intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên Sư phạm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất các biện pháp dạy học THKT theo hướng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sư phạm, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành Sư phạm kỹ thuật hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên Sư phạm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN TRUNG KIÊN DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Kĩ thuật Công nghiệp Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2020
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Hồng Sơn 2. PGS.TS Đặng Thành Hƣng Phản biện 1: PGS.TS Tạ Tri Phƣơng Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Anh Tuấn Trƣờng ĐHSP Kĩ thuật Hƣng Yên Phản biện 3: PGS.TS Đặng Văn Nghĩa Trƣờng ĐHSP Hà Nội Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng, họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Vào hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng …. năm ....... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia, Hà Nội - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế giới đang bƣớc vào kỉ nguyên của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục trong giai đoạn mới là đào tạo ra những thế hệ ngƣời học có thể thích ứng với sự phát triển trên toàn thế giới, có những kỹ năng hiện đại. Nghị quyết số 29-NQ/TW đƣợc hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI thông qua đã khẳng định cần phải “tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Một trong những kỹ năng quan trọng hiện nay cần phải trang bị cho ngƣời học là kỹ năng LVHT. Hoạt động đào tạo hiện nay yêu cầu SV phải dành nhiều thời gian tự học và làm việc nhóm, SV vừa học tập cá nhân, vừa phải hợp tác nhóm với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Đây là những lý do chủ yếu khiến tác giả chọn đề tài luận án là:“ Dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên Sư phạm”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm; từ đó đề xuất các biện pháp dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở các trƣờng cao đẳng, đại học có đào tạo ngành Sƣ phạm kỹ thuật hiện nay. 3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học THKT trong chƣơng trình đào tạo SPKT hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Bản chất của mối quan hệ giữa dạy học THKT với sự cải thiện kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm.
  4. 2 - Biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu hoạt động dạy học THKT diễn ra trong không gian lớp học thực hành. - Tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu diễn ra từ tháng 3/2018 - 9/2018 tại các trƣờng CĐSP Nam Định, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP kỹ thuật Nam Định, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên. - Đề xuất các biện pháp dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV. - Tổ chức thực nghiệm từ tháng 01/2019 - 3/2019 tại Trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Nam Định trong dạy học học phần Thực hành điện cơ bản trên 72 SV năm thứ 2. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng và sử dụng đƣợc các biện pháp dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm theo đúng bản chất, những nguyên tắc lý luận, các yêu cầu và kỹ thuật cần thiết thì vừa hoàn thành tốt mục tiêu dạy học, vừa phát triển đƣợc kỹ năng LVHT cho SV, qua đó nâng cao chất lƣợng dạy học THKT. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm kỹ thuật, đề xuất hệ thống kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật hiện nay. 5.2. Khảo sát, phân tích hoạt động dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm hiện nay. 5.3. Đề xuất biện pháp dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm, ứng dụng dạy học Thực hành điện cơ bản. 5.4. Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu.
  5. 3 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phư ng pháp nghiên cứu l thuy t: Phân tích tài liệu, tổng hợp những tài liệu, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tƣ liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài. 6.2. Phư ng pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu h i, quan sát, ph ng vấn, xin ý kiến chuyên gia và thực nghiệm sƣ phạm. 6.3. Phư ng pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu trong khảo sát thực trạng và kiểm nghiệm, đánh giá các biện pháp đã đề xuất. 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 7.1. Về mặt l luận: Phát triển cơ sở lý luận của dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV, cụ thể là: - Làm rõ khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, tiêu chí của kỹ năng LVHT. - Làm rõ nguyên tắc của dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV. - Đề xuất hệ thống kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật. 7.2. Về mặt thực tiễn: - Đánh giá thực trạng dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV, thực trạng kỹ năng LVHT của SV hiện nay. - Đề xuất 5 biện pháp dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT, ứng dụng vào dạy học Thực hành điện cơ bản. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Nội dung chính của luận án gồm 4 chƣơng và phần kết luận, khuyến nghị (139 trang), trong đó có 31 bảng, 17 hình. Ngoài ra còn có: phần mở đầu (5 trang), số tài liệu tham khảo: 85; phụ lục: 11 (40 trang).
  6. 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nội dung này trình bày những nghiên cứu hƣớng nghiên cứu về dạy học THKT và DHHT trên thế giới và tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đƣa ra một số kết luận sau: 1.Dạy học THKT là một trong những hoạt động dạy học đƣợc nghiên cứu và triển khai rộng rãi trên Thế giới và tại Việt Nam. 2. Hƣớng nghiên cứu này đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm từ, làm cơ sở cho việc triển khai nhiều hoạt động giảng dạy và học hợp tác tại các khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 3. Việc phát triển kỹ năng LVHT cho SV là phù hợp với các quan điểm dạy học hiện đại và quan điểm đổi mới giáo dục nƣớc ta hiện nay. 4. Các nghiên cứu về dạy học THKT theo hƣớng phát triển một số kỹ năng nghề cho ngƣời học chủ yếu là các kỹ năng thao tác cá nhân, chƣa có nghiên cứu riêng về kỹ năng LVHT khi làm việc theo nhóm. 5. Các công trình đi trƣớc chủ yếu đề cập đến lý luận chung, trong môi trƣờng dạy học lý thuyết, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu phát triển kỹ năng LVHT trong dạy học thực hành, trong đó có dạy học THKT. 1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài 1.2.1. Dạy học thực hành kỹ thuật Dạy học THKT là quá trình sư phạm do GV tổ chức với mục đích dạy người học củng cố, vận dụng kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo lao động; góp phần hình thành phát triển năng lực kỹ thuật cho người học. 1.2.2. Kỹ năng Kỹ năng là một loại hoạt động có kiểm soát và có ý thức, được thực hiện có tính kỹ thuật trên cơ sở vận dụng những tri thức, qua đó đạt được kết quả nhất định.
  7. 5 1.2.3. Hợp tác Hợp tác là khái niệm chỉ môi trường và mối quan hệ làm việc, có đặc tính là sự tự nguyện của các cá nhân cùng nhau làm việc với một hoặc một nhóm người khác trên cơ sở cùng có mục đích và lợi ích chung. 1.2.4. Kỹ năng làm việc hợp tác Kỹ năng làm việc hợp tác là tập hợp những lời nói, hành động được thực hiện có ý thức, có kỹ thuật trong quá trình phối hợp với người khác trên cơ sở vận dụng tri thức, phương thức hành động để đạt kết quả chung. 1.3. Một số vấn đề cơ bản về kỹ năng làm việc hợp tác 1.3.1. Đặc điểm của kỹ năng làm việc hợp tác Thứ nhất, kỹ năng LVHT là mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động nhất định. Thứ hai, kỹ năng LVHT có nền tảng cơ bản là sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực của các cá nhân cùng tham gia hoạt động chung. Thứ ba, kỹ năng LVHT vừa mang tính ổn định vừa mang tính mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo. Thứ tƣ, cơ chế hình thành kỹ năng LVHT thực chất là cơ chế phối hợp hoạt động, hành động trong các hoạt động nhóm khác nhau. 1.3.2. Cấu trúc của kỹ năng làm việc hợp tác Hình 1.1. Cấu trúc của kỹ năng làm việc hợp tác
  8. 6 1.3.3. Quá trình hình thành và phát triển kỹ năng làm việc hợp tác Quá trình hình thành và phát triển kỹ năng LVHT là quá trình đƣợc triển khai một cách hợp lý, khoa học qua năm giai đoạn: - Giai đoạn tiếp nhận hiểu biết về LVHTnhằm trang bị cho SV mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, cách thức LVHT. - Giai đoạn diễn đạt được quy trình LVHT, tái hiện lại hoạt động LVHT nhằm hình thành biểu tƣợng hoạt động, làm cho nó có khả năng sẵn sàng áp dụng vào tình huống cụ thể một cách tích cực. - Giai đoạn nắm vững cách thức LVHT và thực hiện được các hoạt động LVHT. Ở giai đoạn này, kỹ năng LVHT đƣợc hình thành nhờ sự quan sát, thực hiện một cách có ý thức những hoạt động đang và đã có trƣớc đây. - Giai đoạn thực hiện thành thạo quá trình LVHT một cách có ý thức. Ở giai đoạn này, kỹ năng LVHT dần đƣợc phát triển nhờ sự luyện tập thƣờng xuyên, rút kinh nghiệm qua nhiều lần thực hiện. - Giai đoạn vận dụng sáng tạo kinh nghiệm LVHT vào những tình huống khác nhau. Trên cơ sở kỹ năng LVHT đã đƣợc thực hiện thuần thục trong điều kiện bình thƣờng, SV có thể vận dụng để hợp tác có hiệu quả trong những tình huống mới. 1.3.4. Đánh giá kỹ năng làm việc hợp tác Theo quan điểm của luận án, cơ sở đánh giá kỹ năng LVHT đƣợc thể hiện qua năm tiêu chí: - Tính đúng đắn: Đánh giá về mức độ nhận biết mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, cách thức LVHT và thực hiện đúng các hoạt động LVHT. - Tính đầy đủ: Đánh giá về việc đảm bảo thực hiện 5 kỹ năng LVHT thành phần trong quá trình LVHT (kỹ năng thiết lập nhóm hợp tác, kỹ năng giao tiếp nhóm, kỹ năng phân công nhiệm vụ, kỹ năng phát triển các mối quan hệ, kỹ năng phối hợp hành động).
  9. 7 - Tính thành thạo: Đánh giá về mức độ thuần thục trong việc thực hiện các hoạt động LVHT ở điều kiện cơ bản. - Tính hiệu quả: Đánh giá về chất lƣợng, tiến độ trong quá trình LVHT ở một khoảng thời gian chuẩn. - Tính linh hoạt: Đánh giá về khả năng nhanh nhạy xử trí, ứng phó trong quá trình LVHT cho phù hợp với tình hình thực tế. 1.4. Một số vấn đề trong dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho Sinh viên Sƣ phạm kỹ thuật 1.4.1. Nguyên tắc của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác Dạy học THKT định hƣớng phát triển kỹ năng LVHT phải đảm bảo đƣợc năm nguyên tắc cơ bản sau: + Thứ nhất,phải tổ chức hoạt động THKT theo nhóm. + Thứ hai, phải tạo ra môi trường để các SV phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực. + Thứ ba, đảm bảo sự tương tác, hỗ trợ giữa các cá nhân trong nhóm. + Thứ tư, đảm bảo SV có trách nhiệm cá nhân cao. + Thứ năm, đảm bảo có phản hồi và điều chỉnh trong dạy học.
  10. 8 1.4.2. Cấu trúc của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác Hình 1.2. Cấu trúc của dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác Cấu trúc dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT dựa trên cấu trúc cơ bản của dạy học THKT, song đòi h i dạy học phải hƣớng đến chú trọng khai thác mối quan hệ phụ thuộc tích cực của SV với SV với mục tiêu hình thành và phát triển phát triển kỹ năng LVHT bên cạnh việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của SV theo yêu cầu học tập. 1.4.3. Hệ thống kỹ năng làm việc hợp tác cần phát triển cho sinh viên Sư phạm kỹ thuật Kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật có cấu trúc của kỹ năng LVHT, song cũng có những đặc điểm riêng, phù hợp với đặc điểm học tập của SV Sƣ phạm kỹ thuật, nhằm đảm bảo cho SV thực hiện có kết quả nhiệm vụ học tập. Luận án đề xuất cấu trúc kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật gồm năm kỹ năng thành phần:Kỹ năng thiết lập nhóm hợp tác,Kỹ năng giao tiếp,Kỹ năng phân công nhiệm vụ,Kỹ năng phát
  11. 9 triển các mối quan hệ,Kỹ năng phối hợp thao tác thực hành) với26 biểu hiện cụ thể. 1.4.4. Các y u tố ảnh hưởng đ n việc dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên Sư phạm * Về phía giảng viên: - Cần phải thƣờng xuyên nâng cao các năng lực, kỹ năng sử dụng các PPDH và kỹ thuật DHHT, có khả năng tổ chức, biết chia nhóm, hƣớng dẫn phân chia nhiệm vụ, sắp xếp không gian học tập, điều khiển, theo dõi, đánh giá và hỗ trợ, điều chỉnh để đáp ứng đƣợc các yêu cầu của hoạt động DHHT. * Về phía sinh viên: - Phải nhận thức đƣợc nội dung kiến thức và cách thức LVHT, có mục đích học để rèn luyện tay nghề, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tƣơng lai, phải tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp, tự học ở nhà, từ thực tiễn cuộc sống, chuẩn bị tài liệu, phƣơng tiện phục vụ bài học. - Có phƣơng pháp, kế hoạch và cách thức luyện tập đúng đắn để dần phát triển kỹ năng LVHT của mình sau mỗi một buổi học, môn học. * Chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình, tài liệu: Nội dung dạy học THKT cần đƣợc GV quan tâm thiết kế cho phù hợp, bên cạnh đó phải xây dựng hệ thống tài liệu hỗ trợ hoạt động dạy học. * Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Các điều kiện phƣơng tiện dạy học đảm bảo, các cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thực hành, các nguyên vật liệu cần thiết để có thể tổ chức các hoạt động theo mục đích của GV. * Số lượng và thành phần sinh viên trong lớp học: Các chuyên gia về DHHT cho rằng thƣờng một lớp số nhóm khoảng từ 4 - 6 nhóm, mỗi nhóm từ 4- 6 SV để thuận lợi cho việc sử dụng các kỹ thuật ghép nhóm hay thi đua giữa các nhóm với nhau.
  12. 10 K t luận chƣơng 1 Thông qua việc nghiên cứu lý luận về việc dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV, có thể đƣa ra một số nhận định: 1. Tƣ tƣởng dạy học theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT đã có từ lâu đời, đƣợc tiến hành ứng dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam, đem lại nhiều kết quả, phát huy đƣợc tính tích cực chủ động của ngƣời học, nâng cao chất lƣợng dạy học, phù hợp với xu thế dạy học hiện đại. 2. Dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT có cơ sở khoa học dựa trên lý luận về dạy học THKT và những yếu tố trong dạy học, lấy hoạt động hợp tác giữa SV- SV làm động lực, lấy hoạt động nhóm làm hình thức dạy học chủ yếu. 3. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu và thực tế khảo sát nhu cầu, đặc điểm hoạt động học tập của SV Sƣ phạm kỹ thuật, luận án đề xuất hệ thống kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật gồm năm kỹ năng thành phần: Kỹ năng thiết lập nhóm hợp tác,Kỹ năng giao tiếp nhóm,Kỹ năng phân công nhiệm vụ,Kỹ năng phát triển các mối quan hệ,Kỹ năng phối hợp thao tác thực hành với 26 biểu hiện cụ thể.Các nhóm kỹ năng này có mối quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau, cùng vận động và phát triển.
  13. 11 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO SINH VIÊN 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng Đề tài khảo sát ba nhóm đối tƣợng gồm có: 52 GV đang trực tiếp công tác, giảng dạy tại các trƣờng Cao đẳng, Đại học có đào tạo giáo viên kỹ thuật, 554 SV, 46 cựu SV Sƣ phạm kỹ thuật đã tốt nghiệp, hiện nay làm việc tại các địa phƣơng trong cả nƣớc với nhiều môi trƣờng khác nhau. Từ đó, đề tài đã tiến hành: - Đánh giá thực trạng nhận thức của GV về dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm. - Đánh giá thực trạng tổ chức dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm. - Đánh giá về vai trò kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật trong thực tiễn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. - Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hƣởng tới dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm. - Tìm hiểu khái quát thực trạng kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật hiện nay. 2.2. K t quả khảo sát 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên Kết quả khảo sát khẳng định đại đa số các GV đƣợc h i về cơ bản đều có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, đặc điểm, những yêu cầu cơ bản của dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm. Họ cũng đã xác định đƣợc vai trò của mình trong việc phát triển kỹ năng LVHT cho SV trong hoạt động dạy học THKT. Tuy
  14. 12 nhiên, về nhiệm vụ cụ thể của GV trong quá trình dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV Sƣ phạm, GV vẫn còn những nhầm lẫn nhất định. Khá nhiều GV nhầm lẫn rằng trong dạy học theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cần phải hợp tác với SV, tham gia tích cực và sẵn sàng giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình LVHT của SV. Về phía SV, phần lớn các em đã hiểu đƣợc những đặc điểm cơ bản về dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT, song bên cạnh đó vẫn còn có nhiều SV chƣa có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vấn đề này, trong đó SV năm thứ 3, 4, 5 sau khi đã trải qua các hoạt động học tập thực hành chuyên ngành có hiểu biết tốt hơn SV năm thứ nhất mới vào trƣờng. 2.2.2. Thực trạng dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên Về cơ bản, yêu cầu, nội dung dạy học thực hành khá thuận lợi để thiết kế dạy học thực hành kỹ thuật theo nhóm hợp tác cho sinh viên, song trên thực tế, do phải đầu tƣ thời gian và công sức nên ít khi GV thiết kế lại, bên cạnh đó phần lớn các GV cho rằng việcđánh giá năng lực của SV trƣớc khi tổ chức thực hành đối với GV không gặp mấy khó khăn. Về cơ sở vật chất, dụng cụ, học liệu thực hành khi thiết kế dạy học thực hành kỹ thuật theo nhóm hợp tác cho sinh viên khá đầy đủ và thuận lợi để làm việc hợp tác theo nhóm. Thực tế về trang thiết bị, điều kiện dạy học khi tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật theo nhóm hợp tác cho sinh viên là khá thuận lợi, song việc phân chia nhóm hợp tác, cách thức phân chia nhóm của GV khi tổ chức dạy học THKT theo nhóm hợp tác cho SV là tƣơng đối đơn giản; chủ yếu là ngẫu nhiên, chƣa mấy chú trọng các kỹ thuật hay có ý đồ sƣ phạm trong việc phân chia nhóm.
  15. 13 2.2.3. Thực trạng về vai trò của kỹ năng làm việc hợp tác của sinh viên Sư phạm kỹ thuật trong thực tiễn nghề nghiệp Với những kết quả khảo sát cựu SV, có thể khẳng định kỹ năng LVHT rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp của SV sau khi ra trƣờng. Bên cạnh đó, những kỹ năng cần thiết trên thực tiễn là những thông tin luận án cần quan tâm để xây dựng các biện pháp phát triển kỹ năng LVHT thích hợp. 2.2.4. Thực trạng về kỹ năng làm việc hợp tác của sinh viên Sư phạm kỹ thuật Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận định SV về cơ bản đã có nhận thức về vai trò và sẵn sàng tâm thế LVHT khi học thực hành. Tuy nhiên, hệ thống kỹ năng LVHT của SV vẫn còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này, có thể do những nguyên nhân khách quan là sĩ số lớp khá đông dẫn đến việc khó khăn khi chia nhóm; phƣơng tiện, điều kiện cơ sở vật chất chƣa thực sự đảm bảo cho hoạt động dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV; bên cạnh đó cũng tồn tại một số nguyên nhân chủ quan nhƣ: GV chƣa thực sự dành thời gian thiết kế các hoạt động THKT mang tính hợp tác cho SV; GV chƣa có nhiều hỗ trợ, định hƣớng và sử dụng phƣơng pháp khi tổ chức dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT; SV chƣa đƣợc tƣ vấn, hƣớng dẫn đầy đủ về các nguyên tắc, thao tác, hành vi hợp tác nhóm cho SV; việc đánh giá kết quả thực hành cũng chƣa phát huy đƣợc động lực cho SV tích cực LVHT.
  16. 14 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 1. Nhận thức của GV và SV về dạy học THKT yêu cầu theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cơ bản là đúng đắn, đồng thời đánh giá cao vai trò của dạy học theo hƣớng này mang lại. Tuy nhiên, vẫn còn những nhận thức chƣa hoàn toàn đầy đủ về dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT, việc trang bị cho GV và SV những hiểu biết về dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT là vấn đề cần thiết. 2. Việc dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV ở các trƣờng có đào tạo SV Sƣ phạm kỹ thuật hiện nay thực hiện chƣa thực sự tốt. GV chƣa xem kỹ năng LVHT là mục tiêu cần đạt đƣợc khi giảng dạy. Rất ít GV áp dụng kỹ thuật, các phƣơng pháp tích cực, chủ yếu vẫn là chia nhóm và dạy theo truyền thống. GV chƣa có quy trình và phƣơng pháp xác định mục tiêu, lựa chọn phƣơng pháp, điều khiển, hƣớng dẫn, kiểm tra đánh giá DHHT có hiệu quả. 3. GV còn gặp những khó khăn nhất định trong dạy học THKT theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho SV. Cụ thể là nội dung giáo trình, tài liệu chƣa thuận lợi cho thiết kế nhiệm vụ hợp tác; nắm bắt năng lực của từng SV trƣớc khi tổ chức thực hành; GV chƣa có kỹ năng quan sát, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động hợp tác của SV; điều kiện, phƣơng tiện DH cũng chƣa đầy đủ và đồng bộ… Đây là những vấn đề cần đƣợc quan tâm khắc phục. 4. Qua điều tra thực trạng kỹ năng LVHT của SV Sƣ phạm kỹ thuật cho thấy SV đã có nhận thức về kỹ năng LVHT, SV cũng ít nhiều đã có những kỹ năng LVHT nhất định, nhƣng sự phát triển của các kỹ năng này mới chủ yếu đạt ở mức độ vừa, các em đã thể hiện đƣợc một số kỹ năng cơ bản nhƣng mức độ thành thạo chƣa cao, chƣa ổn định, cần tiếp tục bồi dƣỡng phát triển.
  17. 15 CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác - Đảm bảo dạy học gắn với mục tiêu, nội dung chƣơng trình môn học. - Đảm bảo sự hài hòa giữa học cá nhân, học nhóm và học tập thể. - Đảm bảo tính hệ thống. - Đảm bảo tính thực tiễn. - Đảm bảo tính hiệu quả toàn diện. 3.2. Các biện pháp dạy học thực hành kỹ thuật theo hƣớng phát triển kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên 3.2.1. Nâng cao tri thức về làm việc hợp tác cho sinh viên Luận án đề xuất nâng cao tri thức về LVHT cho SV thông qua việc xây dựng cuốn Sổ tay kỹ năng làm việc hợp tác. Cuốn sổ tay “Hƣớng dẫn cách làm việc hợp tác trong thực hành kỹ thuật” gồmcó 3 phần: Phần thứ nhất: Tổng quan về kỹ năng LVHT; Phần thứ hai: Những điều cần làm khi LVHT; Phần thứ ba: Giái quyết một số tình huống khi LVHT 3.2.2. Xây dựng ti n trình dạy học thực hành kỹ thuật theo hướng phát triển kỹ nănglàm việc hợp tác Mục đích của biện pháp nhằm nâng cao tính kế hoạch hóa theo hệ thống, từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn tổng kết, đánh giá một nội dung hay một nhiệm vụ thực hành. Tiến trình dạy học THKT đƣợc thể hiện ở hai nội dung sẽ đƣợc cụ thể hóa dƣới đây là: Thiết kế nhiệm vụ thực hành (trƣớc khi lên lớp) và Tổ chức hoạt động thực hành.
  18. 16 Hình 3. 1. Ti n trình thi t k nhiệm vụ thực hành theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho sinh viên Hình 3.2. Ti n trình tổ chức hoạt động thực hành theo hƣớng phát triển kỹ năng LVHT cho sinh viên
  19. 17 3.2.3. Sử dụng các phư ng pháp và kỹ thuật dạy học hợp tác Việc sử dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật phù hợp sẽ tạo ra môi trƣờng học tập thúc đẩy hiệu quả làm việc của các nhóm SV, vừa đảm bảo đƣợc mục tiêu, yêu cầu học tập, vừa phát triển đƣợc kỹ năng LVHT cho SV. Mỗi một nội dung THKT đều có những phƣơng pháp và kỹ thuật DHHT khác nhau, thậm chí một nội dung có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp, kỹ thuật DHHT.Trong giới hạn luận án trình bày cách khai thác sử dụng PPDH theo dự án, PPDH tình huống, kỹ thuật khăn trải bàn và kỹ thuật Jigsaw. 3.2.4. Xây dựng môi trường hợp tác qua ứng dụng CNTT truyền thông Nhằm ứng dụng các nền tảng CNTT nhằm tạo môi trƣờng mang tính tƣơng tác và chia sẻ cao, đƣợc thực hiện cả trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp. Qua hệ thống dữ liệu thông tin qua mạng internet ban đầu do GV thiết lập,SV khai thác, trao đổi,tƣơng tác với nhau qua các website, webquest, email, các diễn đàn, qua các ứng dụng trực tuyến nhƣ Facebook, Skype, Zalo, Google Driver… nhằm tạo ra môi trƣờng để SV có thể dễ dàng kết nối, hợp tác với nhau, nhằm vừa nâng cao chất lƣợng học tập, vừa hƣớng đến phát triển kỹ năng LVHT cho SV. 3.2.5. Đánh giá dạy học thực hành kỹ thuật tập trung vào kỹ năng làm việc hợp tác GV có phƣơng thức đánh giá tạo ra mối quan hệ phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm, dựa vào 3 tiêu chí để đánh giá: (1) Kết quả, năng lực làm việc của cá nhân SV, (2) Kết quả làm việc chung của cả nhóm, (3) Kỹ năng LVHT trong quá trình làm việc với nhóm. GV khi thiết kế nhiệm vụ thực hành phải căn cứ vào nội dung thực hành, đƣa ra những yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp, vừa có thể đánh giá đƣợc kết quả năng lực làm việc của từng cá nhân, vừa có thể đánh giá kết quả làm việc chung của nhóm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2