intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án tiến sĩ Hóa phân tích: Nghiên cứu xác định lượng vết Crom bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan hấp phụ

Chia sẻ: Lê Thị Sang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

68
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xây dựng qui trình xác định lượng vết crom trong nước tự nhiên và áp dụng vào thực tế để xác định crom trong một số loại mẫu môi trường ở tỉnh Thừa Thiên - Huế: nước sông, nước dưới đất, trầm tích sông và trầm tích vùng đầm phá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án tiến sĩ Hóa phân tích: Nghiên cứu xác định lượng vết Crom bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan hấp phụ

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br /> ----------------------------------------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HUỆ<br /> <br /> NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG VẾT CROM<br /> BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON-AMPE HÒA TAN<br /> HẤP PHỤ<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA PHÂN TÍCH<br /> <br /> HUẾ - 2017<br /> <br /> ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br /> ----------------------------------------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HUỆ<br /> <br /> NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG VẾT CROM<br /> BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON-AMPE HÒA TAN<br /> HẤP PHỤ<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: HÓA PHÂN TÍCH<br /> MÃ SỐ: 62 44 01 18<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA PHÂN TÍCH<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN HỢP<br /> 2. GS.TS. LÊ QUỐC HÙNG<br /> <br /> HUẾ - 2017<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi<br /> trường trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi ngành khoa học phân tích<br /> phải phát triển và hoàn thiện các phương pháp phân tích có độ nhạy<br /> và độ chọn lọc cao để xác định chính xác những lượng vết kim loại<br /> trong các đối tượng phức tạp. Để giải quyết nhiệm vụ đó, một loạt<br /> phương pháp phân tích đa năng đã ra đời như: Quang phổ hấp thụ<br /> nguyên tử, quang phổ phát xạ plasma, sắc ký khí cột mao quản, sắc<br /> ký lỏng hiệu năng cao... và các phương pháp phân tích điện hóa hiện<br /> đại, điển hình là phương pháp cực phổ xung vi phân và các phương<br /> pháp Von - Ampe hòa tan.<br /> Hiện nay, đa số các nghiên cứu về phương pháp Von-Ampe<br /> hoà tan hấp phụ (AdSV) đều sử dụng điện cực giọt thuỷ ngân treo<br /> (HMDE) hoặc điện cực giọt thủy ngân tĩnh (SMDE) - là những điện<br /> cực đắt tiền và rất khó chế tạo. Hướng nghiên cứu sử dụng điện cực<br /> màng thủy ngân (MFE), điện cực màng bismut (BiFE) trên điện cực<br /> rắn đĩa trơ - là những loại điện cực rẻ tiền, dễ chế tạo hơn và BiFE<br /> thân thiện với môi trường - mới chỉ được một số tác giả quan tâm<br /> nghiên cứu. Theo chúng tôi, nếu thành công trong nghiên cứu sử<br /> dụng điện cực MFE, BiFE thay thế cho điện cực HMDE và SMDE,<br /> thì khi đưa vào áp dụng, sẽ có tính khả thi cao hơn ở hoàn cảnh nước<br /> ta hiện nay.<br /> Crom là nguyên tố tương đối phổ biến trong thiên nhiên,<br /> lương crom trong môi trường có xu hướng tăng bởi các hoạt động<br /> công nghiệp như mạ điện, thuộc da, chế biến và khai thác khoáng<br /> sản... Trong môi trường, crom thường tồn tại ở dạng Cr(III) và<br /> Cr(VI), tuỳ thuộc vào trạng thái oxi hoá khử của nước mà crom tồn<br /> tại ở dạng nào nhiều hơn. Tính chất và độc tố của các dạng crom lại<br /> phụ thuộc vào trạng thái oxy hoá của nó, crom chỉ gây độc khi tồn tại<br /> dạng Cr(VI), còn Cr(III) lại là dạng vi lượng cần thiết cho cơ thể. Do<br /> vậy, trong nghiên cứu môi trường nếu chỉ phân tích hàm lượng crom<br /> tổng là chưa đủ mà cần phải phân tích các dạng tồn tại khác nhau của<br /> chúng. Do vậy xây dựng quy trình phân tích crom trong các đối<br /> tượng môi trường là vấn đề cần thiết và cấp bách.<br /> Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên<br /> cứu xác định lượng vết crom bằng phương pháp Von-Ampe hoà tan hấp<br /> 1<br /> <br /> phụ” sử dụng phối tử tạo phức là DTPA, thành phần nền là đệm axetat.<br /> Để thực hiện mục đích đó cần giải quyết các nội dung sau:<br /> - Nghiên cứu xác định lượng vết crom theo phương pháp<br /> AdSV dùng HMDE, MFE và BiFE. So sánh ưu nhược điểm của các<br /> loại điện cực và chọn điện cực tốt nhất và khả thi nhất để áp dụng<br /> vào phân tích thực tế.<br /> - Xây dựng qui trình xác định lượng vết crom trong nước tự<br /> nhiên và áp dụng vào thực tế để xác định crom trong một số loại mẫu<br /> môi trường ở tỉnh Thừa Thiên - Huế: nước sông, nước dưới đất, trầm<br /> tích sông và trầm tích vùng đầm phá.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Góp phần nghiên cứu phát triển phương pháp Von - Ampe<br /> hòa tan hấp phụ.<br /> - Tìm ra kiểu điện cực làm việc mới, dễ sử dụng và áp dụng<br /> được vào phân tích thực tế.<br /> - Xây dựng qui trình xác định lượng vết crom trong một số<br /> đối tượng môi trường.<br /> 3. Điểm mới của luận án về mặt khoa học và thực tiễn<br /> 1. Đây là luận án đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu một<br /> cách có hệ thống các loại điện cực dùng cho việc xác định lượng<br /> vết crom bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan hấp phụ.<br /> 2. Lần đầu tiên sử dụng phương pháp Von-Ampe hoà tan<br /> hấp phụ dùng điện cực màng Bismut để xác định lượng vết crom tại<br /> Việt Nam.<br /> 3. Đã thành công trong việc phát triển một kiểu điện cực<br /> màng bismut mới, điện cực màng bismut in situ (BiFE in situ).<br /> Phương pháp Von-Ampe hòa tan hấp phụ dùng điện cực BiFE in situ<br /> cho độ nhạy tốt hơn các loại điện cực khác (HMDE, MFE, BiFE ex<br /> situ). GHPH đạt được thấp (cỡ 0,1 ppb) với thời gian phân tích ngắn.<br /> Bằng kỹ thuật chế tạo đơn giản, thích hợp với điều kiện của<br /> các phòng thí nghiệm phân tích chưa được trang bị đầy đủ, loại điện<br /> cực mới này có thể sẽ góp phần phục vụ thiết thực cho nhu cầu quan<br /> trắc kiểm soát ô nhiễm crom và khai thác sử dụng các nguồn nước tại<br /> Việt Nam.<br /> 4. Lần đầu tiên áp dụng phương pháp Von-Ampe hòa tan hấp<br /> phụ dùng điện cực BiFE in situ để xác định lương vết crom trong các<br /> mẫu nước ngọt, nước lợ và nước mặn khu vực Thừa thiên Huế.<br /> 2<br /> <br /> 4. Bố cục luận án<br /> Luận án gồm 153 trang, với 75 bảng và 55 hình, trong đó:<br /> - Mục lục, danh mục viết tắt, bảng, hình 11 trang<br /> - Phần mở đầu 04 trang<br /> - Chương 1: Tổng quan lý thuyết 31 trang<br /> - Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 05 trang<br /> - Chương 3: Kết quả và thảo luận 86 trang<br /> - Chương 4: Kết luận 02 trang<br /> - Tài liệu tham khảo 12 trang<br /> NỘI DUNG LUẬN ÁN<br /> Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />  Giới thiệu về crom, một số ứng dụng, các nguồn thải crom<br /> vào môi trường, tác động của crom đối với con người và môi trường.<br />  Tổng quan về phương pháp Von-Ampe hòa tan hấp phụ:<br /> Nguyên tắc của phương pháp, thuốc thử tạo phức, các điện cực làm<br /> việc dùng trong phương pháp Von-Ampe hòa tan hấp phụ, các kỹ<br /> thuật ghi đường Von-Ampe hòa tan hấp phụ.<br />  Các yếu tố cần khảo sát khi xây dựng một qui trình phân<br /> tích theo phương pháp Von-Ampe hòa tan hấp phụ.<br />  Hiện trạng về các phương pháp phân tích lượng vết crom:<br /> Các phương pháp phân tích quang phổ, các phương pháp phân tích<br /> điện hóa hiện đại.<br />  Những điều cần chú ý khi nghiên cứu phân tích vết.<br /> Hiện nay, phương pháp AdSV là hướng nghiên cứu được tập<br /> trung nhiều nhất nhằm phát triển phương pháp điện hóa để phân tích<br /> crom. Trong 44 công trình nghiên cứu chính (liệt kê ở bảng 1.3) từ<br /> năm 1987 đến nay cho thấy, có 28 nghiên cứu sử dụng phương pháp<br /> AdSV, 16 công trình dùng điện cực HMDE, 06 công trình dùng điện<br /> cực BiFE ex situ để phân tích crom. Điện cực giọt thủy ngân treo<br /> HMDE và điện cực BiFE kết hợp với các kỹ thuật DP và SqW được<br /> sử dụng phổ biến. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu xác định<br /> crom bằng phương pháp AdSV dùng 3 kiểu điện cực là HMDE,<br /> MFE, BiFE với 02 kỹ thuật DP và SqW nhằm tìm ra phương pháp có<br /> độ nhạy cao và độ lặp lại tốt.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2