intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tât luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên môi trường: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội đến tài nguyên nước dưới đất vùng Gio Linh, Quảng Trị có xét đến tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Chia sẻ: Lê Thị Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nhằm xác lập được các luận cứ khoa học và thực tiễn trong đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên cơ sở phân tích, đánh giá và dự tính tác động của các yếu tố địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại vùng Gio Linh, Quảng Trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tât luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên môi trường: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội đến tài nguyên nước dưới đất vùng Gio Linh, Quảng Trị có xét đến tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội (KTXH): mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp, chặt phá rừng, phát triển kinh tế xã hội, ô nhiễm môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu ngăn cản sự di chuyển ảnh hưởng tới quá trình thấm, chất lượng của nước dưới đất. Trong bối cảnh hiện nay, các yếu tố kể trên bị thay đổi nhanh chóng, kết hợp với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng (BĐKH-NBD), ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nước dưới đất và ảnh hưởng gián tiếp tới các đối tượng sử dụng nước. Thực tế tại dải ven biển Miền Trung, trữ lượng nước ngọt có thể khai thác từ các tầng nông bị suy giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng, các đô thị và khu vực dân cư ven biển. Về mặt khoa học và thực tiễn, nghiên cứu đánh giá sự suy giảm và khả năng đáp ứng của các tầng chứa nước (TCN) này đối với nhu cầu cấp nước theo các kịch bản BĐKH - NBD sẽ giúp các cơ quan hoạch định chính sách lập các quy hoạch phân bổ sử dụng nguồn nước hợp lý và tìm kiếm các phương án, nguồn nước thay thế. Đồng bằng Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) thuộc dải ven biển miền Trung, có chiều dài đường bờ biển là 15,5 km từ thị trấn Cửa Việt đến xã Trung Giang. Với 2 TCN chính là Pleistocen (qp) và Holocen (qh) hiện được khai thác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, tài nguyên nước dưới đất suy giảm trong giai đoạn gần đây. Thiếu hụt nước và xâm nhập mặn gia tăng vào mùa khô năm 2012-2013 do biến động lượng mưa ảnh hưởng đến việc tích nước tại các hồ chứa lớn trên địa bàn (Sở TNMT tỉnh Quảng Trị, 2014). Xác định được căn cứ khoa học cho đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững của khu vực. Do đó, đề tài luận án tiến sỹ "Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội đến tài nguyên nước dưới đất vùng Gio Linh, Quảng Trị có xét đến tác động của BĐKH-NBD" đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
  2. 2 Xác lập được các luận cứ khoa học và thực tiễn trong đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) trên cơ sở phân tích, đánh giá và dự tính tác động của các yếu tố địa lý tự nhiên, KTXH, môi trường, BĐKH và NBD tại vùng Gio Linh, Quảng Trị. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận về phân tích, đánh giá và dự tính ảnh hưởng của các điều kiện địa lý, môi trường, BĐKH và NBD đến tài nguyên NDĐ tại vùng đồng bằng ven biển. - Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên NDĐ vùng Gio Linh, Quảng Trị. - Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên, KTXH, môi trường, BĐKH và NBD đến tài nguyên NDĐ. - Mô phỏng và dự báo lượng bổ cập cho NDĐ theo các kịch bản BĐKH-NBD bằng mô hình số thủy văn. - Xác định lượng bổ cập của nước mưa, nước sông, hồ cho các TCN. - Xác định mối quan hệ thủy lực giữa TCN Pleistocen và TCN Holocen, giữa nước mưa, nước mặt với NDĐ. - Sử dụng mô hình số NDĐ đánh giá định lượng và mô phỏng biến động mực nước và chất lượng NDĐ theo các kịch bản ĐBKH và NBD - Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên NDĐ vùng Gio Linh phù hợp với những biến động về tự nhiên, KTXH, môi trường trong bối cảnh BĐKH và NBD hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nước dưới đất trong 2 TCN Holocen và Pleistocen. - Phạm vi nghiên cứu: khu vực được lựa chọn nghiên cứu là vùng đồng bằng ven biển Gio Linh, tỉnh Quảng Trị có diện tích 204 km2. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1 Ý nghĩa khoa học
  3. 3 Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung những luận chứng về mối quan hệ giữa các TCN, các thành phần tham gia vào hình thành trữ lượng nước dưới đất và tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, KTXH, môi trường đến NDĐ tại vùng đồng bằng ven biển Gio Linh, Quảng Trị trong bối cảnh BĐKH và NBD. 4.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận án cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển về việc quy hoạch, quản lý, khai thác và sử dụng TNN tại vùng đồng bằng ven biển Gio Linh, Quảng Trị. 5. Luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Tài nguyên nước dưới đất trong các TCN đệ Tứ vùng Gio Linh, tỉnh Quảng Trị có trữ lượng hạn chế, dễ bị tổn thương. Luận điểm 2: Lượng bổ cập NDĐ đóng vai trò quan trọng trong hình thành trữ lượng các TCN Đệ tứ tại vùng Gio Linh, Quảng Trị. Trong bối cảnh các TCN này dễ bị tổn thương do tác động của các yếu tố xâm nhập mặn, cạn kiệt, BĐKH và NBD, việc duy trì và phát triển lượng bổ cập là các giải pháp chủ yếu trong định hướng sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên NDĐ. 6. Điểm mới của luận án Sử dụng tổ hợp các phương pháp (thực nghiệm, thống kê, mô hình số, …) để đánh giá lượng bộ cập tự nhiên đến các tầng chứa nước Đệ tứ ven biển Gio Linh, Quảng Trị. Chứng minh được sự biến động ranh giới mặn nhạt TCN Holocen trong vùng nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn do tác động BĐKH và NBD. 7. Cơ sở tài liệu, số liệu nghiên cứu của Luận án - Tài liệu tham khảo được cập nhật có nội dung liên quan đến luận án. - Các đề tài nghiên cứu, công trình khoa học NCS tham gia thực hiện có liên quan đến luận án. - Tài liệu, số liệu do luận án thu thập, bổ sung và tính toán trực tiếp
  4. 4 8. Cấu trúc luận án Luận án được trình bày trong 146 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng điều kiện tự nhiên môi trường và BĐKH-NBD đến tài nguyên nước dưới đất. Chương 2. Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất và ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên, KTXH, môi trường và BĐKH- NBD vùng Gio Linh, Quảng Trị. Chương 3. Đánh giá các ảnh hưởng đến nước dưới đất và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất vùng Gio Linh, Quảng Trị. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG BĐKH-NBD ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT. 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu. 1.2.1. Trên thế giới Trong lĩnh vực nghiên cứu biến động tài nguyên NDĐ do ảnh hưởng của điều kiện địa lý, môi trường và BĐKH-NBD đã có nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Sau đây là các nhóm và hướng nghiên cứu điển hình gồm: Nhóm nghiên cứu ảnh hưởng đến xâm nhập mặn TCN; Nhóm nghiên cứu ảnh hưởng đến bổ cập cho NDĐ; Nhóm nghiên cứu ảnh hưởng đến NDĐ bằng liên kết các mô hình khí hậu với mô hình NDĐ. Nhận xét chung: - Các nghiên cứu XNM của TCN do ảnh hưởng điều kiện địa lý, môi trường và BĐKH-NBD đã chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn tới XNM cho TCN ven biển là: cấu trúc địa chất, ĐCTV, do khai thác quá mức, thay đổi điều kiện bổ cập, miền thoát. Hướng nghiên cứu này được thực hiện thử nghiệm tại Hà Lan, Úc, Ấn Độ,... - Các nghiên cứu bổ cập NDĐ do ảnh hưởng điều kiện địa lý, môi trường và BĐKH-NBD tập trung vào nghiên cứu phân loại đất, thảm
  5. 5 phủ thực vật, mưa, nhiệt độ, bốc thoát hơi nước, tính toán cân bằng, GIS và mô hình số độ cao. Tính toán lượng bổ cập cho các TCN dựa trên kết quả mô hình cùng với các kịch bản BĐKH đã được sử dụng tại Bỉ, Hà Lan, Anh, Ấn Độ. - Các nghiên cứu về liên kết mô hình NDĐ với mô hình khí hậu được nghiên cứu khá chi tiết thông qua các mô hình mô phỏng “máy thời tiết”, mô hình mưa, bổ cập liên kết với GIS, mô hình thủy văn HELP, WetSpass, mô hình NDĐ Modflow, GMS, mô hình khí hậu GCMs. Việc liên kết các mô hình cho hiệu quả cao về đánh giá dự báo biến động NDĐ thông qua các kịch bản BĐKH-NBD. - Đánh giá chung, ba cách tiếp cận trên về ảnh hưởng của điều kiện địa lý, môi trường, BĐKH-NBD đến tài nguyên NDĐ đều có chung một bản chất là đánh giá vào các yếu tố động ảnh hưởng đến NDĐ từ đó có các giải pháp bảo vệ TCN trước tác động tiêu cực của BĐKH-NBD. Ba cách tiếp cận này được phân biệt về tính chất, nguồn tác động, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. 1.2.2 Trong nước - Nhìn chung ở nước ta hiện nay các công trình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên NDĐ còn rất ít, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu đến môi trường, kinh tế - xã hội và tài nguyên nước mặt. - Các nghiên cứu đối với nước ngầm mới chỉ tập trung xác định ranh giới mặn nhạt, XNM, tính toán thời gian và tốc độ dịch chuyển của ranh giới trên cơ sở điều kiện ĐCTV của vùng nghiên cứu, lưu lượng khai thác yêu cầu cũng như mối quan hệ giữa nước biển với nước ngầm ở những khu vực ven biển. - Hầu hết các nghiên cứu chưa đề cập đến ảnh hưởng của lượng bổ cập tự nhiên đến NDĐ do tác động của BĐKH-NBD. Đặc biệt việc sử dụng tổ hợp các công cụ đánh giá lượng bổ cập, quan hệ thủy lực giữa nước mưa, nước mặt với NDĐ dưới tác động của điều kiện địa lý tự nhiên môi trường KTXH và BĐKH-NBD còn hạn chế..
  6. 6 1.2 Cơ sở lý luận a. Các vấn đề khoa học cần giải quyết trong bài toán đánh giá ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, môi trường, KTXH và BĐKH-NBD đến tài nguyên nước dưới đất. Nghiên cứu sự biến động lượng bổ cập cho NDĐ dưới các yếu tố về môi trường, tự nhiên, tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, đô thị hóa và các tác động của BĐKH làm thay đổi lượng bổ cập này; Nghiên cứu xâm nhập mặn NDĐ, xu thế biến đổi chất lượng NDĐ hiện nay so với quá khứ để từ đó đánh giá dự báo biến đổi ranh giới mặn - nhạt trong tương lai dưới tác động của BĐKH-NBD; Nghiên cứu mối quan hệ giữa các TCN với nước mưa, trong đó tập trung đánh giá mối quan hệ thủy lực giữa mực NDĐ với nước mưa theo thời gian, xác định xu thế biến đổi mực NDĐ với nước mưa; Nghiên cứu mối quan hệ của nước mặt với NDĐ thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa mực NDĐ với nước mặt để xem xét vai trò của nước mặt trong sự hình thành NDĐ. Trên cơ sở kết quả đánh giá này dự báo những ảnh hưởng của NBD đến các TCN vùng ven biển trong tương lai; b. Tổ hợp các công cụ và kỹ thuật được sử dụng để giải quyết bài toán đánh giá ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, môi trường, KTXH và BĐKH-NBD đến tài nguyên nước dưới đất. - Xây dựng kịch bản BĐKH cho vùng NC nhỏ. - Mô phỏng và đánh giá lượng bổ cập cho NDĐ bằng mô hình số thủy văn Wetspass. - Sử dụng mô hình số tài nguyên NDĐ tính toán dự báo mực nước, dịch chuyển biên mặn theo thời gian và các kịch bản BĐKH-NBD. - Thí nghiệm đổ nước hố đào - Thí nghiệm thấm Seepage. - Sử dụng phương pháp cân bằng Clo - Xây dựng mô hình số 3D 1.3. Quan điểm, phương pháp và các bước nghiên cứu a. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống.
  7. 7 - Quan điểm tổng hợp - Quan điểm phát triển bền vững b. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp xây dựng kịch bản BĐKH cho vùng NC nhỏ - Phương pháp mô phỏng và đánh giá lượng bổ cập bằng mô hình số thủy văn - Phương pháp thực địa - Phương pháp thí nghiệm trong phòng và ngoài trời - Phương pháp mô hình số và mô hình khối 3D. - Phương pháp mô hình số nước dưới đất - Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) - Phương pháp chuyên gia. c. Các bước nghiên cứu. Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu, thí nghiệm thực nghiệm ngoài hiện trường. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, KTXH, môi trường, các kịch bản BĐKH-NBD vùng Gio Linh. Thực hiện nghiên cứu tổng quan vấn đề liên quan đến luận án. Bước 2: Xây dựng hệ phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật áp dụng. Bước 3: Các nội dung nghiên cứu. Bước 4: Đề xuất các giải pháp
  8. 8 Hình 1.1. Sơ đồ quy trình các bước nghiên cứu CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỊA LÝ, KT-XH, MÔI TRƯỜNG VÀ BĐKH-NBD VÙNG GIO LINH, QUẢNG TRỊ 2.1 Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất. Tài nguyên nước trong khu vực được phân chia như sau: TCN lỗ hổng trầm tích gió - biển Holocen trên (vm Q32); TCN lỗ hổng trầm tích
  9. 9 sông- biển Holocen dưới - giữa (am Q21-2); TCN khe nứt - lỗ hổng trong bazan Holocen dưới (Q12); TCN lỗ hổng trầm tích sông biển Pleistocen giữa - trên ( am Q12-3). Phức hệ chứa nước lỗ hổng bồi tích, sườn tích Pleistocen dưới - giữa (ad Q11-2). Phức hệ chứa nước khe nứt Neogen, Devon, Ocdovie – Silua. Kết quả tính tài nguyên nước dưới đất TCN qh là 47.699 m3/ng; TCN qp là 11.970 m3/ng. 2.2 Ảnh hưởng nhóm các yếu tố địa lý tự nhiên a. Địa chất Hệ Ocdovic, thống trên - Hệ Silua, thống dưới, hệ tầng Long Đại (O3 - S1 lđ) Hệ Devon, thống dưới - giữa, hệ tầng Tân Lâm (D1-2tl) Hệ Devon, thống giữa - trên, hệ tầng Co bai (D2-3cb) Hệ Neogen, Hệ tầng Gio Việt (N gv) Hệ Đệ Tứ gồm: Các thành tạo phun trào bazan (Q); Các trầm tích bở rời đa tướng hệ Đệ Tứ (a, m, am, mlQ); Các trầm tích Đệ Tứ không phân chia. b. Địa hình, địa mạo: Khu vực nghiên cứu là các xã đồng bằng thuộc huyện Gio Linh, Cam Lộ và Đông Hà. Ranh giới về mặt địa lý: phía Bắc là sông Bến Hải, phía Nam là sông Thạch Hãn, sông Hiếu, phía Tây là đồi núi bazan và các đá gốc, phía Đông là biển Đông. c. Khí hậu: Đồng bằng Gio Linh có lượng mưa trung bình năm vùng nghiên cứu từ 1900-3400mm, trung bình 2359,5 mm/năm. Với lượng mưa lớn trong năm, đây là nguồn nước bổ cập phong phú cho NDĐ. d. Thủy văn: Gio Linh có hai hệ thống sông chính là sông Bến Hải và sông Thạch Hãn. Sông Bến Hải: chảy theo hướng TTN-ĐĐB, đổ ra biển tại Cửa Tùng. Sông Thạch Hãn: chảy theo hướng TTN-ĐĐB, đổ ra biển tại Cửa Việt. Ngoài ra, vùng nghiên cứu có 03 hồ: Trúc Kinh, Kinh Môn và Hà Thượng. Đây là các hồ nhân tạo được hình thành trên đất đá bazan khu vực. Các hồ này nằm phía Tây đồng bằng phần địa hình cao. Các sông và hồ trong vùng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bổ cập NDĐ khu vực.
  10. 10 e. Hải văn: Gio Linh có chế độ bán nhật triều không đều, gần ½ số ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng. f. Thảm phủ thực vật: Thảm thực vật ở Gio Linh khá đa dạng, có thể chia thành bốn kiểu thảm chính: Thảm thực vật ngập mặn; Thảm thực vật thuỷ sinh nước ngọt; Thảm thực vật trên cát biển; Thảm thực vật đất thoát nước vùng đồi núi. g. Đặc điểm thổ nhưỡng: Cùng với sự đa dạng của đá gốc, địa hình và khí hậu, đất Gio Linh được hình thành cũng khá đa dạng và phức tạp, bao gồm các nhóm đất chính sau: Nhóm đất cát biển; Nhóm đất mặn; Đất mặn nhiều; Nhóm đất phù sa; Nhóm đất xám bạc màu trên phù sa cổ; Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ; Đất sói mòn trơ sỏi đá. 2.3 Nhóm các yếu tố môi trường a. Diễn biến mực nước Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích gió biển Holocen trên được nghiên cứu và quan trắc động thái từ công trình nghiên cứu. Động thái mực nước biến đổi theo mùa. Chiều sâu mực nước tĩnh 0,5 - 2m. Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước là nước mưa. Kết quả quan trắc trung bình năm trong tầng qh dao động từ -0,17 đến -0,49m Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích sông biển Pleistocen giữa - trên (amQ1). Động thái NDĐ TCN qp trong vùng là động thái khí tượng. Sự biến động theo mùa thấy rất rõ rệt. Độ trễ trung bình 3-4 ngày, chứng tỏ nguồn cấp NDĐ tầng này khá gần vùng quan trắc tại lk VBqp. b. Diễn biến xâm nhập mặn Xâm nhập mặn sông. Trong quá trình nghiên cứu khu vực, tác giả tiến hành khảo sát đo đạc lấy mẫu phân tích đo nhanh chất lượng nước hai sông Thạch Hãn, Bến Hải và Hiếu dựa trên sự biến đổi hàm lượng TDS trong tháng 8/2015. Kết quả cho thấy, trong vùng hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô rất lớn, có chỗ nước mặn xâm nhập từ cửa sông vào đến sông đến 15-20km. Xâm nhập mặn TCN Holocen Theo tài liệu đo mặt cắt điện ở rìa phía Đông và được kiểm tra bằng tài liệu khoan QT14 trước đây và mặt cắt địa vật lý bằng phương
  11. 11 pháp điện và kết quả quan trắc tại công trình quan trắc VBqh trong thời gian từ 2012-2015 có đủ cơ sở để khẳng định ranh giới giữa nước mặn và diện phân bố mặn dạng “da báo” trong khu vực. 2.4 Nhóm các yếu tố kinh tế xã hội a. Dân số: vùng Gio Linh 73.588 người, mật độ trung bình là 160 người/km2, tốc độ tăng dân số trung bình là 0,978% b. Các hoạt động kinh tế: chủ yếu nông- lâm- thủy sản và dịch vụ c. Hiện trạng sử dụng đất: đất nông nghiệp chiếm 63%, thổ cư 4,8%, đất rừng 15,5% và đất khác d. Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất: Khai thác tập chung NDĐ 15.000 m3/ng, sinh hoạt nông thôn 5.587 m3/ng, hộ sử dụng nước chính 551 m3/ng. Nhận xét: Đối vùng nghiên cứu đặc điểm tài nguyên NDĐ trong trầm tích đệ tứ có 2 TCN chính là Holocen, Pleistocen và 1 lớp cách nước. TCN Holocen có chiều dày trung bình 15,45m, tỷ lưu lượng trung bình 0,1l/s, hệ số thấm K trung bình 2,49 m/ng. TCN Holocen phân bố lộ phía Đông- Nam của đồng bằng và được đánh là TCN trung bình, nghèo chỉ đáp ứng cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt của hộ gia đình với hình thức là các giếng đào, khoan tay. TCN Pleistocen có chiều dày trung bình 42,85m, tỷ lưu lượng trung bình 2,29 l/s/.m, hệ số thấm K trung bình 19,94 m/ng. TCN Pleistocen phân bố rộng khắp đồng bằng, phần lộ ra phía Tây và được đánh giá là TCN giàu đáp ứng cho khai thác công nghiệp tập trung. Lớp cách nước có thành phần chủ yếu là sét, sét pha, phía Tây Bắc khu vực là lớp Bazan có tuổi Holocen sớm. Trữ lượng khai thác tiềm năng của các TCN Đệ tứ được xác định là 42.248 m3/ngđ. Với đặc điểm tài nguyên NDĐ vùng cho thấy các yếu tố và điều kiện tự nhiên, môi trường KT-XH tác động qua lại làm ảnh hưởng đến tài nguyên NDĐ là rõ ràng và dễ bị tổn thương. Nhóm yếu tố địa lý tự nhiên, môi trường cho thấy trong vùng với địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ dốc dần từ Tây sang Đông, mực nước TCN qh và qp có quan hệ từ chặt đến trung bình với bề mặt địa hình (R2 từ 0,86-0,65). Do đó, bề mặt địa hình cso hình dạng tương đồng bề mặt nước ngầm và có hướng của dòng chảy mặt. Về
  12. 12 thủy văn trong vùng có 3 hồ lớn tích trữ nước phía Tây là Trúc Kinh, Kinh Môn, Hà Thượng với tổng dung tích trên 96 triệu m3. Lượng mưa trung bình vùng qua các trạm KTTV Cửa Việt, Đông Hà trên 2000 mm/năm. Thảm phủ thực vật khá phát triển phía Tây với mật độ che phủ toàn vùng nghiên cứu là 44,5%. Đặc điểm địa chất phía Tây lộ ra các lớp trầm tích thống Pliestocen thành phần chủ yếu sạn, cuội sỏi. Điều này cho thấy, nguồn vị trí bổ cập trong vùng rất rõ từ phía Tây đồng bằng là chủ yếu. Trong đó, đối với TCN Holocen nguồn bổ cập chủ yếu và trực tiếp do nước mưa. TCN Pleistocen nguồn bổ cập chủ yếu từ nước mưa và nước mặt của các hồ. Đây cũng là các yếu tố đầu vào quan trọng của mô hình bổ cập và mô hình số NDĐ của Luận án. Về yếu tố môi trường, vùng tiến hành quan trắc diễn biến mực nước và chất lượng nước tại các TCN qh và qp. Quan quan trắc nghiên cứu cho thấy, mực nước các TCN qh, qp chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố khí tượng và ranh giới mặn nhạt TCN qh tại điểm quan trắc ít biến động, phân bố dưới dạng loang lổ. Đối các nhóm yếu tố KTXH, cho thấy NDĐ vùng Gio Linh được khai thác để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt,… Cùng với sự gia tăng dân số 0,978%/năm, tốc độ phát triển kinh tế trong những năm gần đây trung bình 8,05%, việc gia tăng khai thác tại các giếng hộ gia đình khó kiểm soát được số lượng cũng như chất lượng của các giếng này. Ở Gio Linh, hiện nước sử dụng cho nông nghiệp (tưới tiêu) là 77%, sinh hoạt 12% và các ngành công nghiệp là 11%. The dự báo đến năm 2025 ở Gio Linh nước sử dụng cho nông nghiệp khoảng 74%, sử dụng cho công nghiệp 13% và sinh hoạt là 13%. Trong đó, nước sử dụng cho nông nghiệp 100% là nước mặt; còn nước sử dụng cho công nghiệp 11% nước mặt, 89% nước ngầm; đối với nước sinh hoạt 100% nước ngầm. Tổng lượng khai thác NDĐ hiện nay trong vùng là 21.138 m3/ngđ, trong đó: khai thác phục vụ ăn uống sinh hoạt nông thôn là 5.587 m3/ngđ; khai thác NDĐ của các hộ sử dụng nước lớn như công sở, doanh nhiệp là 551 m3/ngđ; khai thác NDĐ tập trung (Nhà máy nước Gio Linh) là 15.000 m3/ngđ. Như vậy, nếu phân tách chi tiết cho từng TCN thì hiện nay, TCN qp đang khai thác hoàn toàn trong phần trữ lượng động và đã có xâm phạm một phần nhỏ trữ lượng tĩnh dẫn tới sự hạ thấp mực nước ghi nhận tại bãi giếng Gio Linh.
  13. 13 Các công trình khai thác còn thiếu quy hoạch, việc khai thác NDĐ không xin phép, không đúng kỹ thuật còn diễn ra phổ biến, vì vậy ở một số vùng cục bộ đã xảy ra tình trạng mực nước hạ thấp, suy thoái giếng cục bộ, giảm chất lượng nước và ảnh hưởng tới việc sử dụng nước, hoặc nhiễm bẩn. Như vậy, các yếu tố kinh tế xã hội đang tác động mạnh mẽ đến tài nguyên NDĐ. CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG GIO LINH, QUẢNG TRỊ. Để đánh giá đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện địa lý nhiên, môi trường KT-XH và BĐKH-NBD đến tài nguyên NDĐ Luận án tiến hành theo trình tự sau: Chi tiết hóa kịch bản khí hậu cho vùng nhỏ đồng bằng Gio Linh. Đánh giá điều kiện địa lý nhiên, môi trường KT-XH để xây dựng dữ liệu đầu vào cho các mô hình. Đánh giá đặc điểm tài nguyên NDĐ (hệ thống các TCN, điều kiện phân bố, mức độ chứa nước, các thông số ĐCTV…) để xây dựng mô hình 3D và mô hình dòng chảy, dịch chuyển biên mặn trong các TCN. Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng NDĐ, để đánh giá ảnh hưởng của hoạt động này tới tài nguyên NDĐ; Đánh giá lượng bổ cập thông qua các phương pháp và mô hình mô phỏng Xây dựng mô hình mô phỏng biến động mực nước, chất lượng NDĐ với thời điểm hiện tại và tương lai (ứng với các kịch bản BĐKH) 3.1 Mô phỏng và đánh giá ảnh hưởng của BĐKH- NBD a. Tạo chuỗi dữ liệu mưa vùng Gio Linh bằng phương pháp chi tiết hóa thống kê. Trong các nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước, một số thông tin cần quan tâm như diễn biến lượng mưa cực đại, diễn biến thời gian đợt mưa trung bình và cực đại theo các kịch bản. Kết quả này đã đưa phương pháp và quy trình thực hiện giúp về việc triết xuất các thông tin này từ các kết quả tính toán của các mô hình hoàn
  14. 14 lưu toàn cầu GCM. Qua ứng dụng cụ thể vào vùng đồng bằng Gio Linh có thể thấy việc phân tích giải đoán các thông tin này có thể trợ giúp công tác đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước nói chung và NDĐ nói riêng. b. Mô phỏng xác định lượng bổ cập bằng mô hình số thủy văn Wetspass theo các kịch bản BĐKH-NBD. Bằng các công cụ và phương pháp mô hình số thủy văn Wetpass, Luận án tính lượng bổ cập ngày đến hệ thống NDĐ của vùng nghiên cứu theo cho các giai đoạn 1981 – 2010, 2011 – 2035, 2046 – 2065 và 2080 – 2099 theo các kịch bản biến đổi khí hậu. Từ kết quả tính lượng bổ cập có một số nhận xét như sau: Lượng bổ cập đến các TCN bị giảm khoảng 14,5% vào giai đoạn đầu thế kỷ (2011 – 2035) và có xu hướng phục hồi dần vào giữa và cuối thế kỷ 21. Ở giai đoạn đầu thế kỷ 21, tác động của BĐKH làm suy giảm lượng bổ cập tự nhiên sẽ thấp nhất nếu BĐKH xảy ra theo kịch bản phát thải khí trung bình B2. Ngược lại, ở các giai đoạn giữa và cuối thế kỷ, tác động làm suy giảm lượng bổ cập tự nhiên sẽ thấp nhất nếu BĐKH xảy ra theo kịch bản thấp RCP4.5 và cao RCP8.5. Đối với TCN qp, hiện tại đang khai thác 15.551 m3/ng, trong đó mùa khô là 8.553 m3/ng, mùa mưa là 6.998 m3/ng. Lượng bổ cập TCN qp mùa khô là 4.407 m3/ng, mùa mưa là 7.517 m3/ng. Đây là kết quả tính lượng bổ cập từ bề mặt chưa xét đến lượng bổ cập của TCN qh và Neogen cho TCN qp. Mùa khô khai thác gấp 1,94 lần lượng bổ cập, mùa mưa khai thác bằng 0,93 lần lượng bổ cập. Như vậy, trung bình cả năm khai thác gấp 1,3 lần lượng bổ cập, từ đó có thể thấy rằng đang có sự suy giảm mực nước trong TCN Pleistocen, thể hiện qua số liệu mực nước tĩnh quan trắc tại giếng G11 giảm từ +2,06 m trong ngày 16/9/2000 xuống -0.83 m trong ngày 2/12/2012 và ngày 6/8/2017 xuống -7.06m. Đối với TCN qh thì hiện tại, lượng bổ cập cả mùa khô và mùa mưa đều lớn hơn nhiều lần lượng khai thác. Cụ thể: lượng khai thác mùa khô 3.072 m3/ng bằng 0,20 lần lượng bổ cập (14.729 m3/ng); mùa mưa khai thác là 2.514 m3/ng bằng 0,11 lần lượng bổ cập (21.547 m3/ng). Giả thiết trong vùng nghiên cứu lượng khai thác tăng 1%/năm (tương ứng với tốc độ tăng dân số 0,98%/năm và tốc độ phát triển kinh tế
  15. 15 trung bình 8,05%/năm). Khi đó đến giữa thế kỷ 21, tổng lượng nước khai thác trong tầng Holocen khoảng 2.651.000 m3/năm (bằng khoảng 0,15 lượng bổ cập đến tầng này) và trong tầng Pleistocen khoảng 7.379.000 m3/năm (lớn hơn 1,3 lần lượng bổ cập). Do vậy, nếu không có các phương án khai thác hợp lý, bảo vệ và bổ sung nguồn bổ cập thì tài nguyên NDĐ sẽ bị suy giảm trong TCN qp. Trong trường hợp này, tác động của BĐKH đến tài nguyên NDĐ theo bất cứ kịch bản nào cũng là không đáng kể so với nhu cầu khai thác nước. (Xem hình 3.1). 3.2 Đánh giá lượng bổ cập a. Xác định hệ số thấm bề mặt và đới thông khí bằng thí nghiệm đổ nước hố đào Kết quả thí nghiệm đổ nước hố đào trên toàn vùng cho phép phân vùng bổ cập cho tầng chứa nước Holocen, đây cũng là kết quả làm căn cứ hiệu chỉnh mô hình WetSpass của khu vực. Lượng bổ cập tính trung bình đối với vùng trầm tích có nguồn gốc gió biển trung bình 204,76 mm/năm, đối với khu vực trầm tích là sét, sét pha lượng bổ cập trung bình 7,48 mm/năm, đối với khu vực đất đá bazan phong hóa lượng bộ cập trung bình 12,59 mm/năm. b. Xác định quan hệ thủy lực nước mặt với nước dưới đất bằng thí nghiệm thấm Seepage. Kết quả của các thí nghiệm tại 28 vị trí khác nhau dọc theo các con sông Bến Hải, Thạch Hãn, sông Hiếu, Cánh Hòm, hồ Trúc Kinh trong đợt tháng 8 năm 2013 cho thấy rằng tại hầu hết các vị trí có nguồn nước mặt cung cấp cho NDĐ. Đặc biệt, tại 03 vị trí trên sông Thạch Hãn đoạn từ thôn Lâm Xuân đến Cửa Việt có kết quả là NDĐ cung cấp cho nước sông. Tại khu vực trung tâm đồng bằng Gio Linh, đoạn sông Cánh Hòm chảy cắt ngang đồng bằng, nước sông luôn cung cấp cho NDĐ, với lượng dao động từ 37,25 ml/m2.ngày đến 85,24 ml/m2.ngày. Khu vực sông Bến Hải, hàng ngày nước sông cấp NDĐ 23,02 ml/m2.ngày. Hồ Trúc Kinh nước hồ cấp cho NDĐ một lượng trung bình 22,10 ml/m2.ngày. Từ đây có thể thấy rằng, sức cản trầm tích lòng sông khu vực đồng bằng Gio Linh tương đối lớn, hệ số thấm trung bình theo phương thẳng đứng tại lòng sông, hồ từ 0,0058 đến 0,049 m/ngày. Hướng vận động NDĐ từ phía Bắc, Tây Bắc xuống phía Nam và Đông Nam. Tại vị trí
  16. 16 sông Thạch Hãn, nước ngầm có quan hệ thủy lực trực tiếp với sông, cụ thể nước ngầm luôn cấp cho sông Thạch Hãn đoạn qua thôn Lâm Xuân đến Cửa Việt với lưu lượng trung bình là 7.557 m3/ngày. c. Xác định quan hệ nước mưa với nước dưới đất bằng phương pháp cân bằng Clo Giá trị bổ cập trung bình mùa mưa là 131,33 mm tương ứng 7,1% tổng lượng mưa mùa mưa, chiếm 75% tổng giá trị bổ cập cả năm, trong khi đó giá trị bổ cập mùa khô là 44,57 mm, tương ứng với 9% tổng lượng mưa mùa khô, chiếm 25% tổng giá trị bổ cập cả năm đến TCN Holocen trong vùng nghiên cứu. Với diện tích lộ của TCN Holocen là 195,5 km2 thì lượng bổ cập quy đổi tính toán là 31.324 m3/ng. Kết quả tính toán bằng việc sử dụng mô hình WetSpass lượng bổ cập cho vùng đồng bằng Gio Linh là 36.275 m3/nng. Như vậy, sự khác biệt là không lớn của giữa các phương pháp với nhau. Hiện tại, trong tầng chứa Holocen hiện đang khai thác bằng 0,15 lần lượng bổ cập. Như vậy, có thể khẳng định rằng mực nước trong TCN Holocen không hề bị suy giảm mà nó phụ thuộc vào lượng mưa theo các mùa trong năm. d. Xác định con đường bổ cập và hướng di chuyển nước dưới đất bằng mô hình số 3D. (Xem hình 3.2) Dựa trên mặt cắt khối 3D nói trên có thể luận giải diện phân bố và con dường dẫn nước bổ cập đến các tầng chứa như sau: - Tầng chứa nước Holocen lộ ra trên mặt đất ở phần trung tâm và phía đông dọc theo bờ biển, có chiều dày biến đổi từ 0 ÷ 37 m và phát triển về phía đáy biển và về phía đông nam dọc theo bờ biển. Trong vùng nghiên cứu, tầng chứa nước này bị cắt bởi 2 sông Bến hải và Thạch Hãn, do vậy được giả thiết có quan hệ thủy lực với 2 sông này. Nguồn bổ cập chủ yếu đến tầng chứa nước qh là nước mưa, nước mặt ngấm từ trên xuống. Do mực NDĐ trong tất cả các giếng đào và lỗ khoan nông đều cao hơn 3 ÷ 5 m so với mực nước sông và nước biển nên nước trong tầng này vận động và thoát ra biển và về hai phía sông Bến Hải và Thạch Hãn. - Trong vùng nghiên cứu, tầng chứa nước Pleistocen chỉ lộ ra ở phía tây, tây nam của thị trấn Gio Linh, phần còn lại bị phủ bởi tầng cách nước. Tầng chứa nước này nằm ở độ sâu trung bình -35,5 m, có chiều dày 19,5 ÷ 59 m và có xu hướng dày lên về phía biển và về phía nam. Ở
  17. 17 những nơi bị che phủ, mực nước tĩnh trong tầng này dao động trong khoảng +1 ÷ – 4,56 m và thường thấp hơn mặt đất. Do vậy nguồn bổ cập chủ yếu cho tầng này là lượng nước mưa, nước mặt thấm từ trên bề mặt xuống ở những nơi tầng này lộ ra trên mặt đất, và nước vận động chủ yếu theo hướng vuông góc thoát ra phía biển. Kết quả nói trên cho phép kết luận rằng diện phân bố và con dường dẫn nước bổ cập đến tầng chứa nước Holocen và Pleistocen là tương đồng nhau, TCN Pleistocen chủ yếu do nước mưa bổ cập trực tiếp qua miền cấp phân bố phía Tây, TCN Holocen do nước mưa và nước mặt ở một số đoạn sông, hồ chính trong khu vực (thông qua kết quả thí nghiệm). Thông qua kết quả quan trắc cho thấy sự dao động đồng pha của 2 TCN này phụ thuộc vào yếu tố khí tượng, xem hình 3.3: 3.3 Xây dựng mô hình số dự báo sự biến đổi mực nước, xâm nhập mặn theo các kịch bản BĐKH- NBD. a. Xây dựng đầu vào mô hình b. Kết quả mô hình dòng chảy và mô hình dịch chuyển biên mặn nước dưới đất. c. Kết quả dự báo dự báo mực nước và sự dịch chuyển biên mặn NDĐ ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu. Mô hình hiện trạng được xây dựng nhằm giả lập lại biến đổi tài nguyên nước trong quá khứ. Mô hình này trải qua 2 bước chỉnh lý. Bước chỉnh lý ổn định nhằm chỉnh lý các điều kiện biên và các thông số ĐCTV của các TCN trong mô hình. Bước chỉnh lý không ổn định này được chạy: chia 12 bước thời gian tính toán. Mỗi bước thời gian dài tương đương 1 tháng. Thời gian chạy chỉnh lý ổn định từ 1/1/2016 đến 31/12/2016. - Kết quả mô hình dòng chảy theo hiện trạng năm 2016. (xem hình 3.4, 3.5, 3.6) d. Kết quả dự báo dự báo mực nước và sự dịch chuyển biên mặn NDĐ ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu - Phân bố mặn nhạt, biến động mực nước nước dưới đất tầng Holocen biến đổi phức tạp theo từng kịch bản và được thống kê diện tích cụ thể như sau:
  18. 18 - Kết quả của tính toán dự báo biến động mực nước cho thấy theo tất cả các kịch bản BĐKH-NBD, bổ cập trong khu vực tăng theo các kịch bản và khai thác tăng trung bình mỗi năm 1%, điều kiện lớp phủ, sử dụng đất không có biến động, thì mực nước của các TCN qh, qp vẫn có xu hướng giảm. Tính thời điểm hiện tại đến 2100, TCN qh trung bình giảm từ 0,72m đến 0,86m ít hơn TCN qp giảm từ 1,94m đến 2,24m. - Với tài liệu khảo sát và thu thập, khẳng định BĐKH&NBD có ảnh hưởng trực tiếp tới nước dưới đất tầng Holocen; - Trong đó, diện tích mặn TCN hiện nay là 19,994 km2, đây là tài liệu được lấy dựa theo kết quả khảo sát, điều tra qua các giai đoạn. Khi mực nước biển dâng theo kịch quả công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012 thì đến năm 2100 mực nước biển khu vực dâng lên 0,75cm, diện tích ngập tương ứng sẽ là 3,85 km2, xong cũng do biến đổi khí hậu thì lượng mưa trong khu vực tăng lên. Theo kết quả tính bổ cập với kịch bản tương ứng thì tầng chứa nước holocen được bổ sung lượng nước ngọt tương đương 36.276 m3/ng. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình rửa mặn tại khu vực còn sót lại các ổ mặn trong khu vực, làm giảm đi diện tích. Do đó, về tổng thể đến năm 2100 khu vực thì dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo các kịch bản: RCP4.5 thì diện tích mặn sẽ giảm tương ứng 13,56% diện tích hiện nay; RCP6.0 thì diện tích mặn sẽ giảm tương ứng 3% diện tích hiện nay; RCP8.5 thì diện tích mặn sẽ tăng tương ứng 7% diện tích hiện nay. - Kết quả mô hình dự báo cho thấy sự biến đổi nước dưới đất tầng Holocen rất rõ rệt: Diện tích nước mặn biến đổi phức tạp qua các giai đoạn, khu vực nhiễm mặn trong lục địa có xu hướng giảm, xong vùng ven biển và khu vực chịu ảnh hưởng của sông 2 sông Bến Hải và Thạch Hãn thì diện tích mặn lại tăng lên do tác động của ngập. Những thập kỷ cuối của thế kỷ 21, ranh giới mặn nhạt bị tác động lớn hơn, biến đổi nhanh hơn do tầng chịu ảnh hưởng mạnh của mực nước biển dâng cao, phía trong lục địa thì quá trình rửa mặn diễn ra nhanh chóng; theo kịch nồng độ khí nhà kính cao (RCP8.5), đến năm 2100 diện tích nước mặn toàn vùng nghiên cứu 17,582 km2.
  19. 19 3.4 Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên NDĐ. a. Cơ sở khoa học và thực tiễn cho đề xuất. b. Định hướng không gian sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên NDĐ. - Định hướng bảo vệ tài nguyên NDĐ. Xây dựng bản đồ tính tổn thương NDĐ - Định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ: Xây dựng bản đồ khai thác bền vững NDĐ khu vực dựa theo Nhóm 4 tiêu chí. c. Định hướng các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên NDĐ. - Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý cho hệ thống cống ngăn mặn - Xây dựng đập dâng nước ngầm. - Cải tạo hồ chứa nước và hệ thống đê bao ngăn biển. - Trồng rừng ven biển. - Biện pháp phi công trình. - Biện pháp giáo dục, truyền thông. - Kiểm soát việc khai thác nước ngầm hạn chề nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với vùng đất nhiễm mặn. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Từ các nghiên cứu của luận án có thể rút ra một số kết luận sau: 1- Luận án đã lần đầu tiên sử dụng tổ hợp các phương pháp thí nghiệm thực địa, mô hình 3D, mô hình số thủy văn bổ cập, mô hình số NDĐ, chi tiết hóa thống kê chính xác hóa kịch bản BĐKH và NBD trong một khu vực để xác định lượng bổ cập, con đường bổ cập và XNM. 2- Về tài nguyên nước dưới đất vùng Gio Linh xác định là 59.668 m /ng, trong đó nguồn tĩnh là 11.469 m3/ng, nguồn động là 48.199 m3/ng. 3 3- Về quan hệ thủy lực giữa nước mặt với NDĐ tại khu vực như sau: tại hầu hết các điểm dọc theo các sông: Bến Hải, Thạch Hãn, Hiếu,
  20. 20 Cánh Hòm và hồ Trúc Kinh nước mặt cung cấp cho NDĐ với lượng dao động từ 22,10 ml/m2.ngày đến 85,24 ml/m2.ngày, cá biệt có 03 vị trí trên sông Thạch Hãn đoạn từ thôn Lâm Xuân đến Cửa Việt có kết quả là NDĐ cung cấp cho nước sông với lưu lượng trung bình là 7.557 m3/ngày. Hướng vận động NDĐ từ phía Bắc, Tây Bắc xuống phía Nam và Đông Nam. 4- Về diễn biến tương quan giữa yếu tố tự nhiên là bổ cập và yếu tố kinh tế xã hội là lượng khai thác TCN qp và qh, cho thấy: lượng khai thác TCN qp hiện gấp 1,94 lần bổ cập vào mùa khô và bằng 0,93 lần vào mùa mưa; TCN qh hiện bằng 0,20 lần mùa khô và bằng 0,11 lần vào mùa mưa. Theo kịch bản phát triển kinh tế xã hội lượng khai thác tăng khoảng 1%/năm (tương ứng với tốc độ tăng dân số khoảng 0,978%/năm và tốc độ phát triển kinh tế khoảng 8,05%/năm). Khi đó đến giữa thế kỷ 21, tổng lượng nước khai thác trong TCN qh 2.651.000 m3/năm (bằng 0,15 lượng bổ cập đến tầng này) và trong TCN qp khoảng 7.379.000 m3/năm (lớn hơn 1,3 lần lượng bổ cập). Điều này thể hiện tốc độ suy giảm mực nước TCN qp trung bình 0,53cm/năm. 5- Về dự báo biến động mực nước và chất lượng nước tại các TCN Holocen và Pleistocen có xét đến các kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2100. Dự báo mực nước TCN qh biến động có xu hướng giảm lần lượt theo các kịch bản RCP4.5 là 0,74m, kịch bản RCP6.0 là 0,72m, kịch bản RCP8.5 là 0,86m; mực nước TCN qp biến động có xu hướng giảm mạnh hơn lần lượt theo các kịch bản RCP4.5 là từ 1,94m, kịch bản RCP6.0 là từ 1,97m, kịch bản RCP8.5 là 2,25m. Dự báo xâm nhập mặn TCN Holocen với diện tích biến động năm 2100 theo các kịch bản RCP4.5 là 13,42 km2, RCP6.0 là 15,57 km2, RCP8.5 là 17,58 km2 nhưng cũng khi đó mực nước biển dâng 0,75cm sẽ làm ngập diện tích toàn khu vực là 3,85 km2. Do đó, đến năm 2100 diện tích mặn so với hiện nay là 19,994 km2 theo các kịch bản lần lượt: RCP4.5 giảm 13,56%; RCP6.0 giảm 2,86%; RCP8.5 tăng là 7,2 %. Như vậy, có thể thấy rằng BĐKH gia tăng lượng bổ cập đẩy nhanh quá trình rửa mặn trong đất liền thì NBD làm tăng diện ngập mặn tại các vùng thấp trũng và vùng cửa sông. 6- Đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên NDĐ thông qua việc thành lập được bản đồ bảo vệ NDĐ và bản đồ khai thác sử dụng bền vững NDĐ vùng Gio Linh. Chỉ rõ các vùng cần bảo vệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2