intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học" làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp thực hiện đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập nhằm nâng cao kết quả học tập cho sinh viên các ngành kỹ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM DƯƠNG THU HẰNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THEO HƯỚNG NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Kĩ thuật công nghiệp Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN HOÀI NAM 2. TS. NGUYỄN TRẦN QUỐC VINH Phản biện 1: PGS. TS. PHẠM NGỌC THẮNG Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Phản biện 2: PGS. TS. PHẠM KIM CHUNG Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 3: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HẠNH Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Dương Thu Hằng, Nguyễn Hoài Nam, 2018. Đánh giá quá trình bậc đại học với sự hỗ trợ của công nghệ. Tạp chí Khoa học Giáo dục nghề nghiệp số 57+58 tháng 6+7. 2. Phạm Dương Thu Hằng, Nguyễn Hoài Nam, 2019. Formative assessment in E-learning: Role and experience for implementing information technology trainee teacher training in Vietnam. Proceedings of the first international conference on teacher education revonation – ICTER 2018: “Teacher education in the context of industrial revolution 4.0”. 3. Pham Duong Thu Hang, 2019. Connecting formative assessment and instruction based on learning outcomes for blended learning model in higher education. HNUE Journal of Science, Educaitional Sciences, Volume 64, Issue 12, pp. 101-111. 4. Pham Duong Thu Hang, Nguyen Hoai Nam, 2021. Formative b-Assessment – A new concept in higher education. Case study at University of Science and Education, The University of Danang, Vietnam. ILITE 2021.
  4. 1 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Một là, Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 03 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học đã có một số điểm sửa đổi, trong đó có sự thay đổi về điều kiện công nhận tốt nghiệp của sinh viên. Theo Thông tư, ngoài các điều kiện để công nhận tốt nghiệp đối với sinh viên như hiện nay, một điều kiện tốt nghiệp mới được bổ sung là sinh viên cần đáp ứng được chuẩn đầu ra (CĐR) của chương trình đào tạo - là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo. Do đó, trong quá trình dạy học, các hoạt động giảng dạy và học tập, đặc biệt là hoạt động đánh giá cần thường xuyên cập nhật, cải tiến nhằm hướng đến vấn đề sinh viên đạt CĐR của chương trình đào tạo, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Cũng theo Thông tư trên, việc dạy và học trực tuyến đã được Bộ chính thức cho phép và có quy định cụ thể: cơ sở đào tạo được tổ chức các lớp học hình thức trực tuyến khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng với thời lượng cho phép tối đa là 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo. Theo đó, giảng viên được phép sử dụng hình thức trực tuyến trong xây dựng kế hoạch, thiết kế bài giảng và triển khai hoạt động dạy học, hoạt động đánh giá sao cho phù hợp với bối cảnh dạy học. Hình thức trực tuyến được sử dụng có thể là trực tuyến đồng bộ và/ hoặc trực tuyến không đồng bộ trong và ngoài lớp học. Hai là, theo định hướng giảng dạy và học tập lấy sinh viên làm trung tâm hiện nay tại các trường đại học, sự đổi mới các phương pháp đánh giá là rất cần thiết sao cho phát huy được vai trò của sinh viên. Việc đánh giá không chỉ do mỗi giảng viên thực hiện mà sinh viên và giảng viên trở thành “đối tác có trách nhiệm trong việc học tập và đánh giá”, có nghĩa là sinh viên có trách nhiệm đánh giá hơn là chỉ nhận đánh giá từ giảng viên. Đánh giá quá trình (ĐGQT) là một loại hình đánh giá có bản chất thể hiện được ý nghĩa này, đã và đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm về tầm quan trọng và tính hiệu quả của nó trong định hướng nâng cao chất lượng của việc giảng dạy và học tập. Mục tiêu của ĐGQT là thúc đẩy việc học của sinh viên tiến bộ bằng cách quan tâm đến ‘con đường’ hay ‘quá trình’ thực hiện như thế nào để có kết quả học tập tốt. ‘Con đường’ này được sinh viên đồng hành cùng giảng viên và các bạn cùng học. Thông qua ĐGQT, sinh viên tự chủ và tự điều chỉnh kịp thời việc học của mình trong suốt quá trình học tập. Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ 4.0, cùng với những thay đổi trong giáo dục đại học theo hướng linh hoạt hơn, dạy học trực tuyến (DHTT) là xu thế tất yếu hiện nay, cũng đã và đang được hầu hết các cơ sở giáo dục đại học lựa chọn triển khai và áp dụng vì sự thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả của môi trường này. Một kết quả rõ nét đó là phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học” trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng COVID năm 2019 được triển khai thực hiện thành công nhờ DHTT với hình thức trực tuyến hoàn toàn. Động lực học tập (ĐLHT) là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục học. ĐLHT thôi thúc sinh viên thực hiện các hoạt động học tập, đồng thời, định hướng, duy trì và quyết định cường độ của các hành vi đó để điều chỉnh và cải thiện kết quả học tập. Do đó, trong DHTT cho sinh viên các ngành kỹ thuật, các biện pháp ĐGQT có thể làm cho ĐLHT của người học được tăng lên. Điều này tác động tích cực đến kết quả học tập và giảng dạy của sinh viên và giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
  5. 2 Ba là, mặc dù hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định ĐGQT, DHTT và ĐGQT trong DHTT giúp tạo động lực cho sinh viên, giúp sinh viên tiến bộ và cải thiện kết quả học tập của họ. Tuy nhiên, khi thực hiện ĐGQT trong DHTT, các công trình chưa mô tả cụ thể các biện pháp được thực hiện như thế nào và yếu tố công nghệ thường bị ‘lạm dụng’, được chú trọng hơn trong việc triển khai các hoạt động đánh giá thay vì cần nhấn mạnh, tập trung hơn đến yếu tố ‘quá trình’. Cho nên, tùy thuộc vào bối cảnh diễn ra quá trình dạy học, các hình thức hay phương tiện sử dụng trong DHTT cần được xác định cho phù hợp với các hoạt động ĐGQT sao cho công nghệ đóng vai trò trung gian, hỗ trợ các hoạt động giảng dạy và học tập đạt được hiệu quả tối đa. Trong các nghiên cứu về ĐGQT trong DHTT này, việc tác động đến ĐLHT của sinh viên chưa được thể hiện là một mục tiêu cụ thể trong thiết kế đánh giá. Hoặc nếu ĐLHT được đề cập, một số công trình khẳng định rằng ĐGQT trong DHTT tác động đến ĐLHT của sinh viên, nhưng cơ sở thực hiện cũng như minh chứng để thấy rõ kết luận này thì chưa được đề cập. Đây là các ‘khoảng trống’ hay các hạn chế liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà luận án sẽ tiếp cận để làm rõ. Như vậy, với các lý do trên: yêu cầu đổi mới về chất lượng đào tạo trong bối cảnh giáo dục đại học hiện nay; hiệu quả của ĐGQT, DHTT, ĐLHT trong quá trình dạy học đã được các công trình nghiên cứu khẳng định là góp phần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy; (3) các hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan đến ĐGQT trong DHTT theo hướng tác động đến ĐLHT của người học, tác giả luận án chọn đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học”. II. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp thực hiện ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT nhằm nâng cao kết quả học tập cho sinh viên các ngành kỹ thuật. III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở ngành “Kĩ thuật công nghiệp”. Đối tượng nghiên cứu: ĐGQT trong DHTT ở học phần “Cơ sở dữ liệu”. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu thực trạng: Phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên tại các trường đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. - Phạm vi thực hiện kiểm nghiệm sư phạm: Thực nghiệm trong giảng dạy học phần “Cơ sở dữ liệu” cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. IV. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng đồng bộ các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên vào thực tiễn dạy học các ngành kỹ thuật ở đại học thì sẽ làm tăng ĐLHT của sinh viên. Nhờ đó, nâng cao kết quả học tập cho sinh viên, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo. V. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học. - Xây dựng các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học.
  6. 3 - Kiểm nghiệm, đánh giá kết quả nghiên cứu. VI. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu liên quan đến ĐGQT, DHTT, ĐLHT để làm rõ cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu. Dựa trên cơ sở đó, luận án xây dựng một mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa ĐGQT trong DHTT và ĐLHT của sinh viên, đề xuất các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học; kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất về mức độ ảnh hưởng của ĐGQT trong DHTT đến ĐLHT của sinh viên đại học. - Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Phỏng vấn giảng viên và sinh viên để có thêm ý kiến về thực trạng ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học; Quan sát hoạt động học tập và phỏng vấn sinh viên để xây dựng các biện pháp và đưa ra nhận xét định tính về hiệu quả tác động sư phạm đối với sinh viên. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên để đánh giá sự tác động của các biện pháp ĐGQT trong DHTT đến ĐLHT của sinh viên. - Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia về tính cần thiết, phù hợp và khả thi của các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác: - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu sau khi thu thập được dữ liệu từ các phiếu hỏi và cung cấp thông tin về kích thước mẫu, phân phối mẫu, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của các biến trong khảo sát thực trạng và kiểm định mô hình nghiên cứu. - Phương pháp thống kê phân tích: Với mô hình nghiên mà luận án đã đề xuất, luận án sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) bằng phần mềm AMOS để kiểm định mô hình nghiên cứu. VII. Những đóng góp mới của luận án Ý nghĩa khoa học: Phát triển cơ sở lý luận (tổng quan vấn đề nghiên cứu; các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu; đặc điểm và vai trò của ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên; cơ sở đo lường sự ảnh hưởng của ĐGQT trong DHTT đến ĐLHT của sinh viên) và cơ sở thực tiễn ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên hiện nay tại các cơ sở giáo dục đại học. Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng được các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên. VIII. Những luận điểm bảo vệ 1. Trong dạy học trực tuyến, đánh giá quá trình là chiến lược đánh giá chú trọng vào quá trình và cách thức người học đạt được kết quả học tập. 2. Các biện pháp đánh giá quá trình được sử dụng trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học phù hợp với thực trạng dạy và học ở đại học trong bối cảnh hiện nay. 3. Kết quả thực nghiệm trong dạy học trực tuyến học phần “Cơ sở dữ liệu” cho thấy:
  7. 4 a. Đánh giá quá trình làm cho sinh viên thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản trong học tập (gồm nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực, nhu cầu gắn kết). b. Đánh giá quá trình tác động tích cực đến quá trình học tập, nâng cao động lực học tập cho sinh viên. c. Đánh giá quá trình đem lại hiệu quả đối với kết quả học tập của sinh viên. IX. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và khuyến nghị, nội dung luận án gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học. Chương 2: Biện pháp ĐGQT trong DHTT đối với học phần “Cơ sở dữ liệu” theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên. Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THEO HƯỚNG NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Đánh giá quá trình trong dạy học đại học Các tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều nghiên cứu trong việc triển khai ĐGQT trong giảng dạy ở đại học. Hầu hết các công trình sau khi triển khai thực hiện đều đã đưa ra các kết luận tương ứng nhằm làm rõ bản chất, ý nghĩa, vai trò cũng như hiệu quả mà ĐGQT đem lại. Tuy nhiên, ĐGQT mà các công trình đã thực hiện thường chỉ tập trung triển khai các hoạt động ĐGQT nói chung mà chưa đề cập nhiều đến việc đo lường các tác động mang tính ‘quá trình’. Muốn đo lường các tác động này, việc thiết kế các hoạt động đánh giá cần được định hướng theo một mục tiêu cụ thể để có cơ sở và căn cứ nhằm xây dựng thang đo liên quan đến các chiến lược ĐGQT. Mặt khác, trong vấn đề triển khai thực hiện ĐGQT, vấn đề đánh giá các hoạt động ĐGQT mà giảng viên đã triển khai đạt mức độ như thế nào chưa được nhấn mạnh – đây là cơ sở để điều chỉnh việc giảng dạy. Tiến trình thiết kế và thực hiện ĐGQT như thế nào cũng chưa thấy các công trình đề cập. 1.1.2 Đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến ở đại học Hầu hết các công trình nghiên cứu khi triển khai ĐGQT trong DHTT đều nhấn mạnh nhiều đến yếu tố công nghệ, tập trung vào đánh giá mức độ hiệu quả mà công nghệ đem lại mà chưa nhấn mạnh đến tính ‘quá trình’ và chưa xác định mục tiêu cụ thể của các hoạt động đánh giá là để làm gì và làm như thế nào. Hay nói cách khác, các hoạt động ĐGQT trong DHTT chưa được thiết kế theo một cách tiếp cận cụ thể như hướng đến theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên hay hướng đến trang bị kỹ năng học tập nào đó cho sinh viên. Mặt khác, khi triển khai các hoạt động ĐGQT trong DHTT, các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến các rào cản và mặc định rằng tất cả các yếu tố cần được đáp ứng để thực hiện triển khai đều được thỏa mãn như năng lực sử dụng công nghệ của giảng viên, của sinh viên; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hệ thống mạng; thời gian, công sức của giảng viên đầu tư trong việc thiết kế, xây dựng và triển khai khóa học; chiến lược, chính sách của cơ sở giáo dục;…Các yếu tố này quyết định tính khả thi và tính hiệu quả của việc áp dụng ĐGQT trong DHTT. Tuy nhiên, trong thực tế, tại các cơ sở giáo dục khác nhau thì mức độ đáp ứng các yếu tố trên cũng khác nhau. Do đó, tùy vào từng bối cảnh cụ thể, DHTT lúc này cần đóng vai trò là một
  8. 5 môi trường hỗ trợ sự thuận lợi trong việc triển khai các hoạt động đánh giá thay vì các hoạt động đánh giá ‘chạy theo’ công nghệ. Các thiết kế về hình thức, mức độ cũng như cách thức thực hiện liên quan đến công nghệ cần được chú trọng. Các vấn đề này chưa được làm rõ trong các công trình nghiên cứu. 1.1.3 Đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo định hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học ĐLHT của sinh viên ở đại học được các công trình nghiên cứu cho là phân biệt với ĐLHT của các đối tượng ở các cấp học khác bởi đặc điểm sinh học, tâm lý và xã hội của sinh viên khác với những lứa tuổi khác Hầu hết các công trình nghiên cứu khi triển khai ĐGQT hay DHTT hay ĐGQT trong DHTT đều đưa ra nhận định chung rằng ĐGQT, DHTT tác động tích cực đến động lực của sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể để làm rõ là các nhân tố nào của ĐGQT trong DHTT ảnh hưởng đến ĐLHT và mức độ ảnh hưởng như thế nào thì còn hạn chế. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu của các công trình cũng có sự khác biệt vì được nghiên cứu trong các bối cảnh khác nhau như khác nhau về vị trí địa lý, thời điểm, đối tượng người học,…Và một vấn đề rất quan trọng là các công trình nghiên cứu khi nghiên cứu hầu như không đề cập cụ thể đến cách thức triển khai ĐGQT hay DHTT như thế nào và điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu và các đề xuất liên quan khác. Do đó, không chỉ xác định là ĐGQT trong DHTT có thực hiện theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học hay không, mức độ như thế nào mà còn cần phải xác định rõ cụ thể ĐGQT trong DHTT được thực hiện như thế nào, bằng cách nào. Dựa vào kết quả phân tích tổng quan các vấn đề nghiên cứu của đề tài, tác giả luận án nhận thấy rằng đề tài có thể nhằm làm rõ các ‘khoảng mờ’ trên, đồng thời, hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về ĐGQT trong DHTT theo định hướng nâng cao ĐLHT. Do đó, luận án tiếp cận đề tài nghiên cứu theo định hướng sau: 1. Kế thừa và phát huy hiệu quả các chiến lược của ĐGQT; 2. Sử dụng DHTT làm môi trường hỗ trợ tối đa sự tiện lợi khi triển khai các hoạt động ĐGQT; 3. Thiết kế các hoạt động đánh giá hướng đến mục tiêu nâng cao ĐLHT. 1.2 Một số khái niệm 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1 Đánh giá quá trình Theo tác giả luận án, ĐGQT là đánh giá tập trung vào ‘quá trình’, xem xét kết quả học tập của sinh viên đạt được ‘bằng cách nào’ hơn là ‘bằng bao nhiêu’, và được luận án hiểu là: “ĐGQT là chiến lược đánh giá coi trọng kỹ năng và thái độ trong hoạt động học tập và tập trung xem xét kết quả học tập dưới góc độ cách thức đạt được kết quả đó”. 1.2.1.2 Dạy học trực tuyến Luận án xác định DHTT như sau: “Dạy học trực tuyến là hình thức dạy học sử dụng phương tiện dạy học điện tử và Internet để tổ chức, điều hành, quản lí, thực thi các hoạt động giảng dạy và học tập trong quá trình dạy học”. Phương tiện dạy học ở đây được hiểu là tất cả những thiết bị kỹ thuật có khả năng chứa đựng hay truyền tải thông tin về nội dung dạy học nhằm hỗ trợ người dạy và người học tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình dạy học để đạt được mục tiêu dạy học.
  9. 6 1.2.1.3 Đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến ĐGQT trong DHTT được luận án xác định là sử dụng đánh giá điện tử khi triển khai ĐGQT hoặc xem nó như là ĐGQT trực tuyến bởi ĐGQT lúc này gắn liền với việc sử dụng công nghệ trong môi trường dạy học. Điều này có thể được xem là đáp ứng một phần lớn về các hoạt động triển khai trong DHTT. Luận án đề xuất khái niệm về ĐGQT trong DHTT như sau: “ĐGQT trong DHTT là chiến lược đánh giá coi trọng kỹ năng và thái độ trong hoạt động học tập trực tuyến và tập trung xem xét kết quả học tập dưới góc độ đạt được kết quả đó bằng cách nào”. 1.2.2 Một số khái niệm liên quan 1.2.2.1 Động lực Động lực là một lực đẩy hướng vào một mục đích rất gần, đáp ứng một nhu cầu rất trực tiếp. Trái ngược với động lực là trở lực hay lực cản. Mức độ động lực của mỗi lứa tuổi có sự khác biệt hay nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến sinh học, tâm lý và xã hội của con người. Nó thúc giục con người hành động để đạt được các nhu cầu mà bản thân mong muốn. Luận án xác định động lực như sau: “Động lực là tất cả những nhân tố sinh học, tâm lý, xã hội tác động đến hoạt động của cá nhân và thúc đẩy hoạt động đó theo hướng tích cực”. 1.2.2.2 Động lực học tập ĐLHT cho thấy rằng một sinh viên mong muốn tham gia và học hỏi từ một hoạt động đào tạo. Đối với sinh viên, ĐLHT được thúc giục bởi sự khác biệt giữa mức độ thông thạo trong học tập hiện tại và mức độ mong muốn của họ. Luận án xác định ĐLHT như sau: “ĐLHT là động lực trong quá trình học tập, hay là tất cả những nhân tố sinh học, tâm lý, xã hội tác động đến hoạt động học tập của người học và thúc đẩy hoạt động học tập theo hướng tích cực”. 1.2.2.3 Nâng cao động lực học tập Theo tác giả luận án, nâng cao ĐLHT được hiểu là phát triển, làm gia tăng ĐLHT cho người học. Như vậy, nếu xác định được các nhân tố có thể làm ảnh hưởng đến ĐLHT và từ đó thực hiện các tác động lên các nhân tố đó thì có thể là làm tăng hay nâng cao ĐLHT cho sinh viên. Do đó, nâng cao ĐLHT được luận án hiểu là: “Nâng cao ĐLHT là làm cho ĐLHT của người học tăng lên nhờ vào các tác động thuận chiều lên các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT”. Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT như đã được đề cập là rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu của luận án, các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT theo đề tài luận án chỉ liên quan đến ĐGQT. Theo đó, các tác động thuận chiều đến ĐLHT của sinh viên chính là các biện pháp liên quan đến ĐGQT trong DHTT. 1.3 Lý thuyết tự quyết định trong mối quan hệ giữa đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến và động lực học tập của sinh viên đại học 1.3.1 Lý thuyết tự quyết định Liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu của con người, động lực của họ được mô tả rõ ràng trong Lý thuyết tự quyết định (Self-determination Theory) do Ryan và Deci đề xuất. Theo lý thuyết này, con người cần phải được thỏa mãn ba nhu cầu sau đây để có động lực nội sinh: nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực và nhu cầu gắn kết. 1.3.2 Mối quan hệ giữa đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến và động lực học tập của sinh viên đại học
  10. 7 Luận án đề xuất một mô hình thể hiện mối quan hệ giữa ĐGQT trong DHTT và ĐLHT của sinh viên như Hình 1.1, chứa hai bộ cơ chế: bên trong và bên ngoài. Hình 1.1. ĐGQT trong DHTT là một phần của việc học thông qua sự thỏa mãn/ thất vọng các nhu cầu tâm lý cơ bản của người học và động lực của người học 1.4 Một số vấn đề lý luận về đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học 1.4.1 Đặc điểm sinh học, tâm lý và xã hội của sinh viên đại học Đối với lứa tuổi sinh viên đại học, đặc điểm sinh học, tâm lý, xã hội cũng như môi trường học tập của họ là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện các biện pháp nâng cao ĐLHT của chính họ hiệu quả hơn các cấp học khác. 1.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học trong học tập trực tuyến Liên quan đến DHTT, luận án xác định các các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ĐLHT của sinh viên trong DHTT là: Nhóm yếu tố công nghệ; Nhóm yếu tố phương pháp sư phạm; Nhóm yếu tố cá nhân. 1.4.3 Những lợi ích và thách thức của đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học 1.4.3.1 Lợi ích Đối với cả sinh viên và giảng viên, ĐGQT thực hiện trên môi trường DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT mang lại nhiều lợi ích: thời gian, công sức, hiệu quả. 1.4.3.2 Thách thức Thách thức tồn tại như là các rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả của ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT. Đó là: Yêu cầu về đầu tư và đổi mới cơ sở hạ tầng công nghệ; hệ thống mạng và đường truyền; phương tiện, thiết bị dạy học điện tử; Yêu cầu về thiết kế và triển khai các hoạt động đánh giá sao cho phù hợp với bối cảnh, môi trường giảng dạy và học tập; sao cho tạo hứng thú, gia tăng và duy trì sự tham gia của sinh viên; Yêu cầu về phản hồi kịp thời cho sinh viên; Yêu cầu về thời gian và công sức của giảng viên; Yêu cầu về kỹ năng công nghệ thông tin của cả giảng viên và sinh viên. 1.4.4 Đặc điểm của đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học 1.4.4.1 Đáp ứng các chiến lược của đánh giá quá trình Dựa trên ba câu hỏi và năm chiến lược đã có, luận án xác định một số các hoạt động thực hiện ĐGQT trong DHTT tương ứng đối với ba đối tượng là giảng viên, sinh viên và các bạn cùng học được đề xuất cụ thể ở Bảng 1-1 sau:
  11. 8 Bảng 1-1. Các hoạt động đánh giá trong DHTT tương ứng với năm chiến lược cốt lõi của ĐGQT Sinh viên cần đi tới Sinh viên đang đi tới đâu? Sinh viên đang ở đâu? đích như thế nào? (1) (2) (3) Tạo môi trường thuận lợi, có sự Phản hồi đến sinh viên Cung cấp, giải thích và hỗ trợ của công nghệ để thu dựa trên các bằng Giảng viên làm rõ các tiêu chí đánh thập bằng chứng hiệu quả về việc chứng đã được thu giá của các CĐR bằng các học của sinh viên thông qua quan thập, có sự hỗ trợ của ví dụ minh họa điển hình. sát, theo dõi và thảo luận. công nghệ. (1) (4) Các bạn Xác định rõ, thấu hiểu, giải Thể hiện qua học tập hợp tác, giảng dạy qua lại, đánh giá cùng học thích và chia sẻ các tiêu đồng đẳng, có sự hỗ trợ của công nghệ. chí đánh giá của các CĐR. (1) (5) Xác định rõ, thấu hiểu và Sinh viên Thể hiện qua siêu nhận thức, động lực, sở thích, phân bổ, giải thích các tiêu chí đánh tự đánh giá, có sự hỗ trợ của công nghệ. giá của các CĐR. 1.4.4.2 Sử dụng công nghệ dạy học phù hợp trong các chiến lược của đánh giá quá trình Luận án đề xuất chia các hình thức trực tuyến như Bảng 1-2 sau: Bảng 1-2. Đề xuất các hình thức trực tuyến trong DHTT Hình thức Công nghệ sử dụng Sử dụng công nghệ không đồng bộ như hệ thống quản lý nội dung, hệ thống quản Trực tuyến không lý học tập, mạng xã hội, bảng thông báo điện tử, câu đố, bình chọn, diễn đàn, trò đồng bộ chuyện… Sử dụng cả công nghệ không đồng bộ như trên và công nghệ đồng bộ như lớp học Trực tuyến đồng ảo, trình chiếu trực tiếp, trò chuyện văn bản trực tiếp, nhắn tin nhanh, trò chuyện bộ âm thanh hoặc video trực tiếp, câu đố trực tiếp, bình chọn trực tiếp, hội nghị truyền hình,… Để có thể sử dụng công nghệ hỗ trợ cho các chiến lược ĐGQT thực hiện hiệu quả, năm thành phần cốt lõi liên quan đến DHTT được luận án xác định như sau: Học liệu điện tử, nhiệm vụ điện tử, thảo luận điện tử, phản hồi điện tử, tự đánh giá điện tử. Năm thành phần này của DHTT được luận án phối hợp với các chiến lược của ĐGQT để làm cơ sở đề xuất các biện pháp ĐGQT trong DHTT của luận án. 1.4.4.3 Thỏa mãn nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực và nhu cầu gắn kết của sinh viên ĐGQT là một phần của việc học thông qua sự thỏa mãn và thất vọng nhu cầu của người học và động lực của người học, chứa hai bộ cơ chế: bên trong và bên ngoài. Cơ chế bên trong ở đây là sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản của người học và cơ chế bên ngoài là các con đường thực hiện nhằm làm thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản đó. Theo Lý thuyết tự quyết định, mức độ động lực của người học được xác định bởi sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản của họ về nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực và nhu cầu gắn kết. 1.4.5 Vai trò của đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học
  12. 9 1.4.5.1 Định hướng người học Sinh viên sẽ được kích thích để hành động khi các kỳ vọng được truyền đạt. Những kỳ vọng đó giúp cho sinh viên xác định họ có thể thực hiện hành động nào (tức là cơ sở để tự chủ) và cho họ niềm tin về hiệu quả của bản thân (năng lực) để thực hiện hành động. Vai trò này được thực hiện thông qua việc làm rõ các mục tiêu của từng nội dung bài học cũng như mối quan hệ giữa các mục tiêu đó. 1.4.5.2 Cung cấp phương tiện đáp ứng mục tiêu Để tạo điều kiện cho người học trải nghiệm nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực và nhu cầu gắn kết, cần tạo ra một bối cảnh trong đó các hành động của sinh viên dẫn đến kết quả mong muốn và sinh viên có được sự hướng dẫn thích hợp để thúc đẩy các hành động đó. Trong bối cảnh ĐGQT, điều này có nghĩa là trong mọi tình huống, sinh viên được cung cấp các nhiệm vụ xem như là các phương tiện giúp họ đạt được các mục tiêu học tập. Vai trò này được biểu diễn bằng việc thiết kế, xây dụng các nhiệm vụ và các cuộc thảo luận đa dạng liên quan đến mục tiêu cần đạt của sinh viên; Tổ chức thường xuyên các nhiệm vụ và các cuộc thảo luận này nhằm tạo môi trường cho sinh viên phát triển cảm giác về trải nghiệm năng lực, trải nghiệm tự chủ cũng như trải nghiệm về sự gắn kết. 1.4.5.3 Hướng dẫn điều chỉnh việc học Sự trợ giúp bao gồm việc cung cấp các nguồn lực, tài nguyên để đạt được các mục tiêu học tập và thông tin về cách áp dụng các nguồn lực, tài nguyên đó, như giải thích chiến lược và các đề xuất tự điều chỉnh. Cung cấp sự giúp đỡ cho sinh viên sẽ cho phép họ hành động một cách tự chủ và hiệu quả (trải nghiệm tự chủ, năng lực). Vai trò này được thể hiện bằng cách cung cấp kịp thời các phản hồi cho sinh viên. 1.4.5.4 Giải thích kết quả học tập Vai trò này liên quan đến việc hỗ trợ sinh viên có được các diễn giải phù hợp thông qua ĐGQT. Vai trò này được thực hiện nhờ vào việc tổ chức cho sinh viên tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Như vậy, ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên cần được thiết kế tiếp cận theo hướng đáp ứng được các vai trò trên, hay cần tạo được một bối cảnh để mà làm cho các nhu cầu tâm lý cơ bản (gồm nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực và nhu cầu gắn kết) của sinh viên được thỏa mãn. Đây chính là cơ sở để luận án đề xuất các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên. 1.4.6 Đo lường sự ảnh hưởng của đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên đại học Luận án đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Sự TM các H2(+) NCTLCB H3(+) ĐGQT trong Động lực DHTT tự chủ H1(+) Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Ba giả thuyết của mô hình nghiên cứu được đặt ra là: 1. H1 (+): ĐGQT trong DHTT ảnh hưởng cùng chiều đến Động lực tự chủ.
  13. 10 2. H2 (+): ĐGQT trong DHTT ảnh hưởng cùng chiều đến Sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản. 3. H3 (+): Sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản ảnh hưởng cùng chiều đến Động lực tự chủ. Để kiểm định các giả thuyết trên, dựa vào các công trình nghiên cứu liên quan được đề cập ở bên dưới, luận án xác định các thang đo được sử dụng là: Thang đo về mức độ nhận thức áp dụng ĐGQT trong DHTT; Thang đo về mức độ thỏa mãn về các nhu cầu tâm lý cơ bản; Thang đo về mức độ động lực. 1.5 Thực trạng đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên 1.5.1 Mục đích, phạm vi, đối tượng khảo sát Mục đích: Khảo sát thực trạng triển khai thực hiện ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học. Phạm vi khảo sát: các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. Đối tượng khảo sát: 75 giảng viên và 361 sinh viên từ các trường ở phạm vi khảo sát trên. 1.5.2 Phương pháp khảo sát Phiếu khảo sát được gửi đến cho giảng viên và sinh viên thực hiện thông qua biểu mẫu trực tuyến của Google Form. 1.5.3 Nội dung khảo sát Nhằm cung cấp về thực trạng liên quan đến ĐGQT trong DHTT cũng như tác động của chúng đến ĐLHT của sinh viên, luận án khảo sát các vấn đề sau: Bảng 1-3. Thông tin về nội dung khảo sát thực trạng Thang đo Nhóm câu hỏi Số câu hỏi Likert Thực trạng triển khai ĐGQT. 1-5 13 Thực trạng sử dụng DHTT liên quan đến các hoạt động ĐGQT. 1-5 14 Thực trạng tác động của ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT 1-5 15 cho sinh viên. 1.5.4 Tổng quan về số liệu khảo sát Trình bày tỉ lệ nam nữ tương ứng với các đối tượng sinh viên và giảng viên khác nhau. 1.5.5 Kết quả khảo sát Trình bày kết quả các nội dung khảo sát trên và xác định mức độ đạt được của từng vấn đề. 1.5.6 Phân tích kết quả 1.5.6.1 Thực trạng triển khai đánh giá quá trình Các ý kiến của giảng viên và sinh viên về thực trạng liên quan đến triển khai ĐGQT trong quá trình giảng dạy và học tập ít có sự khác biệt nhưng vẫn chưa được đánh giá cao. Đây là cơ sở để luận án đề xuất các biện pháp nhằm tập trung đáp ứng các chiến lược của ĐGQT.
  14. 11 1.5.6.2 Thực trạng sử dụng dạy học trực tuyến liên quan đến các hoạt động đánh giá quá trình Kết quả thực trạng này là một bằng chứng cho thấy tính khả thi của việc sử dụng DHTT trong giảng dạy và đánh giá bởi sự tồn tại của các hệ thống học tập cũng như các phần mềm hỗ trợ học tập khác của các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ để hỗ trợ thực hiện ĐGQT, đáp ứng tính ‘quá trình’, để đáp ứng tối đa hiệu quả của ĐGQT thì chưa được đánh giá cao. 1.5.6.3 Thực trạng tác động của đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên Mức độ đáp ứng của các chỉ báo thể hiện là sinh viên có thể được nâng cao ĐLHT nhờ vào ĐGQT trong DHTT nhưng chưa rõ nét. Do đó, cần thiết lập được một môi trường học tập, cụ thể là các hoạt động đánh giá để mà sinh viên cảm nhận có sự tác động rõ ràng theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên. 1.5.6.4 Một số ý kiến liên quan khác Các ý kiến chia sẻ của sinh viên và giảng viên về thuận lợi và tồn tại đối với ĐGQT trong DHTT. 1.5.6.5 Trao đổi, phỏng vấn giảng viên, sinh viên Cần có một hệ thống tiêu chí cũng như công cụ để triển khai ĐGQT cho cả giảng viên và sinh viên có thể căn cứ vào đó để cùng nhau thực hiện các hoạt động đánh giá sao cho hiệu quả và thiết thực. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Dựa trên các công trình nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước, tác giả luận án đã phát triển cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu liên quan đến ĐGQT, ĐGQT trong DHTT và ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đại học – đối tượng có nhiều đặc điểm học tập phân biệt với các đối tượng ở các lứa tuổi khác vì sự khác biệt về đặc điểm sinh học, tâm lý và xã hội. Đối với lứa tuổi sinh viên, họ hoàn toàn có những lợi thế trong học tập tự đánh giá, tự ý thức, tự định hướng và tự điều chỉnh để đạt được mục tiêu học tập. ĐGQT trong DHTT là chiến lược đánh giá đề cao tính quá trình; coi trọng kỹ năng và thái độ trong hoạt động học tập trực tuyến – sử dụng phương điện tử và Internet để thực hiện các hoạt động học tập; và tập trung xem xét kết quả học tập dưới góc độ đạt được kết quả đó bằng cách nào hơn là kết quả đó bằng bao nhiêu. ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên khác với ĐGQT nói chung ở 3 đặc điểm là: (1) Đáp ứng các chiến lược của ĐGQT; (2) Sử dụng công nghệ dạy học phù hợp trong các chiến lược của ĐGQT; (3) Hướng đến làm thỏa mãn nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực và nhu cầu gắn kết của sinh viên. Trong DHTT, công nghệ, phương pháp sư phạm và cá nhân người học là các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ĐLHT của sinh viên trong học tập trực tuyến. Theo Lý thuyết tự quyết định, sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản của sinh viên (gồm nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực và nhu cầu gắn kết) tác động tích cực đến động lực bên trong (động lực tự chủ) của sinh viên. ĐGQT trong DHTT là con đường, là môi trường, là bối cảnh thuận lợi để làm cho các nhu cầu tâm lý cơ bản của sinh viên ở trên được thỏa mãn. ĐGQT trong DHTT, sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản của sinh viên là các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT của sinh viên đại học.
  15. 12 Thực trạng ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên ở một số cơ sở giáo dục đại học hiện nay cho thấy ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT có thể kế thừa, phát huy các lợi thế và hạn chế các tồn tại trong các hoạt động ĐGQT. CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI HỌC PHẦN “CƠ SỞ DỮ LIỆU” THEO HƯỚNG NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN 2.1 Cơ sở xây dựng các biện pháp đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng thúc đẩy động lực học tập cho sinh viên Mục tiêu chung của các biện pháp ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT là thực hiện làm tăng ĐLHT cho sinh viên nhờ vào các hoạt động ĐGQT trong DHTT trong quá trình dạy học. Dựa trên cơ sở lý luận ở Chương 1 của luận án, cụ thể là các biểu hiện của ĐLHT (mục Error! Reference source not found.); đặc điểm, vai trò của ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT (mục Error! Reference source not found., 1.4.5), các biện pháp tập trung vào 5 khía cạnh tương ứng với 5 biện pháp. 2.2 Biện pháp 1: Phân tích đặc điểm học phần “Cơ sở dữ liệu” 2.2.1 Tầm quan trọng của học phần “Cơ sở dữ liệu” Hiện nay, phát triển ngành công nghiệp phần mềm là một trong những mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Các vị trí công việc liên quan đến ngành này luôn hấp dẫn và thu hút đối với người lao động. Trong thực tế, công nghệ thông tin là một ngành học đang có sức hút đối với nhiều người học. Sau khi tốt nghiệp, nếu người học có năng lực tốt và thành thạo kỹ năng cơ sở dữ liệu và một hệ thống lập trình nào đó thì cơ hội có được việc làm tốt là rất lớn, đặc biệt liên quan đến xây dựng và triểnkhai các hệ thống thông tin quản lý. 2.2.2 Khó khăn, thách thức đối với sinh viên trong quá trình học học phần “Cơ sở dữ liệu” Trong thực tế, sau khi học xong học phần, nhiều sinh viên vẫn khó có thể đánh giá được thiết kế cơ sở dữ liệu đã tốt chưa hoặc/và các truy vấn khai thác đã luôn là đúng theo yêu cầu với mọi thể hiện của dữ liệu hay chưa. 2.2.3 Tổ chức, triển khai các hoạt động giảng dạy và học tập trong học phần “Cơ sở dữ liệu” Tại khoa Tin học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, học phần “Cơ sở dữ liệu” là học phần bắt buộc, thuộc khối kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo cử nhân Công nghệ thông tin. Học phần được tổ chức, triển khai bao gồm cả phần lý thuyết lẫn thực hành. Học phần phù hợp với khai thác công nghệ dựa trên Internet để hỗ trợ, phản hồi, tương tác với người học giúp người học có thể tự điều chỉnh tiến độ, nhịp độ học tập. Học phần cũng thuận lợi trong lựa chọn thời điểm tổ chức các hoạt động học tập tích cực (trải nghiệm….), lôi cuốn người học. Do đó, qua phân tích đặc điểm học phần “Cơ sở dữ liệu”, dựa trên các hoạt động ĐGQT trong DHTT, ĐLHT của sinh viên được quan tâm và nâng cao. Biện pháp này là cần thiết, giúp giảng viên có căn cứ để phân tích đối với từng nhóm học phần cụ thể trong từng học kỳ. 2.3 Biện pháp 2: Xác định các nguyên tắc thiết kế đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên 2.3.1 Sử dụng chuẩn đầu ra của học phần làm định hướng nội dung thiết kế
  16. 13 CĐR của chương trình đào tạo đóng vai trò như một tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong giáo dục đại học. Do đó, khi thiết kế ĐGQT trong DHTT, các hoạt động ĐGQT cần là một phương tiện trong suốt quá trình giảng dạy và học tập nhằm đưa người học đến đích cần đạt là đáp ứng mức được CĐR của học phần. 2.3.2 Xác định mức độ dạy học trực tuyến phù hợp với các hoạt động đánh giá và môi trường dạy học ĐGQT trong DHTT là ĐGQT gắn liền với sự hỗ trợ của công nghệ hay ĐGQT lúc này trở thành ĐGQT điện tử, theo cách mà luận án tiếp cận. Tuy nhiên, việc thiết kế ĐGQT trong DHTT cần tập trung, ưu tiên hàng đầu là mục tiêu cần đạt của mỗi biện pháp thay vì chú trọng hơn vào yếu tố công nghệ. Công nghệ cần được đặt đúng vị trí của nó là yếu tố hỗ trợ để tăng cường hiệu quả của các biện pháp chứ không phải là đường hướng dẫn dắt việc thiết kế các hoạt động đánh giá. Đây được gọi là nguyên tắc không tập trung vào công nghệ. 2.3.3 Đáp ứng vai trò ‘đánh giá để học tập’ ĐGQT tập trung vào việc thu thập bằng chứng và thực hiện phản hồi gắn liền với đánh giá hỗ trợ học tập hay là ‘đánh giá để học tập’ (Assessment for Learning – AfL). 2.3.4 Đáp ứng vai trò ‘(tự) đánh giá là học tập’ Khái niệm ‘đánh giá là học tập’ (Assessment as Learning – AaL) được đưa ra như một phương diện của ĐGQT, và tập trung chủ yếu vào người học. ‘Đánh giá là học tập’được hiểu là khi sinh viên thực hiện tự đánh giá tức là đang học tập. Ngoài tự đánh giá, ĐGQT còn bao gồm đánh giá đồng đẳng, đánh giá hợp tác. Những chiến lược này giúp người học đóng một vai trò tích cực hơn trong việc học của chính mình và phát huy khả năng tự điều chỉnh. 2.4 Biện pháp 3: Xác định các yêu cầu của đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên 2.4.1 Đối với giảng viên Từ Bảng 1-1, luận án xác định 9 yêu cầu của ĐGQT trong DHTT cần được đề cập đến trong việc triển khai thực hiện ĐGQT trong DHTT đối với giảng viên. Cụ thể là: 1. CĐR; 2. Các tiêu chí đánh giá; 3. Các nhiệm vụ và các hoạt động gợi ra bằng chứng về việc học của sinh viên; 4. Các chiến lược đặt câu hỏi và phản hồi qua lại gợi ra bằng chứng về việc học của sinh viên; 5. Phản hồi cụ thể; 6. Đánh giá đồng đẳng; 7. Tự đánh giá; 8. Bối cảnh/ môi trường của lớp học; 9. Sự điều chỉnh quá trình dạy học. 2.4.2 Đối với sinh viên Cũng dựa trên ba câu hỏi và năm chiến lược của ĐGQT ở trên, luận án đề xuất 6 yêu cầu mà sinh viên sẽ dựa vào đó để theo dõi việc học tập của mình qua mỗi CĐR bằng cách tự đánh giá chúng. Qua đó, sinh viên tự nhận định và suy ngẫm được việc học của mình xuyên suốt cả quá trình. Cụ thể, các yêu cầu là: 1. Tần suất có mặt của sinh viên tại các buổi học; 2. Mức độ hiểu rõ CĐR và các tiêu chí đánh giá; 3. Tần suất tham gia thực hiện các nhiệm vụ được giao của sinh viên; 4. Tần suất tham gia thảo luận và phản hồi tại lớp/ nhóm; 5. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao của sinh viên; 6. Mức độ đáp ứng CĐR dựa trên các tiêu chí đánh giá của học phần. 2.5 Biện pháp 4: Xây dựng kỹ thuật thiết kế đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên 2.5.1 Bước 1: Lập kế hoạch
  17. 14 Kế hoạch ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên được xây dựng dựa trên kế hoạch và nội dung giảng dạy của học phần, thể hiện rõ trong đề cương chi tiết của học phần. Các hoạt động đánh giá phải được xây dựng kế hoạch phù hợp với kế hoạch giảng dạy. Mục tiêu của bước này là xây dựng kế hoạch tổng quát cho cả chương trình giảng dạy của học phần nhằm phân bổ đa dạng và đầy đủ các hoạt động đánh giá, phù hợp với mục tiêu và CĐR cần đạt của bài học. Ở bước này, giảng viên cần xác định được các thông tin sau để xây dựng kế hoạch: CĐR; Nội dung bài học liên quan đến CĐR; Bằng chứng thu được về việc học của sinh viên liên quan đến CĐR; Biện pháp được sử dụng để thực hiện ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên (mục 2.6); Thời gian thực hiện. 2.5.2 Bước 2: Thực hiện Giảng viên và sinh viên thực hiện các hoạt động đánh giá theo kế hoạch ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đã được lập. Mục tiêu của bước này là thu thập dữ liệu về việc học của sinh viên, phân tích và xử lý dữ liệu đó. Bên cạnh đó, cách thức và tiến trình thực hiện các hoạt động đánh giá của giảng viên cũng cần được lưu lại để thực hiện đánh giá và điều chỉnh ở các bước tiếp theo. 2.5.3 Bước 3: Đánh giá Giảng viên đánh giá dữ liệu về việc học của sinh viên thu được ở bước 2 và các kỹ thuật ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên đã triển khai. Mục tiêu của bước này là để giảng viên kiểm tra việc thực hiện, nhận ra điểm mạnh và xác định các điểm cần cải thiện trong các hoạt động đánh giá. Trong bất kỳ bài học đơn lẻ nào, việc áp dụng các biện pháp thực hiện ĐGQT trong DHTT mà luận án đề xuất sẽ được lựa chọn tùy vào đặc điểm cụ thể của bài học cụ thể đó. Kết quả thực hiện các kỹ thuật ĐGQT trong DHTT được giảng viên đánh giá dựa trên tiêu chí đánh giá của các kỹ thuật tương ứng mà luận án đã đề xuất. 2.5.4 Bước 4: Điều chỉnh Giảng viên điều chỉnh lại kế hoạch căn cứ vào: Kết quả của đánh giá ở bước 3 là đạt mức nào so mục tiêu đề ra; hoặc kết quả thu thập chứng cứ về việc học của sinh viên; hoặc kết quả tự đánh giá của sinh viên. 2.6 Biện pháp 5: Sử dụng một số kỹ thuật tổ chức và thực hiện đánh giá quá trình trong dạy học trực tuyến theo hướng nâng cao động lực học tập cho sinh viên 2.6.1 Sử dụng học liệu điện tử để xây dựng bản đồ chuẩn đầu ra Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên ‘toàn cảnh’ các CĐR cần đạt và các mối quan hệ liên quan đến CĐR của học phần để giúp xác định đích cần đến cho sinh viên. 2.6.2 Sử dụng nhiệm vụ điện tử và thảo luận điện tử để tăng cường sự tham gia các hoạt động học tập của sinh viên Mục tiêu: Phát triển kỹ năng giao tiếp trong học tập, sự tự tin của bản thân sinh viên; Phát triển khả năng nghiên cứu, tự suy ngẫm của sinh viên; Tăng tỷ lệ truy xuất thông tin của sinh viên trong các buổi học; Thúc đẩy sự hiểu biết bằng cách cung cấp cơ hội tìm kiếm sự làm rõ các vấn đề; Tăng tỉ lệ tham gia lớp học của sinh viên; Sinh viên trở nên thực tế trong cách tiếp cận học tập. 2.6.3 Sử dụng phản hồi điện tử để sinh viên điều chỉnh kịp thời việc học Mục tiêu: Cung cấp đầy đủ và kịp thời phản hồi cho sinh viên, giúp người học trả lời câu hỏi: Hiện người học đang ở đâu và đi đến đích như thế nào. 2.6.4 Sử dụng tự đánh giá điện tử để xác định tình trạng việc học Mục tiêu: Phát triển sự hiểu biết nhiều hơn về các tiêu chí đánh giá. Điều này có thể được mở rộng hơn nữa khi sinh viên cùng phát triển các tiêu chí đánh giá; Nâng cao tính trách nhiệm khi đưa ra các nhận
  18. 15 định đánh giá và học cách đánh giá công việc của các bạn cùng học của mình; Phát triển các kỹ năng phản ánh và đánh giá công việc của chính họ; Phát triển việc học từ việc xây dựng phản hồi cho bạn cùng học của họ; Đối với công việc nhóm, giúp giải quyết nguy cơ không công bằng vì nó cho phép đánh giá nỗ lực và đóng góp của cá nhân cho công việc nhóm; Trang bị kỹ năng cần thiết cho quá trình học tập suốt đời, đặc biệt là kỹ năng đánh giá. 2.7 Minh họa biện pháp 5 trong học phần “Cơ sở dữ liệu” Để triển khai thực hiện ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên, một số điều kiện cần được đáp ứng cụ thể là: 1) Đề cương học phần cần được cung cấp trước cho sinh viên. Đề cương được giới thiệu chi tiết và làm rõ những CĐR mà sinh viên cần đạt được. 2) Bảng đánh giá chi tiết học phần (Rubrics) cần được cung cấp trước cho sinh viên. Bảng tiêu chí cần thể hiện rõ đánh giá các khi sinh viên đạt được ở các mức khác nhau tương ứng với các CĐR của học phần. 3) Tài liệu học tập cần được cung cấp đầy đủ và giới thiệu cụ thể từng tài liệu. 4) Hướng dẫn tự học, các yêu cầu cần sinh viên chuẩn bị trước cần được đầy đủ và thật chi tiết nhằm giúp sinh viên không gặp khó khăn, mơ hồ trong việc xác định mình cần làm gì. 5) Điều kiện về cơ sở vật chất, các công cụ hỗ trợ học tập được đáp ứng đầy đủ, đảm bảo cho hình thức DHTT. 2.7.1 Minh họa kỹ thuật: Sử dụng học liệu điện tử để xây dựng bản đồ chuẩn đầu ra Sau đây là một ví dụ minh họa do sinh viên thực hiện: Hình 2.1. Minh họa một bản đồ CĐR do sinh viên thực hiện 2.7.2 Minh họa kỹ thuật: Sử dụng nhiệm vụ điện tử và thảo luận điện tử để tăng cường sự tham gia các hoạt động học tập của sinh viên Thiết kế và xây dựng các nhiệm vụ điện tử: Các nhiệm vụ được xác định, thiết kế và xây dựng nhằm minh họa việc tổ chức thực hiện Kỹ thuật 1 của CĐR 1 được cho ở Error! Reference source not found.. Tổ chức các cuộc thảo luận điện tử: Giảng viên đặt các câu hỏi để dẫn dắt sinh viên phát hiện ra các kiến thức mới của bài học cũng như tự củng cố và xâu chuỗi các bài học liên quan đã học. 2.7.3 Minh họa kỹ thuật: Sử dụng phản hồi điện tử để sinh viên điều chỉnh kịp thời việc học
  19. 16 Học phần sử dụng một số kênh như sau để phản hồi cho sinh viên: - Giảng viên sử dụng hệ thống học tập để gửi kết quả các bài trắc nghiệm ngay khi thực hiện xong các bài kiểm tra vào tài khoản học tập của mỗi sinh viên. Việc nhận xét và đưa ra phản hồi được thực hiện chung cho cả lớp ở diễn đàn lớp học ảo. Sau đó, đối với những sinh viên có kết quả chưa thật tốt, giảng viên cần lắng nghe ý kiến sinh viên và chia sẻ nhiều hơn. - Nhận xét trực tuyến trên từng bài tự luận và gửi nhận xét ngay lập tức cho sinh viên qua hệ thống học tập. - Phản hồi kết quả việc theo vết người học trên hệ thống bài tập huấn luyện trực tuyến ở trang Khanacademy.org (sẵn có khóa học “Cơ sở dữ liệu” và sinh viên luyện tập dưới nhiều dạng bài khác nhau). - Góp ý cho bản đồ chuẩn đầu ra của tất cả sinh viên, nhóm sinh viên và từng sinh viên khi thảo luận về bản đồ chuẩn đầu ra. - Gửi nhận xét, góp ý cho sinh viên trong các hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, trong hoạt động nhóm. 2.7.4 Minh họa kỹ thuật: Sử dụng tự đánh giá điện tử để xác định tình trạng việc học Đánh giá đồng đẳng: Học phần thiết kế và xây dựng mẫu sau để sinh viên thực hiện đánh giá đồng đẳng. Bảng 2-1. Mẫu thiết kế cho đánh giá đồng đẳng Tên nhóm: Tên người đánh giá: Tên thành viên thứ nhất của nhóm: Nhận xét chung về ưu, nhược 1 2 3 4 5 điểm và đề xuất cách khắc phục Sự đóng góp Khả năng giải quyết vấn đề Thái độ làm việc Sự tập trung vào công việc Khả năng làm việc với những người khác Tên thành viên thứ hai của nhóm: … Tự đánh giá: Hình 2.2. Ví dụ minh họa sử dụng biểu đồ mạng nhện biểu diễn việc học của sinh viên qua mỗi CĐR Sinh viên tự đánh giá việc học của mỗi CĐR dựa vào các yêu cầu mà luận án đã đề xuất. Dưới đây là một minh họa, một biểu đồ tự đánh giá của một sinh viên biểu diễn như Hình 2.2. Ví dụ minh họa sử dụng biểu đồ mạng nhện biểu diễn việc học của sinh viên qua mỗi CĐR
  20. 17 . Dựa trên kết quả tự đánh giá, sinh viên tự hoàn thiện các nội dung theo bảng sau: Bảng 2-2. Mẫu tự đánh giá của sinh viên Mô tả các Kế hoạch Yêu cầu đánh Mức độ Điểm Điểm tồn STT hoạt động hành giá đạt được mạnh tại đã thực hiện động Tần suất có mặt 1. của sinh viên tại các buổi học. Mức độ hiểu rõ 2. CĐR và các tiêu chí đánh giá. Tần suất tham gia thực hiện các 3. nhiệm vụ được giao của sinh viên. Tần suất tham gia thảo luận và 4. phản hồi tại lớp/ nhóm. Kết quả thực hiện các nhiệm 5. vụ được giao của sinh viên. Mức độ đáp ứng 6. CĐR KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 “Cơ sở dữ liệu” là một học phần chuyên ngành của chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin, có vai trò quan trọng và đóng góp chính trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học đáp ứng một trong những CĐR của Chương trình đào tạo. Các biện pháp ĐGQT trong DHTT học phần “Cơ sở dữ liệu” có mục tiêu chung là làm tăng ĐLHT cho sinh viên nhờ vào các hoạt động ĐGQT trong DHTT. Phân tích đặc điểm học phần “Cơ sở dữ liệu” cho thấy sự cần thiết phải xây dựng biện pháp liên quan đến vấn đề này. Đây là biện pháp đầu tiên nhằm đảm bảo học phần triển khai phù hợp với đặc điểm và vai trò của ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT. ĐGQT trong DHTT học phần “Cơ sở dữ liệu” theo hướng nâng cao ĐLHT đảm bảo lấy CĐR và các tiêu chí đánh giá của học phần để định hướng người học; thiết kế các hoạt động ĐGQT phù hợp với sự đáp ứng về mặt công nghệ trong DHTT; mang bản chất ‘đánh giá để học tập’ và ‘đánh giá là học tập’. Các nguyên tắc này là nội dung của biện pháp 2. Các yêu cầu đối với giảng viên và sinh viên khi thực hiện ĐGQT trong DHTT theo hướng nâng cao ĐLHT cho sinh viên giúp giảng viên, sinh viên đánh giá và điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học của chính mình. Đây là cơ sở đề xuất biện pháp 3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2