intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là xác định mức độ ảnh hưởng của các thành phần của KSNB đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam; qua đó tác giả đưa ra các khuyến nghị về kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BM.02.06.SĐH-03a BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------------ NGUYỄN THỊ QUẾ TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN Hà Nội - 2022
  2. 1 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BỘ CÔNG THƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Mạnh Dũng 2. TS. Hoàng Thị Việt Hà Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường và họp tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vào hồi… giờ, ngày … tháng … năm … Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài KSNB là những chính sách, quy trình, thủ tục do ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để bảo đảm đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, KSNB được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, Sự tin cậy của báo cáo tài chính, Sự tuân thủ pháp luật và các quy định. Có thể hiểu KSNB là chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổ chức trên cơ sở xác định những rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc, để tìm ra những biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đã đặt ra. Những biện pháp ngăn chặn các rủi ro phải nhằm đạt được 4 mục tiêu sau: nhận diện và kiểm soát rủi ro, sử dụng tài sản đúng mục đích, đảm bảo chất lượng thông tin, thực hiện các quy định có liên quan, bảo đảm được hiệu quả của mọi hoạt động và phát huy được năng lực. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được kết quả cao nhất trong HĐKD với chi phí bỏ ra ít nhất để đạt được kết quả đó. Với sự đa dạng của hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ tăng trưởng ngày càng cao tại mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là quá trình đẩy nhanh việc vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay các nhà đầu tư vốn đang dần tách rời khỏi vai trò quản lý doanh nghiệp vì vậy kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu đang là nhu cầu cấp thiết, là phương sách giúp nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá hiệu quả HĐKD thực tế nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã đặt ra. KSNB sẽ giúp Ban Giám đốc đạt được các mục tiêu hoạt động và ngăn chặn các hoạt động không tuân thủ pháp luật. Hiệu quả HĐKD tốt sẽ có vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp và tạo động lực để động viên mỗi bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp đã được nghiên cứu ở rất nhiều công trình. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, mối quan hệ này có thể tiềm ẩn nhiều khía cạnh đặc thù có thể dẫn đến những kết quả khác biệt. Các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam là những doanh nghiệp HĐKD với quy mô lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong các công ty niêm yết. Với đa dạng nhiều hình thức kinh doanh, nhiều ngành nghề khác nhau như: xây dựng, thương mại, công nghiệp, thủy sản, …. Các doanh nghiệp phi tài chính đã đóng góp rất lớn đối với tổng giá trị sản phẩm quốc dân và sự phát triển kinh tế của quốc gia Việt Nam. Vì vậy, hiệu quả HĐKD được doanh nghiệp phi tài chính quan tâm hàng đầu,
  4. 2 cùng với việc nâng cao trình độ, năng suất và chất lượng. Để đạt được mục tiêu này các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển thích ứng với biến động của thị trường, đồng thời phải tổ chức kiểm soát nội bộ chặt chẽ để mang lại hiệu quả HĐKD tốt hơn. Trong ngữ cảnh của Việt Nam, các doanh nghiệp đều nhận thức được vai trò của kiểm soát nội bộ. Các văn bản của nhà nước đã chú trọng đến việc thành lập Ban Kiểm soát tại các công ty cổ phần. Nghị định số 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2019. Theo Nghị định này, các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ (KTNB) trong đó có các công ty niêm yết. Nghị định cũng khuyến khích các doanh nghiệp khác thực hiện công tác KTNB. Theo quy định tại Điều 40, Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 về Nguyên tắc quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng và Thông tư 116/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán. Theo đó, Việc quản trị công ty đối với công ty đại chúng phải tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nguyên tắc trong đó phải bảo đảm hiệu quả HĐKD của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; nâng cao trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông; Công bố thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và minh bạch hoạt động của công ty; bảo đảm cổ đông được tiếp cận thông tin công bằng. Tuy nhiên, những năm qua hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp phi tài chính nói riêng thực sự chưa được như kỳ vọng. Trong đó, KSNB chưa được chú trọng nhiều, điển hình có rất nhiều vụ bê bối trong công tác quản trị điều hành đã gây ra nhiều hệ lụy xấu trong văn hóa doanh nghiệp và khiến cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp lao dốc. Điều đó cho thấy, cả Hội đồng quản trị lẫn nhà đầu tư đều không thể chỉ dựa vào mỗi báo cáo từ Ban điều hành để có thể đánh giá toàn diện công tác quản trị và kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp mà họ đã đầu tư. Mặt khác, hệ thống các văn bản pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan chức năng để doanh nghiệp có thể thiết lập và xây dựng kiểm soát nội bộ hiệu quả còn ít, chưa cụ thể và đồng bộ. Các nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp cũng còn ít và chưa được đề cập một cách thấu đáo trong các nghiên cứu. Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán có những đặc điểm riêng biệt về hoạt động, yêu cầu quản lý. Các đặc điểm này cũng chi phối rất nhiều đến việc thiết lập và vận hành/hoạt động KSNB phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu sâu hơn tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính là thực sự cần thiết và thực sự phù hợp để góp phần hoàn thiện hơn nữa các vấn đề liên quan. Tác giả chọn đề tài “Tác động của
  5. 3 kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam” cho luận án tiến sĩ. 1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các thành phần của KSNB đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam; qua đó tác giả đưa ra các khuyến nghị về kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết. Để thực hiện các mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:  Hệ thống nội dung cơ bản về KSNB, hiệu quả HĐKD; mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả HĐKD trong doanh nghiệp.  Đánh giá thực trạng KSNB và hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.  Đo lường mức độ ảnh hưởng (tác động) của KSNB đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.  Đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB qua đó nâng cao hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Câu hỏi nghiên cứu Để hướng tới các mục tiêu trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:  Kiểm soát nội bộ, hiệu quả HĐKD; mối liên hệ giữa KSNB và hiệu quả HĐKD được đo lường như thế nào?  Đặc điểm, thực trạng KSNB và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thế nào?  Kiểm soát nội bộ có tác động đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam không?  Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm hoàn thiện về KSNB và nâng cao hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB tới HQHĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN). Việc phân chia các yếu tố cấu thành KSNB thành các nhóm yếu tố và thực hiện nghiên cứu dựa trên khung KSNB theo quan điểm COSO. Dựa trên quan điểm này, những yếu tố cấu thành KSNB các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN được phân chia thành 5 thành phần/nội dung của KSNB; và sử dụng nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính thuộc hiệu quả HĐKD. - Phạm vi nghiên cứu:
  6. 4 Về không gian: Luận án được thực hiện tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN, chia theo lĩnh vực ngành nghề và vùng lãnh thổ. Theo thống kê tháng 12/2021 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN có 731 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN là 672 doanh nghiệp. Tác giả tiến hành khảo sát loại trừ các doanh nghiệp tài chính. Dự kiến mỗi doanh nghiệp phi tài chính tác giả sẽ gửi tối thiểu 02 phiếu khảo sát, theo kinh nghiệm từ việc quan sát các nghiên cứu khác, phiếu khảo sát thu được dự kiến sẽ đạt >=45%, tỷ lệ các Phiếu khảo sát không đạt yêu cầu là 10%. Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đã được khám phá trong giai đoạn nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát định lượng được triển khai đến các đối tượng khảo sát đã được xác định dưới các hình thức: (i) Trực tiếp, (ii) Gửi thư, (iii) Gửi qua email, (iv) Qua Google docs, (v) khác. Trong đó tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn giao dịch chính HNX và HOSE. Về thời gian: khoảng thời gian để thực hiện khảo sát: từ 10/2018 đến thời điểm nghiên cứu hiện tại tháng 12/2021. 5. Đóng góp của đề tài - Về lý luận: + Luận án đã xác định được đặc điểm của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN, những nhân tố của KSNB để xem xét ảnh hưởng của những nhân tố đó đến hiệu quả HĐKD. Từ đó, xem xét tác động KSNB đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết. + Dựa vào khung KSNB của COSO (2013) với các yếu tố cấu thành KSNB: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, giám sát. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ và hướng tác động giữa các nhân tố của KSNB tới hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN. Hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp được phản ánh qua các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. + Luận án cũng xác định được mối quan hệ và chiều hướng tác động giữa các chỉ tiêu phi tài chính đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp. - Về thực tiễn: Luận án khảo sát và phân tích các yếu tố cấu thành của KSNB và tác động của KSNB đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN. Trên cơ sở đó, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của KSNB tác động đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN. Các kết quả được luận giải là cơ sở đề xuất được những quan điểm và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện KSNB nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả HĐKD. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài được cấu trúc thành 5 chương như sau:
  7. 5 Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả HĐKD trong các doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả HĐKD, cụ thể các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến (i) tác động của KSNB đến hiệu quả HĐKD; (ii) tác động KSNB đến hiệu quả tài chính; (iii) tác động KSNB đến hiệu quả phi tài chính. Cụ thể: 1.1. Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Wang (2015), Srisawangwong & Ussahawanitchakit (2015), Wambugu (2014), Kinyua (2016), Florio & Leoni (2017), Nguyễn Thị Kim Anh (2019) 1.2. Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả tài chính Tseng (2007), Mawanda (2008), Muraleetharan (2010), Nyakundi (2014), Mary và cộng sự (2014), Zhou và cộng sự (2016), Ibrahim (2017), Thuneibat và cộng sự (2015), Chen (2018), Odek & Okoth (2019), Chu Thị Thu Thủy (2016), Đặng Thúy Anh (2017) 1.3. Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả phi tài chính - KSNB tác động tới năng suất lao động của doanh nghiệp: Adagye (2015), Saeed et al. (2013), Muogbo (2013), Arindam (2016) - Tác động của KSNB tới mức độ hài lòng của người lao động Theo Ewa & Udoayang (2012), BOAKYE (2016), Taradipa (2017), Nghiên cứu của Syafii, Thoyib, & Nimran (2015), Anggraini & Setiawan (2011) - Tác động của KSNB với đạt mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Salehi, Mousavi Shiri, & Ehsanpour (2013), Wang (2015), Srisawangwong & Ussahawanitchakit (2015), Cheng, Goh, & Kim (2015) - Tác động KSNB tới việc tuân thủ các quy định Saat et al. (2013), L. R. Brown (2018), Berrone (2005), Nghiên cứu của Porter (1976), Trần Phước và Đỗ Thị Thu Thủy (2016) Sau khi nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả có một số nhận xét sau: 1.4. Nhận xét các nghiên cứu trước Sau khi tổng hợp các nghiên cứu, cả trong và ngoài nước, tác giả có một số nhận xét sau: Nhìn chung, các nghiên cứu về KSNB trên thế giới đã phát triển tập trung chủ yếu làm rõ các khái niệm về KSNB, vai trò KSNB trong các doanh nghiệp, các tiêu chí và công cụ đánh giá về tính hữu hiệu của KSNB, các bộ phận cấu thành của KSNB và tác động của
  8. 6 KSNB đến một số yếu tố như: hiệu qủa kinh doanh, hiệu quả đầu tư của dự án, quản trị rủi ro…. Có khá nhiều các tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu những mảng vấn đề khác nhau có liên quan đến hoạt động KSNB như: Xây dựng các mô hình của KSNB theo COSO hoặc BASEL; nghiên cứu KSNB trong các đơn vị cụ thể; nghiên cứu tác động của các nhân tố trong KSNB tới hiệu quả của KSNB trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu KSNB tác động đến hiệu quả phi tài chính, nhưng chưa đề cập đến vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả phi tài chính tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN. Các nghiên cứu của các tác giả chủ yếu sử dụng các nhân tố nội tại bên trong cấu thành KSNB mà chưa xem xét các nhân tố bên ngoài mang tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam có tác động đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN. 1.5. Khoảng trống nghiên cứu Như vậy theo hiểu biết của tác giả, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tác động của KSNB đến hiệu quả HĐKD trong các ngành, các lĩnh vực, các đơn vị khác nhau nhưng vẫn còn có những khoảng trống để đề tài tiếp tục nghiên cứu và khai thác, cụ thể như sau: Thứ nhất: Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả phi tài chính. Khoảng trống nghiên cứu của tác giả là nghiên cứu mối quan hệ giữa KSNB với hiệu quả HĐKD, KSNB với hiệu quả tải chính, KSNB với hiệu quả phi tài chính. Các thành phần của KSNB với hiệu quả tài chính và phi tài chính. Thứ hai, Các nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến tác động của KSNB đến hiệu quả phi tài chính. Trong luận án này, tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa KSNB với hiệu quả phi tài chính, đặc biệt là các mối quan hệ giữa các thành phần KSNB như: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát tới năng suất lao động của doanh nghiệp, với mức độ hài lòng của người lao động, với đạt mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, KSNB với việc tuân thủ các quy định. Thứ ba, các tác giả khác mới chỉ nghiên cứu tác động KSNB tới hiệu quả HĐKD qua các chỉ tiêu: ROE, ROA và ROI. Tác giả bổ sung các chỉ tiêu: ROS, GOS, EPS. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Bản chất về kiểm soát nội bộ 2.1.1. Khái niệm Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về KSNB, mỗi quan điểm đứng trên một góc độ khác nhau nhưng đều hướng về một mục tiêu chung đó là đạt được mục đích hoạt động của đơn vị với mức rủi ro thấp nhất. Nghiên cứu các quan điểm, các khái niệm, định nghĩa khác nhau về KSNB, theo quan điểm của tác giả thì: KSNB là những chính sách, quy trình, thủ tục do ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để bảo đảm đảm bảo hợp lý về khả
  9. 7 năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. 2.1.2. Mục tiêu Những biện pháp ngăn chặn các rủi ro phải nhằm đạt được 3 mục tiêu sau: - Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. - Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà tổ chức cung cấp. - Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định. 2.1.3 Thành phần của kiểm soát nội bộ Có rất nhiều quan điểm về các yếu tố cấu thành KSNB. Theo COSO (2013) thì KSNB bao gồm 05 thành phần cơ bản: (i) Môi trường kiểm soát (ii) Đánh giá rủi ro (iii) Hoạt động kiểm soát (iv) Hệ thống thông tin và truyền thông (v) Giám sát 2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.1. Khái niệm Từ điển phân tích kinh tế của Guerrien (2007), hiệu quả là thuật ngữ thuật ngữ dùng để chỉ một phân bổ nguồn lực trong số những phân bổ tốt nhất có thể. Còn theo từ điển kinh tế Anh Việt, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật (1996) hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vào của các yếu tố khan hiếm với đầu ra là những hàng hóa, dịch vụ. Tùy theo hình thái đo lường khác nhau mà hiệu quả được gọi là hiệu quả kỹ thuật (đo lường bằng hiện vật) hoặc hiệu quả kinh tế (đo lường bằng chi phí). Theo quan điểm truyền thống, hiệu quả hoạt động là phản ánh giá trị gia tăng về kinh tế hoặc lợi tức đầu tư. Theo Kaplan (1996) gồm cả hiệu quả về mặt tài chính và phi tài chính Smith (1997), Theo Samuelson & Nordhaus (2011) ,Samuelson & Nordhaus (2011), Ngô Đình Giao ( 1984), Theo quan điểm của Nguyễn Văn Công (2013), Nguyễn Ngọc Quang (2011). Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến (2015) [20, tr38]. 2.1.2. Chỉ tiêu đo lường Đo lường hiệu quả hoạt động qua các chỉ tiêu tài chính: Dixon, Nanni, & Vollmann (1990), Reid & Ashelby (2002), Dutta & Radner (1999). Jovanovic (1982),Whittington (2001), Morris (2011), Dwivedi (2002) Tóm lại, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động rất đa dạng và phong phú, có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau nên khi đánh giá hiệu quả doanh nghiệp tùy
  10. 8 từng điều kiện cụ thể, cho phép sử dụng những chỉ tiêu chủ yếu nhất để thỏa mãn mục đích nghiên cứu phù hợp nhất. 2.3. Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động 2.3.1. Môi trường kiểm soát với hiệu quả hoạt động: Whittington (2001), Khamis (2013) S. P. Mawanda (2008)  Tính chính trực và giá trị đạo đức với hiệu quả hoạt động: Quigley (2007), Wordwide (2006), Baines (1997); Park & Miller (1998)…  Cơ cấu tổ chức với hiệu quả hoạt động: Porter (1976), Koufteros, Xenophon A Nahm, Abraham Y Cheng, & TC Edwin Lai (2007), Kim (2005)… nghiên cứu của Uadiale (2010), Brennan Brennan (2006), Bhagat & Black (1997)….)  Chính sách nhân sự với hiệu quả hoạt động: Jones & Wright (1992), Kleiner (1990)…. 2.3.2. Đánh giá rủi ro với hiệu quả hoạt động: Rittenberg & Schwieger (2005). COSO (2011), Cebenoyan & Strahan (2004), Schroeck (2002) và Nocco & Stulz (2006), Nocco & Stulz (2006), Schroeck (2002), Khan (2001), Akkizidis (2008), Al-Tamimi (2007,). 2.3.3. Hoạt động kiểm soát với hiệu quả hoạt động Whittington (2001), Hitt, Hoskisson, Johnson, & Moesel (1996), M.Piriya (2013) và Tallman (1997) 2.3.4. Hệ thống thông tin và truyền thông với hiệu quả hoạt động: Ettlie (1992); Frohlich & Westbrook (2001); Koufteros , Xenophon A Nahm, Abraham Y Cheng, & TC Edwin Lai (2007); Paulraj & Chen (2007); Marsh & Stock (2003)…, Frohlich & Westbrook (2001), Koufteros et al. (2007). Clark & B (1996); Schroeck (2002); …. S. L. Brown & Eisenhardt (1995); Clark, K.B., & & Fujimoto (1941); Swink, Narasimhan, & Wang (2007); …. 2.3.5. Giám sát với hiệu quả hoạt động: (Dinapoli (2007). Ngược lại, nếu việc giám sát của KSNB không hiệu quả thì có thể dẫn đến không đạt được mục tiêu đề ra về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.4. Các lý thuyết liên quan 2.4.1. Lý thuyết hệ thống Keraro (2014), lý thuyết hệ thống(Systems Theory) Von Bertalanffy (1968), Hartman (2010), Smit P. J. (2002), Von Bertalanffy (1968) Lý thuyết này được áp dụng trong đề tài này của tác giả về việc xây dựng hệ thống môi trường kiểm soát bao gồm: con người, lãnh đạo, cấu trúc, quy trình, nguồn lực…, hệ thống thông tin truyền thông trong tổ chức và bộ phận KSNB. Khi áp dụng vào công trình nghiên cứu của tác giả, theo lý giải của lý thuyết này, tác giả kỳ vọng rằng khi môi trường kiểm soát và hệ thống thông tin và truyền thông được đảm bảo thì hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN được cải thiện. Mặt
  11. 9 khác, lý thuyết này còn giúp công trình nghiên cứu của tác giả có thể giải thích hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính là hoạt động trong hệ thống kinh tế xã hội và tác động đến hệ thống tự nhiên. Do vậy, cần phải lồng ghép các giải pháp về quản lý, kiểm soát với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tính hiệu quả của KSNB. 2.4.2. Lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện (Agency Theory): Sarens (2011), Ronen (1995); Watts (1983), lĩnh vực tài chính (E. F. Fama (1980), E. Fama & & Jensen (1983); …), Eisenhardt (1989), Gillan (2006), Rezaee (2007), Long Wu (2019), Brahmadev Panda (2017), Musa Darayseh and Abdelaziz Chazi (2018). Do đó, lý thuyết này rất phù hợp trong luận án của tác giả khi các cổ đông là chủ sở hữu của các công ty niêm yết đã ủy thác trách nhiệm quản lý hàng ngày của các công ty đối với ban giám đốc với tư cách là người quản lý của họ và do đó rất cần những hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ để đảm bảo cổ đông và Các lợi ích của các bên liên quan khác được đảm bảo an toàn, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả hoạt động cao 2.4.3. Lý thuyết thể chế Adebanjo (2013 ). Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết thể chế (Institutional Theory), về cơ bản chỉ ra rằng cơ cấu quản lý và kiểm soát tổ chức có xu hướng phù hợp với kỳ vọng của xã hội. Lý thuyết này được áp dụng trong luận án của tác giả vì lý thuyết này thúc đẩy lập luận về tăng cường quản trị doanh nghiệp trong quản lý các tổ chức, doanh nghiệp. Đặc biệt, giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu quả, tiết kiệm và hiệu quả HĐKD tăng cao. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải bố trí KSNB chặt chẽ, thống nhất và kiểm soát, quản lý cao. Mặt khác, lý thuyết này có thể giải thích các vấn đề sau: thứ nhất, các ngành nghề khác nhau sẽ áp dụng hệ thống KSNB khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của doanh nghiêp và còn phụ thuộc vào công nghệ, văn hóa, môi trường. Các doanh nghiệp phi tài chính có nhiều đặc thù riêng, phù hợp với đặc điểm và rủi ro từng doanh nghiệp. Thứ hai, lý thuyết này có thể giải thích được mối quan hệ giữa các nhân tố KSNB với HQHDKD của tổ chức đó đặc biệt là các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát và tính tuân thủ các quy định của doanh nghiệp 2.4.4 Lý thuyết Chaos Chaos (Chaos theory) được xây dựng bởi Lorenz (1970) và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành như vật lý, cơ khí, sinh học, triết học, kinh tế…. Lý thuyết này nghiên cứu tác động giữa hệ thống động lực với môi trường. Theo lý thuyết này, lúc đầu phản ánh sự vẫy cánh của một con bướm sẽ tạo ra sự thay đổi nhỏ nhưng sau đó với thời gian lâu hơn sẽ tạo ra sự thay đổi lớn như một cơn bảo trong khí quyển. Lý thuyết Chaos được tác giả sử dụng trong nghiên cứu của mình dưới góc độ là các nhân tố trong mô hình KSNB luôn có mối quan hệ lẫn nhau, một sai phạm ở một khâu, một bộ phận nào đó cũng đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của doanh
  12. 10 nghiệp. Lý thuyết này cũng cho thấy sự cần thiết của đánh giá rủi ro trong KSNB nếu không đánh giá, nhận biết được rủi ro để có biện pháp phòng ngừa và xử lý sớm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp, nặng hơn dẫn đến sự đổ vỡ của cả tổ chức. 2.4.5. Lý thuyết các bên liên quan Theo Freeman (1984), Miles (2012), T. Donaldson, & Preston, L. E. (1995), Mitchell (1997), Friedman (2006), Phillips (2003), T. Donaldson, & Preston, L. E. (1995), Mitchell (1997), Blattberg (2004). Lý thuyết các bên liên quan có liên quan đến nghiên cứu vì lý thuyết này cho biết ý tưởng kinh doanh thực sự hoạt động như thế nào. Theo lý thuyết này, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thành công, phải tạo ra giá trị cho khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cộng đồng và các nhà tài chính, cổ đông, ngân hàng và người khác bằng tiền. Lý thuyết này nêu rõ rằng bạn không thể nhìn vào bất kỳ một trong những cổ phần của họ hoặc các bên liên quan nếu bạn muốn, trong sự cô lập. Sự quan tâm của họ phải đi cùng với nhau, và công việc của người quản lý hoặc doanh nhân là tìm ra cách mà sự quan tâm của khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng, nhân viên và nhà tài trợ đi theo cùng một hướng. Mỗi một trong những nhóm này đều quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp, và tìm ra lợi ích của họ đi theo cùng một hướng là những gì nhiệm vụ quản lý và nhiệm vụ kinh doanh là tất cả. Mặt khác, do các doanh nghiệp phi tài chính thường có rất nhiều bên liên quan khác nhau, có mâu thuẫn về các lợi ích tiềm tàng nên theo lý giải của lý thuyết này, theo tác giả khi KSNB được thiết kế hợp lý và khoa học sẽ giải quyết được các mâu thuẫn nói trên. Lý thuyết này cũng giúp cho các doanh nghiệp xác định bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phù hợp và xác định được giới hạn, phạm vi nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro và tác động xấu đến đến tổ chức, đảm bảo KSNB hoạt động hiệu quả. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát chung về quy trình thực hiện và nghiên cứu 3.1.1 Quy trình nghiên cứu Được mô tả qua Sơ đồ 3. 1: Quy trình nghiên cứu đề xuất 3.1.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu thứ cấp: thu thập thông qua các tài liệu của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam: Nguồn dữ liệu sơ cấp: thông tin về KSNB, hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện thông qua phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu (Phụ lục 3.1) 3.1.3. Nghiên cứu định tính 3.1.3.1. Nghiên cứu tài liệu
  13. 11 Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu sẵn có về các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trước, các thang đo cho các biến số trong mô hình nghiên cứu, tác giả tổng hợp và phân tích các vấn đề: - Cơ sở lý luận về KSNB - Hệ thống hóa và phân tích các yếu tố của KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3.1.3.2. Phỏng vấn sâu Bằng cách phỏng vấn sâu các nhà quản lý trong doanh nghiệp bao gồm: Chủ tịch HĐQT, Giám đốc điều hành, Trưởng/phó các phòng ban, kế toán trưởng, kế toán viên/kiểm toán viên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Các chuyên gia, các kiểm toán viên có kinh nghiệm, các giảng viên về kiểm toán các trường đại học. Phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin về những đặc điểm của từng yếu tố KSNB trong các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết, về ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành KSNB đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. 3.2. Mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu 3.2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết Mô hình nghiên cứu được mô tả sơ đồ 3.2. Sơ đồ 3. 2: Mô hình lý thuyết (Nguồn: tác giả tự tổng hợp và phát triển từ các nghiên cứu trước) Kiểm soát nội bộ (IC) - Môi trường kiểm soát (CE) - Đánh giá rủi ro (RA) Hiệu quả hoạt động kinh doanh - Hệ thống thông tin & truyền thông (IAC) (Performance) (PF) - Hoạt động kiểm soát (CA) - Giám sát (MA) - Hiệu quả tài chính (FP) - Hiệu quả phi tài chính (NFP) - Quy mô doanh nghiệp - Thời gian cổ phần hóa Mô hình hồi quy về mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả HĐKD: PF = β10 + β11.IC+ β12.SIZE+ β13.Time (1) Mô hình hồi quy về mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả tài chính: FP= β20 + β21.IC+ β22.SIZE+ β23.Time (2) Mô hình hồi quy về mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả phi tài chính: NFP= β30 + β31.IC+ β32.SIZE+ β33.Time (3)
  14. 12 Mô hình hồi quy về mối quan hệ giữa các thành phần KSNB với hiệu quả tài chính và phi tài chính FP= β40 + β41.CE+ β42.RA+ β43.IAC + β44.CA + β45.MA (4) NFP= β50 + β51.CE+ β52.RA+ β53.IAC + β54.CA + β55.MA (5) Trong đó: Biến phụ thuộc: Hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp được đo lường qua các chỉ tiêu: (i) Chỉ tiêu tài chính gồm: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), ROI - Lợi nhuận trên vốn đầu tư, ROS- Lợi nhuận trên doanh thu, GOS – Tỷ suất lợi nhuận gộp, EPS – Lãi trên cổ phiếu. (ii) Chỉ tiêu phi tài chính gồm: Đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và tuân thủ các quy định; Năng suất lao động của doanh nghiệp; chỉ tiêu về mức độ hài lòng của người lao động; chỉ tiêu về Khách hàng hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Trong đó: PF= (ROA+ROE+ROI+ROS+GOS+EPS+ NFP1+NFP2+NFP3)/9 Biến độc lập:  KSNB (IC): Các nghiên cứu trước liên quan đến KSNB như: Morris (2011), Karagiorgos, Drogalas, & Giovanis (2011), COSO (2013), ….theo các nghiên cứu này, KSNB được đo bởi các yếu tố cấu thành KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát (CE), hoạt động kiểm soát (CA), thông tin và truyền thông (IAC), giám sát (MA), đánh giá rủi ro (RA) đều được sử dụng để đánh giá KSNB và có vai trò như nhau trong đánh giá KSNB nên tác giả xác định KSNB (IC) như sau: IC= (CE+CA+IAC+MA+RA)/5 Trong các thành phần của KSNB thì từng thành phần của KSNB được đo bằng các yếu tố nhỏ, từng yếu tố nhỏ trong các thành phần của KSNB được đo theo thang đo 5 cấp độ của liker từ rất không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Trong đó: Môi trường kiểm soát (CE) theo COSO (2013): CE= (CE1+CE2+CE3+CE4+CE5)/5 CE1= (CE1.1+CE1.2+CE1.3+CE1.4+CE1.5)/5 CE2= (CE2.1+CE2.2+CE2.3+CE2.4+CE2.5)/5 CE3= (CE3.1+CE3.2+CE3.3)/3 CE4= (CE4.1+CE4.2+CE4.3+CE4.4)/4 CE5= (CE5.1+CE5.2+CE5.3+CE5.4)/4 Đánh giá rủi ro (RA): RA= (RA6+RA7+RA8+RA9)/4 RA6= (RA6.1+RA6.2+RA6.3+RA6.4)/4 RA7= (RA7.1+RA7.2+RA7.3+RA7.4+RA7.5)/5 RA8= (RA8.1+RA8.2+RA8.3+RA8.4)/4 RA9= (RA9.1+RA9.2+RA9.3)/3 Hoạt động kiểm soát (CA): CA=(CA10+CA11+CA12)/3 CA10= (CA10.1+CA10.2+CA10.3+CA10.4+CA10.5+CA10.6+CA10.7)/7 CA11= (CA11.1+CA11.2+CA11.3+CA11.4)/4 CA12= (CA12.1+CA12.2+CA12.3+CA12.4)/4
  15. 13 Thông tin và truyền thông (IAC): IAC= (IAC13+IAC14+IAC15)/3 IAC 13= (IAC 13.1+IAC13.2+IAC13.3)/3 IAC14= (IAC14.1+IAC14.2+IAC14.3+IAC14.4)/4 IAC15= (IAC15.1+IAC15.2+IAC15.3+IAC15.4+IAC15.5)/5 Giám sát (MA): MA= (MA16+MA17)/2 MA16= (MA16.1+ MA16.2+ MA16.3+ MA16.4+ MA16.5+ MA16.6+ MA16.7+ MA16.8)/8 MA17= (MA17.1+MA17.2+MA17.3)/3 Biến kiểm soát: + Quy mô doanh nghiệp (size) được đo bằng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (giá trị thị trường bằng giá cổ phiếu X số cổ phiếu đang lưu hành). Theo Al-Matari (2012 ) cho rằng quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, tác giả dựa vào nghiên cứu của Al-Matari (2012 ) đưa biến quy mô doanh nghiệp vào mô hình nghiên cứu + Thời gian hoạt động (Time): số năm doanh nghiệp cổ phần hóa. Nghiên cứu của Tang và cộng sự (2007) đã chứng minh số năm kinh doanh có mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh. Do vậy, tác giả dựa vào nghiên cứu này để đưa biến thời gian hoạt động vào mô hình nghiên cứu. Chi tiết cụ thể các thang đo được thể hiện qua bảng 3.1: 3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu Tác giả đưa ra các giả thiết nghiên cứu sau: Mô hình Giả Nội dung thuyết KSNB tác động đến HQHĐKD H1 KSNB tác động cùng chiều HQHĐKD KSNB tác động đến HQTC H2 KSNB tác động cùng chiều HQTC KSNB tác động đến HQPTC H3 KSNB tác động cùng chiều với HQPTC H4 MTKS có tác động cùng chiều đến HQTC H5 DGRR có tác động cùng chiều đến HQTC Thành phần KSNB tác động đến H6 TTTT có tác động cùng chiều đến HQTC HQTC H7 HDKS có tác động cùng chiều đến HQTC H8 GS có tác động cùng chiều đến HQTC H9 MTKS có tác động cùng chiều đến HQPTC H10 DGRR có tác động cùng chiều đến HQPTC Thành phần KSNB tác động đến hiệu H11 TTTT có tác động cùng chiều đến HQPTC quả phi tài chính H12 HDKS có tác động cùng chiều đến HQPTC H13 GS có tác động cùng chiều đến HQPTC Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả được tổng hợp trong phụ lục 3.10 3.3. Thu thập dữ liệu 3.3.1. Điều tra chọn mẫu
  16. 14 - Nhằm phân tích thực trạng về tác động KSNB đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và kiểm tra các giả thuyết về các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết. - Nhằm xác định được mức độ tác động của các yếu tố KSNB đến hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Vì vậy, tác giả sử dụng phiếu điều tra, khảo sát tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. 3.3.2. Phương pháp thực hiện 3.3.2.1. Xây dựng phiếu điều tra Phiếu điều tra được hình thành dựa vào cách đo lường các biến của một số nghiên cứu trước (đã đề cập chương I) về những nội dung liên quan tới tác động của KSNB tới hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Việc xây dựng phiếu điều tra được xây dựng cụ thể như sau: - Chia KSNB thành 5 phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và giám sát. - Hiệu quả hoạt động được đo lường thông qua 02 nhóm chỉ tiêu là: tài chính và phi tài chính. 3.3.2.2. Mẫu nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu này, cỡ mẫu được tập trung vào các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo https://www.hnx.vn/ và https://www.hsx.vn/ tại thời điểm tháng 12/2021, thống kê theo ngành nghề số lượng công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 672 doanh nghiệp Tổng số doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn HNX và HOSE là 731. Bảng hỏi khảo sát được gửi đến các đối tượng là các nhà quản lý trong doanh nghiệp bao gồm: Chủ tịch HĐQT, Giám đốc điều hành, Trưởng/phó các phòng ban, kế toán trưởng, kế toán viên/kiểm toán viên. 3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu - Phân tích thống kê mô tả Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22, các chỉ tiêu để phân tích gồm: Giá trị trung bình (Mean), giá trị trung vị (Median), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min) của các biến nghiên cứu và đo lường. - Kiểm định chất lượng thang đo Để kiểm định chất lượng thang đo, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s. Thang đo được được coi là đạt chất lượng tốt khi: (1) Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6; và (2) Hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát (Corrected Item – Total Corelation) lớn hơn 0,3 (Numally & Burnstein (1994)). - Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA
  17. 15 Phân tích EFA sẽ giúp rút trích thành các nhân tố phục vụ cho việc phân tích tiếp theo. Chỉ tiêu “hệ số tải nhân tố” được dùng để đo lường mức ý nghĩa của hệ số EFA. Phân tích hồi quy (Mô hình smart-PLS): Mô hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau. Smart PLS được sử dụng để kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với kiểm soát nội bộ. 4.1.1 Tổng quan về các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán (TTCK) tại Việt Nam là một thị trường tương đối non trẻ trong bối cảnh tái cơ cấu. Từ năm 1996, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước mới được thành lập (theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ), là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Sau nhiều năm hoạt động, sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam có thể chia ra thành 2 giai đoạn chính như sau:  Giai đoạn 1: Từ năm 2000 đến năm 2005 là giai đoạn ban đầu hình thành và phát triển TTCK Việt Nam với số lượng các CTNY còn ít, nhu cầu về kiểm toán BCTC của các CTNY chưa nhiều.  Giai đoạn 2: Từ 2006 đến nay, TTCK đã phát triển mạnh mẽ, số lượng các CTNY gia tăng. Số liệu của UBCKNN qua các năm cho thấy, nếu như năm 2006 chỉ có 186 DN thì con số này đã tăng lên khoảng 700 DN vào năm 2012 và đến cuối năm 2019 con số này duy trì ở mức khoảng 751 DN. 4.1.2. Khái quát về các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết Các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN là những doanh nghiệp HĐKD với quy mô lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong các công ty niêm yết. Các ngành nghề của các doanh nghiệp phi tài chính bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, khai khoáng và dầu khí, công nghiệp, xây dựng, vận tải kho bải, thương mại và dịch vụ lưu trú, ăn uống, thông tin truyền thông và các hoạt động khác, y tế, hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ, hành chính và dịch vụ hỗ trợ, HĐKD bất động sản, hoạt động khác …. Với đa dạng nhiều hình thức kinh doanh, nhiều ngành nghề khác nhau, các doanh nghiệp phi tài chính đã đóng góp rất lớn đối với tổng giá trị sản phẩm quốc dân và sự phát triển kinh tế của Việt Nam. 4.1.3. Đặc điểm công ty phi tài chính niêm yết ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ Những đặc điểm sau của công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam (CTPTC) có tác động đến kiểm soát nội bộ như sau: - Về số lượng cổ đông: Số lượng cổ đông của CTPTC khá phức tạp về số lượng và thay đổi theo từng thời điểm nên rất khó kiểm soát;
  18. 16 - Về cơ chế quản lý: Hoạt động của CTPTC chịu sự quản lý từ nhiều hệ thống pháp lý trong và ngoài công ty. Ngoài ra, CTPTC còn phải chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ từ bên ngoài như từ UBCK, từ các sở giao dịch chứng khoán, từ cơ quan thuế vàcác nhà đầu tư. CTPTC có cơ chế quản lý tập trung cao, có sự phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Các CTPTC phải xây dựng và thực hiện KSNB rất chặt chẽ các hoạt động trong công ty để đảm bảo hiệu quả hoạt động và kỳ vọng của các nhà đầu tư cũng như nhà đầu tư trên TTCK. - Về điều kiện niêm yết: Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quy định, công ty cổ phần phải có vốn điều lệ từ 80 tỷ trở lên, kết quả kinh doanh có lãi 2 năm liền trước khi niêm yết, tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ… - Về việc công khai thông tin: Tùy thuộc quy định của từng sàn chứng khoán quốc gia, việc quy định về nội dung thông tin công khai, thời gian công khai của các CTNY sẽ có những điểm cụ thể khác nhau. - Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của các CTPTC rất phức tạp và phong phú: Các CTPTC có thể tham gia vào nhiều loại ngành nghề kinh doanh dẫn đến rủi ro cao trong các hoạt động quản lý. Các CTPTC thường có quy mô lớn và thường hoạt động đa ngành nghề, dịch vụ, tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh vì thế các chỉ tiêu trên BCTC thường phản ánh các nghiệp vụ phức tạp, đặc biệt là đối với các BCTC hợp nhất của các công ty mẹcó nhiều hệ thống các công ty con. - CTPTC thường có quy mô hoạt động khác nhau, có thể là các công ty mẹ với nhiều công ty con, đầu tư chéo, hoạt động trên quy mô rộng khắp cả nước, nhất là các ngành kinh doanh công nghiệp, thương mại (BBC, DIC). - Hệ thống KSNB của CTPTC còn nhiều yếu điểm: Hệ thống KSNB của CTPTC được đánh giá là còn nhiều điểm yếu dẫn đến chất lượng thông tin trên các BCTC chưa được kiểm toán vẫn còn chưa tốt. 4.2. Thực trạng các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đã được khám phá trong giai đoạn nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát định lượng được triển khai đến các đối tượng khảo sát đã được xác định dưới các hình thức: (1) Trực tiếp, (2) Gửi thư, (3) Gửi qua email, (4) Qua Google docs, (5) khác. Trong đó tập trung vào 2 sàn giao dịch chính HNX và HOSE. Kết quả khảo sát thu về 569 phiếu trong tổng số 2152 phiếu phát ra. Sau khi lựa chọn các phiếu khảo sát không hợp lệ do có nhiều ô trống hoặc không đầy đủ thông tin, tác giả lựa chọn sử dụng 506 phiếu hợp lệ, đạt tỷ lệ 23.51%. (phụ lục 4.6) Thống kê mô tả các biến độc lập chúng ta thấy được các chỉ tiêu các biến có giá trị thấp nhất và cao nhất (bảng 4.4)
  19. 17 4.2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh Các biến hiệu quả hoạt động (Phụ lục 4.29) được đánh giá thang điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Trong đó, biến quan sát trung bình cao nhất là HQPTC8 ”Người lao động hài lòng về công việc” và HQPTC9 “Khách hàng hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của công ty” là 3.53, thấp nhất là HQTC1 “ROA- Lợi nhuận trên tài sản của công ty từ 3- 5 năm” là 2.79 4.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha Ghi chú Môi trường kiểm soát 0.948 Phụ lục 4.31 Đánh giá rủi ro 0.914 Phụ lục 4.32. (Loại bỏ biến RA9.2, RA9.3) Hoạt động kiểm soát 0.952 Phụ lục 4.33 Thông tin và truyền thông 0.913 Phụ lục 4.34 Giám sát 0.903 Phụ lục 4.35 Hiệu quả HĐKD 0.752 Phụ lục 4.36 4.4. Kết quả kiểm định hồi quy các mô hình Với kết quả thu thập được qua điều tra, khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm SPSS và Smart PLS để kiểm định các mô hình hồi quy. 4.4.1. Mô hình hồi quy về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động kinh doanh Bảng 4.6 chúng ta thấy rằng mô hình có ý nghĩa thống kê, R2 =0.55, R2 hiệu chỉnh (adjusted R Square)=0.180. Như vậy, 18% thay đổi hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp được giải thích bởi 01 biến độc lập và 02 biến kiểm soát. Mặt khác, Sig.
  20. 18 đến hiệu quả phi tài chính của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCKVN. Giả thuyết nghiên cứu H3 được chấp nhận. Ta có phương trình: NFP=0.007*IC+ e i. (3) 4.4.4. Mô hình hồi quy về mối quan hệ giữa các thành phần kiểm của KSNB với hiệu quả tài chính và phi tài chính Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kiểm định KMO và Bartlett: Kết quả phân tích nhân tố cho thấy (Phụ lục 4.37) chỉ số KMO là 0,912 >0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Bartlett’s là 21421.874 với mức ý nghĩa đều là (p_value) sig =0.000 50%; như vậy có thể nói rằng các nhân tố này giải thích được 57.362% sự biến thiên của dữ liệu. Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố có Eigenvalues (thấp nhất) là 1,626 đều thỏa mãn >1. 4.4.5. Phân tích hồi quy (Mô hình Smart PLS) - Sự phù hợp của mô hình: SRMR=0.055 =0,7 phù hợp với mô hình. Mức độ hội tụ: độ lớn c ủa hệ số Average Vaniance >=0,5 đạt được mức độ chính xác về sự hội tụ - Đánh giá mức độ đa cộng tuyến giữa các chỉ báo: Phụ lục 4.14 chúng ta thấy rằng hệ số: VIF 0.05), kết quả này bác bỏ giả thuyết H13 Hiệu quả phi tài chính (Năng suất lao động của doanh nghiệp, Người lao động hài lòng về công việc, Khách hàng hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của công ty) có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) với Hiệu quả tài chính (ROA, ROE, ROI, ROS, GOS, EPS (HQTC) (β=0,205; P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2