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thế hệ mai sau. Đồng thời việc phát triển ngành nông nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lượng, gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường là vấn đề cấp thiết hiện nay ở tỉnh Quảng Ngãi. Để lựa chọn ra những giải pháp cho phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi không những hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường và đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm cho xã hội. NCS cùng các thầy cô hướng dẫn đã lựa chọn hướng nghiên cứu với tên đề tài “Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái”. 2. Mục tiêu v nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lí luận nông nghiệp và nông nghiệp sinh thái, mục tiêu của đề tài là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp (NN) tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái (NNST). Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển NN tỉnh Quảng Ngãi theo hướng NNST.
  5. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu đề ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về NN và NNST - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển NN Quảng Ngãi theo hướng NNST. - Phân tích thực trạng phát triển NN theo hướng NNST và hiệu quả của các mô hình NN theo hướng NNST ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 dưới góc độ địa lý học. - Đề xuất các giải pháp phát triển NN theo hướng NNST ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 tầm nhìn 2030. 3. Giới hạn nghiên cứu 3.1. Giới hạn về không gian: Luận án nghiên cứu sự phát triển NN theo hướng NNST trên lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm 14 đơn vị hành chính. Lãnh thổ nghiên cứu được chia thành 3 tiểu vùng sinh thái: miền núi, trung du, đồng bằng và hải đảo. Các nghiên cứu trường hợp được lựa chọn ở các huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành và TP Quảng Ngãi. Đây là những địa bàn có thực hiện các mô hình NN theo hướng NNST và là điểm sáng triển khai các mô hình khuyến nông của Quảng Ngãi. 3.2. Giới hạn về thời gian Thời gian nghiên cứu từ 2010 đến 2017, đây là giai đoạn nông nghiệp Quảng Ngãi có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng NNST. Định hướng và dự báo đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 3.3. Giới hạn về nội dung Luận án nghiên cứu nông nghiệp Quảng Ngãi nói chung và những chuyển biến theo hướng nông nghiệp sinh thái ở 2 lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Luận án phân tích một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng NNST điển hình: trồng cây ăn quả xen canh các loại cây ngắn ngày; chăn nuôi bò thịt xóa đói giảm nghèo; cánh đồng lớn; sản xuất rau an toàn. 4. Quan điểm v phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm và các tiếp cận trong nghiên cứu Luận án sử dụng các quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội và các tiếp cận đặc thù liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Đó là: Quan điểm hệ thống, quan
  6. 3 điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh, quan điểm phát triển bền vững, quan điểm sinh thái học, tiếp cận thị trường và tiếp cận chính sách. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng: Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp, phương pháp thực địa, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, phương pháp bản đồ - GIS, phương pháp SWOT. 5. Ý nghĩa khoa học v thực tiễn của đề t i 5.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển NN theo hướng NNST - Xác định hệ thống các chỉ tiêu đánh giá NN theo hướng NNST vận dụng trong nghiên cứu địa lý nông nghiệp cấp tỉnh. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phân tích được tác động của các nhân tố vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế xã hội đến sự phát triển NN tỉnh Quảng Ngãi theo hướng NNST. - Làm rõ được thực trạng phát triển NN theo hướng NNST ở Quảng Ngãi, trên cơ sở nhận diện những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong chuyển đổi nông nghiệp sang hướng sinh thái hơn. - Đề xuất được hệ thống các giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng NNST ở Quảng Ngãi. 6. Cấu trúc của đề t i Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương.
  7. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trên thế giới Các công trình được đề cập đến ở đây đều có nguyên bản tiếng Anh. Nghiên cứu nông nghiệp trên khía cạnh sinh thái học Khái niệm nông nghiệp sinh thái được phát biểu đầy đủ nhất trong Thực phẩm, toàn cầu hóa và sự bền vững (2012). Thực tiễn và phương pháp canh tác NNST được phân tích trong công trình Nông nghiệp sinh thái Trung Quốc: Nguyên tắc và Ứng dụng (2007) với hướng canh tác phát triển và mở rộng NNST không chỉ ở Trung Quốc mà còn có ở các quốc gia Hoa Kỳ, Brazil. Trong nghiên cứu Hệ sinh thái nông nghiệp hiệu quả trong hệ thống sản xuất nông nghiệp cho các hộ tiểu nông: đóng góp vào chủ quyền lương thực phẩm (2011) các tác giả cho rằng muốn xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững cần phải học cách thiết kế trang trại, các hệ thống canh tác và cảnh quan dựa trên cơ sở sinh thái học. Những cuộc tranh luận về năng suất và chứng minh rằng nông nghiệp sinh thái thực sự có năng suất được làm rõ trong nghiên cứu Nông nghiệp sinh thái có năng suất? (2008). Nghiên cứu nông nghiệp theo hướng tạo ra nông sản an toàn Các tác giả của công trình Chuyển đổi sang nông nghiệp bền vững: Nguyên tắc, quy trình và thực tiễn (2010) cho rằng cần sự thay đổi trong hệ thống sản xuất thực phẩm, thông qua đó nhiều yếu tố của hệ canh tác nông nghiệp cần phải được điều chỉnh trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống sản xuất thực phẩm bền vững. Công trình Sinh thái học nông nghiệp và tìm kiếm nền nông nghiệp thật sự bền vững (2005) đã nêu ra nhiều sáng kiến thay thế cho những tiêu cực trong sản xuất nông nghiệp công nghiệp đang nở rộ trên khắp thế giới để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, sản xuất thực phẩm bổ dưỡng, an toàn. Trong nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ trong thế kỷ XXI (2016) đã nhấn mạnh rằng không có cách tiếp cận duy nhất để nuôi sống hành tinh một cách an toàn mà cần có sự pha trộn của canh tác hữu cơ và hệ thống canh tác sáng tạo khác để đảm bảo thực phẩm an toàn. Trong công trình Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với nông sản xuất khẩu - Hướng dẫn thực hành cho người sản xuất và xuất khẩu ở Châu Á (2007) đã đưa ra những
  8. 5 chỉ dẫn cho người sản xuất và các doanh nghiệp về cách thực hiện sản xuất tốt GAP (GlobalGAP, JGAP, ThaiGAP) và phương pháp để đạt những chứng nhận đó. Tất cả những chứng nhận trên đều xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng với thực phẩm an toàn. Phát triển nông nghiệp theo hướng giảm đầu vào, tăng giá trị và sử dụng hợp lí tài nguyên Trong công trình Nông nghiệp bền vững (2003) đưa ra những lợi ích của nông nghiệp tự nhiên, ở đó canh tác tự nhiên có nhiều quy trình tương tác phức tạp để kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại và điều hòa sự phát triển của cây trồng. Một trong số tính năng nền tảng của canh tác hữu cơ được đưa ra gồm: Thúc đẩy các chu kỳ sinh học hiện có; Duy trì tài nguyên môi trường tại địa phương; Không phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài; Giảm thiểu ô nhiễm; Duy trì sự đa dạng di truyền của khu vực. Báo cáo Hướng tới các hệ thống nông nghiệp bền vững trong thế kỷ 21 (2010) đã đề xuất các giải pháp cho sự phát triển nông nghiệp trong tương lai: các giống kháng sâu bệnh, bảo tồn đất, quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng đa dạng cây trồng (cả cây che phủ, luân canh cây trồng) và các phương pháp sinh học. Hầu hết các nhà khoa học và nhà phát triển nông nghiệp đều cho rằng thiết kế một nền nông nghiệp tôn trọng các giới hạn của tài nguyên thiên nhiên địa phương là nhu cầu cần thiết. Công trình tiêu biểu theo quan điểm này là Nông nghiệp xanh: nền tảng cho các hệ thống nông nghiệp đa dạng sinh học, linh hoạt và hiệu quả (2011). Ở Việt Nam Nghiên cứu nông nghiệp trên khía cạnh sinh thái học Trong công trình Nông nghiệp bền vững - Cơ sở và ứng dụng (1995) đã chỉ ra rằng hiểu và nắm bắt được quy luật sinh thái của các hệ sinh thái nông nghiệp là quan trọng giúp chủ động điều chỉnh hoạt động của hệ thống cây trồng vật nuôi. Trong nghiên cứu Nông nghiệp và môi trường (1999) đã đưa ra khái niệm, nguyên tắc phát triển NNST. Trong công trình Sinh thái học nông nghiệp (2004) đã trình bày thực chất của sản xuất nông nghiệp là điều khiển các hệ HSTNN. Phát triển nông nghiệp theo hướng tạo ra nông sản an toàn Trong công trình Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện thực thi các cam kết WTO: Trường hợp ngành nông nghiệp Việt Nam (2012) đề cập đến những điều kiện cần để đảm bảo cho cạnh tranh thương mại quốc tế về nông sản của Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
  9. 6 Trong công trình Chính sách nông nghiệp Việt Nam (2015) nêu rằng cần chú trọng đến đảm bảo an ninh lương thực và đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn hàng nông sản xuất khẩu. Việc xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn, xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP). Để đáp ứng với sự phát triển của thị trường trong nước và thương mại quốc tế. Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra những quy định có cơ sở pháp lý cho phát triển và lưu thông hàng nông sản an toàn tiêu chuẩn VietGAP thông qua văn bản hợp nhất Thông tư 16/VBHN-BNNPTNT Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, chăn nuôi được sản xuất phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và nông sản hữu cơ thông qua Nghị định 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ. Phát triển nông nghiệp theo hướng giảm đầu vào, tăng giá trị, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 – 2020 (Bộ NN&PTNN, 2009) chỉ ra rằng các nguồn năng lượng và tài nguyên tự nhiên trở nên khan hiếm yêu cầu thay đổi công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, sử dụng công nghệ hiệu quả tránh làm ô nhiễm suy thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái. Trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Chính phủ, 2013) đã đưa ra những định hướng phát triển nông nghiệp tập trung trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, phân bố phát trển phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng miền. Chuyên khảo về Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: tăng giá trị, giảm đầu vào (WB, 2016) là bức tranh nhiều màu sắc của ngành nông nghiệp Việt Nam, nêu lên tương lai ngành nông nghiệp phải đảm bảo “tăng giá trị, giảm đầu vào”. Tại Quảng Ngãi Nghiên cứu theo hướng sản xuất thực phẩm an toàn Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 “Về việc phê duyệt dự án Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 – 2015, định hướng đến năm 2020” nhằm xây dựng và phát triển vùng rau an toàn, thực hiện và quản lý theo tiêu chuẩn VietGAP và công nghệ truy nguyên nguồn gốc xuất xứ bằng mã vạch. Quyết định 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
  10. 7 triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020” đã định hướng quy hoạch hình thành những vùng chuyên canh như vùng lúa chất lượng cao, vùng thâm canh rau sạch áp dụng quy trình, áp dụng kỹ thuật hiện đại, phát triển mạnh chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Quyết định 148/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2015 “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020” định hướng phát triển cho ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo thương hiệu, tạo ra những hàng hóa đặc sản chủ lực của tỉnh để hấp dẫn thị trường. Nghiên cứu về nông nghiệp bản địa Quyết định QĐ 116/QĐ-UBND về “Đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng đến năm 2030” đã tạo tiền đề cho phát triển bảo tồn nông nghiệp địa phương và phương thức sản xuất bản địa trên địa bàn Quảng Ngãi. Những vấn đề cụ thể hơn về phương thức canh tác ở đồng bằng và miền núi gắn liền với việc văn hóa từng vùng được phân tích trong nghiên cứu Quảng Ngãi - Truyền thống và hiện đại (Hoàng Chương, 2006). Tri thức bản địa trong canh tác một số loại cây trồng cụ thể như quế, chè, cau, tỏi... được hệ thống trong đề tài Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi (Đoàn Ngọc Khôi và nnk, 2009). Thông qua thực tế sản xuất các hệ canh tác lâu đời của các dân tộc thiểu số Quảng Ngãi được hình thành và đặc điểm của các hệ canh tác được phân tích trong đề tài Hệ canh tác luân canh, hưu canh, xen canh, gối canh, kết tinh tri thức bản địa của cư dân canh tác nương rẫy ở miền núi (Ngô Đức Thịnh, 2009). 1.2. Cơ sở lí luận phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái Một số khái niệm Trong phần này phân tích các quan niệm, khái niệm của các tác giả khác nhau liên quan đến nông nghiệp, hệ sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai với cây trồng làm tư liệu sản xuất chính để tạo ra lương thực, thực phẩm, một số nguyên liệu cho công nghiệp (Từ điển Bách khoa Nông nghiệp (1991). Ở góc độ sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp là một hoạt động sinh học tự nhiên và kinh tế, là kết quả trực tiếp của các quyết định và hành động của nông dân, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi điều kiện kinh tế xã hội và thể chế cũng như môi trường sinh học tự nhiên đối với hoạt động sản xuất (Ganesh Shivakoti, 2005).
  11. 8 Hệ sinh thái nông nghiệp là HST do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của tự nhiên, với mục đích thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt và ngày càng tăng. HSTNN là một HST nhân tạo điển hình, chịu sự điều khiển trực tiếp của con người. Với thành phần tương đối đơn giản và đồng nhất về mặt cấu trúc nên HSTNN kém bền vững, dễ bị phá vỡ; hay nói cách khác, nó là HST không khép kín trong chu chuyển vật chất và chưa cân bằng (Trần Đức Viên và nnk, 2004). Có nhiều định nghĩa khác nhau về nông nghiệp sinh thái, điển hình như: Nông nghiệp sinh thái là một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm thúc đẩy và tăng cường các hệ sinh thái, nương theo tự nhiên và giảm thiểu việc sử dụng đầu vào bên ngoài (REAP – Canada,2003). Nông nghiệp sinh thái là một hệ thống sản xuất duy trì sự khỏe mạnh cho đất, của hệ sinh thái và con người. Nó phụ thuộc vào quá trình sinh thái và các chu trình phù hợp cho từng điều kiện địa phương. Nông nghiệp sinh thái kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại cũng như khoa học để đem lại lợi ích cho môi trường và nâng cao mối quan hệ bình đẳng và chất lượng cuộc sống tốt cho tất cả các bộ phận có liên quan (IFOAM, 2008) Nông nghiệp sinh thái là hình thức sản xuất nông nghiệp khỏe mạnh và thực phẩm khỏe mạnh cho ngày hôm nay và ngày mai, bằng cách bảo vệ đất, nước và khí hậu, thúc đẩy đa dạng sinh học và không gây ô nhiễm môi trường với đầu vào hóa học hoặc kỹ thuật di truyền (Theo Reyes Tirado, 2009). . Nông nghiệp sinh thái là một hình thái sản xuất nông nghiệp sử dụng lý thuyết sinh thái để nghiên cứu, thiết kế, quản lý và đánh giá hệ thống nông nghiệp đạt được năng suất, đảm bảo duy trì, tái tạo nguồn lực và đạt được sự cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp (Oosterveer. P, 2012). Từ khái niệm của các tác giả khác đưa ra, NCS đã đưa ra khái niệm vận dụng trong luận án: Nông nghiệp sinh thái là một hệ thống nông nghiệp tích hợp có sự hài hòa trong sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao mối quan hệ bình đẳng và chất lượng cuộc sống tốt cho các đối tượng tham gia. Lợi ích và nguyên tắc hoạt động của sản xuất nông nghiệp gắn với nông nghiệp sinh thái - Lợi ích: Sản xuất NN gắn với NNST giúp tăng chất lượng của đất, tạo độ mùn, tăng độ ẩm co đất, chống xói mòn, tối đa tính hữu ích của đất; Giảm sử dụng năng lượng hóa thạch, thay thế bằng các dạng năng lượng tái tạo như năng lượng từ nước, gió, mặt trời và năng lượng
  12. 9 từ biogas; Làm cho hệ cây trồng khỏe mạnh, kháng được nhiều bệnh, tận dụng được nguồn phân bón tại chỗ; Tăng cường cung cấp thức ăn cho chăn nuôi từ phế phụ phẩm của ngành trồng trọt; Tạo ra nông sản an toàn cho con người và đảm bảo thành phần dinh dưỡng; Góp phần tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên. - Nguyên tắc: NN gắn với NNST phát triển nương theo các mô hình của hệ sinh thái tự nhiên; Duy trì đa dạng sinh học; Bảo tồn và phát triển giống thích nghi với điều kiện địa phương; khuyến khích phương pháp sinh học trong kiểm soát dịch hại và thụ phấn của cây trồng; Tăng cường độ phì cho đất lâu dài; Tạo ra các chu trình dinh dưỡng và chu trình carbon bền vững tại địa phương; Tăng cường các thành phần khác nhau của các hệ thống canh tác nông nghiệp sinh thái (bảo tồn nước, cố định đạm, chu trình khoáng, chất hữu cơ trong đất); Cân nhắc tác động đến xã hội và sinh thái ở phạm vi dài hạn khi phát triển và áp dụng các công nghệ mới. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái Trong phần này trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển NN theo hướng NNST như: vị trí địa lí, nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất, nước, khí hậu, sinh vật) và nhân tố kinh tế xã hội (chính sách nông nghiệp, dân cư, lao động, thị trường, khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp, vốn, liên kết trong nông nghiệp, khuyến nông, tri thức bản địa). Nhân tố chính sách là chìa khóa khởi tạo và định hình cho sự phát triển các mô hình NNST, trong khi thị trường có vai trò định hướng sản xuất, nhân tố vốn và khoa học công nghệ tạo điều kiện lựa chọn các kỹ thuật sản xuất phù hợp, khắc phục những khó khăn và hỗ trợ kỹ thuật cho sản xuất hiệu quả, dịch vụ nông nghiệp đảm bảo duy trì các quy trình sản xuất theo hướng sinh thái được ổn định và hiệu quả, liên kết nông công nghiệp giúp cho NNST phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và tăng giá trị. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở một số ngành đặc trưng ở Quảng Ngãi Trong phần này trình bày các chỉ tiêu định tính và định lượng được vận dụng trong nghiên cứu trường hợp về phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái đối với cây lúa, cây ăn quả, cây rau và chăn nuôi bò thịt. 1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới Kinh nghiệm của Israel: Trong điều kiện hạn hẹp về tài nguyên đất và nước cho nông nghiệp, thành công của NNST ở Israel được dựa trên chính sách ứng dụng công
  13. 10 nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, chính sách đầu tư nghiên cứu và phát triển cho sản xuất nông nghiệp. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc đã phát triển NNST dựa trên tái sử dụng các nguồn vật chất trong canh tác hỗn hợp, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, du lịch. NNST được thực hiện ở Miền Tây Trung Quốc, nhấn mạnh việc tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả nguồn năng lượng đầu vào từ quá trình quang hợp, và đặt thước đo năng lượng vào hệ sinh thái nông nghiệp. Kinh nghiệm của Thái Lan: Chính phủ Thái Lan khuyến khích, hỗ trợ thành lập các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt chú trọng đến việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế, phù hợp với từng vùng thổ nhưỡng. Kiên trì tuyên truyền, vận động người dân học hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam Trong lịch sử phát triển nông nghiệp Việt Nam, những hình thức canh tác nông nghiệp mang tính chất sinh thái đã có từ lâu đời. Người nông dân Việt Nam đã biết áp dụng các hệ canh tác luân canh, đa canh, xen canh, gối vụ, canh tác kết hợp trồng trọt chăn nuôi. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, mô hình làng kinh tế sinh thái phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau, từ trung du miền núi Bắc Bộ, vùng trũng đồng bằng sông Hồng đến vùng cát biển miền Trung. Mô hình làng kinh tế sinh thái đã góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường “xanh - sạch”, xã hội lành mạnh và an toàn. Ngành NN Việt Nam ở thập niên đầu của thế kỷ XXI đã có nhiều thay đổi trong phương thức sản xuất, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới được ứng dụng và phát triển như nông nghiệp thủy canh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Ở vùng Nam Trung Bộ, NN đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến, với thị trường trong nước và xuất khẩu. Một số điển hình ở tỉnh Quảng Nam và Ninh Thuận. Những bài học kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng NNST từ các nước trên thế giới, ở Việt nam, ở Nam Trung Bộ gợi ý vận dụng phát triển nông nghiệp theo hướng NNST cho thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.
  14. 11 CHƢƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP QUẢNG NGÃI THEO HƢỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI 2.1. Vị trí địa lí Trong phần này trình bày đặc điểm vị trí địa lí tỉnh Quảng Ngãi, ảnh hưởng đến sự hình thành đặc điểm tự nhiên và các lợi thế trong phát triển. Vị trí địa lí của tỉnh thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng NNST đa dạng, trong điều kiện chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ sản xuất, tiếp cận thị trường tiêu thụ. 2.2. Nhân tố tự nhiên Địa hình: Đặc điểm chung của địa hình Quảng Ngãi là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình miền núi cao ở phía Tây đến địa hình đồng bằng ven biển ở phía Đông. Mỗi khu vực địa hình thích hợp với tập đoàn cây trồng vật nuôi và những kỹ thuật, biện pháp canh tác, chăm sóc khác nhau của NN theo hướng NNST. Tuy nhiên, điều kiện địa hình miền núi thúc đẩy quá trình xói mòn đất, mặt khác ở vùng đồng bằng trũng thấp dễ bị ngập úng. Đất: Quảng Ngãi có diện tích đất tự nhiên (DTTN) là 515.786 ha. Trong đó, có 9 nhóm đất chính với 27 loại đất khác nhau, tổng diện tích 485.950 ha, chiếm 94,56% DTTN. Sự đa dạng về các loại đất thuận lợi cho đa dạng hóa trong canh tác. Chất lượng đất Quảng Ngãi tương đối màu mỡ, chưa bị ô nhiễm, đây là tiềm năng lớn cho canh tác NNST. Tuy nhiên, ở một số địa phương, nhất là ở vùng trung du miền núi đất đã bị bạc màu. Khí hậu: Khí hậu của Quảng Ngãi mang tính nhiệt đới điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động, chế độ ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió phong phú thuận lợi đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông sản ở các địa phương từ miền núi qua đồng bằng đến hải đảo. Tuy nhiên, Quảng Ngãi là địa phương chịu nhiều thiên tai. Nước: Nguồn nước được cung cấp chủ yếu từ nước mặt của hệ thống kênh thủy lợi Thạch Nham và các ao hồ sông suối và 122 hồ chứa nước, 459 đập dâng trên địa bàn tỉnh. Chất lượng nguồn nước mặt nhìn chung đảm bảo cho phát triển NN và NN theo hướng NNST ở Quảng Ngãi.
  15. 12 Nguồn nước ngầm có trữ lượng tương đối nghèo nhưng có chất lượng tốt, có thể khai thác quy mô nhỏ phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, về mùa khô thường xảy ra hạn hán, thiếu nước tưới và xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ven biển. Đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học đang bị suy giảm nghiêm trọng. Rừng mưa nhiệt đới với nhiều kiểu rừng. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng trong nhiều năm đã làm giảm chất lượng và diện tích rừng, ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật hoang dã. Việc phát triển mô hình nông lâm kết hợp sẽ rất hiệu quả cả về kinh tế-xã hội và môi trường. 2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội Chính sách nông nghiệp Các chính sách nông nghiệp khuyến khích phát triển NN theo hướng NNST phải kể đến Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 – 2020, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, các đề án, dự án phát triển các vùng sản xuất nông sản sạch và tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. Dân cư, lao động Dân cư: Dân số của tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 là 1.263.572 người. Dân tộc kinh chiếm 86,7%; dân tộc thiểu số 13,3%. Các dân tộc thiểu số Co, Ca Dong, Hrê có những đặc trưng khác nhau về văn hóa và phương thức canh tác, đã tạo nên sự đa dạng trong tri thức sản xuất nông nghiệp. Đây là nhân tố duy trì sự phát triển nông nghiệp đa dạng hóa. Nguồn lao động: Năm 2017, lực lượng lao động là 756,8 nghìn người, chiếm 61,1% dân số toàn tỉnh, trung bình mỗi năm có khoảng 5,3 nghìn người bước vào tuổi lao động. Trong cơ cấu lao động, lao động NLTS là 372,6 nghìn người, chiếm 49,2% tổng số lao động toàn tỉnh. Trong khu vực NLTS, lao động ngành nông nghiệp chiếm đại đa số. Tỉ lệ lao động nông nghiệp đã qua đào tạo được cải thiện làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất, khả năng nắm bắt thị trường, tăng hiệu quả thực hiện các chính sách và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
  16. 13 Thị trường Thị trường nội tỉnh có vai trò quan trọng nhất đối với nền nông nghiệp của tỉnh, cung cấp lương thực thực phẩm cho khối dân cư gần 1,3 triệu người, nhu cầu đa dạng và sức mua ngày càng tăng, đồng thời do sự phát triển các khu công nghiệp, du khách và các ngành công nghiệp chế biến. Thị trường ngoại tỉnh: Nông sản của tỉnh Quảng Ngãi được tiêu thụ ở thị trường vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc. Khoa học – công nghệ Công nghệ lai giống cây trồng và phục tráng vật nuôi đang được phát triển. Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất. Từng bước áp dụng các mô hình NN sạch áp dụng công nghệ cao. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện, có đầy đủ các loại hình và các phương tiện hoạt động, đặc biệt là gần đây, giao thông nông thôn được cải thiện nhiều. Hệ thống điện: từ hệ thống điện lưới quốc gia và các nhà máy thủy điện trong tỉnh. Hệ thống điện được phân bố rộng khắp và ổn định. Hệ thống thông tin, truyền thông: Chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình được đa dạng hóa về nội dung, phong phú về hình thức; sóng điện thoại được phủ khắp trên địa bàn tỉnh. Cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp Cơ sở hạ tầng thủy lợi: Quảng Ngãi có 717 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp (122 hồ chứa nước; 459 đập dâng, 06 đập ngăn mặn và 130 trạm bơm). Các công trình này đã đảm bảo tưới cho 59167,6 ha, đáp ứng 74% nhu cầu thực tế sản xuất của địa phương. Quảng Ngãi có các trung tâm nghiên cứu giống thuộc Sở NN&PTNN, Sở KH&CN, đồng thời có hệ thống các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, các trạm, trại giống, kho chứa, bảo quản nông sản. Tuy nhiên, các cơ sở này có quy mô nhỏ, nên không đáp ứng nhu cầu cung cấp vật tư số lượng lớn, cũng như lưu trữ và bảo quản nông sản.
  17. 14 Công nghiệp chế biến nông sản: Ngoài 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn (Tịnh Phong, Sơn Hải) và nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-ethanol Dung Quất, Nhà máy Đường Phổ Phong, nhìn chung công nghiệp chế biến nông sản có quy mô nhỏ lẻ. Nguồn vốn: Nông nghiệp theo hướng NNST đã có sức thu hút các nhà đầu tư. Quảng Ngãi đã có 20 dự án đầu tư cho nông nghiệp an toàn với tổng vốn là 193,8 tỷ. Các liên kết trong nông nghiệp: Mối liên kết “bốn nhà” được đẩy mạnh, vai trò của các “nhà” đã thực hiện tốt và mang đến hiệu quả cao cho sản xuất NN theo hướng NNST. Công tác khuyến nông: Công tác khuyến nông đã thực hiện nhiều mô hình thành công. Từ các mô hình đào tạo lý thuyết về kỹ thuật sản xuất đến các mô hình thực tế về NNST. Tri thức bản địa: Sự đa dạng về tri thức bản địa đã giúp phát triển sản xuất NNST. 2.5. Đánh giá chung Thuận lợi và cơ hội: Nguồn lao động tại chỗ phù hợp với phát triển NNST. Thị trường tiêu thụ nông sản của NNST ngày càng mở rộng. Cơ hội tiếp cận khoa học và công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển NNST. Nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển NNST. Khó khăn và thách thức: Vấn đề thay đổi môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái môi trường, phòng trừ dịch bệnh, chủ động nguồn nước. Trình độ, tập quán và mức sống của người tiêu dùng, công nghệ sau thu hoạch và tiêu thụ chưa phát triển, trình độ chuyên môn kĩ thuật, quản lí, ý thức trách nhiệm của lao động nông nghiệp vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển NNST.
  18. 15 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP QUẢNG NGÃI THEO HƢỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 3.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi Ngành nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm với 64,5% (2010) giảm còn 56% (2017). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp bình quân là 3,8%/năm. Quy mô ngành nông nghiệp ngày càng tăng, quy mô GTSX năm 2017 gấp 1,9 lần năm 2010. Cơ cấu ngành nông nghiệp của Quảng Ngãi đã chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng của thị trường. Trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 26,4% (2010) tăng lên 39,3% (2017). Sự biến động diện tích đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành ngành trồng trọt. Ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh đạt 3,1%/năm (2010-2017). Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt chiếm 58,6% GTSX nông nghiệp (2017). Ngành chăn nuôi: Giai đoạn 2010 – 2017, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh đạt 4,7%/năm. Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi chiếm 35,7% GTSX nông nghiệp (2017). Một số hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi Gồm có 6 hình thức: Hộ sản xuất, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp, vùng chuyên canh. Các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp Trong phần này trình bày về các đặc điểm và thế mạnh đối với sự phát triển và phân bố NN theo hướng NNST ở 3 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp. Tiểu vùng sinh thái 1 (Vùng đồng bằng, hải đảo), Tiểu vùng sinh thái 2 (Vùng trung du), Tiểu vùng sinh thái 3 (Vùng miền núi).
  19. 16 3.2. Đánh giá thực trạng hình phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái Một số mô hình nghiên cứu điển hình phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái Mô hình cánh đồng lớn (lúa) ở thôn xã Đức Thắng huyện Mộ Đức Mô hình trồng cây ăn quả ở thôn Đông Trúc Lâm, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành huyện Nghĩa Hành Mô hình sản xuất rau ở thôn Sung Túc, xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi Mô hình nuôi bò thịt ở huyện Nghĩa Hành Đánh giá mô hình nghiên cứu điển hình phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái: Sự phát triển các mô hình mang lại nhiều lợi ích như sau: Thay đổi thói quen canh tác lạm dụng các chất hóa học. Việc tăng cường áp dụng cơ giới hóa ở các mô hình có diện tích lớn đã mang lại hiệu quả cao trong tiết kiệm chi phí và giảm tổn thất trong sản xuất và giải phóng sự nặng nhọc cho người lao động. Cung cấp các sản phẩm nông sản an toàn trên thị trường. Thay đổi tư duy sản xuất hướng theo đáp ứng nhu cầu nông sản an toàn của người tiêu dùng. Cung cấp các dịch vụ sinh thái môi trường. Các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, giúp xóa đói giảm nghèo. Như vậy, những mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển của chúng cũng gặp không ít những khó khăn. Một số khó khăn chủ yếu đó là: Vấn đề xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường. Tư duy tiểu nông khó thay đổi và lúng túng trong tiếp cận thị trường hàng hóa. Thiếu đất sản xuất và vốn đầu tư cho sản xuất hàng hóa của NNST. Vấn đề về giống cây trồng, vật nuôi chưa được quan tâm của các trung tâm nghiên cứu. Hệ thống cơ sở hạ tầng (điện và hệ thống nhà kho ở các vùng sản xuất nông sản NNST) vẫn còn hạn chế. Người dân áp dụng kỹ thuật và quy trình chăm sóc theo hướng NNST còn nhiều lúng túng. Không chủ động được việc kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi. Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất NN vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ lớn gây khó khăn cho việc mở rộng.
  20. 17 3.3. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc về phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái Các kết quả đạt được: Tạo được một số nông sản hàng hóa đảm bảo chất lượng trên thị trường; Đời sống nông dân ổn định, phát triển thu nhập phụ trong nông nghiệp; Cung cấp các dịch vụ sinh thái cho môi trường và con người. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi theo hướng NNST Thuận lợi - Sử dụng giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái và biến đổi khí hậu. - Tăng cường sử dụng công nghệ và kỹ thuật sinh thái trong sản xuất; Tăng cường áp dụng những tiến bộ kỹ thuật canh tác mới để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh; Áp dụng cơ giới hóa hợp lí và ứng ứng dụng công nghệ thông tin - điện tử viễn thông trong sản xuất ngày càng được chú trọng. - Người sản xuất sử dụng đa dạng các phương pháp luân canh, xen canh, đa dạng hóa cây trồng. Có kinh nghiệm trong việc sử dụng phân bón hữu cơ, và sử dụng kết hợp với việc bổ sung các chất vi lượng N, P, K trong trồng trọt. - Phần lớn diện tích đất và nguồn nước có chất lượng tốt đảm bảo cho sự phát triển NN theo hướng NNST. - Chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng đã được thực hiện tích cực và mang lại hiệu quả cao. - Hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đã thực hiện trên một số sản phẩm như cây mía, cây sắn và có xu hướng tăng và mở rộng đối với cây lúa và các loại cây khác. - Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và được hấp dẫn bởi các dự án chăn nuôi an toàn, trồng rau an toàn, cây dược liệu, lúa hữu cơ. - Chuyển các khu vực chăn nuôi cách xa khu dân cư, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2