intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học" nghiên cứu lý luận về rối loạn AD/HD, hành vi, hành vi của học sinh rối loạn AD/HD, GDHV; thực trạng về hành vi và GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD; Xây dựng các biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, từ đó giúp hình thành hành vi phù hợp, ngăn ngừa và giảm thiểu các hành vi không phù hợp (HVKPH) của học sinh trong việc tham gia học tập và các hoạt động giáo dục ở nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HOA GIÁO DỤC HÀNH VI CHO HỌC SINH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý HỌC HÒA NHẬP Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo dục đặc biệt Mã số : 9.14.01.18 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội – 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn 1: PGS. TS. Nguyễn Xuân Hải Người hướng dẫn 2: TS. Đỗ Thị Thảo Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến- Học viện Quản lí giáo dục Phản biện 2: PGS.TS. Phó Đức Hòa- Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền- Trường ĐHSP- ĐH Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển giáo dục đặc biệt (GDĐB) ngày nay của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, giáo dục hòa nhập (GDHN) cho học sinh khuyết tật được ưu tiên phát triển. Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 của Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 đã khẳng định GDHN là phương thức giáo dục chủ yếu đối với học sinh khuyết tật. Một số nghiên cứu đã khẳng định lợi thế của GDHN đối với học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý (AD/HD). Tác giả Hoàng Thị Hạnh và Trần Văn Công (2018) khẳng định, GDHN giúp học sinh rối loạn AD/HD có nhiều cơ hội hơn đề đạt được các tiêu chuẩn cao hơn và trở thành người học độc lập [13]. Karhu, Närhi và Savolainen (2018) cho thấy rằng với sự hỗ trợ của hệ thống hỗ trợ hành vi tích cực trong GDHN đã mang lại thành công trong việc làm giảm hành vi phá rối của học sinh rối loạn AD/HD [64]. Như vậy có thể thấy, GDHN không chỉ đảm bảo quyền của học sinh mà còn là hình thức giáo dục phù hợp và mang lại hiệu quả cho học sinh rối loạn AD/HD. Thực tế GDHN hiện nay cho thấy, các nhà trường đều đã đón nhận học sinh khuyết tật nói chung và học sinh rối loạn AD/HD nói riêng vào học hòa nhập, tuy nhiên việc đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho giáo viên GDHN để hỗ trợ tốt hơn cho học sinh rối loạn AD/HD còn rất ít. Trong lớp tiểu học hòa nhập, học sinh rối loạn AD/HD thường có một số hành vi như: Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định (cụ thể là nói hoặc trả lời tự do, luôn gây ồn ào, đi ra ngoài tự do…) (DSM- 5, 2013); Thiếu chú ý trong học tập (Pierangelo và Giuliana, 2015; Rief, 2005; Nguyễn Trọng Trung, 2008); Yếu về kĩ năng tổ chức sắp xếp; Có hành vi chống đối (Barkley, 2019)… Những hành vi này gây cản trở rất lớn cho học sinh trong quá trình học tập tại lớp học hòa nhập. Đối với học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, vấn đề hành vi là vấn đề phổ biến vì các em vừa chuyển từ môi trường mầm non (chơi là hoạt động chủ đạo) sang môi trường tiểu học (học là hoạt động chủ đạo) Thêm vào đó, khi học hòa nhập ở tiểu họ, các em cần ngồi yên tại chỗ để lắng nghe bài giảng, tuân theo các nội quy, quy
  4. 2 định. Do đó, để giúp hoc sinh rối loạn AD/HD có thể theo được yêu cầu của chương trình, việc GDHV cho các em là rất cần thiết. Những nghiên cứu về áp dụng các phương pháp can thiệp và trị liệu hành vi cho học sinh AD/HD trên thế giới và ở Việt Nam là khá đa dạng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghiên cứu về rối loạn này mới chỉ dừng lại ở những khảo sát về mức độ phổ biến, những biểu hiện tâm lý lâm sàng hay bước đầu ứng dụng một số liệu pháp vào can thiệp học sinh AD/ HD. Trong lĩnh vực giáo dục, các nghiên cứu về AD/HD còn khiêm tốn. Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận án đề xuất quy trình GDHV và xây dựng các biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, từ đó giúp hình thành hành vi phù hợp, ngăn ngừa và giảm thiểu các hành vi không phù hợp của học sinh trong việc tham gia học tập và các hoạt động giáo dục ở nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình và biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDHV cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học Học sinh rối loạn AD/HD đầu cấp tiểu học có nhiều hành vi gây cản trở cho việc học tập hòa nhập. Nếu có hệ thống biện pháp GDHV phù hợp, trong đó đặc biệt chú trọng đến các biện pháp điều chỉnh môi trường, chương trình học, tăng cường hỗ trợ cá biệt… cho học sinh trong lớp hòa nhập sẽ giúp các em cải thiện được khả năng tập trung chú ý vào bài học, hiểu và thực hiện tốt nội quy quy định trường lớp, giao tiếp và tương tác với thầy cô bạn bè, hoàn thành nhiệm vụ học tập, góp phần thực hiện có kết quả giáo dục học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu
  5. 3 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về hành vi và GDHV; AD/HD và học sinh rối loạn AD/HD, quy trình GDHV cho học sinh AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; các yếu tố ảnh hưởng đến GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. 5.2. Đánh giá thực trạng hành vi của học sinh rối loạn AD/HD và thực trạng GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học tại địa bàn nghiên cứu. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp GDHV học sinh AD/HD nhằm khẳng định tính khoa học, cần thiết và tính khả thi của quy trình GDHV và các biện pháp đề xuất. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học ở các khối lớp 1, 2 và 3 dành cho học sinh rối loạn AD/HD và giáo viên trong sự kết hợp với cha mẹ học sinh rối loạn AD/HD. 6.2. Địa bàn nghiên cứu và khách thể khảo sát Địa bàn nghiên cứu: Luận án được thực hiện ở một số trường tiểu học có học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập tại thành phố Hà Nội và Thành phố Bắc Giang. Tổ chức thực nghiệm tại một trường tiểu học hòa nhập công lập tại Thành phố Bắc Giang. Khách thể khảo sát: 47 học sinh rối loạn AD/HD, 144 giáo viên đã và đang dạy học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, 140 cha mẹ học sinh AD/HD đang học hòa nhập ở các trường tiểu học. Khách thể thực nghiệm: 03 học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập tại một trường Tiểu học tại Thành phố Bắc Giang. 7. Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Luận án dựa trên các quan điểm tiếp cận sau đây để lựa chọn các phương pháp nghiên cứu: Tiếp cận hành vi, tiếp cận hoạt động, tiếp cận hòa nhập, tiếp cận cá nhân (cá biệt hóa), tiếp cận phát triển. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể hoá các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát, trắc nghiệm nghiên cứu trường hợp, thực nghiệm sư phạm. 7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học và phần mềm SPSS.
  6. 4 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lí luận - Đề tài luận án đã góp phần làm phong phú lí luận về AD/HD, hành vi của học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. - Hệ thống cơ sở lí luận về GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. - Xây dựng hệ thống biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học dựa trên đặc điểm hành vi của học sinh, môi trường lớp học và các điều kiện liên quan khác. 8.2. Về thực tiễn - Phân tích, làm rõ ưu điểm, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, góp phần nâng cao kết quả GDHV cho học sinh. - Bộ công cụ đánh giá hành vi của học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. - Hệ thống biện pháp được đề xuất và kiểm chứng qua thực nghiệm sư phạm có giá trị tham khảo cho công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy học sinh rối loạn AD/HD. Đồng thời những gợi ý phối hợp với gia đình cũng giúp cha mẹ học sinh có thêm kiến thức và kĩ năng để thực hiện GDHV cho học sinh tốt hơn. 9. Luận điểm bảo vệ - Biểu hiện hành vi của học sinh rối loạn AD/HD và các yếu tố của lớp học hòa nhập là cơ sở để xác định các biện pháp GDHV cho các em. - GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD theo hướng đáp ứng một phần nhu cầu về thể chất và tinh thần của học sinh, điều chỉnh các yếu tố của môi trường lớp học, chương trình học và tăng cường những hỗ trợ cá biệt sẽ giúp hình thành các hành vi phù hợp, ngăn ngừa và giảm thiểu các hành vi không phù hợp của học sinh. - GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD theo hướng phối hợp giữa các giáo viên và phối hợp với gia đình sẽ giúp nâng cao kết quả GDHV cho học sinh. 10. Cấu trúc luận án Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, nội dung Luận án được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận của giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. Chương 3: Biện pháp giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.
  7. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI CHO HỌC SINH TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý HỌC HÒA NHẬP Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về rối loạn AD/HD Các nghiên cứu về AD/HD chủ yếu tập trung vào phát hiện tỉ lệ xuất hiện, chẩn đoán đánh giá và các phương pháp can thiệp và trị liệu như: Trị liệu cảm giác, hoạt động thể chất, trị liệu hành vi nhận thức… Các nghiên cứu về giáo dục cho học sinh rối loạn AD/HD còn khiêm tốn. 1.1.2. Nghiên cứu về hành vi của học sinh rối loạn AD/HD Những nghiên cứu cho thấy học sinh rối loạn AD/HD thường có các hành vi như: Gặp vấn đề trong việc duy trì chú ý vào nhiệm vụ hoặc hướng dẫn, thường ra khỏi chỗ ngồi mà không được phép, Hành động trước khi suy nghĩ, thay đổi hoạt động liên tục, có khoảng chú ý ngắn, khó tập trung và làm theo hướng dẫn, dễ phân tán, khó duy trì nhiệm vụ… 1.1.3. Nghiên cứu về GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD Các nội dung GDHV cho học sinh AD/HD như: Học sinh rối loạn AD/HD cần được giáo dục các kĩ năng tuân thủ nội quy, các kĩ năng học tập, tăng thời gian làm việc tại bàn, chú ý và duy trì chú ý vào nhiệm vụ, làm việc một cách yên lặng... Các phương pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD gồm: Phương pháp nêu gương, phương pháp tập luyện, phương pháp khen thưởng, phương pháp nêu yêu cầu sư phạm, phương pháp đàm thoại. Các biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD gồm: điều chỉnh, tạo môi trường có cấu, sử dụng bạn hỗ trợ. 1.1.4. Nghiên cứu về GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD trong môi trường giáo dục hòa nhập ở tiểu học Các nghiên cứu về GDHV cho học sinh rối loạn trong môi trường giáo dục hòa nhập ở tiểu học như: Nghiên cứu về cấu trúc hóa lớp học, điều chỉnh cách dạy học, can thiệp dựa vào bạn bè, phần thưởng quy đổi và tự quản lý, điều chỉnh môi trường, điều chỉnh nhiệm vụ, điều chỉnh cách hướng dẫn, đánh giá và lập kế hoạch can thiệp hành vi; một số biện pháp quản lý hành vi như củng cố hành vi, hình thành hành vi mới... 1.2. Học sinh tăng động giảm chú ý 1.2.1. Khái niệm tăng động giảm chú ý Luận án sử dụng khái niệm AD/HD như sau: AD/HD là một dạng rối loạn phát triển gồm những biểu hiện thường xuyên và kéo dài của sự giảm chú ý, hoạt động quá mức hoặc khó kiểm soát so với những đặc điểm phát triển chung ở cùng độ tuổi. Các triệu chứng của AD/HD biểu hiện trong nhiều môi trường và gây ảnh hưởng đến việc học tập và các mối quan hệ của học sinh AD/HD. 1.2.2. Phân loại, tiêu chí chẩn đoán tăng động giảm chú ý Phân loại rối loạn AD/HD: Theo thang đánh giá chẩn đoán ADHDT2 gồm các mức độ: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao. Tiêu chí chẩn đoán: Theo tiêu chí chẩn đoán AD/HD của DSM-5. 1.2.3. Học sinh tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Trong phạm vi luận án, chúng tôi xác định: Học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập
  8. 6 ở đầu câp tiểu học là những học sinh có độ tuổi 6-12 tuổi, có những biểu hiện thiếu tập trung chú ý, hoạt động khó kiểm soát và tăng hoạt động, làm ảnh hưởng đến việc học tập, phát triển cảm xúc và KNXH của các em. 1.2.4. Đặc điểm phát triển của học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Phần này chúng tôi trình bày đặc điểm các lĩnh vực phát triển của học sinh rối loạn AD/HD gồm: Đặc điểm sự phát triển vận động, đặc điểm sự phát triển nhận thức, đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp, đặc điểm kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc và đặc điểm KNXH. 1.3. Lí luận về hành vi học sinh tăng động giảm chú ý 1.3.1. Khái niệm hành vi và hành vi tăng động giảm chú ý 1.3.1.1. Hành vi Trong luận án này, chúng tôi tiếp cận khái niệm hành vi như sau: Hành vi là cách biểu hiện ra bên ngoài của mỗi cá thể đối với các kích thích bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường. 1.3.1.2. Hành vi tăng động giảm chú ý Theo chúng tôi, “Hành vi tăng động giảm chú ý là các hành vi liên quan đến sự giảm chú ý, tăng động- hấp tấp tồn tại dai dẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập và các mối quan hệ xã hội”. Trong luận án, chúng tôi xác định “Hành vi của học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập hòa nhập ở đầu cấp tiểu học là các hành vi có liên quan hoặc là hệ quả của sự giảm chú ý, tăng động- hấp tấp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập và các mối quan hệ của học sinh với thầy cô và bạn bè trong lớp tiểu học hòa nhập”. 1.3.2. Biểu hiện hành vi của học sinh tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học có các biểu hiện hành vi như sau: Gặp khó khăn khi tuân thủ các nội quy quy định, thiếu chú ý từ mức độ nhẹ đến trầm trọng khi học tập, yếu về kĩ năng tổ chức sắp xếp, có hành vi chống đối, có rối loạn trong hành vi giao tiếp ứng xử. 1.4. Lý luận về giáo dục hành vi cho học sinh tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học 1.4.1. Khái niệm GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, theo chúng tôi, GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động giáo dục nhằm hình thành các hành vi phù hợp, ngăn ngừa và giảm thiểu các hành vi không phù hợp của học sinh rối loạn AD/HD, giúp các em có hành vi phù hợp trong việc tham gia học tập và các hoạt động giáo dục ở nhà trường. 1.4.2. Quá trình giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học 1.4.2.1. Mục tiêu giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Mục tiêu GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học là những mong đợi đối với hành vi của học sinh gồm: 1) Học sinh rối loạn AD/HD có những kĩ năng nền tảng và kĩ năng học tập cơ bản; 2) Học sinh rối loạn AD/HD có được
  9. 7 những thành công nhất định trong học tập; 3) Giúp học sinh xây dựng và phát triển được các mối quan hệ với bạn bè và thầy cô; 4) Tạo cơ hội cho học sinh rối loạn AD/HD hòa nhập vào môi trường lớp học và xã hội. 1.4.2.2. Nội dung giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Với học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, những hành vi cần giáo dục bao gồm: Hành vi tuân thủ nội quy quy định, hành vi chú ý trong học tập, hành vi tổ chức sắp xếp, thực hiện theo yêu cầu và giao tiếp ứng xử. 1.4.2.3. Phương pháp giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Các phương pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học gồm: Đàm thoại, giảng giải, nêu gương, nêu yêu cầu sư phạm, tập luyện, tình huống…. 1.4.2.4. Phương tiện giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Phương tiện GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học gồm: đồ dùng điều hòa cảm giác, bảng nhiệm vụ, thẻ tranh nội quy, biên bản thỏa thuận, lịch hoạt động, vở ghi nhiệm vu, máy tính/điện thoại, phiếu bài tập được điều chỉnh, đồng hồ hẹn giờ, bảng quy đổi phần thưởng. 1.4.2.5. Quy trình giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Quy trình GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học gồm 4 bước: 1) Xác định hành vi của học sinh rối loạn AD/HD; 2) Lập kế hoạch GDHV; 3) Tổ chức các hoạt động GDHV; 4) Đánh giá kết quả GDHV. 1.4.2.6. Biện pháp giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học trong luận án xác định là cách thức cụ thể để xây dựng nội dung chương trình, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động GDHV dựa trên đặc điểm cá nhân học sinh rối loạn AD/HD và đáp ứng yêu cầu của quá trình GDHV nhằm mục đích giúp giáo viên và cha mẹ học sinh thực hiện GDHV có hiệu quả. Để GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, chúng ta có thể tiến hành các biện pháp GDHV sau: Thực hiện điều chỉnh, thực hiện các biện pháp GDHV tích cực, trách phạt hành vi không phù hợp, sử dụng nhóm bạn hỗ trợ, phối hợp các lực lượng, sử dụng các can thiệp và trị liệu bổ trợ. 1.4.2.7. Hình thức tổ chức giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Với học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, luận án tiếp cận hình thức tổ chức GDHV theo cách tiếp cận: Theo môn học (môn đạo đức), tích hợp trong các môn học khác, hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ cá biệt (hỗ trợ cá nhân trên lớp học và qua tiết dạy cá nhân). 1.4.2.8. Đánh giá kết quả giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Đánh giá kết quả GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD cần được thực hiện theo
  10. 8 các quy định đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá học sinh khuyết tật học hòa nhập và đánh giá kết quả giáo dục hành vi học sinh AD/HD học hòa nhập ở tiểu học. 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở tiểu học Các yếu tố chủ quan (gồm yếu tố liên quan đến học sinh, giáo viên, cha mẹ) và các yếu tố khách quan (gồm yếu tố liên quan đến cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở vật chất, môi trường lớp học hòa nhập, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và yếu tố xã hội). Kết luận chương 1 1. Các nghiên cứu về rối loạn AD/HD tập trung chủ yếu vào phát hiện, mô tả đặc điểm triệu chứng của rối loạn AD/HD, dịch tễ học và đề cập đến can thiệp và trị liệu học sinh rối loạn AD/HD. Các nghiên cứu về GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD trong môi trường GDHN thực sự còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Do đó luận án tập trung vào vấn đề này. 2. Rối loạn AD/HD là một rối loạn phát triển, là biểu hiện thường xuyên và kéo dài của sự thiếu tập trung chú ý và/hoặc hoạt động quá mức so với những học sinh khác cùng lứa tuổi. AD/HD được chia làm 3 dạng: Dạng giảm chú ý là chủ yếu, dạng tăng động- hấp tấp là chủ yếu và dạng kết hợp. Trong quá trình nghiên cứu, luận án tập trung vào cả 3 dạng. 3. Để có thể tham gia học hòa nhập hiệu quả hơn, học sinh rối loạn AD/HD cần được giáo dục các hành vi như: Tuân thủ nội quy/quy định, chú ý trong học tập, hành vi tổ chức sắp xếp, hành vi giao tiếp ứng xử và giảm hành vi chống đối. 4. Quy trình GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học trải qua 4 bước: Xác định hành vi; Lập kế hoạch GDHV; Tổ chức các hoạt động GDHV; Đánh giá kết quả GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD. Mỗi bước trong quy trình có các hoạt động cụ thể. 5. Biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cụ thể góp phần hình thành hành vi phù hợp, ngăn ngừa và giảm thiểu hành vi không phù hợp cho AD/HD. Các biện pháp GDHV có mối quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau, do đó cần sử dụng đồng bộ các biện pháp trong quá trình GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD. Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI CHO HỌC SINH TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý HỌC HÒA NHẬP Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 2.1. Tổ chức khảo sát 2.1.1. Mục đích khảo sát Nghiên cứu khảo sát thực trạng hành vi GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, cùng với các kết quả nghiên cứu lý luận để làm cơ sở đề xuất các biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. 2.1.2. Nội dung và công cụ khảo sát 2.1.2.1. Khảo sát thực trạng hành vi của học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học a) Nội dung khảo sát: Tìm hiểu các biểu hiện hành vi của học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.
  11. 9 b) Công cụ khảo sát: Sử dụng thang đo tăng động giảm chú ý ADHDT2 và thang đo hành vi của học sinh rối loạn AD/HD trong lớp tiểu học hòa nhập tự thiết kế tại 3 trường Tiểu học tại Bắc Giang. 2.1.2.2. Khảo sát thực trạng GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học a) Nội dung khảo sát: 1) Thực trạng nhận thức của giáo viên, cha mẹ về học sinh rối loạn AD/HD và GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; 2) Thực trạng thực hiện quy trình GDHV cho học sinh có rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; 3) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; 4) Những mong muốn của GV trong việc nâng cao chất lượng/kết quả GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. b) Công cụ khảo sát: Phiếu hỏi giáo viên và cha mẹ gồm các câu hỏi để khảo sát các nội dung trên. Độ tin cậy của bộ phiếu khảo sát: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo cho thấy chỉ số Cronbach's Alpha của các tiểu thang đo đều đạt 0.6 trở lên, cho thấy thang đo có đủ độ tin cậy. 2.1.3. Phương pháp khảo sát: Điều tra phiếu, phỏng vấn, quan sát, trắc nghiệm, nghiên cứu trường hợp (case study), nghiên cứu sản phẩm của giáo viên, nghiên cứu hồ sơ học sinh, phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 26.0. 2.1.4. Khách thể khảo sát: - Giáo viên: 1) Về giới tính: Nữ chiếm 91.3%, nam chiếm 8.7%; 2) Về trình độ chuyên môn: Sau ĐH chiếm 12%, ĐH chiếm 81.3%, Cao đẳng chiếm 6.7%). 3) Về thâm niên: Đa số thâm niên 5-9 năm (36%), trên 10 năm chiếm 25.3%, 3-4 năm chiếm 22%. Còn lại số ít giáo viên có thâm niên 1-2 năm (16.7%); 4) Về kinh nghiệm dạy học lớp có học sinh khuyết tật: 3-4 năm chiếm đa số (25.3%), 5-9 năm chiếm đa số (44.7%), trên 10 năm chiếm 20%, 1-2 năm chiếm 14%. - Cha mẹ: 1) Về độ tuổi: Trung bình từ 25 đến trên 40 tuổi. Từ 25 - 30 chiếm 8.3%. Từ 30- 35 chiếm 32%; Từ 35 - 40 chiếm 37.7%; Tuổi trên 40 chiếm 22%; 2) Trình độ học vấn: 40% bậc ĐH, 24% cao đẳng, 16.7% trung cấp; 10% phổ thông và 9.3% cha mẹ trẻ trình độ SĐH; 3) Về kinh tế gia đình: 65.3% mức trung bình; 18.7% mức giàu; 16% mức nghèo. - Học sinh: 47 học sinh có AD/HD ở mức trung bình và cao học các lớp 1,2,3 có độ tuổi 6- 8 tuổi. 2.1.5. Đánh giá kết quả khảo sát Kết quả khảo sát được đánh giá cả về mặt định lượng và định tính. Về mặt định lượng: Kết quả được tính toán và xử lí bằng toán thống kê. Số liệu khảo sát chủ yếu được đánh giá theo điểm trung bình, tỉ lệ %, thứ bậc, độ lệch chuẩn và trình bày dưới hình thức bảng tổng hợp và biểu đồ. Công thức tính hệ số tương quan Pearson x: biến 1 y: biến 2 n : số mẫu Về mặt định tính: Tập trung phân tích để làm rõ các vấn đề hành vi của học sinh rối loạn AD/HD trong lớp tiểu học hòa nhập; ưu điểm và hạn chế về nhận thức, kiến thức, kỹ năng GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD của giáo viên, cha mẹ; các yếu tố ảnh hưởng
  12. 10 đến quá trình GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD. 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 2.2.1. Thực trạng biểu hiện hành vi của học sinh tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Mức độ biểu hiện hành vi của các nhóm hành vi được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2. Thực trạng mức độ biểu hiện của các nhóm hành vi của học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học 1 5 Nhóm hành vi M SD Thứ Mức độ hành vi bậc Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định 3.33 0.65 3 Trung bình Thiếu chú ý khi học tập 3.63 0.69 1 Nặng Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp 3.46 0.58 2 Nặng Chống đối 2.84 0.45 5 Trung bình Rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử 3.14 0.61 4 Trung bình Nhóm hành vi học sinh rối loạn AD/HD thể hiện ở mức độ thường xuyên nhất là hành vi thiếu chú ý khi học tập (M= 3.63, SD= 0.69). Xếp ở vị trí thứ hai là hành vi yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp kém (M= 3.46, SD= 0.58). Tiếp theo là hành vi khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định (M= 3.33, SD= 0.65), rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử (M= 3.14, SD= 0.61). Cuối cùng là những hành vi liên quan đến sự chống đối (M= 2.84; SD=0.45). 2.2.2. Thực trạng GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học 2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và cha mẹ về rối loạn AD/HD a. Thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn AD/HD Nhận thức đúng về AD/HD giúp giáo viên có hành động đúng. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số giáo viên có nhận thức đúng về học sinh rối loạn AD/HD. Có 71.6% ý kiến cho rằng: AD/HD là một rối loạn biểu hiện quá mức tình trạng giảm chú ý, tăng động, hấp tấp làm ảnh hưởng đến việc học tập, phát triển cảm xúc và kĩ năng xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn 23% giáo viên nhận thức chưa đúng về khái niệm AD/HD, cho rằng: “AD/HD là tình trạng tăng động quá mức gây ra những khó khăn trong học tập và sinh hoạt tại gia đình và trường học” hoặc “AD/HD là tình trạng giảm chú ý ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động học tập ở lớp học và trường học”. Có 5.4% giáo viên không biết về rối loạn AD/HD. b. Nhận thức của giáo viên và cha mẹ về vai trò của GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Đa số giáo viên và cha mẹ đánh giá cao vai trò của GDHV trong quá trình giáo dục học sinh. Có 16.7% giáo viên và 15.7% cha mẹ cho rằng GDHV cho học sinh rối loạn AD/ HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học có vai trò rất quan trọng. 2.2.2.2. Thực trạng thực hiện GDHV cho học sinh có rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học a. Thực trạng thực hiện mục tiêu GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu
  13. 11 cấp tiểu học Giáo viên và cha mẹ mới chỉ chủ yếu xây dựng mục tiêu GDHV ở mức độ thỉnh thoảng và hiếm khi. Mục tiêu GDHV được giáo viên và cha mẹ chú trọng đưa vào kế hoạch nhất đó là “Giúp học sinh cải thiện kết quả học tập các môn học” (M= 3.53, SD= 0.56), tiếp đó là “Giúp học sinh kiểm soát được mức độ hoạt động, gia tăng thời gian duy trì vào nhiệm vụ học tập (M= 2.97, SD= 0.64) và giúp học sinh cải thiện sự tập trung chú ý vào bài học” (M= 2.93, SD= 0.72). Mục tiêu “Giúp học sinh cải thiện mối quan hệ với bạn bè và thầy cô và giúp học sinh cải thiện KNXH để tham gia tốt hơn vào các hoạt động trong và ngoài giờ học, tham gia vào môi trường xã hội” ít được chú trọng hơn (lần lượt M= 2.55, SD= 0.66 và M= 2.35, SD= 0.58). b) Thực trạng thực hiện các nội dung GDHV cho học sinh AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện các nội dung GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học 1 5 Giáo viên (N=144) Cha mẹ (N=140) Chung (N=284) TT Nội dung M SD Thứ M SD Thứ M SD Thứ Tuân thủ nội bậc bậc bậc 1 3.74 0.44 2 2.71 0.67 4 3.23 0.76 3 quy quy định Chú ý khi học 2 3.85 0.47 1 3.34 0.55 2 3.60 0.57 1 tập Kĩ năng tổ 3 3.17 0.61 3 3.44 0.64 1 3.30 0.64 2 chức sắp xếp Thực hiện 4 3.23 0.55 4 3.01 0.79 3 3.12 0.69 4 theo yêu cầu Kĩ năng giao 5 3.06 0.39 5 2.42 0.63 5 2.75 0.61 5 tiếp ứng xử Chung 3.41 0.49 2.98 0.65 3.20 0.65 Hành vi mà cả giáo viên và cha mẹ cho rằng học sinh rối loạn AD/HD cần được giáo dục nhất đó là Hành vi “Thiếu chú ý khi học tập” (M= 3.60, SD= 0.57). Hành vi được giáo viên và cha mẹ quan tâm thứ 2 là “Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp” (M=3.30, SD= 0.64). Hành vi được giáo viên và cha mẹ quan tâm thứ 3 là hành vi “Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định” với M= 3.74 và SD= 0.44. Hành vi “Chống đối” và “Rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử” giáo viên và cha mẹ tập trung ít hơn (M= 3.12 và M= 2.75). c) Thực trạng thực hiện các phương pháp GDHV cho học sinh AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện các phương pháp GDHV cho học sinh AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học 1 5 ST Phương pháp Giáo viên Cha mẹ (N=140) Chung (N=284) T GDHV (N=144) M SD Th M SD Th M SD Th ứ ứ ứ
  14. 12 bậc bậc bậc 3.4 0.5 3.2 0.5 3.3 0.5 1 Đàm thoại 6 5 6 7 0 1 9 4 6 3.7 0.4 3.1 0.8 3.4 0.7 2 Giảng giải 2 6 4 4 4 8 2 6 1 3.1 0.5 3.0 0.5 3.1 0.5 3 Nêu gương 7 7 7 9 4 3 8 1 6 Nêu yêu cầu sư 3.5 0.5 3.3 0.6 3.4 0.5 4 5 4 5 phạm 3 0 1 5 2 9 3.6 0.4 3.4 0.5 3.5 0.4 5 Giao việc 4 3 3 0 9 7 0 4 9 3.8 0.4 3.6 0.4 3.7 0.4 6 Tập luyện 1 1 1 5 4 9 7 7 6 3.6 0.4 3.5 0.5 3.6 0.5 7 Khen thưởng 3 2 2 7 7 6 2 2 0 3.0 0.2 2.8 0.4 2.9 0.3 8 Tình huống 8 8 8 6 4 7 4 7 7 Kiểm tra đánh 2.5 0.5 1.4 0.5 1.9 0.7 9 giá kết quả 9 9 9 3 0 3 3 9 5 GDHV 3.4 0.4 3.0 0.5 3.2 0.5 Chung 0 6 8 6 5 5 Nhìn chung giáo viên và cha mẹ mới thực hiện các phương pháp GDHV ở mức độ thỉnh thoảng (M= 3.25, SD= 0.55). Phương pháp GDHV được giáo viên và cha mẹ sử dụng thường xuyên hơn cả là các phương pháp như: tập luyện (M=3.77; SD= 0.50), khen thưởng (M= 3.62, SD= 0.50), giao việc (M= 3.54, SD= 0.49). Kết quả kiểm định mức độ xác định và thực hiện các phương pháp GDHV (phụ lục 8d) cho thấy, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa điểm trung bình thực hiện các phương pháp GDHV của giáo viên và cha mẹ. Trong đó giáo viên sử dụng các phương pháp GDHV ở mức cao hơn cha mẹ (M= 3.40 so với M= 3.08, t= 2.99, sig = 0.017 < 0.05). d) Thực trạng sử dụng các phương tiện GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Bảng 2.12. Thực trạng sử dụng các phương tiện GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học 1 5 Phương Giáo viên (N=144) Cha mẹ (N=140) Chung (N=284) STT tiện Thứ Thứ Thứ M SD M SD M SD GDHV bậc bậc bậc Lịch hoạt 1 động/Bảng 3.60 0.49 3 3.01 0.52 3 3.31 0.58 2 nhiệm vụ Thẻ tranh 2 3.40 0.49 5 2.47 0.50 6 2.94 0.68 6 nội quy 3 Vở ghi 3.87 0.34 1 2.75 0.43 5 3.32 0.68 1
  15. 13 nhiệm vụ Máy 4 tính/điện 3.27 0.44 6 3.26 0.72 1 3.27 0.59 5 thoại Phiếu bài 5 tập được 3.73 0.44 2 2.87 0.33 4 3.31 0.58 2 điều chỉnh Đồng hồ 6 3.47 0.50 4 3.12 0.60 2 3.30 0.58 4 hẹn giờ Chung 3.56 0.45 2.91 0.52 3.24 0.61 Nhìn chung các phương tiện hỗ trợ GDHV được giáo viên và cha mẹ sử dụng còn ít, mới chỉ ở mức độ thỉnh thoảng (M= 3.24, SD= 0.61). Phương tiện GDHV được giáo viên và cha mẹ sử dụng nhiều nhất là Vở ghi nhiệm vụ (M= 3.32, SD=0.68), trong đó giáo viên sử dụng ở mức độ cao hơn cha mẹ (M= 3.87 so với M= 2.75). Bên cạnh đó giáo viên và cha mẹ thỉnh thoảng sử dụng đồng hồ hẹn giờ hỗ trợ (M= 3.30, SD= 0.58). Đôi khi giáo viên và cha mẹ sử dụng máy tính/điện thoại hỗ trợ (M= 3.27, SD= 0.59). Thẻ tranh nội quy ít được giáo viên và cha mẹ sử dụng nhất (M= 2.94, SD= 0.68). e) Thực trạng thực hiện quy trình GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện quy trình GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học 1 5 TT Quy trình Giáo viên Cha mẹ Chung (N=144) (N=140) (N=284) M SD Thứ M SD Thứ M SD Thứ bậc bậc bậc 1 Xác định hành vi của học 3.21 0.40 3 2.69 0.56 3 2.95 0.55 3 sinh rối loạn AD/HD 2 Lập kế hoạch GDHV cho học sinh rối loạn AD/ 3.70 0.63 1 3.64 0.65 1 3.67 0.64 1 HD 3 Tổ chức các hoạt động GDHV cho học sinh rối 3.31 0.58 2 3.21 0.62 2 3.26 0.60 2 loạn AD/HD 4 Đánh giá kết quả GDHV cho học sinh rối loạn AD/ 2.65 0.66 4 2.14 0.85 4 2.40 0.80 4 HD Chung 3.21 0.56 2.92 0.67 3.07 0.64 Kết quả khảo sát cho thấy, việc thực hiện quy trình GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD nhìn chung giáo viên và cha mẹ mới ở mức thỉnh thoảng (M= 3.07). Việc lập kế hoạch GDHV được giáo viên và cha mẹ hiểu và thực hiện ở mức thường xuyên nhất (M= 3.67, SD= 0.64). Xếp ở vị trí thứ hai là kĩ năng “Tổ chức các hoạt động GDHV” (M= 3.26, SD= 0.60). Việc “Xác định hành vi của học sinh rối loạn AD/HD” giáo viên và cha mẹ cũng mới ở mức thỉnh thoảng (M=2.95, SD= 0.55). Việc “Đánh giá kết quả GDHV
  16. 14 của học sinh rối loạn AD/HD” giáo viên và cha mẹ mới ở mức hiếm khi (M= 2.40, SD= 0.80). g) Thực trạng thực hiện các biện pháp GDHV cho học sinh AD/HD học hòa nhập ở tiểu học
  17. 15 Bảng 2.14. Thực trạng thực hiện các biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học (N= 144) 1 5 TT Biện pháp GDHV M SD Thứ bậc 1 Điều chỉnh môi trường 3.74 0.44 1 2 Điều chỉnh nội dung, phương pháp, phương tiện, 3.21 0.54 6 hình thức dạy học 3 Điều chỉnh cách đánh giá 2.27 0.44 8 4 Thực hiện những biện pháp GDHV tích cực (hướng 3.40 0.49 5 dẫn hành vi mới, làm mẫu hành vi đúng, củng cố hành vi phù hợp,….) 5 Trách phạt hành vi không phù hợp 3.07 0.25 7 6 Sử dụng nhóm bạn hỗ trợ 3.60 0.49 3 7 Phối hợp với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn 3.47 0.50 4 thể của trường (Liên chi đội, các câu lạc bộ…) 8 Phối hợp với gia đình học sinh 3.67 0.47 2 9 Sử dụng các biện pháp can thiệp và trị liệu bổ trợ (trị 1.87 0.34 9 liệu cảm giác, trị liệu hoạt động, rèn luyện thể chất, luyện tập các môn thể thao,…) Số liệu ở bảng trên cho thấy, các biện pháp GDHV giáo viên đã và đang sử dụng tập trung vào các biện pháp chung sử dụng cho cả lớp như điều chỉnh môi trường, phối hợp với gia đình học sinh và sử dụng nhóm bạn hỗ trợ. Các biện pháp chú trọng trực tiếp vào vấn đề hành vi của học sinh như lập kế hoạch GDHV, xây dựng và thực hiện những biện pháp GDHV tích cực, điều chỉnh trong dạy học giáo viên chưa chú trọng thực hiện. Cụ thể: Biện pháp được giáo viên sử dụng nhiều nhất là điều chỉnh môi trường (M= 3.74, SD= 0.44). Biện pháp được sử dụng thường xuyên tiếp theo là biện pháp Phối hợp với gia đình học sinh (M= 3.67, SD= 0.47). Biện pháp sử dụng nhóm bạn hỗ trợ cũng được khá nhiều giáo viên sử dụng (M= 3.60, SD= 0.49). Biện pháp sử dụng các can thiệp và trị liệu bổ trợ giáo viên hiếm khi sử dụng M= 1.87, SD= 0.34). h) Thực trạng thực hiện các hình thức GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Bảng 2.15. Thực trạng thực hiện các hình thức GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học (N= 144) 1 5 Hình thức Rất Thường Thỉnh Hiếm khi Chưa M SD Thứ thường xuyên thoảng bao giờ bậc xuyên SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Theo môn 0 0 66 45.8 78 54.2 0 0 0 0 3.46 0.50 2 học (đạo đức) Tích hợp 0 0 134 93.1 10 6.9 0 0 0 0 3.93 0.25 1
  18. 16 trong dạy học các môn học Hoạt động 0 0 9 6.2 135 93.8 0 0 0 0 3.06 0.24 3 ngoại khóa Hỗ trợ cá 0 0 0 0 77 53.5 67 46.5 0 0 2.53 0.50 4 biệt Nhìn chung việc thực hiện các hình thức GDHV mới chỉ được giáo viên thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng, phân bố chủ yếu ở mức thường xuyên và thỉnh thoảng. Hình thức GDHV được nhiều giáo viên sử dụng nhất đó là Tích hợp trong dạy học các môn học (M= 3.93; SD= 0.25, xếp thứ bậc 1). Hình thức tiếp theo được giáo viên sử dụng để GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD là giáo dục theo môn học đạo đức (M= 3.46, SD= 0.50, xếp thứ bậc 2). Hoạt động ngoại khóa là hình thức được ít giáo viên sử dụng hơn (M= 3.06, SD= 0.24, xếp thứ bậc 3). Theo tìm hiểu thì mặc dù giáo viên có hỗ trợ cá biệt cho học sinh trong các giờ học nhưng hỗ trợ cá biệt dưới hình thức tiết học cá nhân thì rất ít giáo viên sử dụng (M= 2.53, SD= 0.50, xếp thứ bậc 4). i) Thực trạng đánh giá kết quả GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Bảng 2.16. Thực trạng đánh giá kết quả GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học (N=144) 1 5 Cách Rất Thường Thỉnh Hiếm khi Chưa bao M SD Thứ đánh thường xuyên thoảng giờ bậc giá xuyên SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL ĐGKQ1 57 39.5 78 54.2 9 6.3 0 0 0 0 4.33 0.59 1 ĐGKQ2 0 0 14 9.7 77 53.5 53 36.8 0 0 2.73 0.62 2 ĐGKQ3 0 0 0 0 0 0 21 14.6 123 85.4 1.15 0.35 3 Chú thích: ĐGKQ1: Đánh giá theo quy định chung của Bộ GD&ĐT ĐGKQ2: Đánh giá theo quy định đánh giá dành cho học sinh khuyết tật học hòa nhập ĐGKQ3: Đánh giá dựa trên kế hoạch GDHV đã xây dựng. Đa số giáo viên thường xuyên đánh giá kết quả GDHV của học sinh rối loạn AD/HD theo quy định đánh giá chung của Bộ GD&ĐT dành cho học sinh tiểu học (M= 4.33, SD= 0.59). Cách đánh giá kết quả GDHV của học sinh rối loạn AD/HD theo quy định đánh giá dành cho học sinh khuyết tật học hòa nhập được giáo viên thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng (M= 2.73, SD= 0.62). Có rất ít giáo viên thực hiện đánh giá kết quả GDHV của học sinh AD/HD theo kế hoạch GDHV đã xây dựng (M= 1.15, SD= 0.35). k) Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trong GDHV cho học sinh rối loạn AD/ HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Bảng 2.17. Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trong GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
  19. 17 1 5 Giáo viên Chung (N=284) Cha mẹ (N=140) (N=144) ST Nội dung Th Th Th T M SD ứ M SD ứ M SD ứ bậc bậc bậc 1 Cung cấp thông 3.9 0.2 1 4.2 0.5 1 4.0 0.4 1 tin về đặc điểm 3 5 3 2 8 3 hành vi của học sinh 2 Xây dựng kế 3.0 0.2 4 2.3 0.6 5 2.7 0.6 5 hoạch GDHV 7 5 3 5 0 1 3 Áp dụng các 3.4 0.5 2 3.3 0.6 2 3.3 0.5 2 phương 6 0 2 4 9 8 pháp/biện pháp GDHV 4 Thực hiện 2.5 0.5 5 3.2 0.4 3 2.8 0.5 4 những can thiệp 4 0 2 1 8 7 và trị liệu bổ trợ 5 Theo dõi kết 3.2 0.4 3 3.0 0.2 4 3.1 0.3 3 quả GDHV 1 0 7 5 4 4 Chung 3.2 0.3 3.2 0.4 3.2 0.5 4 8 3 9 4 0 Các nội dung phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ được thực hiện ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên. Những nội dung có tần suất phối hợp cao hơn là những nội dung liên quan đến các hoạt động được tổ chức thường xuyên tại trường hòa nhập như: Cung cấp thông tin về đặc điểm hành vi của học sinh với M= 4.08, SD= 0.43; Áp dụng các phương pháp/biện pháp GDHV với M= 3.39, SD= 0.58; Theo dõi kết quả GDHV với M= 3.14, SD= 0.34. Nội dung phối hợp liên quan đến xây dựng kế hoạch GDHV rất ít giáo viên và cha mẹ thực hiện (M= 2.70, SD= 0.61). 2.2.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, trong đó các yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khách quan. Trong các yếu tố chủ quan, yếu tố thuộc về học sinh có ảnh hưởng mạnh hơn yếu tố thuộc về giáo viên và cha mẹ. Trong các yếu tố khách quan, yếu tố cơ sở vật chất và điều kiện môi trường và sự phối hợp giữa các lực lượng có ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố thuộc cơ quan quản lý và yếu tố xã hội. 2.2.2.4. Những mong muốn của GV và cha mẹ trong việc nâng cao chất lượng/kết quả GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Những mong muốn của giáo viên và cha mẹ tập trung vào các vấn đề như: đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí, tổ chức các tập huấn, có giờ hỗ trợ cá nhân....
  20. 18 Kết luận chương 2 1. Trong số các hành vi được khảo sát, học sinh rối loạn AD/HD thể hiện hành vi thiếu chú ý khi học tập ở mức độ thường xuyên nhất. 2. Giáo viên và cha mẹ bước đầu đã có nhận thức về khái niệm AD/HD và vai trò của GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD, tuy nhiên mức độ nhận thức còn chưa cao. 3. Việc thực hiện các mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, quy trình, biện pháp, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả GDHV của giáo viên và cha mẹ chủ yếu ở mức thỉnh thoảng. 4. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, trong đó các yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khách quan. 5. Những mong muốn của giáo viên tập trung vào các vấn đề như: đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí, tổ chức các tập huấn, có giờ hỗ trợ cá nhân... Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI CHO HỌC SINH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý HỌC HÒA NHẬP Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp Các nguyên tắc xây dựng biện pháp cần: Đảm bảo tính mục đích, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học nói chung và học sinh rối loạn AD/HD nói riêng và đặc điểm cá nhân của học sinh rối loạn AD/HD, đảm bảo sự kết hợp giữa giáo dục, can thiệp và trị liệu hành vi, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng 3.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học Luận án đề xuất 03 nhóm biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học bao gồm: 1) Nhóm các biện pháp ngăn ngừa hành vi không phù hợp; 2) Nhóm các biện pháp giảm thiểu hành vi không phù hợp; 3) Nhóm các biện pháp hình thành và phát triển hành vi phù hợp. Sơ đồ sau minh họa hệ thống biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2